Tìm kiếm

Viêm phế quản cấp tính có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách điều trị

Thuốc trị viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp tính là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ phổ biến. Hầu hết mọi người đều có thể mắc bệnh một vài lần trong đời. Vậy bệnh này có thực sự nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.

1. Viêm phế quản cấp tính là gì? Đối tượng nào dễ mắc viêm phế quản cấp tính?

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng phế quản bị viêm, phù nề dẫn đến việc ống phế quản tăng tiết dịch. Tình trạng này khiến đường thở bị thu hẹp và làm người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng như: hắt hơi, ho, sổ mũi, đau rát cổ họng,… 

Điểm đặc trưng của viêm phế quản cấp là tình trạng bệnh diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe và thường sẽ tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh diễn ra quá lâu mà không được điều trị, khả năng cao bệnh sẽ chuyển sang viêm phế quản mãn tính gây nguy hiểm cho người bệnh. 

Thuốc trị viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ phổ biến. Hầu hết mọi người đều có thể mắc bệnh một vài lần trong đời

Viêm phế quản cấp tính có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Cụ thể, bệnh thường lây nhiễm thông qua các giọt nước bọt hoặc trong không khí chứa mầm bệnh mà người bị viêm phế quản đã phát tán khi nói chuyện, hắt hơi, ho,… Ngoài ra, bệnh còn lây lan thông qua các hoạt động tiếp xúc, dùng chung các vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh. 

Hầu như đối tượng nào cũng có khả năng mắc viêm phế quản cấp tính. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc viêm phế quản nhất thường là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy giảm, thể trạng yếu hoặc người có các bệnh mãn tính như giãn phế quản, hen suyễn, hen phế quản… 

2. Các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính thường gặp

Khi mắc viêm phế quản cấp tính, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Ho: đây là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản nhưng không phải là triệu chứng điển hình bởi hầu hết các bệnh về đường hô hấp đều gây ho. Điểm đặc trưng của ho do viêm phế quản là ban đầu người bệnh sẽ bị ho khan, sau vài ngày sẽ chuyển sang ho có đờm đặc, tiếp đến là bị ho dữ dội thành cơn, đặc biệt là khi có gió lạnh hoặc về đêm. 
  • Sốt: Những trường hợp bị viêm phế quản cấp sẽ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt liên tục hoặc theo từng cơn. 
  • Thở khò khè: Đây là triệu chứng đặc trưng của các loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới. Khi phế quản bị viêm và sưng dẫn đến lòng ống dẫn khí bị thu hẹp. Tiếng khò khè là do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng.
Hình ảnh người phụ nữ đang cảm thấy khó thở
Thở khò khè là triệu chứng phổ biến khi mắc viêm phế quản cấp
  • Tăng tiết đờm: đây chính là kết quả của phản ứng viêm phế quản. Tùy theo nguyên nhân và thời gian bị viêm, phần đờm của người bệnh có thể là loãng hoặc đặc, màu sắc đờm cũng như trắng trong, vàng, xanh hoặc màu đục như mủ.

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, viêm phế quản còn đi kèm các triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát cổ họng, suy nhược cơ thể, xanh xao do ăn uống kém,… 

3. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản cấp tính

Hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản cấp sẽ được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng dựa vào các biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, đôi lúc các triệu chứng của viêm phế quản cấp có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Để xác định chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số kỹ thuật như sau:

3.1. Chụp X-quang phổi

Đây là phương pháp được dùng để quan sát rõ tình trạng viêm và phù nề của ống dẫn khí, từ đó phân biệt được bệnh viêm phế quản cấp với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi,…

Chụp X-quang được áp dụng với những đối tượng như sau:

  • Người bệnh trên 75 tuổi
  • Mạch lớn hơn 100 lần/phút.
  • Thở hơn 24 lần/phút.
  • Nhiệt độ ở nách lớn hơn 38 độ C.
  • Rale phổi ẩm, nổ, xuất hiện hội chứng đông đặc khi khám phổi.
Hình ảnh người bác sĩ đang xem kết quả của bệnh nhân và chuẩn bị đưa ra dự đoán
Chụp X-quang để xác định tình trạng viêm phế quản

3.2. Xét nghiệm

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đưa ra chẩn đoán xác định bệnh. Tuy nhiên cũng có một số ít các trường hợp sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp với mục đích:

  • Xác định đặc điểm vi sinh gây bệnh, căn cứ vào đó để kê đơn thuốc điều trị.
  • Những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phế quản cấp và được chỉ định kháng sinh nhưng không hiệu quả sẽ cần thực hiện cấy đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định khả năng kháng thuốc và nhạy cảm thuốc của vi khuẩn để làm cơ sở kê đơn kháng sinh tiếp theo.

4. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp tính

Sau đây là những nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp:

  • Virus: Đa số các trường hợp bị viêm phế quản cấp là do virus gây ra. Các loại virus có thể gây ra bệnh này bao gồm: virus đại thực bào đường hô hấp, virus cúm gia cầm, virus SARS và chủng herpes virus,…
  • Vi khuẩn: Các nhóm vi khuẩn gây bệnh có thể kể đến như: Haemophilus influenzae, phế cầu, liên cầu, tụ cầu, các vi khuẩn Gram âm khác,…
  • Sức đề kháng kém hoặc suy giảm miễn dịch: Những trường hợp có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi,… rất dễ gặp tình trạng nhiễm trùng đường phế quản. Bên cạnh đó, những trường hợp có hệ thống miễn dịch bị tổn hại do các bệnh như cảm lạnh, hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi,… cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
  • Khói thuốc lá, hóa chất (amoniac, clo,…), khói bụi ô nhiễm: Những người tiếp xúc thường xuyên với những yếu tố trên sẽ có nguy cơ bị viêm và tổn thương niêm mạc đường hô hấp, từ đó dẫn đến bệnh viêm phế quản.
  • Thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ dễ kích ứng niêm mạc đường hô hấp và gây sưng viêm.

5. Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp ở người lớn có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp phải sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh chóng hồi phục, cụ thể như sau:

5.1. Điều trị bằng kháng sinh

Hơn 90% các trường hợp bị viêm phế quản cấp tính là do virus gây ra nên không cần phải điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được bác sĩ chỉ định kháng sinh như:

  • Người bệnh có điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như: ho có đờm màu đục, vàng, xanh hoặc đờm mủ, các cơn sốt kéo dài,…
  • Bệnh nhân lớn tuổi hoặc người bệnh đang có bệnh nền liên quan đến: phổi, tim, gan, thận, thần kinh hoặc bị suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc viêm phổi.

Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng cho các trường hợp này có thể kể đến như: Amoxicillin, Clarithromycin, Cefaclor, Cefuroxim, Azithromycin,…

Người bệnh cần hết sức lưu ý khi dùng kháng sinh bởi đây là nhóm thuốc dễ gây kích ứng, dị ứng và nhiều tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện cũng dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian điều trị (7-10 ngày). Đồng thời, người bệnh cần được thăm khám và sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

5.2. Điều trị bằng thuốc trị triệu chứng 

Căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thông qua các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm ho: Nếu viêm phế quản cấp gây ho khan quá nhiều khiến người bệnh khó chịu, đau ngực, mất ngủ,… thì có thể được chỉ định Terpin Codein hoặc Dextromethorphan.
  • Thuốc loãng đờm, kháng viêm dạng men: Nếu bệnh nhân có đờm nhiều và nhầy đặc khó khạc thì có thể sử dụng N-Acetylcystein, Eprazinon, Bromhexin,…
  • Thuốc giãn phế quản: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng thở khò khè, nghe phổi ran rít, ran ngáy,… thì có thể dùng các loại thuốc giãn phế quản như Salbutamol, Bambuterol,…
  • Thuốc kháng viêm: Có thể dùng Prednisolon, Prednison, Methylprednisolon,…

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kể trên khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị viêm phế quản cấp
Cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc

6. Các biện pháp phòng ngừa mắc viêm phế quản cấp tính

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi người cần biết cách chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa viêm phế quản cấp tính. Bạn cần thực hiện những biện pháp dưới đây để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả:

  • Uống đủ nước: Trung bình mỗi ngày cơ thể bạn cần uống đủ 2 lít nước để đào thải chất độc, rửa trôi vi khuẩn trong cổ họng,…
  • Thường xuyên rửa tay: Bạn cần rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ gây bệnh hoặc tiếp xúc với những người xung quanh. Việc có cho mình một tuýp nước rửa tay khô là cách thuận lợi giúp tay bạn luôn sạch sẽ. 
Thuốc trị viêm phế quản cấp
Sử dụng nước rửa tay khô để nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn
  • Đeo khẩu trang nơi đông người, nơi công cộng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với mầm bệnh, với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,…
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học: bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và vitamin, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, ngủ đúng giờ và thường xuyên tập thể dục sẽ nâng cao sức đề kháng.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, phòng ngủ để hạn chế tối đa bụi bẩn, nấm mốc gây các bệnh đường hô hấp.
  • Tiêm các loại vắc xin phòng ngừa như: cúm, viêm phổi, ho gà…

7. Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh viêm phế quản cấp tính đúng cách

Khi chăm sóc người bị viêm phế quản cấp cần chú ý những điều sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể cho bệnh nhân: Hạn chế để người bệnh ngồi dưới quạt hay mặc đồ không đủ ấm.
  • Đảm bảo giấc ngủ, thường xuyên vận động: Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và cần vận động để cơ thể khỏe mạnh và đào thải các chất độc qua các lỗ chân lông. 
  • Tránh tiếp xúc với chất kích ứng: Khói bụi, thuốc lá, hóa chất,… là những nguyên nhân gây viêm phế quản và khiến tình trạng bệnh trở nặng thêm. Vì thế bạn cần giữ cho môi trường xung quanh người bệnh thật sạch sẽ, không có khói bụi để bệnh có thể nhanh khỏi. 
  • Uống đủ nước: Nhắc nhở người bệnh bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và thanh lọc cơ thể.
  • Tập thở: Viêm phế quản cấp tính khiến khí quản bị sưng gây tình trạng khó thở, thở khò khè,… người bệnh cần tập thở đều để đường hô hấp luôn được vận động và sớm phục hồi.
Thuốc trị viêm phế quản cấp
Chú ý giữ ấm cơ thể và đường hô hấp

8. Tổng kết

Viêm phế quản cấp tính là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập và làm việc của mỗi người. Nhất là trong thời điểm giao mùa, cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết và hệ miễn dịch kém càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên, mỗi người cần biết cách tự chăm sóc bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị viêm phế quản. Thêm vào đó, việc để bệnh kéo dài sẽ khiến tình trạng ngày càng trầm trọng, nguy cơ cao sẽ chuyển sang viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản bít tắc. Hoặc nặng hơn, các biến chứng khác của viêm phế quản cấp tính như bội nhiễm viêm phế quản, viêm phổi, viêm giãn phế quản, suy hô hấp,… có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ để khỏi bệnh nhanh chóng. Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi hỗ trợ điều trị viêm phế quản chất lượng hiện nay. Sản phẩm có công dụng bổ phổi làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp như: ho khan, ho có đờm, đau rát họng, đờm ho lâu ngày không khỏi, ho dữ dội về đêm… từ đó giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Thuốc trị viêm phế quản cấp
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm phế quản

Để tìm hiểu thêm về Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông, vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên website của Dược Bình Đông để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)