Tìm kiếm

Viêm phế quản mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị

Thuốc trị viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến những biến chứng khôn lường cho người bệnh như: suy hô hấp cấp, suy tim phải, giãn phế nang… Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc của nhiều người. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị kịp thời chính là cách tốt nhất để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về căn bệnh này. 

1. Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm nhưng không được điều trị dứt điểm khiến cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Điều này khiến cho các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tăng tiết đờm nhầy, gây ho nhiều về đêmkhó thở,… Một bệnh nhân được xem là viêm phế quản mãn tính khi ho khạc đờm kéo dài ít nhất 2 năm liên tiếp, mỗi năm 3 tháng liên tục và mỗi tháng 3 tuần liên tiếp (loại trừ các bệnh lý khác cũng gây ho khạc đờm kéo dài như lao phổi, COPD, ung thư phổi). 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho do thời tiết thay đổi
Viêm phế quản khi nào chuyển sang mãn tính?

Viêm phế quản mãn tính không phải do virus hoặc vi khuẩn có khả năng truyền nhiễm gây ra như ở mức độ cấp tính mà là vì đường thở bị kích thích trong một thời gian dài. Chính vì thế mà bệnh không lây nhiễm qua đường hô hấp như viêm phế quản cấp tính.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe phổi
  • Rối loạn chức năng hô hấp
  • Khí phế thũng
  • Hen phế quản
  • Giãn phế quản
  • Lao phổi
  • … 

Vậy nên, bạn cần đến gặp bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc viêm phế quản hoặc khi có các triệu chứng như ho lâu ngày không khỏi, mệt mỏi, khó thở kéo dài lâu ngày.

2. Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính thường gặp

Khi mắc viêm phế quản mãn tính, ban đầu cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ rồi trở nặng theo thời gian và tình trạng bệnh khi ấy cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Ho, thường xuyên hoho có đờm: Đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản mãn tính.  Người bệnh có thể bị ho trong thời gian dài (có thể kéo dài ít nhất 90 ngày trong một năm và kéo dài liên tục trong khoảng 2 năm), ho có đờm (đờm sẽ có màu xanh, vàng, vón cục trong các đợt bội nhiễm) hoặc đôi khi chỉ ho theo từng cơn khi gặp các tác nhân gây kích ứng như: khói bụi, dị ứng, thay đổi thời tiết,… 
  • Khi thở có tiếng khò khè, tiếng rít: Như đã nói, viêm phế quản mãn tính khiến phổi bị phù nề gây tắc nghẽn hoặc cản trở một phần phế quản. Đây là nguyên nhân gây nên những tiếng thở khò khè hay nghe như tiếng huýt sáo thô hoặc người bệnh sẽ gặp tình trạng nghẹt mũi khó thở gây cảm giác khó chịu vô cùng. 
  • Cảm giác khó thở, tức ngực, đặc biệt là khi vận động, làm việc nặng, khó thở khi nằm xuống và luôn gặp tình trạng khó thở về đêm… Nguyên nhân là bởi bị bệnh lâu ngày khiến chức năng hô hấp suy giảm. Những cơn khó thở sẽ xuất hiện với cường độ dày đặc hơn khi tình trạng bệnh trở nặng thêm. 

3. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính

Có nhiều phương pháp chẩn đoán viêm phế quản giai đoạn mãn tính hiệu quả và chính xác.

  • Kiểm tra chức năng phổi: bạn sẽ được trải qua một loạt phép đo lượng không khí mà phổi có thể chứa trong khi hít vào và thở ra.
  • Chụp X-quang ngực: Quan sát trực tiếp tình trạng phổi để chẩn đoán bệnh, loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở như lao phổi, suy tim…
  • Xét nghiệm đờm: Phương pháp này giúp phát hiện được nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính là do vi khuẩn hay virus.
  • Xét nghiệm máu: đây là phương pháp nhanh và chính xác nhất để phát hiện bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính. 
Hình ảnh 2 người bác sĩ đang chẩn đoán tình trạng bệnh qua phương pháp chụp X-quang
Chụp X-quang giúp phát hiện bệnh nhanh chóng

4. Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính

Những người có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính thường có một trong những đặc điểm sau:

  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (bao gồm hút thuốc lá thụ động và chủ động): Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc có khả năng hủy hoại lớp lông mao trong phổi và khiến phổi bị tổn thương trầm trọng. Về lâu về dài, người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động có khả năng bị viêm phế quản rất cao.
  • Những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm (hầm mỏ, nhà máy, công trường xây dựng,…). Trong những môi trường có không khí ô nhiễm, phổi sẽ dễ bị tích tụ chất độc và lâu ngày sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Vậy nên khi lao động hoặc tiếp xúc với khói bụi cần trang bị đồ bảo hộ kỹ càng để bảo vệ phổi, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Hình ảnh người đàn ông đang làm việc trong môi trường độc hại nhiều khói bụi
Môi trường làm việc nhiều khói bụi khiến phổi bị tích tụ nhiều độc tố
  • Do sức đề kháng yếu: Cơ thể của những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền thường khó thích ứng trong thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột gây viêm phế quản cấp tính. 

5. Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính

Thông thường, căn bệnh này sẽ được điều trị bằng các loại thuốc. Tùy từng tình trạng bệnh và thể trạng bệnh nhân mà sẽ có các loại thuốc phù hợp:

  • Sử dụng kháng sinh: Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh khi có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: đờm có màu vàng, xanh hoặc có mủ; xuất hiện tình trạng sốt, viêm sưng phế quản,… Đặc biệt, thuốc kháng sinh chỉ định với người suy hô hấp nặng, nguy cơ bội nhiễm cao,… Hai nhóm kháng sinh thường được sử dụng là: cephalosporin thế hệ 2,3 và nhóm macrolid (gồm có rovamycin và roxithromycin). 

