Ho có đờm là triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ khi mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm là gì? Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin trong bài viết dưới đây của Công ty Đông y Dược Bình Đông để có lời giải đáp thắc mắc.
1. Đôi nét về tình trạng ho có đờm
Ho là một phản xạ có điều kiện, mục đích là tống đờm hay chất lạ ra khỏi đường hô hấp. Khác với ho khan, ho có đờm là tình trạng ho kèm theo đờm nhầy.
Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm hồng cầu, chất nhầy, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang hay từ họng, các xoang trán, hốc mũi,… Vì vậy, sự xuất hiện của ho đờm có thể là do hậu quả của các bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh khí quản, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản,…
Như vậy, ho có đờm là tình trạng ho có kèm theo các chất dịch nhầy được tiết ra từ đường hô hấp (khí phế quản, hốc mũi, xoang trán, họng,…).
Tùy vào màu sắc của đờm và tình trạng kéo dài của biểu hiện ho mà chúng ta có thể cơ bản xác định được mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Về thời gian, khi ho kèm theo đờm kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mãn tính.
Ngoài ra, màu sắc của đờm cũng là dấu hiệu để nhận biết được nguyên nhân và tình trạng của triệu chứng ho có đờm:
- Màu trắng trong: Đây là hoạt động bình thường của đường hô hấp. Tuy nhiên, trong trường hợp ho có đờm kéo dài thì nên sớm đi kiểm tra để kịp thời phát hiện bất thường và điều trị dứt điểm.
- Màu vàng hoặc xanh lá: Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra bạch cầu. Những tế bào này chứa một loại protein với sắc tố đặc trưng, nên khi ho có kèm đờm màu vàng hoặc xanh lá. Các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản mãn tính hay viêm phổi cũng gây ho ra đờm màu vàng hoặc xanh.
- Màu nâu hoặc đỏ: Nếu đờm có màu đỏ hoặc nâu nghĩa là bạn đang bị nhiễm trùng và xuất huyết trong cổ họng. Lúc này bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong vòng 24h. Với màu sắc đờm đậm, các cơn ho kèm theo tức ngực, khó thở thì đó có thể là dấu hiệu của lao hoặc ung thư phổi.
Khi gặp phải tình trạng ho có đờm, bạn cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Đặc biệt, khi tình trạng ho có đờm kéo dài trên 3 tuần không khỏi có kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Bị đau tức ngực khi ho, kèm theo tình trạng khó thở, thở nhanh, thở gấp.
- Ho có đờm màu trắng đục, màu vàng hoặc xanh.
- Ho có kèm theo sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
- Tần suất ho nhiều vào sáng sớm và ban đêm.
- Khi khạc nhổ, trong đờm có lẫn tia máu và mủ.
- Ăn uống khó khăn, khó ngủ, cân nặng giảm đột ngột.
2. Nguyên nhân gây ho có đờm
Ho có đờm là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến triệu chứng này như:
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Cảm cúm, cảm lạnh
Đây là bệnh lý thường gặp mỗi khi giao mùa hay thay đổi thời tiết. Khi mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm, chúng ta sẽ có biểu hiện ho và khi tình trạng nặng hơn sẽ ho kèm ra đờm. Khi bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh có bội nhiễm thì đờm sẽ có màu vàng hoặc xanh.
Viêm phế quản – Giãn phế quản
Khi mới mắc viêm phế quản, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn ho khan thông thường. Nhưng khi không được phát hiện và điều trị, các cơn ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm. Đờm của người bệnh viêm phế quản thường nhớt, có màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh. Những cơn ho có đờm thường diễn ra thường xuyên hơn vào ban đêm bởi đây là khoảng thời gian mà dịch nhầy tập trung nhiều ở vùng sau cổ nhất. Vậy nên, khi người bệnh nằm ngủ sẽ kích thích phản xạ ho nhiều hơn.
Nếu sau một thời gian dài không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, viêm phế quản có thể tiến triển thành giãn phế quản. Lúc này, dịch đờm cũng tiết ra nhiều hơn với tần suất dày hơn trong ngày. Đờm của người bệnh lúc này thường có màu trắng đục (giống với màu mủ) và đặc lại. Khi đó, việc khạc đờm ra ngoài rất khó khăn.
