Thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng hay khi thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sức đề kháng kém,… tất cả đều ẩn chứa nguy cơ gây bệnh viêm phế quản. Vậy bệnh viêm phế quản là gì, đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất, phương pháp chẩn đoán và điều trị ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Dược Bình Đông giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
1. Viêm phế quản là gì? Đối tượng nào dễ mắc phải?
Viêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp dưới. Bệnh xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị nhiễm trùng dẫn đến các phản ứng viêm với các triệu chứng đặc trưng như: ho khan, khó thở, tức ngực khó thở, nghẹt mũi khó thở, khó thở khi nằm ngủ… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt của người bệnh.
Viêm phế quản được chia thành 2 loại là: viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.
- Bệnh ở mức cấp tính thường xuất hiện đột ngột và chấm dứt chỉ sau vài tuần. Biểu hiện lâm sàng của thể cấp tính là xuất hiện tình trạng viêm và sưng.
- Bệnh ở mức mãn tính sẽ nghiêm trọng hơn và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Viêm phế quản mãn tính thường tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và sức khỏe suy yếu. Cũng vì thế mà quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.
Hầu như mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản, người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu và những người thường phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hay tiếp xúc thường xuyên với khói bụi.
Viêm phế quản là loại bệnh có thể lây nhiễm, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh trở nên phổ biến. Virus và vi khuẩn gây bệnh thường dễ phát tán qua đường không khí. Có hai con đường lây bệnh chủ yếu là: lây trực tiếp giữa người với người trong các hoạt động thường nhật như ăn cùng bàn, nói chuyện,… và lây lan gián tiếp thông qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người đang mắc viêm phế quản như khăn tay, cốc uống nước,…
Nếu bệnh kéo dài lâu ngày không dứt hoặc không tìm cách chữa trị dứt điểm có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, viêm giãn phế quản, suy hô hấp cấp, hen phế quản,…
2. Các triệu chứng của viêm phế quản thường gặp
Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho có đờm,…: Khi ho thường sẽ kèm theo tình trạng tức ngực và chảy nước mũi. Triệu chứng ho thể hiện rằng một vị trí nào đó trong khu vực từ mũi, họng đến phổi có thể đã bị viêm.
- Phế quản tăng tiết đờm (đờm có màu trong suốt, xanh, trắng, vàng, nâu hoặc một số trường hợp đờm sẽ kèm theo các tia máu): Đây là kết quả của cơ thể khi phản ứng trước sự viêm nhiễm và xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn. Dựa vào màu sắc đờm, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản là do virus hay vi khuẩn.
- Cảm giác khó thở, tình trạng thở hổn hển, tức ngực: Tình trạng này sẽ khởi phát mạnh hơn sau các cơn ho hoặc vận động mạnh.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, có cảm giác chán ăn, xanh xao, xuất hiện tình trạng sụt cân: Tình trạng này xảy ra do hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu và làm giảm khả năng chống chịu bệnh.
- Thở khò khè: Khi thành phế quản bị viêm sẽ xuất hiện tình trạng sưng, phù nề. Điều này khiến cho lòng phế quản bị hẹp, không khí phải lưu thông qua đường phế quản hẹp dẫn đến việc phát ra tiếng khò khè hoặc tiếng rít nhẹ.
3. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản
Có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm phế quản, những phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng là:
- Xét nghiệm máu: phương pháp này nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ quan sát được những bất thường về số lượng tiểu cầu, hồng cầu,… trong máu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý cho người bệnh.
- Xét nghiệm đờm: Phương pháp này giúp xác định được đờm có bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn hay không, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Chụp X-quang ngực: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân cao tuổi (trên 75 tuổi) và những trường hợp có các chỉ số như nhịp thở, mạch đập và nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường,… Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp X-quang để phân biệt bệnh nhân bị viêm phế quản hay bị các bệnh khác như áp xe phổi, lao phổi, ung thư phổi,…
- Thử nghiệm chức năng phổi (PFT): Phương pháp này nhằm đo lượng không khí tối đa có thể chứa trong phổi và đo tốc độ phổi đẩy không khí ra ngoài. Thử nghiệm chức năng phổi giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng giống viêm phổi nhờ những đặc trưng của phổi khi bị viêm phế quản.
4. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản
Những nguyên nhân phổ biến:
- Môi trường: bụi mịn, khói thuốc, không khí ô nhiễm, thời tiết thay đổi,… là nguyên nhân gây viêm phế quản rất thường gặp.
- Sức đề kháng: người có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch bị tổn thương khiến virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh. Những người lớn tuổi hoặc trẻ em có sức đề kháng yếu thường mắc bệnh vì nguyên nhân này.
- Đặc thù công việc: tỉ lệ mắc bệnh ở những người làm việc trong môi trường chứa các chất kích thích phổi như: thợ cơ khí, công nhân tại xí nghiệp, hầm mỏ,… sẽ cao hơn những người bình thường.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày: khi dạ dày bị trào ngược axit, những cơn ợ nóng, ợ chua sẽ xuất hiện và gây kích thích ở vùng cổ họng. Không dừng lại ở đó, axit còn có khả năng bào mòn lớp niêm mạc phế quản từ đó dẫn đến viêm ống phế quản.
5. Phương pháp điều trị viêm phế quản
5.1. Điều trị bằng kháng sinh
Hơn 90% các trường hợp bị viêm phế quản là do virus gây ra. Chính vì thế mà hầu hết trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ không cần điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số đối tượng sẽ được chỉ định kháng sinh như sau:
- Người bệnh do vi khuẩn gây ra và đi kèm các triệu chứng như: khạc đờm vàng, xanh hoặc đờm có mủ, bị sốt kéo dài, các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 7 – 10 ngày,…
- Người có bệnh nền liên quan đến tim, gan, phổi, thận, thần kinh,… và những trường hợp bị suy giảm miễn dịch.
- Người trên 65 tuổi và có tiền sử nhập viện 1 năm trước hoặc đã từng bị suy tim sung huyết, người bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc corticoid dạng uống.
Các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp này thường là: beta lactam, macrolide, quinolone,… Lưu ý, người bệnh không được tự ý mua và dùng thuốc vì có nguy cơ gặp tình trạng ngộ độc thuốc hoặc kháng kháng sinh.
5.2. Thuốc điều trị triệu chứng
Thuốc điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản thường sẽ được chỉ định điều trị như sau:
- Thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen trong trường hợp sốt trên 38,5°C. Lưu ý, cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
- Thuốc trị ho, long đờm và làm loãng đờm: Trong trường hợp ho có đờm, đờm nhiều hoặc đờm đặc, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc làm long đờm, loãng đờm và giảm độ dính của đờm như: acetylcystein, bromhexin, carbocystein,…
- Thuốc kháng virus: Đối với bệnh nhân được chẩn đoán bệnh do virus cúm thì sẽ được cân nhắc chỉ định thuốc kháng virus.
- Khí dung thuốc giãn phế quản: Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp bị khò khè do viêm phế quản.
6. Các biện pháp phòng ngừa mắc viêm phế quản
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng ngừa viêm phế quản, bạn cần thực hiện tốt các điều sau:
- Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân gây bệnh chính là lây nhiễm qua đường hô hấp. Vậy nên trong thời điểm giao mùa hoặc xung quanh đang có người bị mắc bệnh, bạn cần tránh tiếp xúc với người bệnh, hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân và thực hiện đeo khẩu trang trong các trường hợp phải tiếp xúc.
- Bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe bằng cách uống nhiều nước, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không tắm quá lâu, điều trị triệt để các bệnh lý tai-mũi-họng, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học,…
7. Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh viêm phế quản đúng cách
Khi bị viêm phế quản, người bệnh cần được chăm sóc hợp lý và khoa học để bệnh chóng khỏi. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc đúng cách:
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học: Việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh cùng thời gian sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng giờ giúp cơ thể nhanh hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi ngày cần ngủ đúng và đủ giờ, người lớn cần ngủ từ 7-8 giờ và trẻ em cần ngủ 10-12 giờ. Bên cạnh đó, cần bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất, protein bằng các thực phẩm như trái cây, rau quả, thịt, cá, đậu,…
- Uống đủ nước: Bị viêm phế quản có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Nước giúp thanh lọc cơ thể và cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp tránh tình trạng cơ thể bị mất nước, thiếu nước.
- Giữ độ ẩm trong không khí: Không khí quá khô dễ gây khô mũi, khô họng và kích ứng mũi họng. Việc đảm bảo độ ẩm không khí giúp người bệnh tránh bị kích ứng và không khí ẩm cũng giúp làm loãng các chất nhầy có trong khí quản. Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu, máy làm ẩm không khí. Hoặc nếu không có máy làm ẩm, cứ mỗi giờ người chăm sóc có thể dành ra 5 phút đun sôi nước trên bếp để hơi nước bay lên tạo độ ẩm cho không khí.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi và không khí ô nhiễm: Đây là những nhân tố gây bệnh và đồng thời khiến bệnh lâu khỏi. Cần giữ cho không gian sống của người bệnh thoáng khí, không hút thuốc lá (chủ động và thụ động). Khi có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang để hạn chế tối đa việc hít phải khói bụi.
8. Tổng kết thông tin về viêm phế quản
Viêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng và ở mọi lứa tuổi. Khi bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, ho khan, ho có đờm, đau rát họng, tức ngực, khó thở,… và thường kéo dài trong 1-2 tuần. Nếu bệnh ở thể cấp tính quá lâu mà không điều trị, bệnh sẽ chuyển sang tình trạng mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ khó hơn và mức độ nguy hiểm của bệnh cũng sẽ cao hơn. Vậy nên cần điều trị bệnh dứt điểm ngay ở giai đoạn cấp tính.
Nếu bạn đang mắc bệnh viêm phế quản, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc thì bạn cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong những lựa chọn hiệu quả và chất lượng nhất hiện nay chính là Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm này có công dụng bổ phổi hỗ trợ giảm các triệu chứng như: ho khan, ho gió, ho có đờm, đau rát họng, khàn tiếng, ho dữ dội về đêm…
Để tham khảo về Thiên Môn Bổ Phổi, bạn đọc có thể xem thêm tại website của Dược Bình Đông hoặc liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được kết nối và tư vấn miễn phí.
9. Câu hỏi thường gặp
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
- Xét nghiệm máu: phương pháp này nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Đồng thời, xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ quan sát được những bất thường về số lượng tiểu cầu, hồng cầu,… trong máu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý cho người bệnh.
- Xét nghiệm đờm: Phương pháp này giúp xác định được đờm có bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn hay không, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Chụp X-quang ngực: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân cao tuổi (trên 75 tuổi) và những trường hợp có các chỉ số như nhịp thở, mạch đập và nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường,… Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp X-quang để phân biệt bệnh nhân bị viêm phế quản hay bị các bệnh khác như áp xe phổi, lao phổi, ung thư phổi,…
- Thử nghiệm chức năng phổi (PFT): Phương pháp này nhằm đo lượng không khí tối đa có thể chứa trong phổi và đo tốc độ phổi đẩy không khí ra ngoài. Thử nghiệm chức năng phổi giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng giống viêm phổi nhờ những đặc trưng của phổi khi bị viêm phế quản.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm phế quản thường là:
- Môi trường: bụi mịn, khói thuốc, không khí ô nhiễm, thời tiết thay đổi,… là nguyên nhân gây viêm phế quản rất thường gặp.
- Sức đề kháng: người có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch bị tổn thương khiến virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây bệnh. Những người lớn tuổi hoặc trẻ em có sức đề kháng yếu thường mắc bệnh vì nguyên nhân này.
- Đặc thù công việc: tỉ lệ mắc bệnh ở những người làm việc trong môi trường chứa các chất kích thích phổi như: thợ cơ khí, công nhân tại xí nghiệp, hầm mỏ,… sẽ cao hơn những người bình thường.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày: khi dạ dày bị trào ngược axit, những cơn ợ nóng, ợ chua sẽ xuất hiện và gây kích thích ở vùng cổ họng. Không dừng lại ở đó, axit còn có khả năng bào mòn lớp niêm mạc phế quản từ đó dẫn đến viêm ống phế quản.