Tìm kiếm

Đôi nét về tình trạng mất ngủ và cách điều trị 

Hình ảnh cô gái làm việc quá nhiều dẫn đến mất ngủ

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với con người, giúp phục hồi năng lượng, cho cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc và học tập. Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Mất ngủ kéo dài là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt. Vậy mất ngủ là bệnh gì? Những triệu chứng của mất ngủ, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Đôi nét về tình trạng mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người. Thông thường, người trưởng thành cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày và phải đảm bảo ngủ đủ giấc về mặt thời gian, ngủ sâu và cảm thấy thoải mái, sảng khoái sau khi ngủ dậy. 

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm ngủ không sâu giấc, khó ngủ, dễ tỉnh giấc, thức dậy rất sớm và khó trở lại giấc ngủ và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.

Đối tượng có nguy cơ dễ mắc mất ngủ thường là: phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ mãn kinh; nam giới thường xuyên stress, căng thẳng trong công việc, người trên 60 tuổi; người rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc thể chất; người bị căng thẳng tinh thần; người đang hóa trị

Mất ngủ được chia thành 2 loại là mất ngủ cấp tínhmất ngủ mãn tính. Dù là mất ngủ cấp hay mãn tính đều gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, kém linh hoạt.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe hay vận hành máy móc,… 
Hình ảnh cô gái trằn trọc khi bị khó ngủ vào ban đêm
Mất ngủ ban đêm

2. Triệu chứng của mất ngủ 

Một số triệu chứng của mất ngủ có thể kể đến như:

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Dễ thức dậy vào ban đêm
  • Thức dậy rất sớm
  • Mệt mỏi khi thức dậy
  • Mệt mỏi hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày
  • Khó chịu, lo lắng, trầm cảm
  • Giảm chú ý, kém tập trung
  • Dễ bị mắc lỗi, tai nạn do không tập trung

3.  Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây nên, phổ biến bao gồm: 

3.1. Nguyên nhân không phải do bệnh

Nếu mất ngủ diễn ra thoáng qua thì có thể do một số nguyên nhân như: 

  • Do căng thẳng, stress
  • Do thói quen ngủ kém bao gồm lịch đi ngủ không đều; môi trường ngủ không thoải mái; sử dụng máy tính, TV, điện thoại thông minh trước khi ngủ làm cản trở chu kỳ giấc ngủ.
  • Sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, trà,… 
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi nằm và khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. 
Hình ảnh cô gái làm việc quá nhiều dẫn đến khó ngủ
Mất ngủ do căng thẳng, stress

3.2. Nguyên nhân mất ngủ do bệnh

Tình trạng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài được gọi là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân của mất ngủ mãn tính thường là do các vấn đề về sức khỏe hoặc một số bệnh lý như: 

    • Dị ứng: Các chất gây dị ứng có trong không khí làm viêm đường mũi và kích hoạt sản xuất các chất gây nghẹt mũi. Những triệu chứng này xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm, gây gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng, dẫn tới mất ngủ.
    • Viêm khớp: Những người bị bệnh viêm khớp thường bị đau buốt và nhức mỏi dai dẳng, dẫn tới khó ngủ, lo lắng, trằn trọc. 
    • Trào ngược dạ dày: Đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ đối với những người trong độ tuổi 45 đến 64. Những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như ợ nóng, ho, nghẹt thở,… khi nằm là lý do gây ra bệnh mất ngủ. 
    • Bệnh lý tâm thần: Các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu, các chất dạng thuốc phiện) có liên quan tới mất ngủ mãn tính. 
    • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể góp phần gây ra bệnh tim, béo phì và tiểu đường.
    • Các bệnh về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động bất thường làm cho chức năng trao đổi chất của cơ thể cũng gia tăng đột ngột. Điều này gây cảm giác bồn chồn, khiến người bệnh khó thư giãn khi đi ngủ. 

4. Hướng dẫn bí quyết điều trị mất ngủ

Điều trị bệnh mất ngủ chủ yếu là điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây mất ngủ. Để chẩn đoán và chỉ định điều trị, người bệnh cần có sự tư vấn và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ mà bạn có thể tìm hiểu: 

4.1. Điều trị mất ngủ bằng thuốc

Điều trị mất ngủ bằng Thuốc Tây

Điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh những nguy hại không lường trước.

