Tìm kiếm

Cách chăm sóc, bồi bổ và nuôi dưỡng xương khớp giúp hệ xương khớp khỏe mạnh

Hình ảnh người bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân

Theo thống kê của ngành Xương khớp Việt Nam, hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm 35% dân số, trong đó  70% rơi vào lứa tuổi 50-70. Điều này phản ánh thực trạng mắc bệnh xương khớp ngày càng phổ biến ở nước ta. Trong đó, các bệnh lý như thoái hóa xương khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp dạng thấp,… không chỉ gây ra đau đớn kéo dài, mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe xương khớp ngay từ sớm là điều rất cần thiết để ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Công ty Dược Bình Đông sẽ giới thiệu các phương pháp nuôi dưỡng xương khớp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. 

1. Đôi nét về xương khớp và biểu hiện

1.1. Giới thiệu về hệ xương khớp

Hệ xương khớp là một trong những hệ cơ quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. 

Xương có chức năng nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và che chở các cơ quan như tim, não, tủy sống,… khỏi những chấn thương. Ngoài ra, khung xương còn giữ chức năng sản sinh ra các tế bào máu, dự trữ khoáng chất cần thiết và giúp chức năng vận động được phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt.

Khớp là cấu trúc nối giữa các đầu xương, giúp kết nối các xương riêng lẻ và hỗ trợ các xương ma sát với nhau, từ đó hình thành chuyển động.

Chính vì là bộ khung chịu lực cho toàn cơ thể nên xương và khớp xương rất dễ bị bào mòn, tổn thương dẫn đến thay đổi cấu trúc.

Hình ảnh về bộ phận xương khớp trên cơ thể người
Hệ xương khớp giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng xương khớp

Sức khỏe xương khớp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: 

  • Tuổi tác: Cùng với sự lão hóa của cơ thể, chức năng của hệ xương khớp có thể bắt đầu suy giảm từ tuổi 30.Càng lớn tuổi thì nguy cơ thoái hóa khớp sẽ càng tăng, sụn khớp sẽ yếu đi và tăng nguy cơ sưng, viêm khớp.
  • Giới tính: Nữ giới có nhiều khả năng bị đau khớp hơn nam giới. Trong đó, tỷ lệ nữ giới gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp là 75%, cao hơn 10% so với nam giới (65%).
  • Công việc: Những người thường xuyên phải lao động nặng (mang vác vật nặng, leo cầu thang,…) hay ngồi quá lâu mà không thay đổi tư thế có thể khiến hệ xương khớp liên tục chịu những áp lực quá lớn, dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Hình ảnh người đàn ông đang bị nhức xương
Mang vác vật nặng thường xuyên gây đau nhức xương khớp
  • Lối sống: Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ bị viêm khớp cấp, loãng xương. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng có thể làm giảm quá trình tái tạo xương, tăng nguy cơ gãy xương. Rượu có thể làm mất cân bằng giữa hấp thụ Canxi và sản xuất vitamin D. Ngoài ra, khi bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, các khớp sưng đau và chuyển động kém linh hoạt hơn.

1.3. Dấu hiệu xương khớp cần hỗ trợ:

Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy xương khớp của bạn đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc, hỗ trợ: 

  • Thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp toàn thân khi vận động 
  • Đau và viêm ở khớp, sưng tấy và cứng khớp
  • Xuất hiện tiếng lách cách, răng rắc, lạo xạo từ khớp khi di chuyển
  • Khớp đỏ, nóng và sưng. …
Hình ảnh người đàn ông bị đau khớp gối
Khớp sưng đỏ và đau nhức

Khi xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. 

Ngoài ra, xương khớp cũng cần được chăm sóc và phục hồi sau các tai nạn, chấn thương hoặc sau khi trải qua phẫu thuật.

1.4. Tại sao cần chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp?

Một hệ xương khớp chắc khỏe là tiền đề giúp chất lượng cuộc sống của bạn được nâng cao và ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật khác. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các triệu chứng của bệnh lý xương khớp thường không xuất hiện rõ ràng cho đến khi tình trạng chuyển biến nặng. Khi xương khớp bị tổn thương thì việc hồi phục sẽ rất khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp còn để lại những di chứng nặng nề, khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp rất nhiều trở ngại. 

