Ho có đờm là triệu chứng bệnh về đường hô hấp thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Vậy có những loại thực phẩm hỗ trợ điều trị ho có đờm nào hiệu quả? Nên kiêng những loại thực phẩm nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin do Dược Bình Đông cung cấp dưới đây để có lời giải đáp.
1. Giới thiệu về ho có đờm và nguyên tắc lựa chọn thực phẩm trị ho có đờm
Ho có đờm là hiện tượng ho có kèm theo đờm chảy ra qua mũi, miệng. Đờm là chất dịch nhầy được tiết ra từ phế nang, phế quản hoặc họng. Chất này có thành phần gồm hồng cầu, bạch cầu mủ, chất nhầy và các chất độc tấn công đường hô hấp. Ho có đờm xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm vì khi nằm ngửa, dịch nhầy chảy tập trung nhiều vào vùng phía sau cổ họng, kích thích gây ho. Tình trạng này không hiếm gặp và có thể xảy ra đối với bất cứ ai.

Tình trạng ho có đờm có thể bắt gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây ra triệu chứng ho có đờm là do mắc phải các bệnh lý đường hô hấp như:
- Cảm cúm, cảm lạnh: Người bệnh cảm cúm, cảm lạnh ban đầu thường sẽ xuất hiện những cơn ho gió, ho khan, sau đó mới tiến triển thành ho có đờm.
- Viêm phế quản: Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có những triệu chứng ho khan. Khi bệnh đã trở nặng, các cơn ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm. Đờm của người bệnh thường có màu vàng hoặc xanh và được thải ra nhiều nhất vào buổi sáng.
- Giãn phế quản: Viêm phế quản nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến giãn phế quản. Ở giai đoạn này, dịch đờm tiết ra nhiều nhất vào buổi sáng và các cơn cũng xuất hiện nhiều hơn. Đờm có màu trắng đục, đặc quánh, khó khạc ra ngoài.
- Viêm phổi: Người bị viêm phổi bị ho dữ dội, kéo theo đờm ra ngoài khi ho. Đờm thường có màu vàng sẫm hoặc vàng nhạt. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy tức ngực, khó thở khi ho.
- Lao phổi: Khi bị lao phổi, người bệnh sẽ bị ho ra đờm màu trắng đục, có mùi hôi và có thể có lẫn máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy đau tức ngực do vùng phổi bị viêm nhiễm.
- Ung thư phổi: Bệnh nhân ung thư phổi thường xuất hiện tình trạng ho có đờm có lẫn ít máu. Ngoài ra, người bệnh còn thấy tức ngực, khàn tiếng.
Khi xuất hiện tình trạng ho có đờm, ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể chủ động đánh giá và theo dõi tại nhà dựa vào tần suất ho, thời gian ho, đặc điểm màu sắc của đờm,… Khi ho có đờm kèm theo các triệu chứng như: thở khò khè, đau đầu, sốt cao,… người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Mời bạn đọc theo dõi thêm bài viết về “Mẹo trị ho có đờm tại nhà” để có thêm những thông tin hữu ích.
Ngoài việc điều trị tình trạng ho có đờm theo chỉ định của bác sĩ thì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, đẩy lùi bệnh nhanh hơn. Nên bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm ho tiêu đờm, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Bạn nên chọn những thực phẩm có chứa nhiều nước, loãng mềm để dễ tống đờm ra ngoài. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, sắt, kẽm để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người bị ho có đờm nên ăn các loại thực phẩm chế biến mềm hoặc băm nhỏ
2. Gợi ý lựa chọn thực phẩm trị ho có đờm
2.1. Khi bị ho có đờm nên ăn gì để nhanh khỏi?
Bạn nên chọn những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng ho có đờm như:
- Mướp đắng: Theo Đông y, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể dùng để trị ho có đờm, ho khan. Bạn có thể dùng canh mướp đắng khi còn nóng trong bữa ăn hàng ngày để giúp giảm ho, long đờm hiệu quả.
- Củ cải trắng: Củ cải trắng có vị ngọt thanh, tính kháng khuẩn, giúp hỗ trợ chữa ho khan, ho có đờm và đau rát họng có đờm hiệu quả. Do đó, bạn có thể bổ sung món canh củ cải trắng nấu với thịt nạc băm hoặc sườn heo vào thực đơn của mình khi bị ho có đờm.
- Hẹ: Đây là loại rau có vị cay, nồng, tính ấm, có công dụng long đờm, giải nhiệt, khử độc nên được sử dụng để trị ho. Chỉ cần nấu rau hẹ với một ít thịt băm và đậu hũ non là bạn đã có một món canh ngon, cải thiện tình trạng ho có đờm hiệu quả. Lưu ý, không nên ăn món canh này thường xuyên để tránh gây khó chịu ở vùng bụng.

Canh hẹ là món ăn trị ho có đờm hiệu quả
- Rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trị ho rất hiệu quả. Bạn có thể xay rau má thành nước uống, nấu canh hoặc luộc để làm món ăn hàng ngày khi bị ho có đờm.
- Cải cúc: Cải cúc hay còn gọi là rau Tần ô có vị ngọt, tính mát, giúp tán phong nhiệt, giảm ho, tiêu đờm. Canh rau cải cúc thịt băm là món ăn bổ dưỡng cho gia đình bạn, nên sử dụng khi còn nóng để giúp hỗ trợ giảm ho có đờm hiệu quả hơn.
- Thịt gà: Nhiều người cho rằng không nên ăn thịt gà khi bị ho nhưng đây là quan niệm sai lầm. Thực chất, khi ăn canh gà, súp hoặc cháo gà sẽ có tác dụng làm ẩm đường hô hấp, làm dịu ngứa rát trong cổ họng và giảm đờm. Do đó, bất cứ khi nào bị ho có đờm thì bạn có thể dùng những món ăn này 2-3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một chút gừng hoặc tỏi để tăng hiệu quả.
- Cháo quả la hán: Loại quả này có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, kháng vi khuẩn, virus. Do đó, dùng cháo quả la hán khi còn nóng sẽ giúp cải thiện bệnh đường hô hấp, giảm triệu chứng ho có đờm.
- Giá đỗ: Giá đỗ cũng là một loại thực phẩm trị ho có đờm hiệu quả được nhiều người sử dụng. Bạn có thể dùng loại rau này để ăn sống, xào, nấu canh chua, canh giá đỗ hoặc xay lấy nước để uống.
2.2. Khi bị ho có đờm nên ăn trái cây gì?
Ngoài các loại thực phẩm ở trên thì bạn còn nên ăn những loại trái cây sau đây khi bị ho có đờm:
- Lê: Theo Đông y, quả lê có tính mát, vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ và có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, tiêu độc, tiêu đờm và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, trong lê còn có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như canxi, photpho, chất xơ, các axit amin, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch và cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Bạn có thể chưng lê với đường phèn hoặc ép lấy nước uống để làm giảm tình trạng ho có đờm.

Lê chưng đường phèn trị ho có đờm
- Nho: Trong nho chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin B1, B2 và B6. Do đó, loại trái cây này có tác dụng giúp điều hòa khí huyết, bồi bổ thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống để làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm và ho do viêm nhiễm.
- Việt quất: Trong quả việt quất có nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A, B, C, E tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hàm lượng flavonoid trong việt quất còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng ho, viêm họng, đau họng. Bạn nên bổ sung thêm việt quất vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình khi bị ho có đờm để giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
- Chuối: Trong chuối có chứa nhiều đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali và các loại axit amin. Do đó, ăn chuối khi bị ho sẽ giúp tăng sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bạn có thể dùng chuối hấp đường phèn mỗi ngày 1 lần để làm giảm ho có đờm.
- Dâu tây: Quả dâu tây có chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, vitamin và có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt. Ăn quả dâu tây trực tiếp hoặc pha nước ép dâu tây với mật ong để uống sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ho có đờm, ho kéo dài và làm dịu cổ họng của người bệnh.
- Khế: Theo Đông y, quả khế có vị chua, tính bình, có công dụng tiêu viêm, tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra, khoa học đã chứng minh trong khế có chứa nhiều Saponin, Vitamin C và Flavonoid – những hoạt chất có tác dụng long đờm, kháng viêm. Do đó, khi ăn khế hoặc uống nước ép khế đã chưng cách thủy sẽ giúp làm sạch dịch nhầy trong cổ họng, cuống họng, cải thiện tình trạng ho có đờm rất tốt.

Khế là trái cây nên ăn khi bị ho có đờm
2.3. Khi bị ho có đờm nên uống gì?
Để cải thiện tình trạng ho có đờm hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số loại nước uống sau:
- Nước lọc: Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, đặc biệt là khi bị ho. Thiếu nước sẽ làm giảm sản xuất chất nhầy để giữ cho cổ họng được bôi trơn tự nhiên, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây đau họng hoặc ho. Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày khi bị ho.
- Mật ong và nước ấm: Mật ong có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có khả năng làm giảm những cơn ho cấp tính ở cả trẻ em và người lớn hiệu quả. Mỗi buổi sáng uống 1 cốc mật ong pha nước ấm sẽ làm giảm tình trạng ho có đờm, đau rát họng hiệu quả.
- Chanh mật ong: Trong chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp long đờm hiệu quả, tăng cường sức đề kháng. Mật ong lại có tính kháng viêm, sát khuẩn cao. Do đó, nước chanh ấm pha với một ít mật ong là loại thức uống lý tưởng để uống nhiều lần trong ngày khi bị ho có đờm.

Chanh mật ong là thức uống lý tưởng để trị ho có đờm
- Trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm và thông mũi rất tốt. Khi bị ho có đờm, bạn có thể uống nước gừng nóng với một chút mật ong để trị bệnh.
- Trà cam thảo: Theo Y học cổ truyền, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc, dưỡng huyết. Do đó, uống trà cam thảo sẽ giúp cải thiện tình trạng ho có đờm, đau họng, viêm họng,…
- Nước ép dứa: Trong quả dứa có chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin B1, axit hữu cơ và bromelain. Do đó, nước ép dứa là một gợi ý tuyệt vời cho những người đang bị ho khan, ho có đờm. Tuy nhiên, không nên uống loại nước này khi đói để tránh gây tổn thương cho dạ dày.
Bên cạnh việc sử dụng các loại trái cây, nước uống, thực phẩm trị ho có đờm, bạn có thể dùng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ đẩy lùi cơn ho. Bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông với các thành phần thảo dược tự nhiên như Bạc hà, Gừng, Atiso, Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới. Sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường chức năng phổi, hỗ trợ giảm các tình trạng ho có đờm, ho khan, ho gió, ho hen, ho về đêm nhiều, ho lâu ngày không hết, khàn tiếng, đau rát họng hiệu quả. Sản phẩm đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm tin dùng.

Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông hỗ trợ làm giảm tình trạng ho có đờm hiệu quả

Phản hồi của khách hàng về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông
3. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm trị ho có đờm
Để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ điều trị tốt tình trạng ho có đờm hiệu quả, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, bạn cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau đây để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
- Tránh đồ lạnh: Khi bị ho có đờm, bạn nên kiêng những đồ lạnh như nước đá, kem, đồ đông lạnh,… Bởi vì, chúng sẽ khiến cho đường hô hấp bị lạnh, kích thích gây ho và tiết ra dịch đờm, khiến tình trạng ho có đờm trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh các thực phẩm chiên, nướng: Đây là những thực phẩm làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, kích thích tiết ra nhiều đờm.
- Không ăn đồ cay nóng: Những thực phẩm cay nóng như tiêu, mù tạt, ớt,…sẽ kích thích cổ họng khiến tình trạng ho ngày một nặng hơn.
- Không dùng thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas: Rượu, bia, nước tăng lực hoặc nước ngọt có gas,… có thể khiến tình trạng ho có đờm kéo dài hơn. Chất kích thích trong thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của điều trị đờm.
Để có một sức đề kháng tốt chống lại các tác nhân gây bệnh thì bạn cần thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ sau:
- Tập luyện thể chất: Thể dục thể thao giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, tăng sức đề kháng và đẩy lùi mọi bệnh tật. Một ngày hãy dành một ít thời gian yoga hít thở nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, nhảy dây để cơ thể thêm dẻo dai và rắn chắc. Từ đó hệ hô hấp của bạn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, thông khí tốt hơn.
- Có lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích như rượu bia. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, tránh để bụi bẩn tạo nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
- Bảo vệ hệ hô hấp: Khi ra ngoài nên che chắn kỹ lưỡng để giảm bớt lượng khí bẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Người bị ho có đờm hạn chế đến những nhà máy, xí nghiệp nơi thải ra nhiều khí độc hại để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
4. Tổng kết
Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đã có thể lựa chọn được cho mình những loại thực phẩm trị ho có đờm phù hợp. Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp rèn luyện thể chất, sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm thuốc bổ phổi hoặc sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, hỗ trợ làm giảm tình trạng ho có đờm hiệu quả.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml cho người lớn từ 11 tuổi: Được chiết xuất từ các loại thảo dược như Bạc hà, Gừng, Atiso, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Thiên môn đông, Bách bộ, và Kinh giới, sản phẩm nổi bật với công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng ho do bị viêm họng, viêm phế quản; giảm các triệu chứng ho có đờm, ho gió, ho khan, ho hen, ho lâu ngày dẫn tới đau rát họng kéo dài, khàn tiếng.

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em từ 3-10 tuổi: Đây là một sản phẩm được nhiều phụ huynh tin dùng khi con trẻ mắc phải triệu chứng ho có đờm. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược như Bạc hà, Trần bì, Kinh giới, Cát cánh, Tỳ bà diệp, Tô tử, Tang bạch bì, Tang diệp, và Mạch môn giúp hỗ trợ giảm ho có đờm, đau rát họng do viêm họng ở trẻ, viêm phế quản ở trẻ gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có công dụng bồi bổ phổi, tăng cường sức khỏe của phổi để bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho Trẻ Em có chất lượng đạt chuẩn GMP của bộ Y tế
Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – Thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên vô cùng an toàn và đáng tin cậy. Dược Bình Đông với hơn 2000 đại lý có mặt trên khắp các tỉnh thành Việt Nam, hứa hẹn sẽ là nơi cung ứng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người tiêu dùng. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi, vui lòng gọi đến HOTLINE (028) 39 808 808 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé!
Mời bạn nhấp vào để xem thêm:
- Top 9 Cây Thuốc, Bài Thuốc Nam Trị Ho Có Đờm, Tăng Cường Sức Khỏe Phổi
- Cách làm tiêu đờm tại nhà: Giải pháp cho cổ họng có đờm, ngứa rát
- Các loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả hiện nay
5. Câu hỏi thường gặp
Trả lời:
Khi bạn bị ho có đờm, việc chú ý đến chế độ ăn uống là rất cần thiết. Có một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm ho, long đờm và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là những gợi ý dễ hiểu:
- Thực phẩm: Mướp đắng, củ cải trắng, hẹ, rau má, cải cúc, thịt gà, cháo quả la hán, giá đỗ.
- Trái cây: Lê, nho, việt quất, chuối, dâu tây, khế.
Bạn nên ưu tiên chọn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, chế biến thành các món luộc, hấp, nấu canh,… để cơ thể dễ hấp thu và giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Việc bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và hồi phục nhanh chóng.
Trả lời:
Để tránh làm tình trạng ho có đờm của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, thì bạn nên kiêng những thực phẩm sau:
- Đồ lạnh: Như nước đá, kem, đồ đông lạnh. Những món này có thể làm cổ họng bạn khó chịu hơn.
- Thực phẩm chiên, nướng: Những món này có thể làm cổ họng bạn khó chịu. Làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, kích thích tiết đờm và khiến bạn ho nhiều hơn.
- Đồ cay nóng: Như tiêu, ớt hay mù tạt. Chúng có thể làm cổ họng bạn bị kích ứng.
- Thực phẩm chứa chất kích thích: Như rượu, bia, nước tăng lực hay nước ngọt có gas. Những đồ này không tốt cho sức khỏe và có thể làm tình trạng ho của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Khi bạn kiêng những loại thực phẩm này, cổ họng sẽ hạn chế bị kích ứng và tình trạng ho có đờm cũng sẽ được cải thiện.
Trả lời:
Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống, thì bạn cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn bị ho có đờm. Dưới đây là một số loại nước uống tốt mà bạn nên thử dùng:
- Nước lọc: Đây là nguồn nước cơ bản mà bạn cần cung cấp đủ cho cơ thể. Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn đủ nước.
- Mật ong và nước ấm: Uống một cốc nước ấm pha với mật ong mỗi buổi sáng không chỉ giúp dịu cổ họng mà còn cung cấp năng lượng cho bạn.
- Chanh mật ong: Pha nước chanh ấm với một chút mật ong sẽ giúp giảm triệu chứng ho có đờm. Bạn có thể uống loại nước này nhiều lần trong ngày.
- Trà gừng: Nước gừng nóng với một chút mật ong là một lựa chọn tuyệt vời để trị ho. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể và giảm ho hiệu quả.
- Trà cam thảo: Loại trà này có thể thay thế nước lọc trong ngày. Nó giúp làm dịu cổ họng và giảm ho.
- Nước ép dứa: Uống nước dứa sau bữa ăn là một lựa chọn tốt, nhưng bạn nên tránh uống khi đói vì có thể gây tổn thương dạ dày.
Những loại nước uống này không chỉ giúp làm loãng đờm và dịu họng, mà còn bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trả lời:
Để việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị ho có đờm đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Điều này rất quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc những người có bệnh lý nền. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch: Hãy chú ý chọn những loại thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh. Rửa sạch và chế biến kỹ trước khi ăn để tránh vi khuẩn.
- Không lạm dụng: Dù thực phẩm có tốt đến đâu, bạn cũng nên ăn uống đa dạng và cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Điều này giúp cơ thể nhận đủ dưỡng chất cần thiết.
- Kết hợp với các biện pháp khác: Ngoài việc ăn uống, hãy chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cho cơ thể và tránh tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá… Những điều này cũng rất quan trọng cho sức khỏe.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể: Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, thì bạn hãy ngưng sử dụng thực phẩm đó và đi khám bác sĩ ngay.
Trả lời:
- Người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng mật ong vì mật ong có chứa đường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết.
- Nếu bạn muốn dùng mật ong, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Họ sẽ giúp bạn xác định liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế mật ong bằng các loại đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường. Những loại đường này thường có ít ảnh hưởng đến đường huyết, giúp bạn vừa thỏa mãn khẩu vị mà vẫn kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Trả lời:
- Khi trẻ bị dị ứng, bạn cần rất cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm trị ho có đờm. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc làm tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn.
- Trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thực phẩm nào, hãy tìm hiểu thật kỹ về thành phần của nó. Điều này giúp bạn tránh những nguyên liệu có thể gây phản ứng dị ứng cho trẻ.
- Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về thành phần của thực phẩm và phù hợp nhất cho trẻ.
Chào ad, em bị ho có đờm mấy hôm nay rồi, khó chịu quá. Em muốn hỏi là nên ăn gì để nhanh khỏi ạ?
Chào chị Đào,
Cảm ơn chị đã chia sẻ về tình trạng ho có đờm mà chị đang gặp phải. Để giúp chị cải thiện tình trạng này, tôi xin gợi ý một số thực phẩm rất hữu ích như:
• Mướp đắng: Theo Đông y, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể dùng để trị ho có đờm, ho khan. Chị có thể dùng canh mướp đắng khi còn nóng trong bữa ăn hàng ngày.
• Củ cải trắng: Củ cải trắng có vị ngọt thanh, tính kháng khuẩn, giúp hỗ trợ chữa ho khan, ho có đờm và đau rát họng hiệu quả. Chị có thể nấu canh củ cải trắng với thịt băm hoặc sườn heo.
• Lê: Quả lê có tính mát, vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, tiêu độc, tiêu đờm và kháng viêm hiệu quả. Chị có thể chưng lê với đường phèn hoặc ép lấy nước uống.
Bên cạnh đó, chị nên uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối, xông hơi,… để hỗ trợ long đờm và giảm ho.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Bài viết rất hay! Mình muốn hỏi, khi bị ho có đờm thì nên kiêng ăn những gì?
Chào anh Huy,
Cảm ơn anh đã dành thời gian quan tâm đến bài viết. Việc kiêng khem đúng cách sẽ giúp anh cảm thấy thoải mái hơn khi bị ho có đờm. Dưới đây là một số thực phẩm anh nên tránh để không làm tình trạng bệnh nặng thêm:
• Đồ lạnh: Nước đá, kem, đồ đông lạnh,… sẽ khiến cho đường hô hấp bị lạnh, kích thích gây ho và tiết ra dịch đờm.
• Thực phẩm chiên, nướng: Làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, kích thích tiết ra nhiều đờm.
• Đồ cay nóng: Tiêu, mù tạt, ớt,… sẽ kích thích cổ họng khiến tình trạng ho ngày một nặng hơn.
• Thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas: Rượu, bia, nước tăng lực, nước ngọt có gas,… có thể khiến tình trạng ho có đờm kéo dài hơn.
Bên cạnh việc kiêng ăn những thực phẩm trên, anh nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Em chào ad! Em muốn hỏi thêm là ngoài lê thì còn có loại trái cây nào tốt cho người bị ho có đờm không ạ?
Chào chị Oanh,
Ngoài lê, còn rất nhiều loại trái cây khác mà chị có thể tham khảo để cải thiện sức khỏe:
• Nho: Giúp điều hòa khí huyết, bồi bổ thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
• Việt quất: Có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng ho, viêm họng, đau họng.
• Chuối: Giúp tăng sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
• Dâu tây: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt, giúp làm giảm các triệu chứng ho có đờm, ho kéo dài và làm dịu cổ họng.
• Khế: Có công dụng tiêu viêm, tiêu đờm hiệu quả.
Chị có thể thưởng thức các loại trái cây này trực tiếp, ép lấy nước hoặc chế biến thành các món ăn ngon theo sở thích của mình nhé!
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi bị ho có đờm nhiều, uống nước lọc không thấy đỡ. Cho tôi hỏi, nên uống gì để giảm ho có đờm hiệu quả?
Chào anh Luân,
Ngoài nước lọc, tôi xin gợi ý cho anh một số loại nước uống rất hữu ích trong việc giảm ho có đờm mà anh có thể thử nhé:
• Mật ong và nước ấm: Mật ong có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có khả năng làm giảm những cơn ho cấp tính.
• Chanh mật ong: Kết hợp chanh và mật ong giúp làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho.
• Trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm và thông mũi rất tốt.
• Trà cam thảo: Cam thảo có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc, dưỡng huyết.
• Nước ép dứa: Nước ép dứa giúp làm dịu cổ họng, long đờm hiệu quả.
Anh nên uống ấm và chia thành nhiều lần trong ngày.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Bé nhà em 1 tuổi, bị ho có đờm, em muốn hỏi là bé có thể ăn những loại thực phẩm nào trong bài viết ạ?
Chào chị Thơ,
Với trẻ em dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu, nên việc lựa chọn thực phẩm cần phải hết sức cẩn thận. Tôi khuyến khích chị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong bài viết nhé.
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bé và tư vấn cho chế độ ăn uống phù hợp.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông có dùng cho trẻ em được không? Bé nhà mình 5 tuổi, đang bị ho có đờm.
Chào anh Quân,
Cảm ơn anh đã quan tâm đến sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông! Hiện tại, sản phẩm này có 2 loại: chai 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên) và chai 90ml dành cho trẻ em (từ 3 – 10 tuổi).
Bé nhà anh 5 tuổi hoàn toàn có thể sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml để hỗ trợ giảm ho có đờm. Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, anh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Bài viết rất hay! Em muốn hỏi, có thể chế biến những món ăn gì từ các loại thực phẩm trị ho có đờm ạ?
Chào chị My,
Tôi rất vui được chia sẻ với chị một số món ăn ngon mà chị có thể chế biến để trị ho có đờm:
• Canh mướp đắng: Nấu canh mướp đắng với thịt băm, tôm hoặc cá.
• Canh củ cải trắng: Nấu canh củ cải trắng với sườn heo, thịt băm hoặc tôm.
• Canh hẹ: Nấu canh hẹ với thịt băm, đậu hũ non hoặc trứng.
• Canh rau má: Nấu canh rau má với thịt băm hoặc tôm.
• Canh cải cúc: Nấu canh cải cúc với thịt băm hoặc tôm.
• Cháo gà: Nấu cháo gà với gừng, hành, tía tô.
• Cháo quả la hán: Nấu cháo quả la hán với đường phèn.
• Giá đỗ xào: Xào giá đỗ với thịt băm, tôm hoặc trứng.
• Canh chua giá đỗ: Nấu canh chua giá đỗ với cá, dứa, cà chua.
Chị nên chế biến thành các món luộc, hấp, nấu canh,… để dễ tiêu hóa và hấp thu.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Em muốn hỏi thêm, làm thế nào để bảo vệ hệ hô hấp, phòng tránh ho có đờm ạ?
Chào anh Đức,
Để bảo vệ hệ hô hấp và phòng tránh ho có đờm, mình xin chia sẻ với anh một số lưu ý rất hữu ích:
• Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng cổ, ngực, bàn chân.
• Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, thông thoáng không khí, tránh ẩm mốc.
• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng: Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
• Che miệng khi ho, hắt hơi: Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng khi ho, hắt hơi để tránh lây lan vi khuẩn.
• Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, các chất kích thích: Khói bụi, thuốc lá, các chất kích thích là những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
• Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh hô hấp như cúm, sởi, rubella,…
• Xây dựng thói quen tập luyện thể chất đều đặn để tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn, có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,… phù hợp với thể trạng của mình.
• Sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho hệ hô hấp như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông, …
• Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về đường hô hấp.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.