Các loại thuốc Tây được dùng trong điều trị mất ngủ là: 

  • Thuốc bình thần: Bao gồm các loại thuốc Clonazepam, Diazepam, Rotunda, Bromazepam... có tác dụng ngay lập tức. Tuy nhiên thuốc chỉ dùng cho trường hợp mất ngủ ngắn và chưa trầm trọng, không sử dụng thuốc quá 3 ngày vì có thể gây tác dụng phụ suy giảm trí nhớ.
  • Thuốc ngủ: Gồm các thuốc như Zolpidem, Phenobarbital… cũng gây tác dụng mạnh và dễ gây nhờn thuốc. Người bệnh không nên dùng nhóm thuốc này quá 3 ngày, thuốc có thể gây các tác dụng phụ là chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa,… 
  • Thuốc kháng histamin: Bao gồm thuốc Promethazine, Diphenhydramin, Clorpheniramin,… chống dị ứng và tác dụng mạnh. Tuy nhiên thuốc gây các tác dụng phụ như khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng trí não,… 
  • Thuốc an thần kinh mới: Nhóm thuốc gồm Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… gây ngủ mạnh, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. 
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Gồm có các thuốc như Mirtazapine, Clomipramine,… có thể điều trị tình trạng mất ngủ kéo dài. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không có tác dụng ngay lập tức và có thể gây một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, táo báo, gây bí tiểu,… 
Hình ảnh bác sĩ đang kê thuốc trị bệnh
Sử dụng thuốc điều trị mất ngủ

Điều trị mất ngủ bằng các bài thuốc Đông y

Một số vị thuốc Đông y chữa mất ngủ giúp an thần, định chí như Tâm sen, Long nhãn, Toan táo nhân, Viễn chí, Phục thần, Thảo quyết minh, Lạc tiên, Lá vông, Bán hạ… thường được sử dụng trong bài thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ hiệu quả từ dân gian:

Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu: Tâm sen, Lạc tiên, Lá vông
  • Thực hiện: Cho vào nồi, thêm 3 bát nước. Đem sắc lại còn 1 bát. Uống mỗi ngày 1 bát
  • Công dụng: Bài thuốc có tác dụng an thần tốt, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh, ngủ an giấc hơn.

Bài thuốc 2: 

  • Nguyên liệu: 20g cùi nhãn tươi
  • Thực hiện: Thêm 200ml nước sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Công dụng: Cùi nhãn tươi có vị ngọt được dùng để điều trị chứng mất ngủ, đặc biệt ở người mắc suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hay quên.

Bài thuốc 3: 

  • Nguyên liệu: 8g Củ bình vôi, 10 – 15g Hạt sen, 10 – 15g Long nhãn, 10 – 15g Nhân hạt táo, 12g Lá vông. 
  • Thực hiện: Sắc uống trước khi đi ngủ 30 phút. 
  • Công dụng: Củ bình vôi có tính bình trị mất ngủ ở người gầy yếu, hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên,… 

Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: 12g Bán hạ chế, 60g Gạo tẻ. Gia thêm 120g La bặc tử nếu người bệnh bị lưỡi đỏ rêu vàng, tức ngực buồn nôn. 
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, dùng 1 thang mỗi ngày. Trong trường hợp người bệnh nặng cần sử dụng 3 thang chia đều mỗi sáng, chiều, tối.
  • Công dụng: Bài thuốc có tác dụng an thần tốt, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Bài thuốc 5:

  • Nguyên liệu: 12g Huyền sâm, 12g Kim ngân hoa, 20g Sừng trâu (bột mịn), 12g Mạch môn đông, 20g Sinh địa, 8g Đan sâm, 8g Liên kiều, 6g Hoàng liên, 4g Trúc diệp. 
  • Thực hiện: Sắc 8 chén còn 3 chén và uống 3 lần/ngày. 
  • Công dụng: Dùng khi sốt cao, rối loạn giấc ngủ, không tỉnh táo, nói nhảm và khô khát trong người. 

Bài thuốc 6:

  • Nguyên liệu: 1 lít Rượu 30 độ, 1kg Nữ trinh tử.
  • Thực hiện: Đem ngâm Nữ trinh tử và rượu trong 7 – 10 ngày. Mỗi lần dùng 20 – 30ml để uống, ngày uống 1 – 2 lần.
  • Công dụng: Rượu nếp ngâm Nữ trinh tử chữa suy nhược, điều trị chứng mất ngủ.

