Tìm kiếm

Viêm hô hấp dưới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho

Viêm đường hô hấp dưới là bệnh lý nguy hiểm của hệ hô hấp, đặc biệt là với trẻ em và người lớn tuổi. Bệnh thường gây nhiều khó khăn trong điều trị, tốn nhiều thời gian, chi phí và có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng khác. Bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm đường hô hấp dưới và cách điều trị bệnh lý này.  

1. Đôi nét về bệnh lý viêm hô hấp dưới

1.1. Giới thiệu về bệnh hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới còn được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh lý này thường xảy ra ở khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Các trường hợp bệnh viêm phổiviêm phế quản phổi là hai bệnh lý viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất. Viêm đường hô hấp dưới thường lây truyền qua những giọt bắn có chứa vi khuẩn, virus khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với các bề mặt có bám virus gây bệnh. Đường hô hấp dưới được biết đến với chức năng thực hiện lọc thông khí và trao đổi khí ở con người. Vì thế khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp hơn.   

Hình ảnh người đàn ông đang bị viêm hô hấp
Viêm hô hấp dưới là một trong những bệnh hô hấp phổ biến

1.2. Đối tượng dễ mắc bệnh đường hô hấp dưới 

Người bệnh dễ gặp phải bệnh lý viêm đường hô hấp dưới vào thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa đông, hậu cảm cúm hoặc cảm lạnh. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, trong đó có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

1.3. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp dưới 

Tùy mỗi người sẽ có triệu chứng, mức độ và tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới khác nhau. Đối với trường hợp người bệnh gặp nhiễm trùng nhẹ có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường, cụ thể là:

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho
Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới

Với các trường hợp bị nhiễm trùng nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như sau:

Khác với trường hợp viêm đường hô hấp trên, người bệnh viêm đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng ho nhiều hơn là đau họng hay hắt hơi. Tuy nhiên, khi nhiễm virus cúm, người bệnh có thể bị viêm cả đường hô hấp trên và dưới. Vì thế, khi gặp các trường hợp, triệu chứng nói trên, người bệnh nên kịp thời đi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. 

1.4. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm đường hô hấp dưới

Theo Giáo sư Ngô Quý Châu khuyến cáo, các bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp dưới không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, nếu như người bệnh chủ quan, không thăm khám, điều trị bệnh từ sớm, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn. Một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng có thể xảy ra khi người bệnh không được điều trị kịp thời như nhiễm trùng huyết, suy tim, suy hô hấp cấp (ARDS), ngừng hô hấp, áp xe phổi,… 

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp dưới

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn tới viêm đường hô hấp. Đặc biệt, cơ thể dễ nhiễm khuẩn vào thời điểm giao mùa khi mà cơ thể dễ bị tổn thương và chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Theo đó, các trường hợp nhiễm khuẩn thường liên quan đến virus và vi khuẩn.

2.1. Do virus, vi khuẩn

Một số loại virus cúm gây viêm đường hô hấp dưới như virus cúm, virus hợp bào hô hấp RSV. Ngoài ra còn có một số loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) hoặc vi khuẩn Staphylococcus aureus. Mặt khác, còn có các trường hợp ghi nhận người bệnh nhiễm nấm hay nhiễm Mycoplasma (sinh vật nhỏ chứa cả đặc điểm của virus và vi khuẩn). 

2.2. Yếu tố nguy cơ: Môi trường, hệ miễn dịch, độ tuổi,…

Bệnh viêm đường hô hấp dưới xuất hiện ở người bệnh không chỉ do virus, vi khuẩn, ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể kể đến như: 

  • Khói thuốc lá.
  • Các hạt bụi mịn trong không khí hay hóa chất độc hại.
  • Hơi nước và khói lửa.
  • Môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng. 
  • Người có hệ miễn dịch yếu, vừa mới mắc bệnh cảm cúm.
  • Người trên 65 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi.
  • Người vừa mới trải qua phẫu thuật gần đây.
Hình ảnh người đàn ông đang hút thuốc
Khói thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của lá phổi

3. Một số bệnh lý thường gặp khi bị viêm đường hô hấp dưới

Sau khi biết nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, người bệnh nên tìm hiểu thêm một số bệnh lý thường gặp để có phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Viêm phế quản

Khi niêm mạc phế quản của người bệnh sưng viêm do bị kích thích làm tăng tiết dịch nhầy dẫn đến phế quản bị tắc nghẽn và gây viêm đường hô hấp dưới. Triệu chứng điển hình của bệnh là ho, có thể là ho khan, ho có đờm (đờm thường có màu xanh hoặc màu trắng) hoặc ho thành từng tiếng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt liên tục hoặc sốt từng cơn.

