Tìm kiếm

Suy nhược cơ thể: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là hệ quả thường gặp ở những người làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ hoặc thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian dài. Tình trạng này cực kỳ phổ biến và tàn phá sức khỏe một cách nghiêm trọng nếu không kịp thời điều trị. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ đến bạn các dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh tình trạng suy nhược cơ thể một cách hiệu quả nhất nhé!

1. Giới thiệu về tình trạng suy nhược cơ thể

1.1. Suy nhược cơ thể là gì? Đối tượng thường bị suy nhược?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức và không còn năng lượng để làm việc gì. Sự mệt mỏi này khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm trầm trọng, dù đã nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn không phục hồi như ban đầu. 

Có 4 nhóm đối tượng thường dễ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể:

  • Người thường hay ốm vặt: Cơ thể sẽ dần suy yếu sau mỗi lần mắc các bệnh vặt như cảm, sốt, sổ mũi,… Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể không hấp thụ hết dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Người làm việc quá sức: Làm việc quá sức, ăn uống thiếu chất và thời gian nghỉ ngơi không hợp lý khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và dẫn đến cơ thể suy nhược. 
  • Người lớn tuổi: Ăn uống kém, thường xuyên lo âu và bệnh tật thường kéo đến khiến cơ thể người cao tuổi mất đi năng lượng dẫn đến suy nhược.
  • Người mới phẫu thuật: Bị thiếu máu và khả năng ăn uống giảm sút do cơn đau cũng có thể khiến cơ thể của người mới phẫu thuật bị suy nhược.
Hình ảnh người phụ nữ đang cảm thấy mệt mỏi
Làm việc quá sức dẫn đến suy nhược cơ thể

1.2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị suy nhược cơ thể

Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau thì khả năng cao cơ thể bạn đang bị suy nhược:

Mệt mỏi kéo dài:

Người bệnh cảm thấy không còn sức lực và tinh thần để làm việc. Cơ thể uể oải, đổ mồ hôi trộm thường xuyên dù thời tiết bên ngoài không quá nóng. Kèm theo đó là da dẻ xanh xao, tái nhợt và có thể ngất xỉu bất chợt. Tình trạng này thường kéo dài vài tuần và thậm chí là vài tháng. 

Dễ bị bệnh:

Cơ thể dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, mỏi cơ, viêm đường hô hấp,… Đó là do hệ miễn dịch bị suy giảm nên không chống lại được sự tấn công của vi khuẩn, virus và nhiều tác nhân gây bệnh khác.

Khó ngủ, thường bị trằn trọc về đêm:

Người bệnh cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu, thường hay nằm mơ và gặp ác mộng thậm chí là mất ngủ. Người hay lờ đờ và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Trí nhớ giảm sút, khó tập trung, chán ăn mệt mỏi và cảm thấy buồn nôn. Đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị suy kiệt cơ thể.

Tâm lý thay đổi:

Người bệnh thường hay cáu gắt, khó chịu, suy nghĩ bi quan và lo lắng những chuyện nhỏ nhặt. Điều này khiến họ không còn hứng thú trong cuộc sống. Thậm chí, người bệnh còn bị stress, trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Xuất hiện các vấn đề về da:

Da sẽ bị tối sạm, nhanh lão hóa, màu da nhợt nhạt, xanh xao và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đây là hậu quả của việc ăn uống không đủ chất và nghỉ ngơi không hợp lý. 

Gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa:

Người bệnh sẽ thường bị táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi,… Đó là do hệ tiêu hóa hoạt động kém làm thức ăn không được hấp thụ đúng cách. 

Sụt cân không kiểm soát:

Khi thấy cơ thể giảm cân đột ngột thì đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng. Bạn có thể thấy mệt mỏi, chán ăn và ăn không ngon miệng. Cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến bạn xanh xao và thiếu sức sống.

