Tìm kiếm

Viêm khớp: Cách điều trị, Phòng ngừa cải thiện sức khỏe xương khớp

Nhức khớp

Hiện nay, bệnh viêm khớp ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Không chỉ ở người cao tuổi mà kể cả những người dưới 45 tuổi cũng là đối tượng dễ mắc phải. Bệnh lý này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, các khớp sưng và cứng, khó chuyển động,… gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt thường ngày. Trong bài viết hôm nay, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả.

1. Tổng quan về viêm khớp 

Viêm khớp là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của các khớp. Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp là: sưng, nóng, đỏ và đau ở các khớp. Đồng thời, bệnh cũng khiến một số khớp bị tê cứng không thể hoạt động được. Theo thống kê, có khoảng 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau. Trong đó, viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA) là hai loại thường gặp nhất: 

  • Viêm xương khớp (OA) (hay còn gọi là thoái hóa khớp): Vị trí tổn thương của viêm xương khớp chủ yếu là ở sụn khớp (mô bao bọc các đầu xương giúp giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương dễ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp) làm các khớp khó chuyển động, biến dạng. Vì thế, người bị bệnh viêm xương khớp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Thậm chí, viêm xương khớp còn khiến xương lệch khỏi vị trí ban đầu. 
  • Viêm khớp dạng thấp (RA): là một bệnh lý mãn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. 
Hình ảnh vận động viên bị đau gối do chạy bộ quá sức
Viêm khớp gối, viêm khớp cổ chân thường gặp ở người lớn tuổi

Trước đây, bệnh viêm khớp chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi. Nhưng ngày nay, đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, dù là nam hay nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Ngồi lâu trong một tư thế (phổ biến nhất là nhân viên văn phòng), lao động nhiều, sai tư thế khi luyện tập hoặc chơi thể thao.
  • Đã từng bị chấn thương tại các khớp thì càng về sau khả năng bị viêm khớp sẽ càng cao.
  • Thừa cân làm tăng sức ép lên các khớp.
  • Hệ miễn dịch kém, chức năng trao đổi chất rối loạn khiến cho các dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp bị thiếu hụt. 

Khi mắc bệnh viêm khớp, bạn nên nhanh chóng điều trị sớm. Nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, chẳng hạn như teo cơ, biến dạng khớp, nghiêm trọng nhất là bại liệt và tàn phế. 

2. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm khớp 

Các triệu chứng của viêm khớp phụ thuộc vào mức độ các khớp bị ảnh hưởng như thế nào. Thông thường, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: 

  • Đau khớp khi vận động, nhiều trường hợp có thể đau cả khi không vận động.
  • Hạn chế tầm vận động của khớp, có thể kèm theo đau hoặc không.
  • Sưng khớpcứng khớp (trong viêm khớp cấp tính).
  • Viêm tại chỗ hoặc viêm vùng xung quanh khớp.
  • Đỏ vùng da quanh khớp.
  • Phát ra âm thanh lạo xạo mỗi khi di chuyển, cử động; thường gặp nhất là vào buổi sáng.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng ngoài khớp như: sốt cao, phát ban hoặc ngứa ngáy, sụt cân nhanh, khó thở,…

Đọc thêm: Khớp kêu răng rắc do đâu? Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp 

Đối với viêm khớp thì có các dạng nguyên nhân gây bệnh gồm: 

3.1. Nguyên nhân tại khớp

  • Thoái hóa khớp.
  • Sụn khớp bị viêm hoặc bào mòn.
  • Nhiễm khuẩn tại khớp.

3.2. Nguyên nhân ngoài khớp

  • Chấn thương tại vị trí khớp xương trong khi chơi thể thao, tham gia giao thông, làm việc nặng nhọc,…
  • Rối loạn chuyển hóa.
  • Rối loạn chức năng miễn dịch gây ra các tổn thương tại khớp.
  • Máu bị nhiễm trùng từ một bộ phận nào đó. Khi máu truyền đến các khớp sẽ gây viêm nhiễm và sưng tấy.
  • Di truyền, nếu người thân trong gia đình từng mắc chứng bệnh này thì khả năng cao bạn cũng dễ bị mắc phải.