Viêm phổi
Đối với bệnh viêm phổi, ngoài ho có đờm, người bệnh thường cảm thấy tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi ho. Dịch đờm sẽ theo cơn ho được tống ra ngoài và đờm có màu gỉ sắt, vàng đậm hoặc vàng nhạt.
Bệnh lao phổi
Người bị bệnh lao phổi sẽ xuất hiện những cơn ho có đờm kéo dài hàng ngày. Đờm tiết ra có màu trắng đục và ở một vài người trong đờm có lẫn máu. Khi bệnh chuyển nặng sẽ xuất hiện đờm đặc có mùi hôi gây khó chịu. Ngoài trường hợp ho kèm theo đờm, người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau thắt ngực ở khu vực phổi bị viêm nhiễm. Bệnh lao phổi kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy hô hấp và nghiêm trọng hơn là tử vong.
Các bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý trên, ho có đờm còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác như viêm xoang, viêm amidan, hen phế quản (hen suyễn), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay các bệnh lây truyền qua đường hô hấp (ho gà, sởi, rubella, thủy đậu,…), suy tim sung huyết, trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
2.2. Nguyên nhân khác
Ho do yếu tố môi trường
Ho do dị ứng với không khí nhiều khói bụi là nguyên nhân rất thường gặp. Khói bụi chứa các chất ô nhiễm sẽ tấn công đường hô hấp, từ đó gây ra hiện tượng viêm và dẫn đến ho có đờm.
Thói quen sinh hoạt
Các thói quen xấu như thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê hoặc môi trường sống quá khô sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, gây ra tình trạng ho có đờm.
Tác nhân dị ứng
Những người nhạy cảm dễ bị dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, lông thú, nước hoa, khói thuốc lá,… Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng này, hệ miễn dịch sẽ tiết ra các chất trung gian hóa học như histamin, bradykinin, cytokine,… Những chất này kích thích lên vùng cổ họng gây ho, kích thích làm phù nề phế quản, tăng tiết dịch nhầy, từ đó dẫn đến tình trạng ho có đờm. Ngoài ra, những người bị dị ứng với các loại thực phẩm như sữa, phô mai, hải sản,… cũng làm tăng tiết dịch nhầy, dẫn đến ho có đờm.
3. Chẩn đoán
Khi xuất hiện triệu chứng ho có đờm, vào giai đoạn đầu, người bệnh có thể chủ động đánh giá và theo dõi tại nhà dựa vào đặc điểm của đờm, tần suất ho, thời gian ho,… Khi ho có đờm kèm theo các triệu chứng như: thở khò khè, sốt cao, đau đầu,… người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có được phương hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài phương thức đánh giá triệu chứng ho có đờm.
3.1. Tiền sử bệnh
Để có thể đánh giá tình trạng ho có đờm của bản thân, người bệnh không thể bỏ qua 2 yếu tố quan trọng là môi trường sống và tiền sử bệnh lý của mình. Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn. Ngoài ra, những người có tiền sử về đường hô hấp như bệnh xoang, viêm amidan,… cũng sẽ dễ xuất hiện triệu chứng ho có đờm hơn bình thường.
3.2. Triệu chứng bệnh
Tình trạng bệnh có thể được đánh giá dựa trên việc quan sát các đặc điểm của ho có đờm như tần suất ho, thời gian ho, thời điểm ho và màu sắc của đờm.
3.3. Khám bác sĩ và thực hiện các kiểm tra
Đối với bệnh nhân gặp tình trạng ho ra đờm kéo dài dai dẳng hoặc đờm có màu lạ thì nên lập tức đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định gồm:
- Chụp X Quang
- Chụp cắt lớp
- Chụp phế quản có cản quang
- Khảo sát dịch màng phổi
- Khảo sát đờm
- Soi phế quản
- Phản ứng bì lao (IDR)
4. Cách điều trị ho có đờm
4.1. Phương pháp Tây Y
Tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm là gì, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn. Khi điều trị ho có đờm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một trong những phương pháp sau đây:
- Nội khoa: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khi bạn gặp phải tình trạng ho có đờm như thuốc long đờm, thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc giãn phế quản, thuốc điều trị bệnh dạ dày,….
