Mách bạn các bài thuốc Đông y trị ho lâu ngày không khỏi hiệu quả

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ bụi bẩn, đờm và các chất kích thích ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho lâu ngày dai dẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Bài viết này Dược Bình Đông sẽ giới thiệu một số bài thuốc Đông y trị ho lâu ngày an toàn, hiệu quả. 

1. Đôi nét về ho lâu ngày

1.1. Đôi nét về tình trạng ho lâu ngày

Ho lâu ngày là tình trạng ho kéo dài trong nhiều ngày khiến người bệnh mệt mỏi, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Ho lâu ngày là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. 

Trong đó, ho cấp tính thường kéo dài dưới 3 tuần, nguyên nhân phổ biến là do nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh hoặc viêm họng. Ho mãn tính kéo dài trên 8 tuần ở người lớn và trên 4 tuần với trẻ em. 

Biểu hiện của ho lâu ngày rất đa dạng, bao gồm ho có đờm, ho khan và ho gió kéo dài,… Tình trạng ho có thể xảy ra liên tục (dữ dội) hoặc theo từng cơn. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng ho lâu ngày không khỏi: 

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn xâm nhập và thường bị lây nhiễm ở nơi công cộng như quán cafe, xe khách,… gây sốt, hắt hơi, sổ mũi và nghiêm trọng hơn là ho khan kéo dài.
  • Viêm mũi xoang kéo dài khiến cho dịch viêm chảy xuống phần sau họng và kích thích gây ho.
  • Viêm phế quản mãn tính gây khó thở, sung huyết, từ đó tăng tiết dịch hô hấp gây nên tình trạng ho lâu ngày không khỏi.
  • Trào ngược thực quản: Khi dịch dạ dày bị trào ngược và tràn vào khí quản sẽ kích thích gây ho. Triệu chứng này thường xảy ra về đêm và ở những người có thói quen ăn uống nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương hệ hô hấp và dẫn đến chứng ho lâu ngày. Người hít khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự như người hút thuốc lá.
  • Nhiễm độc: Một số chất độc có tác dụng kích thích cơ chế miễn dịch, gây dị ứng dẫn đến tình trạng ho mãn tính.
  • Một số thuốc điều trị có tác dụng gây ho trong thời gian dài sử dụng, đặc biệt là thuốc điều trị tăng huyết áp.

Việc ho kéo dài không chỉ gây mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Chính vì thế, cần có các bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi để hỗ trợ điều trị giúp bạn nhanh chóng hết bệnh. 

Ho lâu ngày còn có thể kèm theo một số triệu chứng cơ bản như:

  • Ho thường kèm theo đờm, chảy nước mũi hay ngạt mũi.
  • Cảm giác đau rát họng, hắng họng hay ngứa họng muốn ho.
  • Khó thở, thở khò khè và khản tiếng.
  • Có thể ho ra máu hoặc ho kèm theo ợ chua, hôi miệng.

Tình trạng ho kéo dài quá lâu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, suy giảm chức năng hô hấp, tổn thương dây thanh quản,… Bên cạnh đó, cơn ho diễn ra vào ban đêm có thể khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm và gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Hình chụp người phụ nữ đang bị ho lâu ngày

Ho lâu ngày khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải

1.2. Trị ho lâu ngày theo Đông y

Theo Y học cổ truyền, ho dai dẳng kéo dài lâu ngày liên quan đến sự mất cân bằng trong hoạt động của các tạng phủ, đặc biệt là tạng Phế. Triệu chứng ho có thể xuất phát từ chính tạng Phế hoặc từ các tạng phủ khác có mối liên hệ biểu lý với Phế.

Do ho kéo dài là triệu chứng phức tạp cần thời gian để phục hồi, Y học cổ truyền đề cao việc điều trị toàn diện, chú trọng điều hòa chức năng tạng phủ và loại bỏ tà khí. Các nguyên tắc chính bao gồm:

  • Bổ Tỳ, Thận, Dưỡng Phế, Bình Can: Giúp điều hòa chức năng tạng Phế và các tạng phủ liên quan, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Loại bỏ tà khí: Áp dụng các phương pháp như thanh nhiệt, tả hỏa, trừ thấp và hóa đàm để loại bỏ các yếu tố gây bệnh.
  • Làm dịu họng và đường dẫn khí: Giúp phục hồi chức năng tiết các chất tiết sinh lý, giảm ho và long đờm.

Không có bài thuốc duy nhất nào phù hợp điều trị cho tất cả các trường hợp ho mãn tính. Mỗi bài thuốc được xây dựng và gia giảm dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bao gồm thể trạng, nguyên nhân gây ho, các triệu chứng đi kèm,…

Các bài thuốc Đông y thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc (thang thuốc). Liều lượng và thành phần thuốc có thể được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến bệnh của từng người.

Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ tiến hành chẩn đoán dựa trên “Tứ chẩn” để xác định nguyên nhân và thể trạng bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra bài thuốc và phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp ho dai dẳng khi bị cảm bạn nên – Tìm hiểu thêm bài thuốc đông y chữa ho hiệu quả.

2. Bài thuốc trị ho lâu ngày bằng Đông y

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị ho lâu ngày với các thảo dược trị ho phổ biến và dễ tìm như: Mạch môn, Thiên môn, Tang bạch bì, Bách bộ, Sa sâm, Bối mẫu, Hoài sơn, Tử uyển, Đảng sâm. Các bài thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng ho mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe phổi và đường hô hấp. 

2.1. Bài thuốc Nhị trần thang điều trị ho lâu ngày do Đàm ẩm làm tổn thương Phế

Bài thuốc này thường dùng để hoá đờm hòa vị nên được sử dụng nhiều trong các chứng đàm, nhất là tình trạng ho có đờm lâu ngày. Bán hạ phối hợp với Phục linh có công dụng táo thấp hóa đàm. Trần bì và Cam thảo điều hòa và thúc đẩy công năng tạng Tỳ.

  • Công dụng: Kiện Tỳ, táo thấp, hóa đàm và giảm ho.
  • Chủ trị: Ho kéo dài, nhiều đờm trắng, đặc. thường kèm theo các triệu chứng khác gồm như: cảm giác tức ở ngực và vùng thượng vị, chán ăn, mệt mỏi, đôi khi đại tiện lỏng; rêu lưỡi trắng, nhờn; mạch nhu hoạt.
  • Cách làm: Sắc nước uống. 
  • Thành phần: 8-16g Bán hạ, 12g Phục linh, 8-12g Trần bì và 4g Cam thảo.

Gia thêm các vị thuốc nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn, bao gồm: 

  • Ho nhiều đờm, tức ngực: Gia các vị như Thương truật, Hậu phác, Khổ hạnh nhân, Ý dĩ nhân để tăng cường công hiệu táo thấp, trừ đàm.
  • Trường hợp ho nặng: Gia các vị như Ma hoàng, Bạch tô tử, Khổ hạnh nhân, Bạch tiền để tăng tác dụng tuyên thông Phế, giáng khí.
  • Mệt nhọc nhiều, chất lưỡi nhạt, mạch nhược: Gia các vị như Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng kiện tỳ bổ khí.

2.2. Bài thuốc Thanh kim hóa đàm thang trị ho lâu ngày do Đàm nhiệt uất Phế

Trong thang này, Tang bạch bì, Hoàng cầm, Chi tử và Tri mẫu có tác dụng thanh Phế nhiệt. Xuyên bối mẫu, Qua lâu nhân và Cát cánh trừ Phế đàm. Quất hồng và Phục linh kiện Tỳ để chặn nguồn hóa sinh đàm. Mạch đông và Cam thảo dưỡng Phế và thúc đẩy sự hồi phục của các tạng phủ.

  • Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, thông lợi phế khí.
  • Chủ trị: Ho kéo dài có đờm vàng dính, nặng mùi hoặc ho máu; thường kèm các triệu chứng khác như thở nhanh thô, tức ngực, khi ho đau ngực nhiều hơn, đắng miệng, khát, ngây ngấy sốt. Chất lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt sác hoặc huyền hoạt.
  • Cách làm: Sắc nước uống.
  • Thành phần: 10g Xuyên bối mẫu, 10g Mạch môn, 10g Phục linh, 10g Quất hồng, 6g Cát cánh, 4.8g Hoàng cầm, 4.8g Chi tử, 4g Qua lâu nhân, 4g Tang bạch bì, 4g Tri mẫu, 1.2g Cam thảo

Ngoài ra, nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn, như Phế khô và có nhiệt, người bệnh ho khó khạc, khát, miệng họng khô, có thể gia thêm các vị thuốc Nam sa sâm và Thiên hoa phấn.

2.3. Bài thuốc Tả bạch tán hợp Đại cáp tán gia giảm trị ho lâu ngày do Can hỏa phạm Phế

Trong phương này, Thanh đại và Cáp xác có tác dụng thanh tán uất hỏa của Can và hóa đàm. Hoàng cầm, Tang bạch bì và Địa cốt bì trừ Phế nhiệt. Ngạch mễ và Cam thảo hòa vị sinh tân.

  • Công dụng: Thanh Phế, bình Can, thuận khí, giáng hỏa.
  • Chủ trị: Ho thường xuyên, từng cơn, kèm theo đau ngực do ho, mặt đỏ, miệng họng khô. Các triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào tình chí. Lưỡi đỏ, rêu vàng khô; mạch huyền sác.
  • Cách làm: Sắc nước uống.
  • Thành phần: Thanh đại, Cáp Xác, Hoàng cầm, Tang bạch bì và Địa cốt bì, Ngạch mễ và Cam thảo.

Ngoài ra, thêm các vị thuốc nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn, chẳng hạn như ho dai dẳng lâu ngày kèm miệng họng khô nhiều chứng tỏ Phế bị tổn thương, cần chọn các vị thuốc có tác dụng dưỡng Phế phù hợp như: Bắc sa sâm, Bách hợp, Mạch đông, Thiên hoa phấn, Kha tử. 

2.4. Bài thuốc Sa sâm mạch đông thang trị ho lâu ngày do Phế âm hư

Trong bài thuốc này, Sa sâm, Ngọc trúc, Mạch đông, Thiên hoa phấn có tác dụng dưỡng Phế, sinh tân. Tang diệp thanh nhiệt trừ đàm ở phần biểu. Cam thảo và Bạch biển đậu kiện Tỳ giúp vận hóa thủy cốc tinh vi từ đó thúc đẩy công năng tạng Phế. 

  • Công dụng: Dưỡng Phế, thanh Phế nhiệt, trừ đàm, chỉ khái.
  • Chủ trị: Ho khan, ho ra máu. Các triệu chứng khác gồm sốt nóng về chiều, gò má đỏ, lòng bàn tay – bàn chân nóng, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, cáu gắt. Lưỡi đỏ, mạch tế sác.
  • Cách làm: Sắc nước uống. 
  • Thành phần: 12g Sa sâm, 8g Ngọc trúc, 12g Mạch đông, 8g Thiên hoa phấn, 8g Tang diệp, 3g Cam thảo và 8g Bạch biển đậu.

Ngoài ra, gia các vị thuốc nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn: 

  • Ho có đờm vàng đặc là do Phế âm hư mà sinh nhiệt, cần gia thêm các vị có tác dụng thanh nhiệt trừ đàm: Hải cáp xác (Vỏ sò biển), Tri mẫu, Qua lâu, Trúc nhự, Hoàng cầm. 
  • Ho kèm thở khò khè hoặc khó thở, có thể xuất hiện chứng Thận khí hư, dùng các vị sau để cố Thận khí: Thục địa, Sơn thù du, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Cáp giới.

Các bài thuốc Đông y được sư dụng để điều trị ho lâu ngày

2.5. Các bài thuốc khác

Ngoài những bài thuốc phổ biến đã đề cập, nhiều bài thuốc Đông y khác cũng hiệu quả trong việc điều trị ho lâu ngày. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc Ma Hoàng Thang (Thương hàn luận)

  • Công dụng: Bình suyễn, giảm ho, chủ trị ho do cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn. 
  • Thành phần: 12g Ma hoàng, 12g Hạnh nhân, 8g Quế chi, 4g Chích thảo. 
  • Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày dùng 3 lần. Uống lúc thuốc nóng khi ra mồ hôi.
  • Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh thường được sử dụng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn biểu thực, tức là khi cơ thể bị nhiễm lạnh, phong hàn ở bên ngoài, biểu hiện bằng các triệu chứng như sốt, sợ lạnh, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, cơ thể đau nhức, nhưng không ra mồ hôi. Tuy nhiên, không phù hợp với những trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ra mồ hôi nhiều, cơ thể hư nhược, bệnh sản mới sanh, người bị mất nước, mất máu,… 

Bách hợp cố kim thang (Y phương tập giải)

  • Công dụng: Dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, giảm ho, thích hợp cho các trường hợp ho khan, ho lâu ngày do phổi nóng. 
  • Thành phần: 12 – 16g Thục địa, 8 – 12g Sinh Địa hoàng, 8 – 12g Bối mẫu, 8 – 12g Đương qui, 8 – 12g Bách hợp, 8 – 12g Huyền sâm, 8 – 12g Sao Bạch thược, 8 – 10g Cát cánh, 4 – 8g Cam thảo. 
  • Cách dùng: Sắc nước uống. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Ngoài các bài thuốc trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Với thành phần gồm các thảo dược như Bạc hà, Gừng, Atiso, Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Sản phẩm đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

3. Thông tin cần biết khi dùng những bài thuốc Đông y điều trị tình trạng ho lâu ngày

3.1. Những lưu ý khi sử dụng Đông y

Khi sử dụng thuốc Đông y để điều trị ho lâu ngày, cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là các điểm cần lưu ý khi dùng thuốc Đông y trị ho:

  • Dùng thuốc đúng thể bệnh: Đông y chú trọng việc chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”, tức là dựa vào các biểu hiện bệnh lý, thể trạng của bệnh nhân để đưa ra bài thuốc phù hợp. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y có chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tránh tự ý sử dụng các bài thuốc Đông y theo kinh nghiệm dân gian hoặc thông tin trên mạng vì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
  • Chú ý liều lượng và cách dùng: Mỗi bài thuốc Đông y đều có liều lượng và cách dùng cụ thể, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc cách dùng khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ra tác dụng phụ. Nên tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, bao gồm cách sắc thuốc, thời điểm uống thuốc, chế độ ăn uống kiêng kỵ,…
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe khi sử dụng thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc Đông y, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn, tiêu chảy,… cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của các vị thuốc: Nên mua thuốc Đông y tại các nhà thuốc uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định chất lượng. Tránh mua thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên kiểm tra kỹ bao bì, hạn sử dụng trước khi mua thuốc.
  • Không tự ý kết hợp Đông y và Tây y: Việc kết hợp Đông y và Tây y cần có sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh tương tác thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Tuyệt đối không tự ý kết hợp các loại thuốc Đông y và Tây y với nhau vì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
  • Đòi hỏi thời gian áp dụng lâu dài và tính kiên trì sử dụng của người bệnh: Hiệu quả điều trị của Đông y thường diễn ra từ từ, cần thời gian để thuốc thẩm thấu và tác động vào cơ thể. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Không dùng thuốc Đông y kéo dài: Việc sử dụng thuốc Đông y trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,… Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thời gian sử dụng thuốc phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
  • Cẩn trọng trong sắc thuốc: Một số vị thuốc Đông y có thể có độc tính nếu không được sắc đúng cách. Do đó, cần sắc thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhờ người có chuyên môn sắc thuốc để đảm bảo an toàn. Nên sử dụng nước sạch để sắc thuốc và bảo quản thuốc đúng cách để tránh biến chất.

3.2. Kết hợp với phương pháp khác

Để giảm ho lâu ngày, ngoài việc sử dụng thuốc Đông y, bạn có thể kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác:

  • Thực phẩm trị ho: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức khỏe phổi. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, và omega-3 như cam, bưởi, rau xanh, hạt chia, và cá. Hạn chế các thực phẩm gây viêm nhiễm và đồ uống có cồn.
  • Bài tập hít thở: Thực hiện các bài tập hít thở sâu và đều đặn để tăng cường sức khỏe phổi và giảm triệu chứng ho.
  • Thói quen tốt cho phổi: Uống đủ nước trung bình 2 lít nước, tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá, duy trì tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress.
  • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng mũi, cổ họng để tránh nhiễm lạnh.
  • Làm ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước trong phòng để duy trì độ ẩm không khí.
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Rửa mũi và súc miệng hàng ngày để làm sạch đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc, bụi mịn, nấm mốc, phấn hoa và lông thú cưng. Đảm bảo nhà ở và nơi làm việc luôn sạch sẽ, thoáng khí.
  • Các mẹo dân gian bằng thảo dược thiên nhiên dễ kiếm như: Ngậm chanh muối, Gừng, Trà mật ong, …hoặc sử dụng viên ngậm trị ho thảo dược giúp giảm ho. Tìm hiểu thêm phương pháp mẹo trị ho tại nhà. 
  • Sử dụng tinh dầu: Xông tinh dầu bạc hà, khuynh diệp để giảm ho và làm sạch đường hô hấp.
  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Tham khảo sản phẩm giúp bảo vệ và tăng cường chức năng phổi, loại bỏ chất có hại từ môi trường, tương tự với Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông được sản xuất với thảo dược tự nhiên có công dụng giúp giảm các triệu chứng ho khan, ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho về đêm, viêm họng, viêm phế quản,…

3.3. Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi gặp các dấu hiệu ho kéo dài dai dẳng hơn 1 tuần nên, bạn đi khám chuyên khoa Hô hấp càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Việc phát hiện và điều trị sớm từ ban đầu, kết hợp với duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng tránh thừa cân sẽ làm chậm tiến triển của bệnh.

Dưới đây là các dấu hiệu nặng cần nhanh chóng gặp bác sĩ:

Hình chụp người lương y đang thăm khám cho bệnh nhân về bệnh ho lâu ngày

Ho ra máu (màu đỏ) hoặc màu đờm bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức

4 . Tổng kết

Ho lâu ngày là tình trạng ho dai dẳng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Y học cổ truyền cung cấp nhiều bài thuốc trị ho lâu ngày hiệu quả, sử dụng các thảo dược thiên nhiên an toàn và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng cách, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng bổ phổi; hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản; giảm ho khan, ho gió, ho có đờm, ho hen, ho về đêm kéo dài, ho lâu ngày, đau rát họng, khàn tiếng. Sản phẩm được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

Dược Bình Đông là công ty dược phẩm uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm Đông y. Các sản phẩm của Dược Bình Đông được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập trên website để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất! 

5. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần được xem là ho lâu ngày. Mức độ nguy hiểm của ho lâu ngày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho.

  • Ho kéo dài 2 tuần: Có thể do các bệnh lý nhẹ như cảm lạnh, viêm họng… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm nên bạn tuyệt đối không được chủ quan. Vì vây, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
  • Ho kéo dài 3 tuần: Đây là mốc thời gian được xem là ho lâu ngày. Nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý nghiêm trọng cao hơn. Nhất là những người có tiền sử bị ung thư phế quản, lao phổi do hút thuốc lá lâu năm thường khó tránh khỏi tình trạng ho này. Bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Ho kéo dài 1 tháng: Tình trạng ho đã kéo dài, nguy cơ biến chứng rất cao. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị tích cực.

Trả lời: Ho lâu ngày không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Điều trị chưa đúngNguyên nhân là do chưa được xác định chính xác, phác đồ điều trị không phù hợp, người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị…
  • Bệnh lý mạn tính: Ho lâu ngày thường là dấu hiệu của các bệnh lý mạn tính như viêm họng mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư vòm họng, ung thư phổi…
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Do cơ thể không đủ sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh, khiến bệnh kéo dài dai dẳng.
  • Tác động của môi trường: Việc tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá… khiến niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng, gây ho kéo dài.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Những loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là các nhóm thuốc ức chế men chuyển Angiotensin có thể gây ra tình trạng ho dai dẳng và khi ngừng thuốc, người bệnh cũng hết ho.