Trong đó, viêm phế quản được chia ra thành hai loại:   

  • Viêm phế quản cấp tính: Thông thường, bệnh kéo dài khoảng 10 ngày đến 2 – 3 tuần và có thể tự khỏi. 
  • Viêm phế quản mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần trong 1 năm. Thậm chí, bệnh lý này có thể kéo dài dai dẳng từ vài tháng tới nhiều năm.

3.2. Viêm phổi

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập viện và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền. Đây là tình trạng nhu mô phổi bị viêm nhiễm, bao gồm: viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ, viêm tiểu phế quản tận cùng. 

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm phổi thường là do vi khuẩn, virus và nấm. Các triệu chứng của bệnh lý này có thể là đau ngực, ho, đờm có máu, sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi, ớn lạnh,… Ở người già hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm, người bệnh có thể không sốt nhưng sẽ buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Tuy nhiên, viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại có thể không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm phổi nào. 

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phổi có thể chuyển biến xấu, dễ xảy ra nhiều biến chứng như suy hô hấp,… Vì thế, người bệnh cần phải theo dõi y tế thường xuyên, không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. 

Hình ảnh người bác sĩ đang thử nghiệm căn bệnh
Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở người bệnh khi bị viêm hô hấp dưới

3.3. Viêm tiểu phế quản 

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các tiểu phế quản hay còn gọi là cuống phổi nhỏ. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tiểu phế quản do nhiễm virus. Khi bị bệnh, trẻ thường thở khò khè về đêm, khó thở, ho hoặc bị rối loạn ăn uống. Khi trẻ có các triệu chứng viêm tiểu phế quản, tốt hơn hết cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để kịp thời nắm rõ tình trạng bệnh và có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. 

4. Phương pháp chẩn đoán 

Để chuẩn đoán được chính xác cũng như nắm bắt được mức độ bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới, bác sĩ sẽ hỏi thêm các thông tin liên quan như các triệu chứng bệnh đang mắc phải, thời gian xuất hiện triệu chứng, bệnh sử, thói quen sinh hoạt,… Bác sĩ kết hợp các bước thăm khám gồm đo nhiệt độ cơ thể, nghe lồng ngực nhằm kiểm tra lượng oxy để đưa ra chẩn đoán. Ngoài ra, cũng có một số phương pháp chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn:

  • Chụp X-quang phổi để xác định mức độ nhiễm trùng ở người bệnh.
  • Xét nghiệm máu và chất nhầy giúp bác sĩ xác định được các loại vi khuẩn hay virus gây nên viêm hô hấp dưới để có thể đưa ra các chỉ định kháng sinh phù hợp. 
  • Đo thở oxy nhằm xác định lượng oxy trong máu của người bệnh. 
Hình ảnh người bác sĩ đang chuẩn đoán tình trạng viêm đường hô hấp dưới cho bệnh nhân
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm hô hấp dưới

5. Phương pháp điều trị

Viêm hô hấp dưới có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên sẽ có phương pháp điều trị thích hợp với từng tình trạng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm hô hấp dưới phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:

5.1. Chăm sóc tại nhà 

Đối với các trường hợp viêm đường hô hấp dưới nhẹ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể khắc phục tình trạng bệnh với các triệu chứng nhẹ, không nghiêm trọng bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước cũng như giúp đờm trong phổi loãng hơn và dễ khạc ra hơn.
  • Thêm tinh dầu bạc hà khi xông hít, vì tinh dầu bạc hà có thể giúp làm sạch đờm.
  • Tránh sử dụng nước nóng trị ho cho trẻ nhỏ bởi vì nước nóng có thể làm bỏng.
  • Vào ban đêm, nên nằm cao đầu để giúp cho ngực sạch đờm và người bệnh dễ thở hơn khi hô hấp.
  • Bạn cũng có thể uống paracetamol, ibuprofen hay thuốc aspirin để hạ sốt cũng như giảm tình trạng đau nhức cơ và nhức đầu. Lưu ý, trẻ dưới 16 tuổi không nên sử dụng aspirin.
  • Dùng nước ấm pha chút mật ong và chanh nếu như cổ họng bị đau hoặc khó chịu khi ho. 
  • Ngừng hút thuốc lá, bởi vì đây chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh viêm phế quản, viêm đường hô hấp dưới hoặc bệnh phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá.

