Trị ho bằng thuốc Tây là phương pháp trị ho được nhiều người lựa chọn bởi chúng làm giảm nhanh triệu chứng, điều trị bệnh hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh cần phải trải qua thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp, tránh tác dụng phụ không mong muốn. Mời bạn đọc theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị ho khan đang phổ biến trên thị trường.
1. Đôi nét về ho và thuốc Tây trị ho khan
1.1. Giới thiệu về tình trạng ho
Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể chúng ta nhằm loại bỏ các dị vật đường thở, chất nhầy, khói bụi, phấn hoa, nấm mốc,… Ho khan là tình trạng ho không có dịch nhầy, đờm kèm theo. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào, đặc biệt là người già, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Khi bị ho khan người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ho húng hắng, ho gió, ho từng cơn hoặc ho nhiều (ho dữ dội). Đặc biệt, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn khi trời trở lạnh hoặc vào ban đêm.
Ho khan được chia thành hai loại tùy theo thời gian diễn ra bệnh kéo dài bao lâu:
- Ho khan cấp tính: Tình trạng ho kéo dài dưới 3 tuần.
- Ho khan mãn tính: Tình trạng ho kéo dài hơn 4 tuần (1 tháng) đối với trẻ em, còn 8-12 tuần ( 2-3 tháng) đối với người lớn.
Ho khan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do bệnh lý, do môi trường hoặc do lối sống không lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Do bệnh lý: Tình trạng ho khan có thể do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang hoặc các bệnh lý về đường hô hấp khác như bệnh hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),… hoặc do bệnh tim, trào ngược dạ dày,…
- Do thói quen xấu: Sử dụng các loại chất kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia cũng có thể gây ra tình trạng ho khan.
- Yếu tố khác: Ho khan cũng có thể do sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, bị dị ứng hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Tùy theo từng loại bệnh lý và mức độ bệnh mà mỗi người sẽ xuất hiện tình trạng ho khan đi kèm theo các triệu chứng khác nhau:
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy giảm
- Hắt hơi, sổ mũi
- Đau đầu, buồn nôn
- Thở khò khè, cảm thấy khó thở
- Cổ họng bị đau ngứa, mất tiếng
- Cảm thấy ớn lạnh trong người, sốt cao
- Bị ra mồ hôi trộm
- Bụng và ngực bị đau tức gây ra mất ngủ, chán ăn, mất vị giác
Mặc dù ho khan không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như: viêm thanh quản, nhiễm trùng,… và nghiêm trọng hơn là ung thư vòm họng. Chính vì thế mà ngay khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị và kê thuốc trị ho khan phù hợp với tình trạng bệnh.
1.2. Đôi nét về thuốc Tây trong giảm triệu chứng ho
Các thuốc trị ho thường chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng ho. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị khác. Dựa theo bệnh lý gây ra ho khan, mức độ bệnh, tuổi tác, nguy cơ dị ứng,… bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để mang đến hiệu quả điều trị cao nhất.
2. Các loại thuốc được sử dụng để giảm ho trị ho
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp kèm theo liều lượng, thời gian sử dụng thuốc tương ứng nhằm mang lại hiệu quả điều trị, sự an toàn cao. Sau đây là một số nhóm thuốc phổ biến có thể được chỉ định để làm giảm ho trị ho
2.1. Nhóm Thuốc làm giảm sự hoạt hóa các thụ cảm ho ở ngoại biên
Thuốc làm giảm sự hoạt hóa các thụ cảm ho ở ngoại biên sẽ tác động trực tiếp lên các cảm thụ ho, giúp làm giảm tính nhạy cảm của các cảm thụ này đối với các tác nhân kích thích.
Loại thuốc thường được chỉ định là Eucalyptus – hợp chất hữu cơ tự nhiên, có mùi thơm dễ chịu, được chiết xuất từ tinh dầu của cây bạch đàn, có sử dụng trong sản phẩm trị ho:
- Tác dụng: Làm giảm ho nhẹ, giúp sát khuẩn đường hô hấp, làm sạch đường thở và làm giảm các triệu chứng ho.
- Điều trị: Dùng để trị trong các trường hợp ho khan hoặc ho do kích ứng.
- Tác dụng phụ: Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như có cảm giác nóng, buồn nôn, ói mửa, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ em.
- Lưu ý khi sử dụng: Không uống loại thuốc này cùng lúc với các thuốc ho khác, không được dùng thuốc cho các bệnh nhân bị suy hô hấp, hen suyễn hoặc trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
2.2. Nhóm Thuốc ức chế trung tâm ho
Khi có tác nhân gây kích thích lên thụ cảm ho, kích thích này sẽ được dẫn truyền đến trung tâm ho. Trung tâm ho sẽ truyền tín hiệu đến các cơ liên sườn và cơ hoành khiến các cơ này bị co thắt, tăng áp lực lồng ngực nhằm tống không khí kèm theo đờm, các dị vật ra ngoài. Đó chính là cơ chế gây nên phản xạ ho của cơ thể.