3.3. Các yếu tố nguy cơ

  • Giới tính: Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn nam giới.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì khả năng cơ khớp bị viêm càng cao do yếu tố lão hóa. 
  • Cân nặng: Béo phì, thừa cân khiến sức nặng của cơ thể đè lên đầu gối, hông và cột sống.
  • Các thói quen không tốt: Ít vận động hoặc vận động quá sức; Ăn nhiều dầu mỡ; thức ăn nhanh, sử dụng thức uống có gas, rượu bia,… Điều này khiến cho tế bào sụn và xương dưới sụn bị hủy hoại và nhanh chóng bị bào mòn.
  • Tính chất công việc: ngồi lâu một chỗ, mang vác nặng,…
Hình ảnh người đàn ông bị đau khớp vai
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp là tuổi tác gây viêm khớp quanh vai

4. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp 

Bệnh viêm khớp có thể được chẩn đoán thông qua:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh các triệu chứng đang mắc phải, xác định tầm vận động của khớp và tình trạng của khớp hiện tại.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm các yếu tố viêm như tốc độ máu lắng, CRP, bạch cầu… hoặc xét nghiệm miễn dịch như: yếu tố thấp RF, anti CCP.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm khớp, chụp CT, chụp MRI, chụp X-quang khớp, xạ hình xương.

5. Phương pháp điều trị viêm khớp 

Sau khi chẩn đoán, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân:

Dùng thuốc điều trị:

  • Thuốc giảm đau: hydrocodone hoặc paracetamol giúp kiểm soát những cơn đau xương khớp.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen và naproxen giúp giảm đau và kháng viêm. 
  • Thuốc kháng viêm Corticoid ở dạng viên và dạng tiêm, giúp giảm viêm.
  • Menthol hoặc kem capsaicin: ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau từ các khớp đến não.

Để tìm hiểu thêm về thuốc tây trị viêm khớp bạn có thể xem thêm bài viết: Top 7 loại thuốc trị viêm khớp hiệu quả và lưu ý khi sử dụng.

Vật lý trị liệu: Dựa vào thể trạng và mức độ viêm khớp của người bệnh mà bác sĩ sẽ thiết lập các bài tập giúp giảm đau, tăng sự linh hoạt cho khớp và phạm vi cử động của khớp.

Phẫu thuật: Nếu tình trạng khớp không thể hoạt động được, cơn đau kéo dài dù đã dùng thuốc điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp hoặc phẫu thuật làm cứng khớp hoặc phẫu thuật tạo hình xương. 

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm vè cách điều trị viêm khớp bằng Đông y qua bài viết: Tổng hợp 10+ bài thuốc, cây thuốc Nam trị viêm khớp – Dược Bình Đông

Hình ảnh bác sĩ đang hướng dẫn bệnh nhân điều trị vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu giúp giảm đau, tăng sự linh hoạt và phạm vi cử động của khớp 

6. Cách phòng ngừa viêm khớp

Để tránh mắc phải bệnh viêm khớp, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: 

  • Tập thể dục đều đặn, tùy vào thể trạng và độ tuổi mà bạn có thể chọn môn thể thao phù hợp. Tuy nhiên, bạn phải kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày ít nhất 15 phút. 
  • Duy trì cân nặng, giảm cân hợp lý, tránh ăn khuya và hạn chế ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt. Để có gợi ý nhiều hơn trong việc xây dựng thực đơn của mình, mời bạn tham khảo thêm những thông tin trong bài viết “Viêm khớp nên ăn gì & Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp
  • Hoạt động với tần suất vừa phải, không quá sức để tránh tạo áp lực lên khớp.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, vận động nhẹ sau 1-2 tiếng ngồi liên tục.
  • Khám sức khỏe định kỳ và khi có dấu hiệu đau nhức bất thường. 