Trên đây là một số bài thuốc Đông y trị mất ngủ mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, mất ngủ theo Đông y cũng có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, bạn nên thăm khám khám bác sĩ y học cổ truyền để biết rõ nguyên nhân mất ngủ và dùng đúng bài thuốc. Điều này sẽ đem lại hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

4.2. Điều trị mất ngủ không dùng thuốc

Ngoài việc dùng thuốc để cải thiện giấc ngủ, bạn cũng có thể áp dụng một số cách làm tại nhà hoặc những phương pháp trị liệu như: 

  • Liệu pháp tâm lý: Điều trị bằng liệu pháp tâm lý bởi các chuyên gia tâm lý bằng cách tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra những giải pháp giải quyết chứng khó ngủ.
  • Thư giãn: Với những trường hợp mất ngủ do căng thẳng hay do áp lực tâm lý, bạn cần điều trị thông qua việc thư giãn. Hãy làm những điều mình thích, tập chia sẻ với người thân, bạn bè,… để giảm bớt căng thẳng và có giấc ngủ ngon. 
  • Tập yoga: Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, có tới 85% người tập yoga cảm thấy bớt căng thẳng và đến 55% người sau khi tập ngủ ngon hơn. 
  • Châm cứu: Một cách trị mất ngủ phổ biến đó là thực hiện châm cứu. Phương pháp này giúp cải thiện đau mỏi cơ thể, xua tan căng thẳng để ngủ ngon hơn.
  • Bấm huyệt: Theo Y học cổ truyền, bấm huyệt giúp kích thích những huyệt đạo tương ứng các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Bấm huyệt giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, xua tan mệt mỏi từ đó giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. 
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng tác động lớn tới giấc ngủ. Do đó, nếu muốn có giấc ngủ ngon bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn. Hãy bổ sung những thực phẩm giúp dễ ngủ và ngủ ngon như: sữa chua, chuối, cá, hạt sen, cải bó xôi, trứng,… 
  • Thay đổi thói quen xấu trước khi ngủ: Bạn cần loại bỏ những thói quen xấu trước khi ngủ như uống rượu bia, hạn chế dùng socola, hạn chế uống cafe vào chiều tối, ngủ không theo lịch cố định,… để có thể dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Ngoài ra, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để điều trị mất ngủ cũng là phương pháp được nhiều người quan tâm. Một trong những sản phẩm có công dụng hỗ trợ cho giấc ngủ sâu, ngủ ngon mà bạn có thể tham khảo đó chính là Bát Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe bổ dưỡng, giảm mệt mỏi, phục hồi cơ thể, đem đến cho người bệnh giấc ngủ ngon. 
Hình ảnh cô gái chăm tập thể thao với bộ môn yoga giúp ngủ tốt hơn
Tập yoga để cải thiện giấc ngủ

5. Cách cải thiện phòng tránh mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ có thể được phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng bằng nhiều phương pháp như: 

  • Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng trong suốt cả ngày và giảm tiếp xúc ánh sáng xanh vào buổi tối: Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên giúp giữ nhịp sinh học khỏe mạnh, giảm thời gian khó ngủ xuống khoảng 83%. 
  • Không sử dụng caffeine cuối ngày: Tiêu thụ caffeine tới 6 giờ trước khi đi ngủ có thể làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Lượng caffeine có thể tăng cao trong máu trong 6 – 8 giờ. 
  • Không uống đồ uống có cồn: Rượu làm tăng các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngáy và các kiểu ngủ bị gián đoạn. Ngoài ra, nó cũng thay đổi việc sản xuất melatonin vào ban đêm, đóng vai trò chính trong nhịp sinh học cơ thể. 
  • Cố gắng ngủ và thức giấc vào thời điểm cố định: Thời gian ngủ phù hợp có thể hỗ trợ cho chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Thư giãn vào buổi tối: Bạn có thể thử một số phương pháp như massage, nghe nhạc, đọc sách, tắm nước nóng,… giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây chán ăn mất ngủ và cách giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn

6. Tổng kết thông tin quan trọng về mất ngủ

Mất ngủ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người. Mất ngủ đặc biệt là mất ngủ ban đêm thường gặp ở người từ độ tuổi trung niên và phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh, người làm văn phòng,… Tuy nhiên tình trạng mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa do áp lực, căng thẳng kéo dài. Việc chú ý xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để tránh bị mất ngủ là rất cần thiết. Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp phòng tránh, điều trị mất ngủ như trên thì bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ

Bát Tiên Bình Đông là giải pháp tuyệt vời giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ giảm mệt mỏi hiệu quả, tăng cường sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn, hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ. Bát Tiên Bình Đông là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược giúp ngủ ngon: Thục Địa, Hoài Sơn, Mạch Môn, Lạc Tiên, Bạch Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du. Đây đều là các thảo dược quý và có nguồn gốc từ thiên nhiên với công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon và ngủ sâu hơn.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe bát tiên bình đông
Sản phẩm Bát Tiên Bình Đông giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn

Bát Tiên Bình Đông thuộc Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông. Để biết thêm về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông đặc biệt là Bát Tiên Bình Đông, hãy truy cập website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline hotline (028)39 808 808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

7. Câu hỏi thường gặp về mất ngủ

Trả lời:

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Trả lời: 
  • Người lớn tuổi với Nữ từ 50 – 60 tuổi và Nam từ 66 – 80 tuổi.
  • Nữ nhân viên văn phòng, đi làm, có gia đình, có con. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có khả năng mất ngủ cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân cho hiện tượng này là do sự biến đổi chu kỳ kinh nguyệt, việc mang thai.
  • Những người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, dạ dày.
  • Tình trạng căng thẳng thần kinh cũng có thể gây ra tạm thời tình trạng mất ngủ cho bạn.

Trả lời: 

Nếu bạn gặp vấn đề về mất ngủ, dưới đây là những giải pháp hữu ích dành cho bạn:

  • Giữ thời gian đi ngủ và thời gian thức nhất quán mỗi ngày
  • Tránh ăn quá no và đồ uống cafe, nước tăng lực trước khi ngủ. Phòng ngủ phải thoáng và yên tĩnh, nhiệt độ không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ cơ thể.
  • Tắm nước ấm, ngâm chân, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng là những cách giúp bạn dễ ngủ.
  • Các bài tập yoga, dưỡng sinh có thể là gợi ý dành do bạn để giúp lưu thông khí huyết, giải tỏa stress trầm cảm, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, cụ thể bạn có thể ăn các món ăn từ hạt sen, hạt hướng dương, ngó sen, uống trà tâm sen, quế viên trà, hoa cúc…
  • Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược như Bát Tiên Bình Đông cũng là 1 giải pháp giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc.

Trả lời: Ngày này cuộc sống càng hiện đại khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất ngủ, mất cân bằng giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, khó ngủ, căng thẳng thần kinh. Hiện tượng này rất phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mời bạn xem thông tin ở phần dưới đây nhé:

  • Theo Y học hiện đại: các nhà khoa học cũng cho biết rằng, khi căng thẳng kéo dài sẽ làm cơ thể gia tăng nồng độ hormone cortisol – đây là loại hormone làm tăng năng lượng của cơ thể, khiến cho người bệnh không thể đi vào giấc ngủ. Đặc biệt hơn, ngay cả khi người bệnh chìm vào giấc ngủ thì hormone cortisol cũng sẽ gây tác động và làm giấc ngủ gián đoạn, ngủ không sâu giấc, dễ mơ thấy ác mộng,…
  • Theo Y học cổ truyền: 
    • Thất tình gồm vui, giận, buồn, nghĩ, lo, kinh, sợ thể hiện cho tâm lý, tình cảm của con người.
    • Những thay đổi, rối loạn về tâm trạng gây mất cân bằng âm dương, gây tổn thương khí huyết của tạng phủ: giận hại Can, vui quá hại Tâm, nghĩ hại Tỳ, lo hại Phế, sợ hãi hại Thận. Tuy nhiên khi rối loạn về thất tình không chỉ gây hại cho 1 tạng mà còn kéo theo nhiều tạng do các tạng có liên hệ chặt chẽ với nhau.
    • Căng thẳng thuộc suy nghĩ trong thất tình của con người. Khi suy nghĩ nhiều sẽ làm suy giảm chức năng của Tỳ. Một số biểu hiện của Tỳ suy giảm như:
    • Ăn uống kém, không muốn ăn, đầy bụng, đại tiện bất thường.
    • Tỳ suy làm giảm khả năng vận hóa, gây thiếu dinh dưỡng cung cấp cho Tâm huyết, làm rối loạn chức năng của tâm gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quên.
Trả lời:
  1. Áp lực đến từ cuộc sống: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối diện với rất nhiều vấn đề với nhiều mối bận tâm đến từ công việc, tiền bạc, sức khỏe khiến tâm trí hoạt động nhiều vào buổi tối với ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  2. Thói quen giấc ngủ xấu: Những người ngủ không đúng giờ, không ngủ trưa, xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ cũng thường khó đi vào giấc ngủ.
  3. Bữa tối ăn quá nhiều: Vào buổi tối, bạn nên ăn ít hơn bữa trưa bởi việc nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu khi nằm. Ở một số người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, dòng axit và thức ăn đi vào thực quản sau khi ăn sẽ làm cơ thể tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.
  4. Thay đổi nhịp sinh học: Cơ thể chúng ta hoạt động như một chiếc đồng hồ theo chu kỳ gồm có giấc ngủ, trao đổi chất. Khi nhịp sinh học bị thay đổi ví dụ như lệch múi giờ khi sang nước ngoài, làm việc việc quá khuya hoặc quá sớm và thay đổi liên tục, bạn cũng thường khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ hậu covid.
  5. Rối loạn sức khỏe tâm thần: Những người mắc chứng rối loạn lo âu, rối loạn sau sang chấn thường cũng bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  6. Ảnh hưởng của một số loại thuốc: các loại thuốc kê theo toa có thể gây tác động đến giấc ngủ, ví dụ như thuốc trầm cảm, thuốc trị hen suyễn, thuốc trị huyết áp. Bên cạnh đó là một số loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh, thuốc hỗ trợ giảm cân có thể có chứa thành phần caffeine và một số chất kích thích làm cản trở giấc ngủ.
  7. Ảnh hưởng của tuổi tác: Những người cao tuổi thường có xu hướng mất ngủ hơn so với người trẻ tuổi. Đôi khi, chỉ những thay đổi nhỏ trong môi trường sống hoặc tiếng ồn cũng có thể khiến người già bị đánh thức. Khi tuổi càng cao, người ta càng có cảm giác mệt mỏi sớm hơn vào buổi tối và thức dậy sớm vào buổi sáng.
  8. Hạn chế vận động: Việc ít hoạt động thể chất vào ban ngày có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Đặc biệt với những người ngủ trưa quá nhiều, điều này sẽ làm cản trở giấc ngủ vào buổi tối.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để ăn ngon ngủ ngon nói chung và có được giấc ngủ ngon sau điều trị Covid-19 nói riêng là chủ động điều chỉnh các hành vi và nề nếp giấc ngủ của bản thân, cụ thể:

Kết hợp với thói quen sinh hoạt tích cực

  • Để tránh mất ngủ hậu covid cần hình thành và duy trì một lịch trình sinh hoạt khoa học, nhất quán, cụ thể cố gắng ngủ từ 6-7 tiếng mỗi đêm, đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.
  • Tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể trước khi đi ngủ bằng cách thư giãn hoặc thực hiện các phương pháp giúp thư giãn hiệu quả như tắm bằng nước ấm, uống trà thảo mộc, nghe nhạc…
  • Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… trước khi ngủ bằng cách tắt chúng ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.Giữ môi trường ngủ yên tĩnh trong một căn phòng mát mẻ, không có ánh sáng.
  • Để cải thiện giấc ngủ sau nhiễm Covid-19 hiệu quả, các bạn còn cần chú ý ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, bạn hãy giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát cũng như loại bỏ tivi, máy tính, điện thoại di động… ra khỏi phòng ngủ.
  • Vào buổi tối, bạn không nên uống cà phê, rượu, chất kích thích. Hãy sử dụng các món ăn nhẹ bụng nhưng đảm bảo không để cơ thể bị đói hoặc khát khi ngủ.
  • Nên thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần và ngày lễ, nhất là không nên ngủ trưa quá dài.

Xoa bóp bấm huyệt hàng ngày giúp cải thiện giấc ngủ hậu covid

Xoa bóp bấm huyệt là giải pháp giúp làm giảm nồng độ cortisol (một loại hormone gây căng thẳng), tăng serotonin, dopamine (hormone hạnh phúc) và chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định tâm trạng của người thực hiện. Bạn có thể áp dụng một số bài xoa bóp, bấm huyệt sau đây:

  • Xoa đầu, mặt, cổ, gáy: Bạn hãy ngồi trên thảm ở tư thế hoa sen, thở tự nhiên, hai lòng bàn tay úp vào nhau và chà xát để hai bàn tay thật nóng. Sau đó, hãy ngửa đầu về phía sau và dùng tay đặt dưới cằm áp vào mặt, xoa mặt từ dưới lên đến đỉnh đầu. Bạn tiếp tục từ từ cúi đầu về phía trước, hai tay xoa từ đỉnh xuống vùng chẩm, rồi xoa hai bên cổ, áp vào cằm đầu ngửa hẳn về phía sau. Lặp lại động tác từ 10-20 lần.
  • Xoa bàn chân: Ngồi ở tư thế đặt thõng chân, thở tự nhiên. xoa hai lòng bàn chân, mu bàn chân hoặc phía trong bàn chân với nhau. Bạn hãy chú ý xoa chân hai ngày một lần, giúp bàn chân ấm, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)