Vì thế, việc chăm sóc, nuôi dưỡng xương khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp xây dựng và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai và tránh nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. 

2. Các phương pháp bồi bổ và nuôi dưỡng xương khớp

2.1. Sản phẩm hỗ trợ xương khớp

Thực phẩm chức năng xương khớp là sản phẩm giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị và bổ sung các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, tăng cường và duy trì sức khỏe xương khớp, cải thiện các vấn đề liên quan tới xương khớp.

Để các loại thực phẩm chức năng về xương khớp phát huy đúng công dụng trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý:

  • Hiểu đúng về công dụng của thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, tăng cường sức khỏe cho hệ xương. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh. 
  • Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng cần có tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là người tiền sử dị ứng.
Hình ảnh người bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng bổ xương khớp
  • Lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm định và cấp phép sản xuất, tốt nhất là những sản phẩm được sản xuất từ các thương hiệu uy tín, đạt tiêu chuẩn GMP và ISO.
  • Tuân thủ thời gian và liều lượng để phát huy được công dụng của sản phẩm, ngược lại sẽ tăng nguy cơ tái phát bệnh và khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng, chú ý theo dõi và quan sát sự thay đổi của cơ thể để biết được độ an toàn và tính hiệu quả của sản phẩm sau đó đưa ra quyết định sử dụng lâu dài. 

Tìm hiểu thêm các loại thực phẩm chức năng hiệu quả và được sử dụng phổ biến hiện nay tại: Top 6 thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp hiệu quả

2.2. Cây thuốc và bài thuốc bổ xương khớp

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xương khớp thì các cây thuốc bổ xương khớp cũng là một lựa chọn được nhiều người ưa chuộng và tin dùng nhờ các ưu điểm như: 

  • An toàn, lành tính: Các loại thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, không lẫn tạp chất, được đánh giá là lành tính, an toàn và ít gây tác dụng phụ.
  • Dễ tìm: Hầu hết các loại thảo dược trong Đông y đều là những cây cỏ quen thuộc ở Việt Nam, có thể dễ dàng thu hái trong tự nhiên hoặc tự trồng, chăm bón trong vườn nhà.
  • Tiết kiệm chi phí: Nhờ lợi thế dễ tìm, dễ trồng nên việc sử dụng cây thuốc không tốn kém nhiều chi phí.
  • Hiệu quả tốt: Nếu kiên trì áp dụng các bài thuốc, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Trong Đông y, có rất nhiều loại cây thuốc có công dụng tốt cho việc nuôi dưỡng xương khớp, giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp rất hiệu quả. Một số cây thuốc nổi bật có thể kể đến như: Cẩu tích, Dây đau xương, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt , Mộc qua,…

Hình ảnh về vị thuốc cốt toái bổ giúp bổ xương khớp
Cốt toái bổ là vị thuốc trị bệnh xương khớp

Các bài thuốc Đông y hỗ trợ xương khớp là kết quả của quá trình đúc kết kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha từ nhiều đời, có tác dụng bổ xương khớp, mạnh gân cốt, giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau nhức cho các trường hợp viêm gân, xương khớp…Để sử dụng các bài thuốc này hiệu quả, tùy theo kinh nghiệm và tình trạng của người bệnh mà các thầy thuốc Y học cổ truyền sẽ cân nhắc lựa chọn bài thuốc, kết hợp các vị thuốc, gia giảm cho phù hợp.

Dưới đây là một số bài thuốc để bạn tham khảo: 

Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang

  • Công dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bồi bổ khí huyết. 
  • Thành phần: 16-24g Địa hoàng, 12-24g Tang ký sinh, 12-16g Đảng sâm, 12-16g Đương quy, 12-16g Đỗ trọng, 12-16g Ngưu tất, 12-16g Phục linh, 12-16g Bạch thược, 8-12g Độc hoạt, 8-12g Phòng phong, 8-12g Tần giao,  6-12g Xuyên khung,  4-8g Tế tân, 4g Chích thảo và 4g Quế tâm
  • Cách dùng: Sắc nước để uống, chia 2 lần và uống trong ngày.

Bài thuốc Trước tý thang

  • Công dụng: Giảm đau nhức xương khớp. Kết hợp các loại thảo dược giúp chủ trị chứng phong hàn thấp tý; chân tay mình mẩy đau, khớp xương đau nhức hoặc tê sưng. 
  • Thành phần: 40g Tang chi, 40g Hải phong đằng, 12g Khương hoạt, 12g Tần giao, 12g Độc hoạt, 12g Đương quy 8-12g Quế chi, 8-12g Xuyên khung, 6-8g Mộc hương, 4- 8g Nhũ hương, 6g Chích thảo
  • Cách dùng: Sắc nước để uống, chia 2 lần trong ngày.

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông y, để hỗ trợ cho quá trình chăm sóc xương khớp, bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe khớp Thảo Linh Tiên với những thành phần từ tự nhiên và có công dụng xoa dịu các triệu chứng do bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp gây nên như đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Sản phẩm thuộc thương hiệu Dược Bình Đông – công ty chuyên cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng với công nghệ đạt chuẩn GMP của bộ Y tế.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo linh tiên của Dược Bình Đông giúp bổ xương khớp
Thảo Linh Tiên – Hỗ trợ giảm đau nhức do phong thấp, viêm khớp

2.3. Thực phẩm tốt cho xương khớp

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc xương khớp qua chế độ ăn uống là biện pháp rất cần thiết. Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp trong các bữa ăn hàng ngày nhằm giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai, chậm thoái hóa và hoạt động trơn tru hơn. Dưới đây là các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp mà bạn không nên bỏ qua: 

2.3.1. Thực phẩm giàu Protein

50% xương được tạo nên từ protein. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ protein, khả năng hấp thụ Canxi sẽ bị kém, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hình thành và phân hủy xương. Một số loại thức ăn giàu protein bao gồm: Cá, tôm, thịt nạc, trứng, yến mạch, đậu nành…

2.3.2. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 giúp giảm viêm, đặc biệt là khi khớp bị cứng và sưng. Hai loại axit béo omega 3 là DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic) đều giúp giảm viêm, giảm cường độ của các triệu chứng như cứng khớp, đau nhức, khó chịu, sưng và đau. Thực phẩm giàu omega 3 mà bạn có thể bổ sung hàng ngày như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, quả óc chó, dầu oliu…

2.3.3. Thực phẩm giàu vitamin:

  • Vitamin C: Vitamin C hỗ trợ hình thành collagen – một trong những chất căn bản quan trọng để tái tạo sụn và xương dưới sụn. Ngoài ra, vitamin C hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển các bệnh viêm đau khớp. Nguồn vitamin C tự nhiên tốt cho sức khỏe xương khớp có mặt trong các loại trái cây tươi như cam, quýt, ổi, kiwi, dâu tây… 
  • Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi ở ruột, tổng hợp tế bào xương, giúp xương chắc khỏe cũng như ngăn ngừa loãng xương. Một số loại thực phẩm giàu Vitamin D mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày như: các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu), lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa, phô mai,…
  • Vitamin K: Đây là một trong những loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng bình thường của xương. Vitamin K có khả năng làm tăng mật độ khoáng chất trong xương, giúp thu hút canxi vào xương, giúp giảm tỷ lệ loãng xương và gãy xương. Vitamin K có mặt nhiều trong các loại thực phẩm như: Măng tây, Cải bó xôi, Cà rốt, Bắp cải, Cần tây, dầu Oliu, Bơ, …
Hình ảnh về các món cá giúp bổ xương khớp
Các loại cá béo cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp

2.3.4. Thực phẩm giàu khoáng chất 

  • Canxi: là một trong những khoáng chất chính tạo nên xương, là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh. Nếu không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, quá trình này diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến xương bị mất canxi, trở nên suy yếu. Nguồn thực phẩm cung cấp canxi dồi dào gồm sữa, hạnh nhân, bông cải xanh, các loại đậu, hải sản,…
  • Magie: Magie tham gia vào quá trình thúc đẩy hấp thụ canxi, giúp tăng mật độ khoáng xương, giúp phòng ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương. Magie được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm sau: socola đen, rau lá xanh, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương, giúp làm giảm sự khác biệt của các tế bào osteoclast, từ đó ức chế quá trình hủy xương. Nếu thiếu kẽm, chức năng của vitamin D trong quá trình chuyển hóa canxi sẽ bị ảnh hưởng và làm cản trở hoạt động đồng hóa của vitamin D trong các mô xương. Kẽm có nhiều trong đậu, trứng, sữa, tôm, cá, thịt bò, thịt gà, hàu, ngũ cốc nguyên hạt,…