- Ngoại khoa: Trong các trường hợp ho có đờm do viêm amidan, viêm VA, viêm xoang,… bác sĩ có thể xem xét áp dụng phẫu thuật khi điều trị bằng thuốc không cải thiện, bị tái đi tái lại nhiều lần.
Xem thêm: Thuốc Trị Ho Có Đờm: Kinh nghiệm và Lưu ý quan trọng khi sử dụng
4.2. Phương pháp Đông Y và sử dụng thảo dược
Phương pháp trị ho có đờm bằng các loại thảo dược được nhiều người sử dụng vì vừa có độ an toàn, lành tính cao lại vừa dễ tìm kiếm và dễ thực hiện tại nhà. Nếu trong tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể tìm các loại thảo dược có tác dụng làm giảm tình trạng ho có đờm như Cát cánh, Bán hạ, Cam thảo, Mạch môn, Thiên môn đông, Trần bì, Tang bạch bì, Bối mẫu, Tô tử. Tuy nhiên, để việc điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng. Để hiểu rõ hơn về các loại thảo dược trị ho có đờm cũng như cách sử dụng, bạn hãy tìm hiểu những thông tin trong bài viết “Thuốc Nam Trị Ho Có Đờm”.
Một số bài thuốc Đông y phối hợp nhiều loại thảo dược mà bạn có thể tham khảo mang đến công dụng hiệu quả trong trị ho tiêu đờm như:
Bài thuốc trị ho có đờm do nhiễm phong hàn, cảm lạnh hoặc ho dai dẳng do sức đề kháng kém
- Nguyên liệu: 16g Giả tô, 16g Sâm bố chính, 16g Đương quy, 16g Ngải diệp, 12g Trần bì, 12g Độc diệp thảo, 10g Xà hưu thảo, 10g Đại táo, 10g Thủy ngọc, 10g Cam thảo, 10g Bạch phi, 5g Gừng tươi.
- Cách dùng: Đem sắc với 800ml nước cho đến khi cô lại còn một nửa. Mỗi ngày uống 3 lần và dùng khi còn nóng.
Bài thuốc trị ho có đờm do cảm lạnh, sốt cao, đau mỏi người, ho có đờm đặc, khàn tiếng
- Nguyên liệu: 16g Khương giới, 16g Mã kế, 16g Đương quy, 16g Giao đằng, 16g Xương bồ, 16g Cát cánh, 12g Tục huyền, 12g Độc diệp thảo, 12g Xà hưu thảo, 12g Cam thảo, 10g Thiên niên kiện, 10g Bạch cự, 10g Ngũ mai tử, 8g Vỏ quế.
- Cách dùng: Đem sắc với 3 bát nước to trong khoảng 45 phút – 1 giờ cho đến khi còn lại 1 bát để chia ra uống trong ngày, mỗi ngày uống 3 lần.
Bài thuốc long đờm, giảm ho, dịu cổ họng, bổ phế, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ hô hấp
- Nguyên liệu: 16g Bạch dược, 16g Nam dương sâm, 16g Sâm đại hành, 16g Xa tiền thảo, 16 Bạch mao căn, 12g Quất hồng bì, 12g Mơ muối, 12g Cam thảo, 12g Rễ chanh, 10g Thủy ngọc.
- Cách dùng: Tất cả đem đi sao khô, phơi nắng. Đem sắc với 400ml nước cho đến khi còn một nửa, dùng uống 2 lần/ ngày, kiên trì sử dụng 1-2 tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo đơn giản để hỗ trợ điều trị ho có đờm:
- Húng chanh đường phèn: Theo Y học cổ truyền, lá húng chanh có tính ấm, vị cay, có công dụng tán phong, làm ấm cơ thể, long đờm, tiêu đờm, giảm ho. Do đó, khi bị ho có đờm do viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, dùng loại thảo dược này để chữa trị có hiệu quả rất tốt. Để sử dụng, bạn có thể xắt nhuyễn 10 lá húng chanh đem hấp cách thủy với một ít đường phèn cho đến khi đường tan hết, dùng nước hấp để uống mỗi ngày 2-3 lần.
- Chanh và mật ong: Mật ong có vitamin E và chất chống oxy hóa có tác dụng sát trùng, giảm viêm, tiêu đờm, giảm kích ứng họng, từ đó giúp làm giảm ho có đờm. Trong chanh có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt, trong chanh có axit citric và tinh dầu có tác dụng làm loãng đờm, làm dịu cổ họng, giảm ho có đờm hiệu quả. Bạn chỉ cần pha 2 thìa mật ong, nửa thìa nước cốt chanh với 100ml nước sôi, uống khi còn ấm mỗi ngày 2 lần, sau giờ ăn sáng và ăn tối 1 giờ.
- Củ cải trắng: Theo Đông y, củ cải trắng có tính mát, có tác dụng long đờm, giảm ho, chữa khàn tiếng do ho quá nhiều, cầm máu. Do đó, dùng củ cải trắng để trị ho có đờm khá hiệu quả. Để sử dụng, bạn dùng 1 củ cải ép lấy nước, rồi đem nấu với gừng băm, sôi lên khoảng 10 phút thì cho mật ong vào rồi đun sôi trở lại. Lọc bỏ bã, dùng nước này để uống mỗi ngày 2 lần, ít nhất trong 3 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả.
Mời bạn đọc theo dõi thêm bài viết về “Mẹo trị ho có đờm tại nhà” để có thêm những thông tin hữu ích.
4.3. Phương pháp hỗ trợ tại nhà khác
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thì bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ giúp làm giảm ho có đờm tại nhà như:
- Uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm và loại bỏ đờm dễ dàng hơn.
- Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
- Dùng máy xông hơi trong phòng để làm tăng độ ẩm không khí và giúp làm dịu triệu chứng ho.
- Súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng để tránh tình trạng đờm chảy ra phía sau cổ họng gây ra ho có đờm.
- Có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm vào thực đơn một số loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng ho có đờm như Mướp đắng, Củ cải trắng, Hẹ, Giá đỗ,… và nên kiêng dùng đồ lạnh, cay nóng, đồ uống có cồn,… Tham khảo thêm bài viết “Thực phẩm trị ho có đờm” để lựa chọn thực phẩm phù hợp dành cho bạn.
- Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho có đờm, làm dịu cổ họng. Ngoài ra, các thành phần thảo dược cũng góp phần nâng cao sức cho khỏe hệ hô hấp, ngăn ngừa ho tái phát trở lại. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông – sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược như Thiên môn đông, Bạc hà, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Gừng, Kinh giới, Atiso, mang đến tác dụng bồi bổ phổi, hỗ trợ giảm ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản hiệu quả, giảm tình trạng ho gió, ho nhiều về đêm, ho lâu ngày,…
5. Phòng ngừa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cũng như những cơn ho có đờm sẽ giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới đây là một vài gợi ý để hạn chế và phòng ngừa ho có đờm:
- Tăng cường thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể trước tác nhân gây bệnh cho hệ hô hấp.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung rau xanh, vitamin,…
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông để tăng cường sức khỏe và bảo vệ hệ hô hấp trước các tác nhân gây hại.
6. Tổng kết
Ho có đờm là triệu chứng phổ biến của các bệnh về đường hô hấp từ nhẹ tới nặng. Chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh và đến gặp bác sĩ ngay khi các cơn ho có dấu hiệu bất thường.
Bên cạnh đó, việc sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông cũng sẽ giúp tăng cường sức khỏe hô hấp và hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm hiệu quả. Những sản phẩm này luôn được công ty Dược Bình Đông nghiên cứu không ngừng nhằm mang đến cho khách hàng giải pháp tốt nhất cho sức khỏe.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi): Sản phẩm được chiết xuất từ các loài thảo dược tự nhiên như Thiên môn đông, Bách bộ, Bạc hà, Gừng, Atiso, Tang bạch bì, Bình vôi, Trần bì, Kinh giới mang đến công dụng bổ phổi, hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho có đờm, ho khan, ho hen, ho kéo dài lâu ngày, ho gió, ho về đêm, đau rát họng, khàn tiếng.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em 3-10 tuổi: Đây là sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược như Bạc hà, Trần bì, Kinh giới, Cát cánh, Tang diệp, Tô tử, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì và Mạch môn. Sản phẩm có tác dụng bổ phổi, tăng cường sức khỏe hô hấp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho có đờm, đau rát họng khi bé bị ho do bị viêm họng, viêm phế quản hiệu quả.
Hãy liên hệ ngay với hotline (028)39808808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được tư vấn. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào website của Dược Bình Đông để biết thêm nhiều kiến thức về các loại bệnh khác và các cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết:
- Ho có đờm kéo dài 1 tháng không khỏi: Nguyên nhân, Cách chữa hiệu quả
- Bị ho có đờm xanh kéo dài là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
- Cách làm tiêu đờm tại nhà: Giải pháp cho cổ họng có đờm, ngứa rát
7. Câu hỏi thường gặp
Đối với nhiều người, khi bị ho có đờm thường được khuyên là không nên ăn xôi để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và những nhận định từ chuyên gia thì việc ăn xôi không làm tình trạng cơn ho nặng thêm. Nghĩa là người bị ho có đờm có thể ăn xôi.
Nhưng, những bệnh nhân bị ho có đờm thường xuyên bị đau rát nhiều ở họng, nuốt nghẹt… mà xôi thường khô, nên khi ăn mà nhai không kỹ vẫn còn thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nơi vùng họng.
Với trường hợp bị ho có đờm có ăn thịt gà được không? Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào nói rằng, ăn thịt gà không tốt cho sức khoẻ người bị ho có đờm. Chưa kể, thịt gà còn cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng rất lớn.
Tuy nhiên, theo dân gian, ăn thịt gà quá nhiều sẽ gây tổn âm, động huyết, khiến cơn ho dữ dội hơn. Vậy nên, tốt nhất, người bị ho có đờm nên ăn ít hoặc hạn chế ăn thịt gà. Khi ăn, người bị ho cần phải lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây kích thích vòm họng, ảnh hưởng đến việc điều trị ho có đờm.
- Nên chế biến thịt gà thành các món ăn loãng, dễ tiêu hoá như súp gà, cháo gà
- Không nên ăn quá nhiều thịt gà trong ngày
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng gà
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của thịt gà trước khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Để giảm nhanh cơn ho có đờm, thì tốt nhất bạn nên xây dựng cho mình kế hoạch ăn uống phù hợp để hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng ho hiệu quả.
Để cải thiện tình trạng ho có đờm, chúng ta cần xác định yếu tố gây hại để tránh xa và tăng cường yếu tố bảo vệ. Các yếu tố được xem là không tốt khi bị ho có đờm như: tiếp xúc khói bụi, thuốc lá, thực phẩm lạnh, thực phẩm cay nóng, stress, căng thẳng, nói nhiều hay làm việc quá sức.
Ngoài ra, bạn nên:
- Vệ sinh răng miệng bằng nước muối pha loãng sẽ giúp giảm nhanh cơn ho.
- Làm ẩm niêm mạc họng, làm loãng đờm bằng cách tăng cường uống nhiều nước, chia thành nhiều ngụm nhỏ, tránh để họng bị khô.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng lối sống khoa học, ăn ngủ điều độ, làm việc vừa sức, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho người bị có đờm như: rau xanh, giá, cà rốt, lá diếp cá, khế, củ cải, các loại gia vị như gừng, tỏi, hành, thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, lê, táo và các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến tình trạng ho có đờm trở nên trầm trọng hơn như: thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt, đồ ăn thô cứng, đồ cay nóng.
- Áp dụng các bài thuốc dân giãn chữa ho có đờm như hẹ chưng đường phèn, mật ong nước ấm…
- Sử dụng sản phẩm trị ho có nguồn gốc thảo dược như Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông.
Thiên Môn Bổ Phổi là một trong những bài thuốc bổ phổi có thành phần chính là Thiên môn đông, cây thuốc được biết đến với công dụng làm mát phổi, giúp khí trong phổi lưu thông tốt. Đồng thời giúp điều trị các chứng ho như ho khan, ho có đờm, miệng khô, họng sưng đau, viêm phổi…
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm, trong đó tiêu biểu có thể kể đến như:
- Thay đổi hormone: Lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai sẽ kích thích việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn, đặc biệt là đờm tích tụ ở cổ. Điều này khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thường sẽ có cảm giác ngứa cổ, muốn ho không ngừng.
- Cảm lạnh hoặc cúm: Trong trường hợp này, dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất nhiều hơn. Đặc biệt khi chúng bị vi khuẩn tấn công sẽ trở nên đặc quánh gây đờm ở cổ.