5.2. Điều trị bằng thuốc Tây

Các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới nhẹ thì có thể tự cải thiện trong vòng từ 7 – 10 ngày. Nếu người bệnh sau vài ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc chuyển biến nghiêm trọng và xuất hiện một số triệu chứng như: ho nặng, sốt cao, đau ngực, khó thở,… bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng kháng sinh tùy ý. 

5.3. Điều trị bằng phương pháp Đông y

5.3.1. Quan điểm của Đông y về các bệnh viêm đường hô hấp dưới

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, các biểu hiện của viêm phổi được mô tả trong phạm vi chứng khái thấu và đàm ẩm. Nguyên nhân gây bệnh thường là do cảm nhiễm ngoại tà như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Đặc biệt là những người đang bị suy giảm chức năng của các tạng Phế, Tỳ, Thận. Phế khí bị ngưng trệ, mất tuyên thông, rối loạn chức năng thăng giáng khí, từ đó gây ho, khạc đàm.   

5.3.2. Giới thiệu các bài thuốc 

Y học cổ truyền là một trong những lựa chọn tốt dành cho người bệnh bị viêm đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, các thuốc dân gian này cần kiên trì sử dụng lâu dài thì mới mang lại hiệu quả cao đối với sức khỏe, thể trạng của người bệnh. Dưới đây là các bài thuốc chữa trị cho một số chứng bệnh như sau :

Bài thuốc trị viêm phổi do táo khí thương phế 

Biểu hiện: Người bệnh đau họng, ho khan, họng khô, mũi khô, lưỡi khô, ít đờm, toàn thân phát sốt, sợ gió, đôi khi ho đờm có tia máu, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

  • Nguyên liệu: 12g Tang diệp, 12g Hạnh nhân, 12g Sa sâm, 6g Bối mẫu, 12g Đậu xị, 8g Chi tử, 10g Cát cánh, 12g Tiền hồ, 6g Cam thảo
  • Cách dùng: Sử dụng các dược liệu nói trên sắc lấy nước uống, chia thuốc thành 2 lần uống sáng và chiều. 

Bài thuốc trị viêm phổi do phong nhiệt phạm phế 

Biểu hiện: Người bệnh bị ho tiếng nặng, khạc đờm vàng đặc, miệng khát nước, họng đau, toát mồ hôi, sốt cao, đau đầu, toàn thân cơ thể đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.

  • Nguyên liệu: 12g Tang diệp, 12g Cúc hoa, 12g Tiền hồ, 16g Liên kiều, 6g Bạc hà, 12g Hạnh nhân, 10g Cát cánh, 6g Cam thảo, 8g Lô căn, 12g Ngưu bàng tử.
  • Cách dùng: Sử dụng các dược liệu nói trên sắc lấy nước uống, chia thuốc thành 2 lần uống sáng và chiều. 

Bài thuốc trị viêm phổi do phong hàn phạm phế 

Biểu hiện: Người bệnh bị ho, có đờm trong loãng, toàn thân cơ thể sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi người, không toát mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng.

  • Nguyên liệu: 10g Tô diệp, 12g Hạnh nhân, 8g Trần bì, 8g Chỉ xác, 8g Bán hạ chế, 12g Tiền hồ, 10g Cát cánh, 4g Cam thảo, 16g Phục linh, 3 lát Sinh khương.
  • Cách dùng: Sử dụng các dược liệu nói trên sắc lấy nước uống, chia thuốc thành 2 lần uống sáng và chiều. 

Bài thuốc trị viêm phổi do đàm thấp uẩn phế 

Biểu hiện: Người bệnh bị ho, khạc đờm nhiều, đờm trắng dính, lỏng hoặc vón cục, ngực và bụng đầy tức, biếng ăn, tinh thần mỏi mệt, rêu lưỡi trắng nhờn và mạch nhu hoạt.