Thực phẩm giàu Glucosamin và Collagen

  • Glucosamin: Là hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Các thực phẩm tự nhiên giàu Glucosamin gồm: Mực và các loại hải sản, sụn động vật, tảo biển, hạt điều, tỏi, trái cây chứa chất pectin,…
  • Collagen: Cùng với canxi, collagen là chất chiếm 80% trong cơ cấu hình thành xương và chiếm 50% trong cơ cấu thành phần của sụn. Bổ sung collagen sẽ giúp xương chắc khỏe hơn để ngăn ngừa loãng xương và xốp xương, giúp phòng chống đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cùng một số bệnh khác. Collagen có trong các loại thực phẩm như cá nguyên da, tảo biển, tỏi, rau có màu xanh đậm, hạnh nhân, Các loại thực phẩm thúc đẩy sản xuất collagen có hàu, các loại hạt,…

Tìm hiểu chi tiết thực phẩm, thức uống, trái cây tốt cho xương khớp tại bài “Những thực phẩm tốt cho xương khớp

2.4. Thói quen tốt cho xương khớp

Hệ xương khớp cũng lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, việc tạo và duy trì những thói quen tốt có thể cho phép bảo tồn khối lượng xương, giúp xương chắc khỏe.

  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp hỗ trợ bảo vệ hệ xương khớp chắc khỏe và linh hoạt hơn. Một số bài tập có thể luyện tập hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy bộ sẽ giúp bạn làm chậm quá trình mất xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương từ sớm.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trọng lượng cơ thể thấp là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm mật độ xương và mất xương. Mặt khác, thừa cân, béo phì có thể làm giảm chất lượng xương và tăng nguy cơ gãy xương do áp lực của trọng lượng cơ thể. Vì vậy bạn nên duy trì cân nặng ổn định thay vì giảm cân có thể giúp bảo vệ mật độ xương..
  • Không hút thuốc và uống rượu bia: Chất kích thích là một trong những tác nhân hàng đầu gây hại cho sức khỏe hệ xương khớp và các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, để giúp xương khớp của bạn được bảo vệ toàn diện và tránh nguy cơ bị tổn thương, bạn cần từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và uống bia rượu.
  • Bảo vệ khớp bằng các tư thế thích hợp: Việc duy trì các tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp từ cổ cho tới đầu gối. Vì vậy, hãy luôn giữ tư thế ngồi và đứng thẳng cũng như thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi hoặc đứng, đi lại quá lâu sẽ làm cho các khớp xương đau nhức.
Hình ảnh người phụ nữ đang ngồi làm việc
Thay đổi tư thế ngồi để tránh đau nhức xương khớp
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khi gặp triệu chứng đau nhức, sưng hoặc viêm xương khớp sau khi chấn thương hoặc tai nạn, bạn nên đi khám ngay để bác sĩ có thể kiểm tra và đánh giá chính xác mức độ tổn thương. Ngoài ra, tầm soát xương khớp định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý bất thường, để có kế hoạch điều trị tối ưu, bảo vệ sức khỏe xương khớp toàn diện.

3. Dấu hiệu xương khớp đã tốt hơn

Sau quá trình áp dụng các phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp, bạn sẽ thấy xương khớp của mình ổn định hơn, điều này được biểu hiện thông qua các dấu hiệu bên ngoài như:

  • Các triệu chứng đau nhức được cải thiện
  • Giảm sưng và viêm khớp
  • Cải thiện khả năng vận động

Để đánh giá chính xác mức độ cải thiện của xương khớp, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, nếu muốn tự mình đánh giá sơ bộ về sức khỏe các khớp, bạn có thể áp dụng một số bài kiểm tra đơn giản tại nhà sau:

Kiểm tra khớp vai

  • Bước 1: Đứng thẳng, đưa cánh tay phải lên cao, rồi uốn cong khuỷu tay phải ra sau đầu. Giữ cánh tay phải cố định, lòng bàn tay úp vào trong và nằm giữa giữa hai bả vai. 
  • Bước 2: Đưa cánh tay trái ra sau lưng, lòng bàn tay hướng ra ngoài và cố gắng chạm các ngón tay của cả hai bàn tay vào nhau. 
  • Bước 3: Lặp lại tương tự với vai đối diện.
  • Bước 4: Dùng thước đo khoảng cách giữa ngón tay phải và tay trái. Độ linh hoạt của khớp vai được đánh giá như sau: Nếu ngón tay chạm vào nhau là tốt, nếu các đầu ngón tay cách nhau dưới 5cm là khá tốt, nếu các đầu ngón tay cách nhau lớn hơn 5cm là kém 
Hình ảnh người phụ nữ đang kiểm nghiệm độ linh hoạt của khớp vai
Tư thế kiểm tra độ linh hoạt khớp vai

Kiểm tra đốt sống cổ 

  • Bước 1: Ngồi thẳng, một tay giữ vai, một tay đặt nhẹ lên đỉnh đầu rồi từ từ kéo cong phần đầu và cổ sang một bên. 
  • Bước 2: Kéo phần đầu và cổ bạn về phía sau, mặt chếch lên cao hoặc kéo đầu và cổ cúi xuống thấp. 
  • Bước 3: Xoay đầu từ trái qua phải trong khi phần đầu vẫn hướng xuống dưới. Nếu không cảm thấy đau mỏi tức là cột sống cổ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu cảm thấy đau nhức khi di chuyển và nghiêng đầu, tức là dây thần kinh ở cột sống cổ đang bị chèn ép, ảnh hưởng đến cổ, vai hoặc cánh tay của bạn. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Kiểm tra cổ tay

  • Bước 1: Đưa hai tay ra trước mặt, úp bàn tay xuống dưới và kéo cổ tay vào bên trong, giữ nguyên trong khoảng 60 giây. Nên dùng tay trái kéo bàn tay phải vào trong và ngược lại để đạt được kết quả tốt nhất. 
  • Bước 2: Thả lỏng cánh tay, dùng ngón tay trỏ gõ nhẹ vào cổ tay. Nếu cổ tay không có các biểu hiện như tê mỏi, ngứa ran, đau hoặc yếu thì cổ tay khỏe mạnh bình thường. Nếu cổ tay hoặc bàn tay bị tê, ngứa ran, đau, không có lực hoặc mất cảm giác thì bạn có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp cổ tay hoặc viêm khớp dạng thấp.
Hình ảnh về các bài tập sức khỏe cổ tay
Bài kiểm tra sức khỏe cổ tay

Kiểm tra khớp gối

  • Bước 1: Dùng ngón tay cái ấn lên xuống khớp gối với lực trung bình. Nếu cảm thấy dây chằng bị đau khi ấn xuống thì có thể khớp gối có vấn đề. 
  • Bước 2: Quan sát đầu gối, nếu một bên gối sưng to hơn bên còn lại và sờ tay vào phần mềm thấy ấm có nghĩa khớp gối đang bị tích dịch nhầy. Điều này cảnh báo nguy cơ 90% khớp gối của bạn đang gặp vấn đề và cần can thiệp y tế. 
  • Bước 3: Ngồi xổm hoặc quỳ gối khoảng 10-20 giây, nếu cảm thấy phần đầu gối đau nhức thì có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thoái hóa khớp.
Hình ảnh người phụ nữ đang tập thể dục
Bài kiểm tra khớp gối

4. Lưu ý khi chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp

Một số lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp: 

  • Lựa chọn thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp phù hợp với tình trạng sức khỏe và sử dụng đúng hướng dẫn để phát huy tối đa công dụng và tránh được những hệ lụy xấu cho sức khỏe.
  • Cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý với việc vận động, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Khi xương khớp xuất hiện các triệu chứng bất thường nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, từ đó có phương án điều trị bệnh kịp thời, tránh chủ quan để bệnh diễn biến xấu đi hoặc có những biến chứng nặng nề khó khắc phục.  