- Dị ứng: Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng, các triệu chứng thường gặp gồm có sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa da và ho có đờm.
- Do thực phẩm: Những người bị dị ứng với sữa, phô mai… sẽ làm tăng sản xuất chất nhầy, dễ dẫn đến hiện tượng ho có đờm.
- Các bệnh ở hệ hô hấp, mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm, ho lâu ngày.
Dù nguyên nhân dẫn đến ho có đờm là gì, việc điều trị sớm vẫn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ tình trạng này kéo dài có khả năng gây ra nhiều biến chứng khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất là dẫn đến động thai, dọa sảy, sinh non…
Việc trị ho có đờm khi mang thai cần hết sức thận trọng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong trường hợp bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ, các bạn có thể tham khảo một số cách thức điều trị tại nhà an toàn, hiệu quả như sau:
- Uống nhiều nước: Đây là việc làm đơn giản nhưng lại có khả năng làm loãng đờm, giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Ngoài nước lọc, bà bầu có thể dùng thêm nước trái cây, nước hầm canh để vừa giảm đờm, vừa tăng sức khỏe.
- Sử dụng mật ong: Mật ong có tính sát trùng nhẹ nên được xem là vị thuốc an toàn và tự nhiên cho những trường hợp bị ho, viêm họng… Khi bị ho có đờm, ho khan thì bà bầu có thể sử dụng nước chanh pha mật ong hoặc nước mật ong ấm để ngậm nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình hình nhanh chóng.
- Sử dụng đường và hành: Bạn có thể dùng một củ hành tây cỡ vừa băm nhuyễn và trộn với 50g đường rồi để qua đêm. Sau đó, hãy dùng hỗn hợp này để ngậm thường xuyên trong ngày.
- Dầu khuynh diệp: Sử dụng dầu khuynh diệp nhỏ vào nước tắm và ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
- Nước nghệ ấm: Bạn chỉ cần sử dụng một muỗng bột nghệ hòa tan vào cốc nước nóng và uống từ từ cũng giúp cải thiện vấn đề hiệu quả.
- Tắc chưng đường phèn: Hãy sử dụng khoảng 4-5 quả tắc cho vào chén sạch, thêm khoảng 2 muỗng cà phê đường phèn và chưng cách thủy. Sử dụng nước tắc chưng khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng ho có đờm khá tốt.
- Cách trị ho có đờm bằng vỏ quýt: Bạn hãy lấy vỏ 1 quả quýt, 1 ít cam thảo, 1 ít rễ cỏ tranh đem hấp cách thủy cùng mật ong và uống trong ngày. Nếu cảm thấy khó nuốt, khi uống bạn hãy pha loãng với nước đun sôi để ấm.
Những cách thức trị ho có đờm cho bà bầu nói trên đều đảm bảo an toàn, hiệu quả khi bạn sử dụng kiên trì, đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng, ho có đờm kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần dành thời gian thăm khám tại các cơ sở y tế. Thông qua việc thăm khám, chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trả lời: Nếu thăm khám, xét nghiệm và có kết quả dương tính với Covid-19, bạn sẽ được đưa đi điều trị tại các cơ sở y tế. Ngược lại, trong trường hợp có kết quả âm tính, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và áp dụng một số cách thức điều trị sau:
- Áp dụng cách thức điều trị bệnh từ dân gian như sử dụng nước chanh, húng chanh chưng đường phèn, nước lá tía tô.
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm ho có tác dụng ức chế các dây thần kinh và trung khu gây ho, từ đó làm giảm phản xạ ho. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thuốc kháng viêm giúp hỗ trợ điều trị những vùng tế bào bị viêm nhiễm, thuốc kháng sinh đặc trị các vi khuẩn, virus gây bệnh, thuốc giảm đau hạ sốt có công dụng hạ sốt cho cơ thể. Khi muốn sử dụng thuốc Tây y, các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bởi có thể gây phản tác dụng và dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác.
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày để làm dịu cổ họng, loãng đờm, tiêu đờm và hỗ trợ giảm ho.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng khi trời trở lạnh.
- Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có nhiều phấn hoa, lông động vật, bụi vải….
- Không hút thuốc lá, ăn nhiều nhiều rau xanh và hoa quả mỗi ngày.
Trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.