7. Chăm sóc người bệnh bị viêm khớp

Bệnh lý viêm khớp sẽ có tiến triển tích cực nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Sau đây là các phương pháp mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc người bệnh tốt nhất có thể: 

  • Khuyến khích người bệnh vận động bằng các động tác nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, dưỡng sinh,… để giúp khớp dẻo dai hơn.
  • Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái, tránh các tư thế khiến khớp phải tổn thương.
  • Ở khu vực bị đau nhức, có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để hỗ trợ giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
  • Bổ sung thêm dưỡng chất, vitamin, chất khoáng từ các loại rau xanh và trái cây tươi.
  • Hạn chế thức uống có gas, chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh có chất tạo nhờn như: đậu bắp, mồng tơi,…
  • Sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên như: Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ. Thảo Linh Tiên có tác dụng bổ xương khớp làm xoa dịu và giảm nhẹ các cơn đau nhức kéo dài, những cơn tê mỏi chân tay, đau nhức vai gáy do bệnh viêm khớp và viêm đa khớp gây ra. 
Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp
Thảo Linh Tiên được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên

8. Tổng kết

Viêm khớp là một bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai cũng dễ bị mắc phải. Dược Bình Đông hy vọng qua bài chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ về bệnh lý này cũng như những hệ quả của nó. Từ đó, bạn sẽ có giải pháp phòng ngừa và chăm sóc xương khớp tốt nhất cho mình và người thân.

Bên cạnh việc phối hợp điều trị, ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên,… thì bệnh nhân có thể bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Thảo Linh Tiên để hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức và tê cứng khớp. Sản phẩm thích hợp cho những người đang bị đau nhức xương khớp và tê mỏi chân tay do bệnh viêm khớp gây ra. Sản phẩm cực kỳ an toàn và sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu bạn sử dụng đều đặn mỗi ngày. 

Thảo Linh Tiên là một sản phẩm đến từ Dược Bình Đông. Đây là thương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường với trên 70 năm hoạt động và phát triển. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều được chứng nhận an toàn từ Bộ Y tế nên khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến xương khớp và muốn tìm hiểu về Thảo Linh Tiên.

Đọc thêm các bài viết khác về viêm khớp:

9. Câu hỏi thường gặp

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty sản xuất thuốc Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Phần trả lời: Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân viêm khớp háng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh có được hướng điều trị tích cực nhất. Theo đó, sự khởi phát bệnh có thể bắt nguồn từ 3 nguyên chính dưới đây:

  • Do bị chấn thương và căng cơ háng: Các tình trạng như sinh hoạt không đúng cách, vận động nặng làm cho khớp háng bị chấn thương. Do người bệnh chạy, nhảy, thay đổi hướng gấp, ngồi hoặc nằm sai tư thế ảnh hưởng đến dây thần kinh khớp háng, tăng nguy thoái hóa khớp. Ngoài ra, có thể do hoạt động, tập luyện quá sức, không đúng kỹ thuật chịu nhiều áp lực từ cơ thể như mang vác đồ nặng trong khoảng thời gian dày.
  • Do bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý gây nên đau viêm khớp háng, chẳng hạn như: viêm đa khớp, thoái hóa khớp háng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, thoát vị bẹn, khớp bị nhiễm trùng, khối u, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Đối với nguyên nhân này, thường quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn.
  • Các bệnh lý khác: Các tình trạng như thừa cân béo phì, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, u nang buồng trứng, sưng hạch bạch huyết, lupus ban đỏ, chèn ép dây thần kinh liên quan, … có thể khiến căng cơ khớp háng dẫn đến đau viêm khớp háng.

Phần trả lời: Viêm khớp cùng chậu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể nhận biết cơ thể mắc bệnh khi gặp các triệu chứng sau:

  • Đau tại vị trí viêm: Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ, buồn nôn, đi tiểu, đại tiện ra máu. Một số người xuất hiện những cơn đau tại cột sống thắt lưng, giữa hai mông, chậu hông. Cơn đau thường diễn ra dai dẳng, tần suất đau nhức nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi lâu. Đôi lúc người bệnh sẽ cảm thấy cứng và tê dọc xuống hai chân như đau dây thần kinh tọa.
  • Cơ cứng khung chậu: Tình trạng bỏng rát, cơ cứng tại khung chậu thường xảy ra khi người bệnh ngủ dậy. Theo thời gian, triệu chứng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế khả năng vận động: Bệnh lý này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc co, duỗi, gập hoặc khoanh chân như bình thường. Ngoài ra, dáng đi của người bệnh cũng bị thay đổi đáng kể. 
  • Đau nhức ở phụ nữ, đặc biệt là thai phụ: Tình trạng đau nhức xuất hiện cả khi ngồi hoặc nằm. Bệnh sẽ phát triển sau vài tháng mang bầu cho tới khi sinh xong.

