Sổ mũi là một triệu chứng vô cùng khó chịu nhưng lại rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Đây không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời sẽ thành mãn tính và biến chứng thành các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân nào gây sổ mũi và cách điều trị, phòng tránh sổ mũi ra sao? Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến chứng sổ mũi.
1. Đôi nét về sổ mũi
1.1. Sổ mũi là gì?
Sổ mũi hay thường được gọi là chảy nước mũi hoặc viêm mũi. Đây là tình trạng dịch mũi chảy ra nhiều quá mức so với bình thường. Dịch mũi đi theo hai hướng, một là trực tiếp chảy ra từ mũi, hai là chảy ngược vào cổ họng, hoặc có thể theo cả hai con đường. Tùy vào nguyên nhân mà nước mũi có thể ở dạng dịch lỏng, trong như nước; hoặc có dạng dịch nhầy, đục, có màu trắng, vàng, xanh, đôi khi có thể lẫn máu.
Sổ mũi là triệu chứng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi
Sổ mũi thường đi kèm với chứng đau nhức mũi, nghẹt mũi và khó thở do lượng dịch chảy ra nhiều gây bít tắc lỗ mũi. Mặc dù hay gây khó chịu và bất tiện nhưng tình trạng chảy nước mũi được coi là một cơ chế để bảo vệ cơ thể. Chất nhầy trong mũi hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại vi khuẩn, bụi bẩn và giúp bảo vệ chức năng của phổi.
1.2. Các triệu chứng đi kèm với sổ mũi
Khi bị sổ mũi, người bệnh thường có các triệu chứng kèm theo như sau:
- Chảy nước mũi kèm theo đó là nghẹt mũi, các mô tại mũi bị sưng khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng khó thở.
- Sổ mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm thì người bệnh có thể bị mệt mỏi, đau họng, ho, đôi khi sẽ bị sốt.
- Sổ mũi do dị ứng thường sẽ kèm theo tình trạng ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt.
1.3. Sổ mũi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Sổ mũi là một triệu chứng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp dịch mũi quá đặc sẽ gây bít tắc đường hô hấp khiến việc hít thở trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều này khiến cho người bệnh thường xuyên mất ngủ hoặc khó ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến công việc, học tập.
Tình trạng sổ mũi có thể được khắc phục nhanh chóng nên người bệnh không cần phải quá lo lắng. Nếu điều trị đúng cách, đúng chỉ định thì sổ mũi sẽ giảm nhanh và hết hẳn sau 1-3 ngày điều trị. Hầu hết các trường hợp sổ mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng thì có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị, để tình trạng sổ mũi quá lâu sẽ biến chứng thành một số bệnh như: viêm mũi cấp, viêm xoang, hen suyễn, viêm họng hạt, viêm tiểu phế quản, viêm tai giữa,…
1.4. Đối tượng nào dễ có nguy cơ bị sổ mũi?
Những đối tượng có nguy cơ bị sổ mũi có thể kể đến như:
- Trẻ em, người lớn tuổi, người có sức đề kháng kém rất dễ nhiễm bệnh.
- Những người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính nghiêm trọng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp tính và viêm phổi sau cảm lạnh.
- Những người thường xuyên hút thuốc lá. Vì thuốc lá có khả năng làm rối loạn phản ứng miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị sổ mũi cũng như một số bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến đường hô hấp.
Trẻ nhỏ rất dễ bị sổ mũi
2. Nguyên nhân gây ra sổ mũi
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sổ mũi. Trong đó có thể kể đến:
2.1. Nguyên nhân do bệnh lý
Sổ mũi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
- Cảm lạnh, cảm cúm.
- Nhiễm trùng mũi và xoang (hay còn được gọi là viêm xoang cấp tính).
- Viêm mũi không dị ứng.
- Mắc bệnh COVID-19.
- Viêm xoang mãn tính.
- Bệnh hen suyễn, hen phế quản nghề nghiệp.
- Hội chứng Churg – Strauss.
- U hạt Wegener, viêm đa tuyến.
- Virus hợp bào hô hấp (RSV).
- Rò rỉ dịch tủy não.
- Polyp mũi.
2.2. Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Ngoài các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp thì sổ mũi còn do các nguyên nhân sau:
- Dị ứng do tiếp xúc với lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa,…
- Bị dị tật bẩm sinh, lệch vách ngăn mũi.
- Lạm dụng các loại thuốc xịt thông mũi.
- Thay đổi nội tiết tố.
- Mang thai.
- Tiếp xúc với không khí quá khô, môi trường sống ô nhiễm hay làm các công việc đặc thù có tính chất dễ gây bệnh như: khói bụi, máy lạnh, hoá chất,…
- Thời tiết, khí hậu hay thay đổi thất thường.
- Thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
3. Phương pháp chẩn đoán sổ mũi
Xét nghiệm
Các trường hợp triệu chứng mũi cấp tính thường không được chỉ định xét nghiệm, ngoại trừ các tình huống nghi ngờ viêm xoang xâm lấn ở những người bệnh có hệ miễn dịch kém hoặc mắc bệnh tiểu đường. Đối với các đối tượng này cần phải chụp CT để kiểm tra. Còn đối với người bệnh bị nghi ngờ là sổ mũi có liên quan đến chảy dịch não tủy thì sẽ thực hiện xét nghiệm kiểm tra sự có mặt của beta-2 transferrin.
Chẩn đoán
- Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng chảy mũi là mãn tính hay tái phát. Nếu trong trường hợp tái phát thì kiểm tra xem có liên quan gì đến phơi nhiễm các chất gây dị ứng, theo mùa,… Còn nếu trong trường hợp có các dấu hiệu rò rỉ dịch não tủy hay cerebrospinal fluid – CSF thì có hiện tượng chảy dịch ở một bên mũi, nước mũi trong và đặc biệt là có kèm theo chấn thương vị trí vùng đầu. Trường hợp chảy dịch não tủy tuy hiếm xảy ra nhưng cũng có thể tự phát ở những phụ nữ béo phì ở tuổi 40 và thứ phát do chứng tăng áp lực nội sọ.
- Khám toàn thân giúp các y bác sĩ tìm kiếm các triệu chứng lâm sàng của nguyên nhân có thể gây bệnh bao gồm: chảy dịch nước mũi trong, ngứa mắt (dị ứng); đau họng, sốt và ho (URI virus – nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus); sốt và đau sọ mặt (viêm xoang).
- Chẩn đoán qua tiền sử bệnh giúp tìm ra các nguyên nhân gây dị ứng và sự tồn tại của bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm. Đối với những người bệnh đã từng sử dụng thuốc co mạch mũi, các bác sĩ sẽ khai thác cụ thể về việc sử dụng thuốc.
4. Phương pháp điều trị sổ mũi
Sổ mũi là triệu chứng thường gặp, hầu như ai cũng từng mắc phải. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng mức độ nặng nhẹ của triệu chứng thì sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây, Dược Bình Đông xin tổng hợp một số loại thuốc trị sổ mũi mà bạn có thể tham khảo.
- Sử dụng thuốc co mạch để làm giảm triệu chứng tắc nghẽn mũi, ví dụ thuốc có chứa oxymetazoline hoặc chứa pseudoephedrin. Lưu ý không nên lạm dụng các thuốc co mạch trong khoảng thời gian lâu dài.
- Các trường hợp sổ mũi do nhiễm virus, thường bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamin.
- Trường hợp sổ mũi do dị ứng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc các hoạt chất kháng histamine không chứa hoạt tính kháng Cholinergic. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm Corticosteroid dạng xịt mũi tại chỗ.
Lưu ý: Các thuốc co mạch mũi và thuốc kháng histamin đều không khuyến khích sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
5. Cách phòng ngừa sổ mũi hiệu quả an toàn
Tuy sổ mũi không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng bạn cũng cần chủ động trang bị cho bản thân những phương pháp phòng ngừa hiệu quả, an toàn nhất.
- Vệ sinh răng miệng, rửa mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày. Điều này góp phần loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc mũi.
- Rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và có một hệ miễn dịch tốt.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế căng thẳng và giữ cho tâm lý luôn thoải mái.
- Ngủ nghỉ khoa học, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt tích cực bổ sung các món ăn bổ phổi, các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, khoáng chất, vitamin C, nhất là từ các loại hoa quả, rất có lợi cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh sổ mũi.
- Tập thói quen thường xuyên rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc người bị bệnh.
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc,… Bạn có thể dùng thêm các loại máy hút bụi, robot hút bụi, máy lọc không khí,… để đem lại hiệu quả tốt hơn.
Tăng cường bổ sung các loại rau quả, trái cây các thực phẩm tốt cho phổi
6. Tổng kết
Như vậy, sổ mũi là triệu chứng tương đối phổ biến và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài lâu ngày vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng: viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm tai giữa,… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu tình trạng sổ mũi kéo dài lâu ngày không khỏi và có chiều hướng xấu đi thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có các phương pháp điều trị phù hợp.
Để nâng cao sức khỏe, bạn có thể bổ sung thuốc bổ phổi hoặc những sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có công dụng bổ phổi như Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sử dụng sản phẩm đều đặn mỗi ngày sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe của phổi, giúp phổi khỏe mạnh để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp có thể gây sổ mũi như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi, ho lâu ngày không khỏi, ho nhiều về đêm… Sản phẩm là sự kết hợp những loại thảo dược thiên nhiên như: Thiên môn đông, Bách bộ, Bạc hà, Tang bạch bì, Trần bì, Bình vôi, Kinh giới, Gừng và Atiso đảm bảo an toàn cho cơ địa nên người dùng có thể yên tâm tuyệt đối khi sử dụng.
Thiên Môn Bổ Phổi giúp bổ phổi và tăng cường sức khỏe cho phổi
Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm thì hãy liên hệ qua hotline (028)39 808 808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được nhận sự tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, để biết thêm những kiến thức về phòng bệnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, bạn có thể truy cập vào website của Dược Bình Đông để biết được nhiều thông tin hữu ích.