Đau nhức cơ thể thường xuyên:

Người bệnh thường thấy các cơ đau nhức khắp người. Dù nghỉ ngơi nhưng tình trạng này vẫn nhanh chóng quay lại. 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị mất ngủ
Suy nhược khiến bạn khó ngủ, trằn trọc về đêm

2. Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể

Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược mà bạn cần lưu ý: 

2.1. Nguyên nhân không phải do bệnh lý

  • Lao động quá sức: Mỗi người có tình trạng thể lực khác nhau. Nếu lao động nặng, làm nhiều giờ, thường xuyên suy nghĩ nhiều và căng thẳng nhưng thời gian nghỉ ngơi ít, ăn uống không đủ chất thì dần khiến cho cơ thể bị kiệt sức. 
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Những người phải ăn uống kiêng khem, hoặc người kén ăn, người ăn uống qua loa, thiếu chất,… đều khiến cơ thể dễ bị suy nhược.
  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 40 trở lên thường gặp phải tình trạng này. 
  • Giới tính: Nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới, nhất là phụ nữ sau sinh.
  • Căng thẳng: Bị áp lực tinh thần quá mức trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy nhược.

2.2. Nguyên nhân do bệnh lý

  • Thiếu máu: Người bệnh thường cảm thấy nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi,… Tình trạng thiếu máu thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài, mắc u xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày dẫn đến tình trạng hoạt động chậm chạp và thiếu tập trung. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và tim mạch, lâu dần làm cơ thể suy nhược.
  • Đau cơ xơ hóa: Người mắc bệnh này thường gặp các vấn đề như uể oải, rối loạn giấc ngủ, tâm trạng không ổn định.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này khiến cho việc đi đứng hay cúi người của người bệnh rất khó khăn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm suy giảm sức khỏe đáng kể.
  • Trầm cảm: Người bệnh thường cảm thấy chán nản, ăn uống bất thường, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể bị suy nhược.
  • Tiểu đường tuýp 2: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, mất sức sống, giảm cân đột ngột, thường đói, khát,… 
Hình ảnh người đàn ông mệt mõi do làm việc quá sức
Làm việc quá sức dễ gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt

3. Hướng dẫn đánh giá về tình trạng suy nhược cơ thể

Để biết chính xác bạn có bị suy nhược cơ thể không và mức độ của tình trạng này như thế nào, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và tiến hành xét nghiệm.

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn để xác định sơ bộ nguyên nhân gây suy nhược như: Gần đây có làm việc quá sức, áp lực cao hay không? Ăn uống và nghỉ ngơi như thế nào? Bạn có điều gì lo âu và bất an không?
  • Xét nghiệm máu/ nước tiểu: Sau khi hỏi qua sơ bộ, bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, thiếu máu hoặc các bất thường khác.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X – quang, quét MRI, chụp CT, siêu âm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị đau tim hoặc đột quỵ thì sẽ được chỉ định chụp não và đo điện tâm đồ.
Tình trạng suy nhược cơ thể
Bác sĩ khám lâm sàng

4. Những cách điều trị suy nhược cơ thể

Nếu đang bị suy nhược cơ thể mà không điều trị sớm sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: sụt cân liên tục, hệ miễn dịch suy giảm, dễ chấn động tâm lý,… Để điều trị tình trạng này kịp thời cần làm theo những phương pháp sau: 

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bạn nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường vận động ngoài trời để hít thở không khí trong lành. Bổ sung nhiều rau xanh, thực đơn ăn uống đa dạng, các món ăn đủ chất hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược để kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon. 

Điều trị bằng tâm lý

Nếu bạn bị suy nhược do lo lắng quá nhiều thì nên tìm đến bác sĩ tâm lý để chia sẻ và được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Nếu bị suy nhược cơ thể do bệnh lý thì cần phải sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thực phẩm chức năng để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện tình trạng suy nhược cho cơ thể.

Tình trạng suy nhược cơ thể
Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị suy nhược cơ thể

5. Phòng tránh suy nhược cơ thể

Suy kiệt cơ thể là tình trạng phổ biến ở nhiều người hiện nay. Để phòng ngừa, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Điều này giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể và có cách điều trị kịp thời trước khi tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi. 
  • Không nên hút thuốc, uống rượu bia.
  • Không gây gây áp lực cho bản thân quá nhiều. Không thức đêm, tốt nhất nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7 tiếng. 
  • Hạn chế làm việc về đêm. Nên có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt ngoài trời để cơ thể được phục hồi sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, bạn cần kết hợp giữa lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học bổ sung các thực phẩm tốt dành cho người suy nhược hợp lý.

6. Điểm chính

Tình trạng suy nhược cơ thể rất dễ xảy ra, nó chuyển biến âm thầm và tệ đi nếu bạn không có biện pháp khắc phục kịp thời. Do đó, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nhất là thường xuyên mệt mỏi, lo âu thì bạn nên chia sẻ với người thân hoặc thăm khám bác sĩ.

Một trong những cách phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả tình trạng này là bạn có thể tìm hiểu và sử dụng Bát Tiên Bình Đông. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này được kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên lành tính như: Bạch Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du, Thục Địa, Hoài Sơn, Mạch Môn, Lạc Tiên. Sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon và ngủ ngon hơn. 

Tình trạng suy nhược cơ thể
Sản phẩm Bát Tiên Bình Đông cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Bát Tiên Bình Đông được sản xuất bởi công ty Dược Bình Đông – một thương hiệu uy tín đã có mặt trên thị trường hơn 70 năm qua. Nếu bạn quan tâm về sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ với qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

7. Câu hỏi thường gặp

Khi cơ thể có cảm giác mệt mỏi kéo dài, cân nặng sụt giảm, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc….rất có thể bạn đã rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu không có giải pháp khắc phục, sức khỏe của người bệnh sẽ ngày càng suy yếu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Với những người bị suy nhược cơ thể nhẹ, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh tăng cường bổ sung dưỡng chất, có chế độ vận động đúng cách, suy nghĩ tích cực để góp phần cải thiện bệnh tối ưu. Tuy nhiên ở những người có bệnh lý nền, có khả năng hấp thụ kém, cơ thể gầy yếu do suy nhược quá mức, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, cụ thể:

Hầu hết các thuốc Tây y được dùng trong điều trị suy nhược cơ thể đều là các vitamin tổng hợp, thực phẩm chức năng hỗ trợ  hay các loại thuốc bổ giúp bổ sung những vi chất mà cơ thể đang bị thiếu hụt. Nhờ đó, cơ thể được phục hồi khỏe mạnh hồng hào, linh hoạt sau một thời gian ngắn mà không có tác dụng phụ.

Theo y học cổ truyền, tình trạng suy nhược cơ thể là do “hư lao” âm dương thiếu cân bằng, suy giảm khí huyết và tạng phủ có sự bất thường. Khi cơ thể suy yếu sẽ khiến phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Bồi bổ suy nhược cơ thể theo Đông y là phương pháp được được áp dụng từ rất lâu đời. Ưu điểm của các bài thuốc này là có giá thành rẻ, đem đến hiệu quả bất ngờ và cũng không gây tác dụng phụ. Sau khi dùng các bài thuốc Đông y, người bệnh thường cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon hơn hẳn. Nhờ đó sau một thời gian, sức khỏe cũng dần được cải thiện. Một số bài thuốc tiêu biểu mà các bạn có thể tham khảo gồm có:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 20g thục địa; 16g đảng sâm; 12g mỗi vị nhãn nhục, đương quy, bạch truật, huỳnh kỳ; 8g mỗi vị táo nhơn, phục thần, viễn chí; 6g mộc hương; 4g cam thảo cùng 3 quả táo tàu và 3 lát gừng. Bạn sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 2- 3 bữa uống sẽ giúp cải thiện giấc ngủ hậu Covid, ngủ hay giật mình, trí nhớ suy giảm, cơ thể xanh xao nhợt nhạt, lưỡi tái nhợt.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 4g ngũ vị; 10g mỗi vị tang bì, tử uyển 10g; 12g mỗi vị nhân sâm, huỳnh kỳ cùng 16g thục địa. Sắc mỗi ngày 1 thang chia thành 2- 3 lần uống sẽ giúp các triệu chứng như mệt mỏi, đổ mồ hôi, hơi thở ngắn, người nóng lạnh bất thường.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 16g đảng sâm; 6g cam thảo; 12g mỗi vị hoài sơn, ý dĩ, sa nhân, bạch linh, liên nhục, biển đậu, trần bì, bạch truật, cát cánh. Sắc mỗi ngày 1 thang chia thành 2- 3 lần uống sẽ giúp các triệu chứng chán ăn, ăn không ngon, đi ngoài lỏng, cơ thể mệt mỏi kéo dài không muốn vận động. Một trong những bài thuốc ăn ngon ngủ ngon khá hiệu quả.