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Trả lời: Ho lâu ngày không khỏi không phải là tên của một bệnh cụ thể mà là triệu chứng, là biểu hiện cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là về đường hô hấp.

Để xác định chính xác bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Trả lời: Để chữa ho lâu ngày hiệu quả, bạn cần:

  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp: Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho và có hướng điều trị phù hợp.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
  • Kết hợp các biện pháp hỗ trợ:
  • Tây y: Sử dụng thuốc kháng histamin và chống sung huyết khi người bệnh bị ho, chảy mũi; thuốc long đờm khi ho kéo dài kèm đờm; thuốc trị hen phế quản cho trường hợp bị hen; thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn; thuốc ức chế tiết dịch dạ dày khi bị trào ngược dạ dày thực quản,…
  • Đông y: Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược như mật ong, tắc chưng đường phèn, gừng tươi…
  • Biện pháp khác: Uống nhiều nước ấm, tránh khói bụi, khói thuốc lá, giữ ấm cơ thể, súc miệng nước muối, thay đổi tư thế ngủ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi…

Trả lời: Ho lâu ngày có thể lây nếu nguyên nhân gây ho là do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi…

Tuy nhiên, ho lâu ngày do các nguyên nhân khác như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng… thì không lây.

Trả lời: Ho lâu ngày ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Đối với mẹ bầu: Việc ho nhiều có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, đau bụng, thậm chí sảy thai hoặc sinh non.

Đối với thai nhi: Ho nhiều có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai bị ho lâu ngày cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trả lời: Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi có những dấu hiệu sau:

  • Ho ra máu nhiều.
  • Khó thở dữ dội, tím tái.
  • Đau ngực dữ dội.
  • Lơ mơ, hôn mê.

Trả lời: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng điều trị ho do virus hoặc các nguyên nhân khác. Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Trả lời: Để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp, phòng tránh ho lâu ngày, bạn nên:

  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như: vắc xin cúm, vắc xin phế cầu…
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể lực.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho hệ hô hấp, giúp bổ phổi, chẳng hạn như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông,…

Trả lời: Khi bị ho lâu ngày, bạn nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn uống:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, ổi, dâu tây, kiwi,… không chỉ ngon miệng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Hàu, thịt bò, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Rau xanh, trái cây, trà xanh,… rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giảm viêm nhiễm.
  • Thực phẩm dễ tiêu hóa: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy bổ sung cháo, súp, canh,… vào thực đơn. Những món ăn này sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Trả lời: Khi bị ho lâu ngày, bạn nên hạn chế những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm như ớt, tiêu, gừng,… sẽ gây kích ứng niêm mạc họng, làm tăng ho.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Khiến bạn sẽ bị khó tiêu hơn và làm tăng tiết đờm, làm nặng thêm tình trạng ho.
  • Thực phẩm lạnh: Như kem, nước đá,… góp phần làm co thắt phế quản, làm tăng ho.
  • Đồ uống có gas: Gây nên kích ứng niêm mạc họng, làm tăng ho.
  • Rượu bia, thuốc lá: Sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, gây tổn thương đường hô hấp, làm nặng thêm tình trạng ho

Trả lời: Nếu bị ho lâu ngày không khỏi, bạn nên:

  • Đi khám bác sĩ: Để được Bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây ho và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian, không tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc.
  • Kết hợp các biện pháp hỗ trợ:
  • Uống nhiều nước ấm: Giúp làm loãng đờm, giảm kích ứng cổ họng.
  • Súc họng bằng nước muối: Giúp sát khuẩn, giảm viêm họng.
  • Xông hơi: Giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc và các chất kích thích khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ uống có gas.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho từ thảo dược: Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông,…
Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị này.
    Thiên môn bổ phổi giảm ho có đờm, ho lâu ngày

    Đánh giá bài viết này

    0 / 5

    Your page rank:

    Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

    **** Nội dung đang cập nhật
    Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
    Bình luận
    Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

        Để lại lời nhắn

        Bài viết liên quan
        Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
        Dược Bình Đông
        Logo
        Đăng ký tài khoản mới

        Tư vấn miễn phí

        Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

        (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
        Giỏ hàng