5. Tổng kết

Các vấn đề về xương khớp không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn làm suy giảm khả năng vận động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó mỗi người cần bổ sung thêm các món ăn tốt cho xương khớp và nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ xương khớp mỗi ngày. Bài viết trên đây Dược Bình Đông đã chia sẻ một số phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng xương khớp hiệu quả, bạn hãy tham khảo và để có thêm kiến thức bảo vệ và nâng cao xương khớp toàn diện nhé! 

Ngoài ra, nếu đang gặp vấn đề đau nhức xương khớp do viêm khớp, phong thấp bạn có thể sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông.  Với chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, sản phẩm rất an toàn và có thể sử dụng hiệu quả đối với người bị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp. 

Dược Bình Đông qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, đã cung cấp đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng kết hợp các công thức cổ truyền với công nghệ sản xuất hiện đại. Để trải nghiệm sản phẩm Thảo Linh Tiên, hãy liên hệ trực tiếp với Dược Bình Đông qua website Dược Bình Đông hoặc Hotline  028.39.808.808 

6. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số loại sữa tốt cho xương khớp mà bạn có thể tham khảo:

1. Sữa Ensure Gold

  • Sữa Ensure Gold là sản phẩm dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, cung cấp cho cơ thể 28 vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Sữa Ensure Gold chứa hàm lượng canxi cao, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.
  • Sữa Ensure Gold còn chứa các dưỡng chất tốt cho sụn khớp như glucosamine và chondroitin, giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm đau nhức và vận động linh hoạt hơn.

2. Sữa Anlene Gold

  • Sữa Anlene Gold là sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người trưởng thành, giúp bổ sung canxi và vitamin D3, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.
  • Sữa Anlene Gold còn chứa các dưỡng chất tốt cho sụn khớp như glucosamine và chondroitin, giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm đau nhức và vận động linh hoạt hơn.
  • Sữa Anlene Gold có nhiều hương vị thơm ngon, dễ uống, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

3. Sữa Glucosamine Chondroitin

  • Sữa Glucosamine Chondroitin là sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người bị đau nhức xương khớp, giúp bổ sung glucosamine và chondroitin, giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm đau nhức và vận động linh hoạt hơn.
  • Sữa Glucosamine Chondroitin còn chứa các dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D3, MSM, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương.
  • Sữa Glucosamine Chondroitin có nhiều hương vị thơm ngon, dễ uống, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

4. Sữa Blackmores Joint Formula

  • Sữa Blackmores Joint Formula là sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu từ Úc, giúp bổ sung glucosamine, chondroitin, MSM và các dưỡng chất tốt cho xương khớp.
  • Sữa Blackmores Joint Formula giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp, giảm đau nhức và vận động linh hoạt hơn.
  • Sữa Blackmores Joint Formula phù hợp với người bị đau nhức xương khớp, người cao tuổi, người chơi thể thao…

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng sữa bổ sung canxi và tốt cho xương khớp:

  • Nên uống sữa sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Không nên uống sữa khi bụng đói.
  • Nên sử dụng sữa đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Nên kết hợp sử dụng sữa với chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại sữa phù hợp với nhu cầu của mìn

Trả lời: Dưới đây là các món ăn tốt cho hệ xương khớp:

Nấm hương xào thẩm cập

Hình ảnh về món ăn chế biến từ nấm

Món ăn nấm hương xào thập cẩm

Món ăn này gồm nhiều loại rau có chứa nhiều vitamin và và khoáng chất cần thiết cho người bệnh xương khớp. Đặc biệt hơn cả là sự xuất hiện của vitamin K và vitamin C.

  • Chuẩn bị: 1/2 chiếc súp lơ xanh, 1 củ cà rốt, 1 quả ớt chuông, 1 ít nấm hương, 1 ít mộc nhĩ.
  • Thực hiện: Nấm hương và mộc nhĩ bạn ngâm với nước cho nở, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Các nguyên liệu còn lại rửa sạch, cắt miếng.

Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, phi thơm dầu ăn cùng 1 ít tỏi băm nhuyễn. Sau đó, bạn cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào xào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng, bạn thêm hành và tiêu để tăng hương vị món ăn và tắt bếp.