Phần trả lời: Viêm khớp cổ tay là bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay. Việc đau nhức cổ tay có khả năng phát sinh từ nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, một số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm khớp cổ tay như sau.

  • Chấn thương vật lý: Tình trạng này diễn ra khi cổ tay bị va chạm mạnh đột ngột dẫn đến đau nhức khớp cổ tay, trật khớp, bong gân, rạn nứt hoặc gãy xương.
  • Chấn thương khi hoạt động thể thao: Thường xảy ra ở những người thường xuyên tập luyện thể thao. Chủ yếu là môn thể thao đòi hỏi sử dụng nhiều sức mạnh từ cánh tay và bàn tay gây ra việc chấn thương.
  • Viêm thấp khớp: Bệnh lý viêm thấp khớp ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến đau nhức xương ở những vùng như cổ tay, cổ chân và đầu gối. Việc đau nhức do viêm thấp khớp gây ra làm ảnh hưởng khá nhiều đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Thoái hóa khớp: Dấu hiệu thoái hóa xương khớp xuất hiện chủ yếu ở những người cao tuổi. Đây là thời điểm các chức năng của cơ thể dần yếu đi và dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Theo một số nghiên cứu xương khớp, bệnh lý thoái hóa khớp gây đau nhức cổ tay chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đã từng gặp vấn đề về khớp cổ tay trước đó.
  • Lạm dụng cổ tay nhiều: Việc hoạt động cổ tay quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ đau khớp cổ tay cao hơn mức bình thường. Các công việc đòi hỏi hoạt động cổ tay nhiều như tài xế lái xe đường trường, thợ may, vận động viên quần vợt,…
  • Một số yếu tố nguy cơ gây ra viêm khớp cổ tay như:
    • Người bị béo phì
    • Phụ nữ đang mang thai
    • Người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường
    • Người mắc bệnh Gout, bệnh Kienbock, hội chứng ống cổ tay, bị nổi hạch hoặc sưng hạch

Trả lời: Viêm khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng và ngăn chặn tiến triển bệnh. Việc điều trị sớm và theo dõi định kỳ với bác sĩ sẽ giúp làm chậm quá trình bệnh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Trả lời: Viêm khớp có thể dẫn đến các biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp, và thậm chí là tàn phế nếu không được điều trị đúng cách. Để phòng tránh, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, tập luyện thích hợp và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời cần đảm bảo sinh hoạt và làm việc đúng tư thế để hạn chế tổn thương khớp và đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Trả lời: Các dấu hiệu sớm của viêm khớp thường bao gồm đau nhức, sưng, cứng và đỏ ở các khớp. Âm thanh lạo xạo khi di chuyển cũng có thể là dấu hiệu. Nếu gặp các triệu chứng này, hãy thăm khám y tế để được chẩn đoán và tư vấn kịp thời.

Trả lời: Có, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp. Một số thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn, trong khi những thực phẩm khác có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp.

Dưới đây là một số thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn:

  • Thực phẩm giàu axit béo omega-6: Axit béo omega-6 có thể thúc đẩy tình trạng viêm. Các thực phẩm giàu axit béo omega-6 bao gồm dầu thực vật, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường và chất béo không tốt cho sức khỏe. Những chất này có thể làm tăng tình trạng viêm và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Đường: Đường có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Ăn nhiều đường có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Rượu bia: Rượu bia có thể làm tăng tình trạng viêm và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.

Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp:

  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Axit béo omega-3 có thể giúp giảm tình trạng viêm. Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá béo, quả óc chó và hạt lanh.
  • Trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tình trạng viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm và giảm đau. Bạn có thể thêm gừng vào món ăn hoặc uống trà gừng.
  • Nghệ: Nghệ có đặc tính chống viêm và giảm đau. Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn hoặc uống trà nghệ.

Ngoài ra, bạn nên:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp bôi trơn khớp và giảm đau.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá mức có thể gây áp lực lên khớp và khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện chức năng khớp.
  • Nếu bạn bị viêm khớp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp.

Trả lời: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp xung quanh các khớp, giúp giảm áp lực lên khớp và giảm đau. Hãy tập các động tác kéo giãn để tăng cường độ linh hoạt và giảm cứng khớp. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để có chương trình luyện tập phù hợp, tránh làm tổn thương khớp nặng hơn.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
16 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)