Mặc dù thuốc Đông y phát huy hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý tìm đến những hiệu thuốc Đông y uy tín để được thăm khám và bốc thuốc phù hợp.

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động … 
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng. 
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP

Cháo đậu đỏ: Công dụng của cháo đậu đỏ là thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, giải độc, tăng cường hấp thu thức ăn, giảm mệt mỏi, bổ máu, bổ gan thận…Thành phần nguyên liệu gồm đậu đỏ, gạo tẻ, đường, lá dứa.

Súp gà: Một trong các món thường được dùng để bồi bổ sức khỏe sau ốm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng. Thành phần nguyên liệu gồm thịt ức gà, cà rốt, ngô ngọt, đậu hà lan, nấm hương, trứng gà, bột bắp, hành lá, hành củ, rau mùi.

Gà ác hầm thuốc bắc: Một món được dùng rất nhiều rất nhiều trong việc bồi bổ sức khỏe. Món này có công kiện tỳ, bổ huyết, tăng cường sức khỏe, kích thích ăn ngon, giúp ngủ ngon giấc. Thành phần nguyên liệu gồm gà ác, gừng tươi, 10 vị thuốc bắc gồm Đảng sâm, Đương quy, Ngọc trúc, Đại táo, Kỷ tử, Hoài sơn, Ý dĩ, Hạt sen, Thục địa, Xuyên khung.

Để thuốc bổ cho người suy nhược phát huy hết hiệu quả và không gây tác dụng phụ khi sử dụng, người bệnh cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Sản phẩm cần phải đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, bao bì còn nguyên vẹn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, uống đúng liều lượng và đúng thời điểm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
  • Dùng thuốc bổ theo đúng mục đích và tình trạng sức khỏe. Dùng sản phẩm đúng người, đúng bệnh, đúng mục đích thì mới đem lại hiệu quả tối ưu.
  • Không nên lạm dụng hoặc dùng thuốc bổ vô thời hạn. Lý do là vì các loại sản phẩm này rất dễ hấp thu, sử dụng quá nhiều có nguy cơ dư thừa các chất và gây hại ngược lại cho cơ thể. 
  • Nếu người bệnh đang dùng các loại thuốc điều trị bệnh lý khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để tránh trường hợp tương tác giữa các chất. Thời gian dùng thuốc bổ và các loại thuốc điều trị tốt nhất nên giãn cách nhau từ 1 – 2 tiếng.
  • Đối với những người cao tuổi hoặc người mới phẫu thuật, cơ thể rất nhạy cảm. Cho nên khi dùng thuốc bổ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn mua sản phẩm phù hợp. 
  • Ngưng sử dụng thuốc bổ cho người bị suy nhược khi có các dấu hiệu bất thường như: buồn nôn, chóng mặt, nổi mẩn ngứa,…
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)