Chú ý: kháng sinh chỉ dành cho các trường hợp nhiễm vi khuẩn và không có tác dụng điều trị viêm phế quản do virus gây nên. Vậy nên bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc loãng đờm, long đờm: acetylcystein, bromhexin, carbocystein,…
  • Các thuốc giãn phế quản: bạn có thể sử dụng các loại thuốc như theophylin, salbutamol, terbutalin,… các loại thuốc này được dùng trong các trường hợp co thắt phế quản gây khó thở.
  • Thuốc chống viêm corticoid đường uống hoặc thuốc dạng phun, hít, xịt.

Khi sử dụng các loại thuốc này, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

6. Các biện pháp phòng ngừa mắc viêm phế quản mãn tính

Để phòng ngừa viêm phế quản, ngay từ bây giờ bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá nếu đang sử dụng và tránh xa khói thuốc.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Khi phải tiếp xúc với khói bụi, hóa chất bạn cần đeo khẩu trang hoặc trang bị đồ bảo hộ. 
  • Tránh khiến cho cơ thể bị lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể, tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió.
  • Không uống nước lạnh, nước đá và ăn thức ăn lạnh như kem.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ phế quản.
Hình ảnh 2 người bạn trẻ đang đeo khổ trang phòng ngừa tình trạng bệnh viêm phế quản
Giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang để phòng ngừa mắc bệnh

7. Hướng dẫn chăm sóc người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính đúng cách

Khi chăm sóc người bị viêm phế quản giai đoạn mãn tính, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là phần cổ, không để bệnh nhân ngồi dưới quạt quá lâu hoặc để nhiệt độ điều hòa quá lạnh. 
  • Đảm bảo giấc ngủ: bệnh nhân cần ngủ đúng và đủ giờ, không được thức quá khuya. 
  • Uống đủ nước: nước giúp thanh lọc cơ thể và giữ ẩm đường hô hấp.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi: Người bệnh cần đeo khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng máy lọc không khí,…
  • Tập thở: thở đều sẽ giúp ổn định phế quản và giữ cho chức năng phổi được bình ổn. Bạn cần tập thở đều, hít thở sâu để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 
Hình ảnh người phụ nữ đang bổ sung nước cho cơ thể
Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng khả năng hồi phục cơ thể

8. Tổng kết

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính là do tình trạng viêm phế quản cấp tính kéo dài mà không được chữa dứt điểm. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp, lao phổi và nghiêm trọng hơn là ung thư phế quản, ung thư phổi. Chính vì vậy mà người bệnh cần được thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm là sự phối hợp hài hòa của nhiều loại thảo dược thiên nhiên như: Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giớiAtiso có công dụng bổ phổi hỗ trợ giảm ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày, ho dữ dội về đêm, đau rát họng,… do viêm phế quản gây ra. 

Thuốc trị viêm phế quản mãn tính
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ qua hotline (028)38 769 569 hoặc để lại thông tin, các chuyên viên tư vấn của Dược Bình Đông sẽ tư vấn tận tình và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

9. Câu hỏi thường gặp về viêm phế quản mãn tính

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh đôi khi được cải thiện khi một ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi.

Mặc dù không điều trị dứt điểm, nhưng có nhiều phương pháp để phòng bệnh tái phát, kiểm soát tình trạng bệnh và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn như:

  • Sử dụng thuốc theo toa bác sĩ
  • Tiêm Vaccine phòng ngừa
  • Phẫu thuật nếu dùng thuốc không hiệu quả
Lời khuyên cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Cần đến khám chuyên khoa định kỳ
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Bỏ thuốc lá, giữ môi trường trong sạch, hạn chế tiếp xúc khói thuốc, khí kích thích
  • Luyện tập thể dục, ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Khi mắc viêm phế quản mãn tính, ban đầu cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ rồi trở nặng theo thời gian và tình trạng bệnh khi ấy cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Ho, thường xuyên ho và ho có đờm: Đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản mãn tính.  Người bệnh có thể bị ho trong thời gian dài (có thể kéo dài ít nhất 90 ngày trong một năm và kéo dài liên tục trong khoảng 2 năm), ho có đờm (đờm sẽ có màu xanh, vàng, vón cục trong các đợt bội nhiễm) hoặc đôi khi chỉ ho theo từng cơn khi gặp các tác nhân gây kích ứng như: khói bụi, dị ứng, thay đổi thời tiết,… 
  • Khi thở có tiếng khò khè, tiếng rít: Như đã nói, viêm phế quản mãn tính khiến phổi bị phù nề gây tắc nghẽn hoặc cản trở một phần phế quản. Đây là nguyên nhân gây nên những tiếng thở khò khè hay nghe như tiếng huýt sáo thô hoặc người bệnh sẽ gặp tình trạng nghẹt mũi khó thở gây cảm giác khó chịu vô cùng. 
  • Cảm giác khó thở, tức ngực, đặc biệt là khi vận động, làm việc nặng, khó thở khi nằm xuống và luôn gặp tình trạng khó thở về đêm… Nguyên nhân là bởi bị bệnh lâu ngày khiến chức năng hô hấp suy giảm. Những cơn khó thở sẽ xuất hiện với cường độ dày đặc hơn khi tình trạng bệnh trở nặng thêm. 

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)