Phổi là một bộ phận đảm nhận vai trò quan trọng trong cơ thể người với cấu tạo phức tạp. Là cơ quan chuyên cung cấp oxy cho cơ thể để thực hiện mọi hoạt động sống. Tuy cơ quan này thường được nhắc đến nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm, dấu hiệu khi phổi bị yếu và cách giúp bổ phổi tốt nhất. Vì vậy, hãy cùng Công ty Dược Bình Đông tìm hiểu về phổi, các cách giúp bổ phổi và lưu ý khi thực hiện các biện pháp này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Phổi, chức năng của phổi và đôi nét về bổ phổi
Phổi là một cơ quan quan trọng trong hệ hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chung của toàn bộ cơ thể. Nhờ hoạt động trao đổi khí của phổi mà cơ thể được cung cấp lượng O2 cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng. Phổi cũng giúp cơ thể đào thải khí CO2 ra ngoài. Ngoài ra, nhờ có phổi mà các tế bào nội mô được duy trì và hoạt động hiệu quả hơn. Các tế bào này giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, bụi bẩn,…
Tại sao cần phải bảo vệ và nâng cao sức khỏe phổi
Phổi đảm nhận nhiều chức năng trong các hoạt động sống cơ bản của con người. Tuy nhiên, phổi cũng rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như khói bụi, ô nhiễm, thuốc lá, vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm,…). Khi phổi bị bệnh, bị tổn thương hoặc nhiễm độc, chức năng phổi bị suy giảm, khi đó gọi là phổi yếu. Phổi yếu có thể gây ra các vấn đề trên mô phổi như viêm, xơ hóa, giảm đàn hồi,… và những vấn đề trên đường dẫn khí như sưng, viêm, tăng đờm nhầy. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thủng, ung thư phổi,…Chính vì thế cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, tránh để phổi bị bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh liên quan tới hệ hô hấp.
Phổi và bổ phổi theo quan điểm Đông y
Phổi trong Y học cổ truyền chính là tạng Phế, đóng vai trò quan trọng là điều hành khí của toàn cơ thể. Phế thuộc hành Kim, liên quan đặc biệt với Tâm. Quan hệ Tâm – Phế là quan hệ Khí – Huyết. Phế chủ khí, chủ hô hấp; Phế chủ tuyên phát, túc giáng và Phế chủ bì mao.
Theo quan niệm của Đông y “Chính khí tồn nội, tà bất khả can” có nghĩa là khi sức đề kháng tốt thì các tác nhân gây bệnh không thể nào xâm phạm vào cơ thể. Bên cạnh đó, tạng Phế có mối liên hệ với các tạng phủ khác. Cho nên muốn bổ Phế, không chỉ cần chú ý tới tạng Phế mà còn phải quan tâm tới các tạng khác như Thận, Tỳ, Vị,… giúp tăng cường sức đề kháng, ức chế các virus, vi khuẩn, khí quản và phế quản trở lại bình thường, tiêu viêm, tiêu đờm.
2. Phương pháp bổ phổi
Để giữ phổi luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt, không bị các tác nhân gây bệnh làm tổn thương chúng ta nên có ý thức bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho phổi. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng các phương pháp sau:
2.1. Sản phẩm hỗ trợ bổ phổi
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi giúp bổ phổi được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ phổi, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp. Các sản phẩm hỗ trợ bổ phổi có thành phần từ thảo dược thiên nhiên với công dụng:
- Hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa một số bệnh hô hấp thường gặp, ví dụ như viêm họng, ho có đờm, ho khan,…
- Hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho
- Tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp, cải thiện chức năng phổi
- Giảm bớt mệt mỏi, tăng sức đề kháng
- Cải thiện hiệu suất của luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe cho người lớn tuổi.
Để có thể lựa chọn được sản phẩm hỗ trợ bổ phổi an toàn, mang lại hiệu quả cao bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Sản phẩm đến từ những công ty Dược phẩm hay thương hiệu có uy tín và có chứng nhận đảm bảo an toàn về chất lượng.
- Thành phần an toàn, lành tính: Sản phẩm hỗ trợ bổ phổi cần có thành phần an toàn, lành tính để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Trước khi đưa ra thị trường, các sản phẩm này cần được kiểm định nghiêm ngặt bởi các ban ngành có thẩm quyền và được cấp phép.
- Sự phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh: Tùy theo mỗi sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa, phòng tránh các loại bệnh hô hấp khác nhau. Vì thế, bạn cần chú ý đến tác dụng sản phẩm mang lại có phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình hay không.
2.2. Cây thuốc và bài thuốc bổ phổi
Bên cạnh sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ phổi, chúng ta có thể lựa chọn sử dụng cây thuốc bổ phổi vì vừa mang lại hiệu quả bổ phổi tốt lại hạn chế được các tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Một số cây thuốc, vị thuốc được Đông y tin dùng lâu đời trong các bài thuốc liên quan đến phổi có thể kể đến như Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tía tô, Trần bì, Tang diệp,…
Các bài thuốc bổ phổi tham khảo:
Bài thuốc 1: Tam tử dưỡng thân thang giúp giáng khí, hóa đàm, bình suyễn
- Thành phần: 16g Tô tử, 12g Bạch giới tử, 10g La bạc tử
- Cách dùng: Sắc các thành phần trên với nước, uống ngày 1 thang chia hai lần.
Bài thuốc 2: Bài thuốc trị ho thể nhiệt mạn tính
- Thành phần: 12g Thiên môn đông, 12g Khoản đông hoa, 12g Tang bạch bì (tẩm mật đem sao), 12g Hạnh nhân, 12g Qua lâu nhân, 12g Tử uyển, 12g Tỳ bà diệp, 12g Bối mẫu
- Cách dùng: Sắc các thành phần trên với nước, uống ngày 1 thang chia 3 lần, sau ăn 1 giờ.
Bài thuốc 3: Bài thuốc mát phổi, chữa ho
- Thành phần: 12g Tỳ bà diệp, 12g quả Dành dành, 12g Tang bạch bì, 12g Sa sâm, 8g Hoàng liên, 8g Hoàng bá, 4g Cam thảo
- Cách dùng: Sắc lấy nước uống
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có thể mang lại hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến phổi nhưng tốn nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện. Vì thế, việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ thành phần thảo dược giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn mang lại tác dụng tốt được nhiều người lựa chọn. Thiên Môn Bổ Phổi là sự kết hợp của 9 loại thảo dược gồm Thiên môn đông, Bình vôi, Trần bì, Bạc hà, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso giúp bổ phổi; hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản; giảm ho khan kéo dài, ho gió, ho nhiều có đờm, ho hen, ho về đêm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khàn tiếng,…
2.3. Món ăn bổ phổi
Theo thuyết ngũ hành trong Y học cổ truyền, ngũ hành (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy), ngũ tạng (Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận), ngũ vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn) và ngũ sắc (Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen) có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Mỗi màu sắc tương ứng với một tạng phủ và có tác dụng sức khỏe khác nhau. Theo đó, Phổi hay tạng Phế ứng với hành Kim, màu trắng. Đồng nghĩa khi bổ phổi bạn nên lựa chọn các thực phẩm có màu trắng như: Củ cải trắng, Đậu trắng, Củ sen, Mướp, Đậu phụ, Lê, Bông cải trắng, Khoai mỡ, Măng,…
Ngoài ra, theo quan niệm của người Việt Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất cân bằng âm dương, thức ăn có thể thay cho thuốc để điều chỉnh sự mất cân bằng, giúp cơ thể tự khỏi bệnh. Do vậy, khi chế biến thức ăn, cần kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài hòa để món ăn không chỉ ngon hơn mà còn đảm bảo được cân bằng âm dương.
Để tăng cường sức khỏe phổi, cách đơn giản nhất chính là bắt đầu từ chế độ ăn uống lành mạnh cùng những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Dưới đây một số món ăn bổ phổi mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Món Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo: giúp bổ phổi, tăng cường miễn dịch, có thể hiệu quả trong điều trị viêm phế quản, hen suyễn, cải thiện chức năng của phổi, tránh những nguy cơ gây các bệnh lý về phổi.
- Cháo Mạch môn đông bối mẫu: có tác dụng nâng cao bồi bổ sức khỏe, lọc sạch phổi rất hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi.
- Cháo bách hợp tang bạch bì: Giúp làm mát phổi, hạn chế tổn thương ở phổi khi hít phải khí độc, bên cạnh đó còn giúp chữa mũi khô, đau họng,… rất hiệu quả.
- Vịt xào gừng: Có tác dụng bồi bổ phổi, làm sạch lá phổi, giúp hạn chế các bệnh viêm họng, cảm lạnh, viêm phổi rất tốt.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về thành phần và cách chế biến các món ăn bổ phổi này, bạn có thể tham khảo ngay Top 7 món ăn bổ phổi mà bạn không thể bỏ qua
2.4. Thói quen tốt cho phổi
Biện pháp thứ tư giúp cho lá phổi khỏe mạnh hơn chính là thực hiện và duy trì các thói quen sống lành mạnh như:
- Không hút thuốc lá: Một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm sức khỏe của lá phổi, gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi chính là hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Các chất hóa học khác nhau trong khói thuốc như nicotine, carbon monoxide,… gây độc cho phổi và hệ hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc khói bụi, môi trường ô nhiễm: Khói bụi và hóa chất độc hại trong môi trường ô nhiễm sẽ phá hủy các mô phổi, đẩy nhanh tốc độ lão hóa khi phổi hít phải liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc cũng như làm việc lâu dài ở trong nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại.
- Tập hít thở: Bạn có thể tập hít thở sâu để không khí tràn vào toàn bộ phổi ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Hành động này giúp phổi tiếp nhận khí O2, loại bỏ CO2 và phân bổ O2 đi khắp cơ quan một cách tốt hơn. Thêm vào đó, cách này có thể giúp thư giãn cơ thể, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi.
3. Dấu hiệu phổi đã tốt hơn
Sau khi sử dụng các phương pháp bổ phổi phù hợp, sức khỏe phổi sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Người bệnh ắt hẳn sẽ quan tâm đến các dấu hiệu nhận biết phổi đã tốt hơn để xác định hiệu quả phương pháp bổ phổi đã sử dụng. Sau đây là một số dấu hiệu thể hiện phổi đã tốt hơn sau khi áp dụng các biện pháp bổ phổi:
- Giảm ho hoặc ngừng ho
- Quá trình hô hấp dễ dàng hơn
- Sức chịu đựng được nâng cao
- Giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi
- Kết quả các xét nghiệm hô hấp cải thiện hơn (xét nghiệm chức năng phổi hoặc đo độ bão hòa oxy trong máu)
Cũng theo những phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông, một số dấu hiệu cho thấy sức khỏe phổi cải thiện rõ rệt như: giảm ho nhiều, mát họng, đỡ ho giảm khó thở, giảm viêm họng, tiêu đờm, hết khan tiếng;…
4. Lưu ý khi bổ phổi
Bổ phổi là một quá trình cần sự kiên nhẫn và thực hiện nghiêm túc, cẩn thận. Khi sử dụng các phương pháp bổ phổi, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần thăm khám bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe phổi hiện tại và lựa chọn được cách bổ phổi phù hợp cho bản thân.
- Trong quá trình sử dụng các phương pháp bổ phổi, bạn cũng nên kết hợp với các thói quen lành mạnh như không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường, nếu không tránh được thì bạn cần đeo khẩu trang đúng cách, cẩn thận,… giúp nâng cao sức khỏe toàn diện và giúp lá phổi được bảo vệ tốt hơn.
- Các món ăn hay thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho phổi như thực phẩm giàu omega-3, carotenoid, magie, axit béo, vitamin C, folate,… cũng cần được bổ sung. Thêm vào đó, bạn cũng nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: ho kéo dài, có máu trong đờm, khó thở, giảm cân không rõ nguyên nhân,… bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
5. Tổng kết
Phổi là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, có chức năng trao đổi khí, duy trì hoạt động sống của con người và điều hòa hô hấp. Trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi như hiện nay, việc bảo vệ và duy trì một lá phổi khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người.
Thực hiện các phương pháp bổ phổi như sử dụng bài thuốc bổ phổi, thuốc bổ phổi,… cũng như duy trì các thói quen tốt cho phổi sẽ giúp cải thiện sức khỏe phổi rõ rệt. Bên cạnh đó, người bị phổi yếu cũng cần lưu ý một số điểm như tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng, tránh xa khói thuốc lá, hạn chế tiếp xúc ô nhiễm môi trường, khói bụi, tập thể dục thường xuyên,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi để nâng cao sức khỏe phổi. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP theo quy định của Bộ Y tế và được khách hàng tin tưởng sử dụng trong nhiều năm.
Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho quý khách hàng. Nếu bạn quan tâm đến Thiên Môn Bổ Phổi cũng như các sản phẩm khác của Dược phẩm Bình Đông xin vui lòng gọi tới hotline (028) 39 808 808 để được đội ngũ tư vấn viên của Dược Bình Đông hỗ trợ sớm nhất nhé.
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Chào bạn, để đánh giá được một nhà thuốc Đông y uy tín thì bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Trả lời: Chào bạn để giúp cho lá phổi khỏe mạnh hơn chúng ta cần thực hiện và duy trì các thói quen sống lành mạnh như:
- Không hút thuốc lá: Một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm sức khỏe của lá phổi, gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi chính là hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Các chất hóa học khác nhau trong khói thuốc như nicotine, carbon monoxide,… gây độc cho phổi và hệ hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc khói bụi, môi trường ô nhiễm: Khói bụi và hóa chất độc hại trong môi trường ô nhiễm sẽ phá hủy các mô phổi, đẩy nhanh tốc độ lão hóa khi phổi hít phải liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc cũng như làm việc lâu dài ở trong nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại.
- Tập hít thở: Bạn có thể tập hít thở sâu để không khí tràn vào toàn bộ phổi ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Hành động này giúp phổi tiếp nhận khí O2, loại bỏ CO2 và phân bổ O2 đi khắp cơ quan một cách tốt hơn. Thêm vào đó, cách này có thể giúp thư giãn cơ thể, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi.
Trả lời: Chào bạn! Bổ phổi là một quá trình cần sự kiên nhẫn và thực hiện nghiêm túc, cẩn thận. Khi sử dụng các phương pháp bổ phổi, bạn cần chú ý một số điểm sau:
Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần thăm khám bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe phổi hiện tại và lựa chọn được cách bổ phổi phù hợp cho bản thân.
Trong quá trình sử dụng các phương pháp bổ phổi, bạn cũng nên kết hợp với các thói quen lành mạnh như không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường, nếu không tránh được thì bạn cần đeo khẩu trang đúng cách, cẩn thận,… giúp nâng cao sức khỏe toàn diện và giúp lá phổi được bảo vệ tốt hơn.
Các món ăn hay thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho phổi như thực phẩm giàu omega-3, carotenoid, magie, axit béo, vitamin C, folate,… cũng cần được bổ sung. Thêm vào đó, bạn cũng nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: ho kéo dài, có máu trong đờm, khó thở, giảm cân không rõ nguyên nhân,… bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Bố mẹ có thể áp dụng một số giải pháp giúp tăng cường sức khỏe lá phổi hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ cụ thể:
Nên cho trẻ ăn nhiều cá biển như cá thu, cá hồi, cá trích… vì chứa nhiều acid béo omega-3 có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng.
Khi nấu ăn, bạn nên cho vài tép tỏi đã giã nát vào thức ăn của trẻ. Bởi lẽ trong loại gia vị này có chứa allicin là một kháng sinh mạnh hơn cả penicillin, giúp kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn, tiêu đờm, giải độc, thông khiếu, thanh nhiệt rất tốt cho trẻ đang mắc viêm phổi.
Nên giữ ấm đường thở cho trẻ đặc biệt trong mùa đông bằng các biện pháp như mặc ấm, giữ ấm cổ họng, sử dụng khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai để giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp.
Vệ sinh thân thể và môi trường sống do vi khuẩn, virus tồn tại ở khắp mọi nơi, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Thường xuyên cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, rửa tay cho bé, hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần vận động; vệ sinh răng miệng và mũi họng cho bé….
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi đông người, đặc biệt là người ốm có dấu hiệu như: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Chủ động đeo khẩu trang cho trẻ, rửa tay thường xuyên sau khi ra ngoài về.
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
Chú ý đến trẻ để phát hiện sớm các bệnh về đường hô hấp ở trẻ như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân để có giải pháp chăm sóc và điều trị kịp thời. Bố mẹ tuyệt đối không chủ quan với các dấu hiệu này bởi đây là tiền đề gây ra viêm phổi.