Canh sườn hầm bí xanh

Hình ảnh món ăn chế biến từ xương

Món ăn canh sườn hầm bí xanh

Đây là món ăn thanh mát, vừa bổ sung canxi cho cơ thể, vừa giải độc cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng.

  • Chuẩn bị: 200gr sườn non, 200gr bí xanh, 1 ít hành lá và mùi tàu.
  • Chuẩn bị: Bạn rửa sạch sườn, hầm trong khoảng 15 phút để sườn ra nước. Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và ướp chung 1 ít bột canh.

Sau khi sườn đã mềm, bạn thêm bí xanh vào nồi, nấu cho thấy bí mềm là được. Bạn nên gia vị, thêm hành lá, mùi tây và tắt bếp, dùng khi còn ấm là tốt nhất.

Súp lơ xanh xào tôm

Hình ảnh các món ăn tốt cho xương khớp được chế biến từ tôm và súp lơ

Món ăn súp lơ xanh xào tôm

Sự kết hợp của súp lơ xanh và tôm mang đến một món ăn chứa nhiều canxi và chống viêm xương khớp khá tốt. Do đó, đây là món ăn mà những người mắc bệnh xương khớp không thể bỏ qua.

  • Chuẩn bị: ½ cây súp lơ xanh, 200gr tôm tươi bóc vỏ, 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây.
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch toàn bộ nguyên liệu sau đó cắt súp lơ, cà rốt, hành tây, tôm thành miếng vừa ăn. Tiếp đến, bạn bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho súp lơ và cà rốt vào xào trước. Khoảng vài phút, bạn thêm tôm, hành tây xào chín và tắt bếp. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, các bạn có thể rắc một ít hạt tiêu và hành lá lên trên trước khi thưởng thức.

Trả lời: Dưới đây là những thực phẩm tốt cho xương khớp mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình:

1. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, hai dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của xương khớp. Canxi giúp xương chắc khỏe, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

2. Cá béo: Cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và sưng khớp.

3. Rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin K, vitamin C và các khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của xương khớp. Vitamin K giúp tăng cường mật độ xương, vitamin C giúp tổng hợp collagen, một loại protein quan trọng giúp cấu tạo nên sụn khớp.

4. Trái cây: Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K và các chất chống oxy hóa dồi dào. Vitamin C giúp tổng hợp collagen, vitamin K giúp tăng cường mật độ xương, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sụn khớp khỏi tác hại của gốc tự do.

5. Các loại đậu: Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ là nguồn cung cấp protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô, chất xơ giúp giảm cân, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp.

6. Nước hầm xương: Nước hầm xương chứa nhiều collagen, glucosamine và chondroitin sulfate, đây là những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của sụn khớp.

7. Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và sưng khớp.

8. Nghệ: Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm đau và cải thiện chức năng khớp.

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp, bạn cũng nên lưu ý:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Việc thừa cân béo phì sẽ tạo áp lực lên các khớp, khiến cho tình trạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp, giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Tránh mang vác vật nặng: Việc mang vác vật nặng có thể gây tổn thương cho các khớp.
  • Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên khớp: Bạn nên hạn chế các hoạt động gây áp lực lên khớp như chạy nhảy, leo cầu thang, …Lời khuyên

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trả lời; Để phục hồi và nuôi dưỡng hệ xương khớp, bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, protein, omega 3, vitamin D và K. Đồng thời, kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức mạnh và dẻo dai cho xương khớp.

Trả lời: Để giảm đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết, bạn nên giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xương khớp như Thảo Linh Tiên Bình Đông, một sản phẩm của Dược Bình Đông, được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trả lời: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức, sưng tấy hoặc cứng khớp, và thậm chí nghe thấy tiếng lách cách từ khớp khi vận động, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo xương khớp của bạn đang gặp vấn đề. Nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Trả lời: Các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga, và tập luyện với trọng lượng cơ thể là rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Chúng giúp tăng cường sức mạnh của cơ, cải thiện sự linh hoạt và giảm áp lực lên khớp.

Trả lời: Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ xương khớp, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng xương khớp hiện tại. Nếu cần thiết, hãy chọn những sản phẩm đã được kiểm định, an toàn và uy tín.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
10 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)