Tác hại của việc làm việc quá sức: Dấu hiệu cần biết và cách khắc phục

Làm việc quá sức gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như kiệt sức, đau đầu và rối loạn giấc ngủ.

Bạn có đang cảm thấy mệt mỏi vì làm việc quá sức? 

Làm việc quá sức không chỉ làm cơ thể suy kiệt mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy làm sao để nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và điều chỉnh thói quen làm việc trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng?

Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ cùng bạn khám phá các dấu hiệu của việc làm việc quá sức, hiểu rõ tác hại tiềm ẩn và gợi ý những giải pháp thiết thực để xây dựng lối sống cân bằng, khỏe mạnh hơn.

1. Đôi nét về làm việc quá sức

Làm việc quá sức là trạng thái khi một người làm việc với cường độ cao liên tục trong thời gian dài mà không dành đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Điều này không chỉ gây kiệt sức mà còn kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng “vùi đầu vào công việc” thường xuất phát từ những áp lực trong công việc, thiếu cân bằng cuộc sống hoặc từ những mong muốn đạt mục tiêu nhanh chóng,… Tình trạng này thường gặp ở những nhóm người như nhân viên văn phòng, sinh viên và học sinh – những người thường xuyên đối mặt với áp lực cao.

Hình ảnh người phụ nữ đang làm việc quá sức

Làm việc quá sức diễn ra ở nhiều đối tượng và thường gặp ở công sở hoặc các trường học

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng làm việc quá sức bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài;
  • Thường xuyên có các triệu chứng như ho, đau rát họng, sổ mũi,…. do dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh;
  • Đau nhức cơ thể;
  • Giảm hiệu suất công việc;
  • Thay đổi tâm trạng;
  • Thay đổi thói quen ăn uống,…
Người phụ nữ đang bị cảm cúm

Làm việc quá sức dễ dẫn đến cảm lạnh kèm theo triệu chứng hắt hơi, đau đầu

2. Tác hại của làm việc quá sức

Dù làm việc quá sức ban đầu có thể mang lại hiệu suất công việc cao hơn và chưa thấy rõ tác hại, nhưng về lâu dài, cơ thể và tinh thần đều sẽ suy kiệt, dẫn đến giảm hiệu quả làm việc và tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.

Do mất cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức. Khi không được phục hồi kèm với căng thẳng tăng cao, cơ thể bạn sẽ dần bị bào mòn và dẫn đến tình trạng kiệt sức (hay còn được gọi là Burnout) với các biểu hiện như:

  • Thường xuyên đau, ốm (nhất là đau ốm vặt);
  • Đau đầu, đau cơ, nhức mỏi cổ vai gáy;
  • Thay đổi thói quen ăn uống (ăn quá nhiều hoặc biếng ăn);
  • Rối loạn giấc ngủ (chất lượng giấc ngủ thay đổi, bị mất ngủ hoặc có thể ngủ quá nhiều);
  • Cảm thấy không có sức lực, mệt mỏi, chán ăn rã rời trong thời gian làm việc;
  • Đau dạ dày cũng như dễ mắc các bệnh về đường ruột,…

2.1. Tác động tiêu cực tới sức khỏe thế chất

Nếu cơ thể bạn liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng và kiệt sức, chức năng các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất như:

Cô gái đang làm việc quá sức và bị các vấn đề phụ khoa

Nữ giới sẽ dễ gặp các triệu chứng liên quan kinh nguyệt hoặc các bệnh phụ khoa nếu làm việc quá sức

Ngoài những tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất, làm việc quá sức còn gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi làm việc quá sức, hệ miễn dịch suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, và khó phục hồi hơn sau bệnh.
  • Bệnh tim mạch: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch,…
  • Nguy cơ đột quỵ tăng gấp 800% khi cơ thể phải chịu áp lực và căng thẳng liên tục.
  • Nguy cơ ung thư.
  • Tăng cân không kiểm soát do rối loạn ăn uống, tích tụ mỡ thừa,…

2.2. Tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần

Khi cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng và kiệt sức, sức khỏe tinh thần cũng chịu bị ảnh hưởng nặng nề với các biểu hiện như sau:

  • Giảm khả năng tập trung: Khó duy trì sự chú ý và xử lý công việc một cách hiệu quả.
  • Hiệu suất làm việc thấp: Suy giảm năng suất do cơ thể và tinh thần không đủ năng lượng để duy trì hiệu quả công việc.
  • Rối loạn cảm xúc: Tâm trạng dễ thay đổi, cáu gắt, lo âu hoặc buồn bã kéo dài.
  • Suy giảm trí tuệ: Ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, làm việc quá sức còn tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe tâm thần, bao gồm:

  • Trầm cảm.
  • Kiệt sức tinh thần (Burnout) với các biểu hiện như mất động lực làm việc và cảm thấy tách biệt với mọi người.