  • Nguyên liệu: 12g Đẳng sâm, 16g Bạch truật, 16g Phục linh, 4g Cam thảo, 8g Trần bì, 10g Bán hạ chế, 12g Thương truật, 12g Hậu phác, 12g Ngưu bàng tử, 12g Hạnh nhân, 16g Ý dĩ, 3 lát Sinh khương, 3 quả Đại táo.
  • Cách dùng: Sử dụng các dược liệu nói trên sắc lấy nước uống, chia thuốc thành 2 lần uống sáng và chiều. 

Bài thuốc trị viêm phổi do hàn ẩm 

Biểu hiện: Người bệnh bị khó thở và ho nhiều khi trời lạnh, kèm theo đờm lỏng trắng, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn và mạch tế nhược.

  • Nguyên liệu: 6 – 8g Ma hoàng, 4 – 6g Tế tân, 6 – 8g Ngũ vị tử, 6g Can khương,  8g Quế chi, 12g Bán hạ chế, 12g Bạch thược, 6g Cam thảo.
  • Cách dùng: Sử dụng các dược liệu nói trên sắc lấy nước uống, chia thuốc thành 2 lần uống sáng và chiều. 

Bài thuốc trị viêm phế quản cấp tính do phong hàn    

Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp tính. Người bệnh có biểu hiện ho, đờm trong lỏng, màu trắng, nghẹt mũi và chảy nước mũi trong. Cơ thể người bệnh sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau nhức người, khản tiếng, không đổ mồ hôi.

  • Nguyên liệu: 12g Tía tô, 10g lá Hẹ, 6g Trần bì, 10g Kinh giới, 8g Bạch chỉ, 6g Xuyên khung, 8g rễ Chỉ thiên.
  • Cách dùng: Đem sắc các nguyên liệu trên và chia thành 2 lần sáng, chiều. 

Bài thuốc trị viêm phế quản do phong nhiệt    

Triệu chứng: Người bệnh ho, tiếng ho nặng, khạc đờm đặc hay vàng, họng đau, nước mũi vàng đục, miệng khát; toàn thân sốt cao, nhức đầu, đau mỏi, sợ gió; rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch phù sác.

  • Nguyên liệu: 12g Cúc hoa, 12g Tang diệp, 12g Liên kiều, 12g Hạnh nhân, 12g Ngưu bàng tử, 12g Tiền hồ, 6g Bạc hà, 4g Cam thảo, 8g Cát cánh.  
  • Cách dùng: Đem sắc các nguyên liệu trên và chia thành 2 lần sáng, chiều. 

Bài thuốc trị viêm phế quản cấp tính do thể khí táo     

Triệu chứng: Người bệnh bị ho khan, họng khô, mũi khô, lưỡi khô và ít đờm. Cơ thể của người bệnh phát sốt, đau họng sổ mũi, ho có lẫn đờm.

  • Nguyên liệu: 12g Tang bạch bì, 12g Lá tre, 12g Mạch môn, 12g Sa sâm, 12g Thiên môn, 12 Hoài sơn, 8g Lá hẹ, 16g Thanh cao.
  • Cách dùng: Đem sắc các nguyên liệu trên và chia thành 2 lần sáng, chiều. 

Bài thuốc trị viêm phế quản mạn tính do thể thúy ẩm (hàn ẩm) 

Triệu chứng: Người bệnh thường khó thở, ho kéo dài dai dẳng hoặc hay tái phát. Khi trời lạnh thì ho dữ dội, khạc ra nhiều đờm lỏng trắng. Khi vận động các triệu chứng trên tăng nặng, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi có màu trắng trơn, mạch tế nhược.

  • Nguyên liệu: 6 – 8g Ma hoàng, 8g Quế chi, 4 – 6g Tế tân, 6g Can khương, 6 – 8g Ngũ vị tử, 12g Bạch thược, 12g Bán hạ chế, 6g Cam thảo. 
  • Cách dùng: Đem các dược liệu này sắc thành 1 thang thuốc, chia nước thuốc thành 2 lần dùng vào sáng và chiều. 

Bài thuốc trị viêm phế quản mạn tính do thể đàm thấp 

Triệu chứng: Người bệnh bị ho, khạc đờm nhiều, đờm lỏng và trắng dính hoặc vón cục. Ngực và bụng có cảm giác đầy tức, biếng ăn, tinh thần mệt mỏi; lưỡi trắng nhờn và mạch nhu hoạt.

  • Nguyên liệu: 10g Trần bì, 8g Bán hạ chế, 10g Phục linh, 10g Cam thảo, 12g Hạnh nhân, 12g Bạch truật, 8g Thương truật. Nếu đờm nhiều gia thêm 8g Bạch giới tử, tức ngực gia thêm 12g Chỉ xác. 
  • Cách dùng: Đem các dược liệu này sắc thành 1 thang thuốc, chia nước thuốc thành 2 lần dùng vào sáng và chiều. 
Hình ảnh các bài thuốc điều trị bệnh viêm đường hô hấp dưới
Các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm hô hấp dưới

6. Phòng bệnh viêm đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp dưới xảy ra khi mà người bệnh bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Vì thế để phòng bệnh lý này, người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau: 

  • Dùng tay hoặc khăn tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang mang mầm bệnh trong người.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng để tránh mầm bệnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc và thuốc lá.
  • Trước khi rời khỏi nhà nên đeo khẩu trang.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí bị ô nhiễm.
  • Tiêm vaccine chủng ngừa vi khuẩn và virus.
  • Giữ ấm cơ thể vào các thời gian giao mùa và mùa lạnh, đặc biệt ở các bộ phận như cổ, ngực.
  • Tăng cường tham gia các hoạt động thể chất và bổ sung các món ăn bổ phổi, thực phẩm bổ phổi để nâng cao hệ miễn dịch.

7. Tổng kết

Bệnh viêm đường hô hấp dưới là bệnh lý khá phổ biến, thường liên quan tới đường hô hấp và dễ bắt gặp ở trẻ em, người lớn tuổi hay người suy giảm đề kháng. Bệnh có nguy cơ trở nặng hơn khi các triệu chứng xuất hiện dễ bị lầm tưởng bị cảm hay sốt thông thường. Vì thế người bệnh cần phải đi thăm khám bác sĩ kịp thời để được điều trị nếu như các triệu chứng viêm đường hô hấp dưới nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào các biện pháp phòng ngừa bệnh để đề phòng bệnh một cách tốt nhất. Đây cũng là cách tránh cho tình trạng bệnh viêm đường hô hấp trở nặng cũng như dễ dàng trong việc điều trị hơn. 

Ngoài ra để giảm các triệu chứng viêm hô hấp dưới, giúp cho người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn, bạn có thể sử dụng thuốc bổ phổi hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi như Thiên Môn Bổ Phổi 280ml phù hợp dành cho người từ 11 tuổi trở lên. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính gồm: Thiên môn đông, Bình vôi, Bách bộ, Gừng, Trần bì, Bạc hà, Tang bạch bì, Kinh giới và Atiso. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ bổ phổi và giảm các triệu chứng ho, ho lâu ngày không khỏi, ho nhiều về đêm, đau rát họng, ho khan do bệnh viêm viêm hô hấp dưới gây ra.

Thiên Môn Bổ Phổi đến từ Dược Bình Đông – thương hiệu nổi tiếng với hơn 70 năm không ngừng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu và phát triển nhằm mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi của dược bình đông
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm hô hấp dưới

Dược Bình Đông cũng cho ra mắt sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho trẻ em từ 3 – 10 tuổi. Sản phẩm được bào chế từ nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe đường hô hấp của trẻ như: Bạc hà, Tang diệp, Kinh giới, Tỳ bà diệp, Trần bì, Cát cánh, Tang bạch bì, Tô tửMạch môn. Sự kết hợp của các dược liệu thảo dược này giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, tăng tiết đờm, nghẹt mũi và chảy nước mũi khi trẻ bị viêm hô hấp dưới.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi trẻ em
Thiên Môn Bổ Phổi 90ml hỗ trợ giảm triệu chứng viêm hô hấp dưới cho trẻ từ 3 – 10 tuổi

Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm trên, vui lòng liên hệ với Dược Bình Đông qua hotline 028.39.808.808 hoặc bạn có thể gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian nhanh nhất.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)