Theo Đông y, Kê huyết đằng là vị thuốc có tác dụng thông kinh lạc, bổ khí huyết, mạnh gân xương và điều kinh nguyệt. Đặc biệt, nó được sử dụng trong việc điều chế quân nhu. Hãy cùng Dược Bình Đông khám phá đặc điểm tuyệt vời của cây thuốc chữa bệnh xương khớp Kê huyết đằng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đôi nét về Kê huyết đằng
Kê huyết đằng (Spatholobus suberectus) còn được gọi là Cỏ máu, Dây máu, Hồng đăng, Đại hoàng đằng,… thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Cỏ máu là một loại cây dây leo thân gỗ với những đặc điểm như sau:
- Thân cây dài khoảng 10m, có đường kính trung bình từ 3cm đến 4cm. Khi chặt ngang, cây chảy nhựa màu đỏ giống như máu. Vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt, bề mặt xù xì.
- Lá của cây có dạng lá kép, mỗi cành lá gồm từ 3 đến 9 lá chét. Lá chét luôn mọc ở vị trí giữa cuống.
- Hoa của cây mọc từ vị trí nách lá, cuống hoa bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Hoa thường tập trung thành từng tràng và có màu tím đẹp mắt.
- Quả của cây có hình dáng giống quả trứng, có chiều dài trung bình 7cm. Bên ngoài quả được bao phủ bởi lớp lông mịn và bên trong quả chứa từ 3 đến 5 hạt nhỏ.
Kê huyết đằng được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực núi cao trên 850m. Ở Việt Nam, cây này sinh trưởng tốt ở cả các tỉnh phía Nam và phía Bắc, đặc biệt là ở các vùng núi cao. Loại cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Bộ phận dùng làm dược liệu của Kê huyết đằng là dây leo hoặc thân cây, có tên khoa học là Caulis Spatholobi suberecti. Dược liệu sau khi được cắt bỏ hết lá cành, phân loại theo kích thước và được sơ chế theo 2 cách:
- Sử dụng tươi: Khi thu hái tươi, dây leo sau khi được thu hái cần được rửa sạch và thái thành từng lát mỏng và sử dụng ngay.
- Sử dụng khô: Trước khi phơi khô, dược liệu cần được ngâm nước. Thân cây nhỏ chỉ cần ngâm trong 1-2 giờ, trong khi thân cây to cần ngâm trong 3 ngày liền. Sau đó, vớt ra, rửa sạch lại, thái mỏng và có thể làm khô bằng cách phơi hoặc sấy.
Để bảo quản dược liệu cỏ máu, bạn cần đặt nơi khô ráo và mát mẻ. Trong mùa đông hoặc mùa mưa có độ ẩm cao cần phơi thường xuyên hoặc sấy lại để tăng thời gian bảo quản.
2. Công dụng Kê huyết đằng
Kê huyết đằng được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y và Tây y. Nhưng tùy vào hệ thống y học, cây cỏ máu sẽ có công dụng khác nhau.
2.1. Theo Tây y
Theo nghiên cứu Tây y hiện đại, Kê huyết đằng có khả năng kháng viêm và tác động tích cực lên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương, tăng chuyển hóa phosphate.
2.2. Đông y
Theo Y học cổ truyền, Kê huyết đằng được sử dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe nhờ các đặc điểm sau đây:
- Tính vị: Đắng, ôn.
- Quy kinh: Quy vào kinh Thận, Can.
- Công dụng: Táo vị, bổ trung, bổ huyết, hành huyết, làm mạnh gân xương, thông kinh, thư cân, chỉ thống, hòa huyết và hoạt lạc.
- Chủ trị: Đau gối, lưng đau, tay chân tê, đau nhức người do chấn thương, kinh nguyệt không đều sau sinh, khí huyết kém.
3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Kê huyết đằng
Sau đây, Dược Bình Đông giới thiệu đến bạn một số bài thuốc được bào chế từ Kê huyết đằng giúp trị các vấn đề về đau nhức gân xương, đau lưng mỏi gối, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa,… với các thành phần và cách dùng đơn giản.
3.1. Bài thuốc chữa đau nhức gân xương, co quắp, tê bại và đau mỏi
- Thành phần: 20 – 40g Kê huyết đằng, 20g Cẩu tích, 20g Ngưu tất, 20g Tỳ giải, 6g Thiên niên kiện và 4g Bạch chỉ.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
3.2. Bài thuốc chữa đau lưng và mỏi gối
- Thành phần: 16g Kê huyết đằng, 16g Tục đoạn, 12g Hương thảo, 12g Cẩu tích và 12g Dây đau xương.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
3.3. Bài thuốc chuyên chữa viêm khớp dạng thấp
- Thành phần: 16g Kê huyết đằng, 16g Rễ vòi voi, 16g Thổ phục linh, 16g Hy thiêm, 12g Sinh địa, 12g Ngưu tất, 10g rễ Cà gai leo, 10g Huyết dụ, 10g Nam độc lực và 10g rễ Cây cúc áo.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
3.4. Bài thuốc chuyên chữa đau thần kinh tọa
Bài thuốc 1
- Thành phần: 20g Kê huyết đằng, 12g Ngưu tất, 12g Đào nhân, 12g Nghệ vàng, 12g Hồng hoa, 10g Nhọ nồi và 4g Cam thảo.