3. Thay đổi thói quen làm việc để hạn chế quá sức trong công việc

Nhận biết và điều chỉnh thói quen làm việc kịp thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số lời khuyên để thay đổi thói quen làm việc quá sức:

  • Cân bằng công việc và nghỉ ngơi: Đảm bảo bạn có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Học cách nói “không”: Khi khối lượng công việc vượt quá khả năng, hãy mạnh dạn yêu cầu hỗ trợ hoặc từ chối để tránh làm việc quá tải.
  • Xây dựng khung giờ làm việc hợp lý: Lên kế hoạch làm việc hiệu quả, xen kẽ với những khoảng nghỉ ngắn từ 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc để tái tạo năng lượng.
  • Tăng hiệu suất công việc: Tập trung cao độ bằng cách tránh xa các thiết bị gây xao nhãng, hạn chế làm nhiều việc cùng lúc (multitasking) để hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Tham gia các hoạt động nạp năng lượng: Dành thời gian cho các hoạt động như thể thao, thiền, nghe nhạc, hoặc đơn giản là trò chuyện cùng gia đình và bạn bè để lấy lại tinh thần.
Người phụ nữ làm việc thành công

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tinh thần và thể chất cải thiện

4. Xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế tình trạng kiệt sức

Việc duy trì một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể hồi phục, tăng sức đề kháng, và tránh được tình trạng kiệt sức. Những thói quen tốt cho cơ thể bao gồm:

  • Chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất là đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất;
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, tránh bỏ bữa;
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia. Đồng thời, hạn chế tiêu thu các thực phẩm gây nóng trong người ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối,…
  • Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm trước 23h00; Xem thêm bài viết “18 cách ngủ ngon giấc hơn, giúp hạn chế thức giấc vào ban đêm“.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày;
  • Thực hiện các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ,… định kỳ 30 phút/lần và 5 lần/tuần để giúp cơ thể thư giãn, mà còn cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể;
Hai người đang chạy bộ để tránh những hậu quả do làm việc quá sức mang lại

Chạy bộ đều đặn giúp nâng cao sức khỏe

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng với các hoạt động như thiền, tắm nước ấm thường xuyên,… kết hợp các liệu pháp thư giãn. Đồng thời, cân bằng công việc và nghỉ ngơi, làm việc quá sức có thể làm suy yếu hệ miễn dịch;
  • Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế những bệnh lý do thừa cân, béo phì;
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống,…

5. Tổng kết

Làm việc quá sức không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng này có thể làm suy yếu chức năng của nhiều cơ quan quan trọng như gan, thận, phổi và hệ miễn dịch. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm sẽ gia tăng và ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần của chúng ta.

Để bảo vệ sức khỏe, việc duy trì thói quen làm việc lành mạnh và xây dựng lối sống cân bằng là vô cùng quan trọng. Bạn hãy nhớ cân đối thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, luyện tập thể dục thường xuyên và kiểm soát tốt căng thẳng để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Hãy luôn ghi nhớ rằng, sức khỏe là món quà quý giá nhất mà bạn sở hữu, có sức khỏe bạn sẽ làm được nhiều điều mà không nhất phải làm quá sức.

Dược Bình Đông hân hạnh đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe, cung cấp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe uy tín và chất lượng. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm những sản phẩm bảo vệ sức khỏe trước những tác động của làm việc quá sức, vui lòng liên hệ hotline (028)39808808 để nhận được sự tư vấn tận tình.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/lam-viec-qua-suc-anh-huong-nao-toi-suc-khoe-vi

https://medlatec.vn/tin-tuc/lam-viec-qua-suc-anh-huong-the-nao-toi-suc-khoe-cua-ban-s195-n23590

https://tuoitre.vn/lam-viec-qua-suc-gay-nhieu-benh-1055575.htm

https://www.bangkokhospital.com/vn/content/burnout-syndrome

https://vnexpress.net/kiet-que-khi-lam-viec-14-tieng-moi-ngay-4657903.html

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng