Y học cổ truyền có câu “Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái đó là sức khỏe” Khí huyết chính là vật chất cơ bản nhất của sự sống, tất cả những vấn đề xoay quanh sức khỏe đều có liên quan đến khí huyết. Nếu khí huyết lưu thông kém sẽ dẫn đến hàng loạt các chứng bệnh như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau vùng ngực,… làm giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bồi bổ khí huyết sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu một số phương pháp bồi bổ khí huyết và các vấn đề cần lưu ý để bạn đọc tham khảo.
1. Đôi nét về khí huyết và dấu hiệu nhận biết khi nào cần bồi bổ khí huyết
1.1. Vai trò của Khí và Huyết
Khí và huyết là hai yếu tố quan trọng tham gia vào việc vận hành cơ thể, duy trì sức sống. Hai yếu tố này là vật chất cơ bản nhất của sự sống, có liên quan đến mọi vấn đề sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh, có được vẻ đẹp và sức sống.
- Khí vốn có nguồn gốc hóa sinh từ tinh khí của thức ăn kết hợp cùng với khí trời hít thở hấp thụ vào. Khí được tạo ra sẽ giúp vận hành huyết dịch để góp phần nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời, khí cũng được đưa đến tạng phủ giúp tạng phủ hoạt động ổn định, góp phần duy trì hoạt động sống cho con người.
- Huyết là dạng vật chất quan trọng giúp duy trì mọi hoạt động sống trong cơ thể. Tất cả các bộ phận từ da, thịt, xương và các tạng phụ đều cần đến sự nuôi dưỡng của huyết. Cũng do trong huyết có dinh dưỡng, cho nên khi huyết thịnh thì hình thể cũng thịnh, khi huyết suy hình thể cũng suy. Khi huyết mạch điều hòa, tuần hoàn lưu lợi sẽ giúp cho da thịt, khớp xương, gân cốt hoạt động tốt.
Theo Y học cổ truyền “Huyết thuộc về âm, khí thuộc về dương”, hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Huyết tuy do khí sinh, theo khí mà đi, nhưng khí cũng cần dựa vào huyết mới có thể thực hiện vận động sinh hóa (dương sinh âm trưởng). Khí và huyết tương trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, khi khí huyết không điều hòa sẽ khiến xuất hiện bệnh tật.
1.2. Dấu hiệu nhận biết cần bồi bổ khí huyết
Khí huyết hư suy là tình trạng âm dương mất điều hòa, làm cho đường vận hành của khí huyết bị rối loạn, thậm chí không nương tựa được vào nhau mà đi sai chỗ, gây ra tình trạng bên này hư bên kia thực. Khí huyết kém, trì trệ, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, làm xuất hiện một số biểu hiện như:
- Biểu hiện bên ngoài: Tóc khô xơ, rụng tóc, môi nhợt nhạt, da xanh xao, chân tay lạnh, móng tay yếu,…
- Biểu hiện bên trong: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, tiêu hóa kém, chán ăn, khó thở,…
- Biểu hiện tâm lý: Dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm, hay quên, kém tập trung,…
- Một số biểu hiện riêng ở phụ nữ: Rối loạn kinh nguyệt, ít kinh, vô kinh, đau bụng kinh kéo dài, bế kinh, suy giảm ham muốn,…
Theo Đông Y, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng khí huyết kém như:
- Thiếu dinh dưỡng: Nếu cơ thể bị thiếu một trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12,… sẽ khiến cho hoạt động sản xuất hồng cầu bị giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Bệnh lý: Có nhiều bệnh lý có thể khiến khí huyết hư tổn, điển hình như cảm cúm. Khi cảm cúm khiến tình trạng sốt kéo dài, gây mất nước sẽ dẫn đến khí huyết hư hao, cơ thể suy nhược,…
- Mất máu: Khí huyết kém vì mất máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rong kinh, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, hoặc bệnh về đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện của khí huyết kém, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để tình trạng kéo dài mà không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim: Tim phải thực hiện nhiệm vụ bơm máu nhiều hơn để bù cho việc thiếu oxy trong máu. Tình trạng này diễn ra lâu ngày gây suy tim.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Khí huyết kém, thiếu máu khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc phải các chứng bệnh khác.
- Tử vong: Thiếu máu cấp tính có thể dẫn đến tử vong.
2. Lợi ích và các phương pháp bồi bổ khí huyết
Bồi bổ khí huyết là việc bổ sung những chất dinh dưỡng còn thiếu trong cơ thể, giúp tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe tổng thể, làm giảm các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, da môi nhợt nhạt, người yếu ớt.
2.1. Thực phẩm bồi bổ khí huyết
Thực phẩm bổ khí huyết là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cần thiết cho việc sản sinh và cân bằng khí huyết, cải thiện quá trình lưu thông máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sau đây là một số nhóm thực phẩm bồi bổ khí huyết mà bạn có thể tham khảo:
- Thực phẩm giàu đạm: Các loại thực phẩm giàu đạm nên bổ sung cho những người khí huyết kém, thiếu máu là cua, tôm, cá, thịt, sữa, trứng, đậu xanh, đậu tương, vừng, lạc,…
- Thực phẩm giàu sắt: Những người thiếu máu cần bổ sung lượng sắt cần thiết cho việc sản sinh các tế bào hồng cầu thông qua các loại thực phẩm giàu sắt như rau có lá xanh đậm, đậu xanh, bông cải xanh, bơ, đậu phộng, nho khô, quả sung, đậu nành, quả chà là, gan, trứng, thịt, cá,…
- Thực phẩm giàu vitamin B12: Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu nhưng cơ thể không có khả năng tạo ra. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua các loại thực phẩm như ngao, cá mòi, trứng, gan động vật, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và sản phẩm từ sữa,…
- Thực phẩm giàu vitamin Axit Folic: Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu axit folic như trứng cá, gan, bông cải xanh, măng tây, rau bina, đậu phộng, bơ, thịt bò, rau diếp cá,… để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn.
Bên cạnh các loại thực phẩm bổ huyết thì người khí huyết kém, thiếu máu cũng nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:
- Thực phẩm đông lạnh
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay nóng
- Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm nhiều muối
- Thực phẩm gây dị ứng
- Các chất gây kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga
2.2. Bài thuốc bồi bổ khí huyết theo Y học cổ truyền
Khí và huyết là vật chất của tạng phủ – kinh lạc. Do đó, khi khí huyết hư suy sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ. Ngược lại, khi tạng phủ kinh lạc có vấn đề thì sẽ làm xuất hiện các bất thường qua khí huyết. Theo Đông y, có một số bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các thể bệnh về khí, huyết như:
Bài thuốc bổ khí huyết (Khí huyết hư suy) – Bài thuốc Bát trân thang
- Triệu chứng: Người gầy mệt mỏi, môi nhợt, da xanh, hoa mắt, đoản hơi, đoản khí hồi hộp, lưỡi nhạt, ăn ít, mạch tế.
- Công dụng: Bồi bổ khí huyết, phòng chống thiếu máu nhờ việc thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng lượng huyết sắc tố. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hệ tuần hoàn, bảo vệ gan, điều tiết sự co bóp của tử cung, chống mệt mỏi, nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể.
- Thành phần: 20g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Bạch thược, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo.
- Cách làm: Sắc uống.
Bài thuốc Thập toàn đại bổ
- Công dụng: Bồi bổ khí huyết, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện hệ tuần hoàn. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe của thận.
- Thành phần: 20g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Bạch thược, 12g Đảng sâm, 12g Bạch linh, 12g Bạch truật, 10g Cam thảo, 10g Hoàng kỳ, 6g Quế nhục.
- Cách làm: Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 lần uống.
Nhân sâm dưỡng vinh thang
- Công dụng: Bổ huyết điều kinh
- Thành phần: 12g Trần bì, 12g Đương quy, 12g Nhân sâm, 12g Hoàng kỳ, 12g Quế tâm, 12g Bạch truật, 12g Bạch linh, 8g Bạch thược, 8g Thục địa, 8g Cam thảo, 6g Ngũ vị tử, 4g Viễn chí, 3 lát Sinh khương, 3 quả Đại táo.
- Cách làm: Sắc mỗi ngày một thang, chia thành 3 lần uống, uống khi còn ấm trước khi ăn.
2.3. Thói quen tốt giúp bồi bổ khí huyết
Không chỉ bổ sung các loại thực phẩm bổ khí huyết trong khẩu phần ăn của mình, bạn cần xây dựng những thói quen tốt như:
- Ăn uống điều độ, cân bằng dinh dưỡng: Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sản sinh hồng cầu, ổn định đường huyết trong máu. Bạn có thể xem thêm bài viết “Các loại thực phẩm điều hòa kinh nguyệt hiệu quả“.
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý: Thiếu ngủ liên quan đến cả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu không do thiếu sắt. Do đó, bạn cần ngủ đủ giấc và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn.