- Cách dùng: Đem các thành phần trên sắc với 400ml nước, sau đó cô đặc lại cho đến khi còn khoảng 100ml. Bài thuốc được chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc 2
- Thành phần: 20g Huyết đằng, 20g Dây đau xương, 20g Cẩu tích, 20g Ngưu tất, 12g Ba kích, 12g Cốt khỉ củ, 12g Cốt toái bổ và 8g Thiên niên kiện.
- Cách dùng: Đem các thành phần trên sắc với nước và dùng hết trong ngày.
3.5. Bài thuốc chữa phong tê thấp, nhức mỏi xương
- Thành phần: 12g Kê huyết đằng, 12g Cây mua núi, 12g rễ Gối hạc, 10g Dây đau xương, 10g rễ Phòng kỷ và 10g vỏ thân Ngũ gia bì.
- Cách dùng: Đem các thành trên thái nhỏ, phơi khô và ngâm rượu. Mỗi lần dùng 25ml và uống hai lần mỗi ngày.
3.6. Bài thuốc chuyên chữa rối loạn kinh nguyệt
- Thành phần: 16g Kê huyết đằng, 16g Ích mẫu, 12g Sinh địa, 8g Nghệ, 8g Đào nhân và 8g Xuyên khung.
- Cách dùng: Sắc lấy nước và uống hết trong ngày.
3.7. Bài thuốc chữa thiếu máu, hư lao
- Thành phần: 300g Kê huyết đằng và 1 lít rượu.
- Cách dùng: Tán nhỏ Kê huyết đằng và ngâm trong rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần dùng 25ml, uống 2 lần mỗi ngày.
4. Một số lưu ý để sử dụng Kê huyết đằng hiệu quả
Kê huyết đằng mang đến nhiều công dụng hữu hiệu trong Tây y và Đông y, nhưng bạn cần lưu ý những điều sau để sử dụng loại cây này hiệu quả và đúng liều lượng.
4.1. Lưu ý khi lựa chọn dược liệu Kê huyết đằng
Dược Bình Đông tổng hợp một số lưu ý khi lựa chọn dược liệu Kê huyết đằng như sau:
- Xác định rõ loại Kê huyết đằng cần mua vì Kê huyết đằng và Đại huyết đằng có công dụng và giá cả khác nhau.
- Kiểm tra nguồn gốc và mua từ các nguồn đáng tin cậy và đã được kiểm nghiệm theo quy định y tế.
- Tìm những các công ty Đông y uy tín có nguồn gốc rõ ràng và tránh mua từ các nguồn không đáng tin cậy.
4.2. Lưu ý khi sử dụng Kê huyết đằng
Vị thuốc Kê huyết đằng được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau, điều hòa khí huyết và chống nhức mỏi xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng loại dược liệu này, bao gồm:
- Liều lượng sử dụng 10g – 30g/ngày.
- Đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em và người bị nóng trong người hoặc dị ứng với thành phần trong dược liệu.
- Kê huyết đằng có độc tính nên bạn cần tham khảo ý kiến từ thầy thuốc.
- Trong quá trình sử dụng Kê huyết đằng, bạn nên chú ý bổ sung thêm các món ăn tốt cho xương khớp để đảm bảo rằng cơ thể bạn nhận đủ Canxi cần thiết cho việc duy trì sức khỏe và sự chắc khỏe của xương. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả và đảm bảo xương của bạn được phát triển và giữ gìn một cách tốt nhất.
5. Tổng kết
Qua bài viết trên, Dược Bình Đông mong rằng bạn đã biết thêm hiệu quả của Kê huyết đằng trong giảm đau, điều hòa khí huyết và giảm nhức mỏi xương khớp. Đặc biệt khi sử dụng Kê huyết đằng bạn nên uống đúng liều lượng, lộ trình điều trị do bác sĩ tư vấn để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu người bệnh, nhất là người lớn tuổi bị bệnh viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp hoặc những cơn đau nhức xương khớp, phong tê thấp gây mệt mỏi có thể sử dụng thêm sản phẩm Thảo Linh Tiên do Dược Bình Đông nghiên cứu và sản xuất. Thảo Linh Tiên có chứa Kê huyết đằng và các thành phần khác như Đảng sâm, Tang thầm, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ hỗ trợ giảm các triệu chứng mà bệnh xương khớp gây ra.
Ngoài ra, Dược Bình Đông còn cung cấp nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác, bạn có thể tham khảo tại đây. Nếu bạn cần được tư vấn về tình trạng bệnh và sản phẩm phù hợp vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 hoặc email: info@binhdong.vn để được chúng tôi hỗ trợ tận tình nhất.