- Uống đủ nước: Theo các chuyên gia, việc uống đủ nước từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày sẽ giúp cân bằng quá trình trao đổi chất, cải thiện quá trình lưu thông máu.
- Giữ tinh thần thoải mái: Bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng như tắm nước ấm, thiền,… và kết hợp với các liệu pháp thư giãn. Những biện pháp này sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào tốt hơn.
- Tập thể dục đều đặn: Bạn có thể chọn các bài tập như đi bộ, yoga,… sẽ giúp cơ thể thư giãn, tăng sản xuất hồng cầu, tăng lượng máu đến các cơ quan, cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao sức khỏe tổng thể. Nhấp vào xem ngay: Top 8+ bài tập yoga điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn, hiệu quả.
- Duy trì tư thế làm việc, sinh hoạt đúng: Giúp máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn.
2.4. Phương pháp bồi bổ khí huyết khác
Ngoài các phương pháp bồi bổ khí huyết ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp khác như:
- Tập khí công, thái cực quyền: Phương pháp này giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn theo từng động tác.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng bàn tay để tác động lên da thịt, gân, khớp và kinh lạc của người bệnh để giúp khí huyết lưu thông, với mục đích phòng và chữa bệnh.
- Châm cứu: Phương pháp này sẽ dùng kim châm hoặc sức nóng của ngải cứu để kích thích lên huyệt vị, tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương trong cơ thể để phòng và điều trị bệnh theo từng thể bệnh.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng bổ huyết điều kinh có nguồn gốc từ thiên nhiên như Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần thảo dược như Lạc tiên, Bạch phục linh, Thục địa, Hoài sơn, Mẫu đơn bì, Mạch môn, Hoàng tinh, Ngũ vị tử, Sơn thù du và Phòng đảng sâm, mang đến công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, làm giảm mệt mỏi.
3. Dấu hiệu cho thấy khí huyết đã ổn định
Việc bồi bổ khí huyết chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn hạn, nếu kéo dài hoặc quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng. Do đó, bạn cần phải theo dõi các biểu hiện của cơ thể để dừng bồi bổ đúng lúc. Sau đây là một số biểu hiện cho thấy khí huyết ổn định mà bạn cần chú ý:
- Da dẻ hồng hào, tươi tắn, đầy sức sống.
- Tóc, móng tay, móng chân khỏe mạnh.
- Mắt sáng, tinh thần minh mẫn.
- Ngủ ngon và sâu giấc.
- Hơi thở điều hòa, nhịp tim ổn định.
- Chân tay ấm áp.
4. Những lưu ý khi thực hiện các phương pháp bồi bổ khí huyết
Để thực hiện các phương thức bồi bổ khí huyết an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Trước khi sử dụng các bài thuốc hay các loại thực phẩm bổ sung bất kỳ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Trong quá trình bồi bổ khí huyết, bạn cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể, nếu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy ngưng sử dụng và đi khám ngay.
- Tuyệt đối không được tự ý kết hợp các phương pháp bồi bổ khí huyết theo Đông y và Tây y.
- Cần phải thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có thể chọn phương pháp điều trị và bồi bổ đúng cách.
- Tùy vào thể trạng sức khỏe, giới tính, độ tuổi và cơ địa từng người mà sẽ có những phương pháp bồi bổ khí huyết phù hợp khác nhau.
- Không phụ thuộc vào các loại thuốc bổ huyết mà cần kết hợp với việc rèn luyện thân thể, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Quá trình bồi bổ khí huyết cần kiên trì thực hiện đều đặn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Tổng kết
Khí và huyết là vật chất cơ bản của sự sống, có liên quan đến mọi vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc bồi bổ khí huyết sẽ giúp cơ thể tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe tổng thể. Để bồi bổ khí huyết, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm, bài thuốc, xây dựng thói quen hoặc sử dụng các sản phẩm có công dụng bổ huyết.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Bát Tiên Bình Đông. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần thảo dược như Bạch phục linh, Thục địa, Hoài sơn, Lạc tiên, Mẫu đơn bì, Mạch môn, Hoàng tinh, Ngũ vị tử, Sơn thù du và Phòng đảng sâm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được Dược Bình Đông nghiên cứu kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại giúp đem lại hiệu quả cao trong việc bồi bổ khí huyết trong cơ thể, làm giảm mệt mỏi cho người bệnh. Với hơn 70 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, chiết xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên, các sản phẩm của chúng tôi được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
Nếu quý khách quan tâm sản phẩm này của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ qua hotline (028)39808808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.