Các loại thuốc ức chế trung tâm ho sẽ tác động trực tiếp lên trung tâm ho, từ đó có tác dụng giảm ho. Một số thuốc thường được sử dụng trong nhóm thuốc này là Codein, Dextromethorphan, Noscapin, Benzonat, Pholcodin, Levopropoxyphen.
2.2.1. Codein ức chế trung tâm ho
Codein (Methylmorphin) là một alcaloid của thuốc phiện, thuốc ho này có thể gây nghiện nhưng ít hơn các dẫn chất khác. Codein ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não nên có tác dụng giảm ho.
- Tác dụng: Có tác dụng làm giảm ho khan, giảm đau nhẹ.
- Điều trị: Thường được dùng trong các trường hợp bị ho khan, ho do kích ứng, đau nhẹ đến vừa.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ, bí tiểu hoặc tiểu ít, buồn nôn, ói mửa, táo bón, hồi hộp, hạ huyết áp thế đứng.
- Lưu ý khi sử dụng: Chú ý không dùng codein cho người bị hen suyễn, suy hô hấp, phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi.
2.2.2. Dextromethorphan ức chế trung tâm ho
Dextromethorphan là thuốc tổng hợp từ Levorphanol (một thuốc giảm đau), có tác dụng ức chế trung tâm ho tương tự như thuốc Codein. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng giảm đau, ít tác động an thần và ko gây nghiện giống như codein.
- Tác dụng: Có tác dụng làm giảm ho khan, ho do kích ứng.
- Điều trị: Dextromethorphan hiệu quả trong các trường hợp ho do cảm lạnh, ho do kích thích phế quản dạng nhẹ, ho mãn tính không có đờm. Thuốc không có tác dụng trong việc giảm đau hay làm tan đờm.
- Tác dụng phụ: Dextromethorphan có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, bồn chồn, lo lắng và mệt mỏi.
- Lưu ý khi sử dụng: Không dùng loại thuốc này cho những người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi và những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế MAO.
2.2.3. Kháng Histamin (H1) ức chế cơn ho
Thuốc kháng Histamin (H1) có công dụng làm giảm sự giải phóng của Histamine – một chất kích thích phản ứng ho khi cơ thể bị dị ứng.
Một số thuốc kháng histamin H1, được sử dụng như thuốc ho và an thần, thường được dùng trong các trường hợp ho về đêm. Sau đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến:
- Chlorpheniramine
- Promethazine
- Diphenhydramine
- Alimemazin
3. Các thuốc khác được phối hợp để điều trị ho
Như đã đề cập ở trên, các thuốc trị ho chỉ có tác dụng làm giải triệu chứng ho. Do đó, trong quá trình điều trị cần phải phối hợp thêm các thuốc khác để giúp làm giảm các triệu chứng khác kèm theo và giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Một số loại thuốc thường được sử dụng kết hợp với thuốc giảm ho:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Người bệnh có thể được chỉ định thêm các loại thuốc giảm đau như Paracetamol và Ibuprofen khi bị ho kèm theo đau rát cổ họng hoặc sốt từ 38°C trở lên. Nhóm thuốc này có công dụng làm giảm thân nhiệt và giúp loại bỏ cảm giác khó chịu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, từ đó giúp hạn chế tình trạng sưng viêm đường thở và giảm ho. Các nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm Cephalosporin, Penicillin, Macrolid và thuốc kháng sinh đặc trị ho gà. Lưu ý, các nhóm thuốc này không có hiệu quả đối với nhiễm trùng virus cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Thuốc làm giãn phế quản: Thuốc được chỉ định đối với những người bị ho do hen suyễn, viêm phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nhóm thuốc này có tác dụng chống co thắt cơ trơn trong phế quản, từ đó giúp người bệnh giảm ho và dễ thở hơn. Các loại thuốc giãn phế quản thường dùng như Salbutamol, Theophylline,…
- Thuốc gây tê tại chỗ: Các loại thuốc này có chứa các hoạt chất Methol, Benzonatat, Lidocain và được bào chế dưới dạng hít hoặc viên ngậm. Thuốc có tác dụng gây tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở cổ họng, từ đó giúp giảm phản xạ ho và cải thiện tình trạng đau hoặc ngứa rát cổ họng.
Trong trường hợp, người bệnh bị ho có kèm theo đờm, dịch nhầy thì bác sĩ có thể chẩn đoán và chỉ định thêm các loại thuốc có tác dụng làm long đờm, tan đờm. Tìm hiểu thêm loại thuốc này trong bài viết về “Một số loại thuốc long đờm phổ biến và lưu ý khi sử dụng“.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược tự nhiên như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm này được chiết xuất từ các loại thảo dược như Thiên môn đông, Bình vôi, Kinh giới, Trần bì, Bạc hà, Tang bạch bì, Atiso, Gừng, Bách bộ có tác dụng bổ phổi, giảm ho hiệu quả, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho khan, ho gió, ho có đờm, ho kéo dài, ho về đêm, ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm phế quản,…
4. Những thông tin cần lưu ý
4.1. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị ho
Để sử dụng thuốc trị ho khan có hiệu quả cao và an toàn nhất, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Không tự ý mua và dùng bất cứ loại thuốc trị ho nào khi chưa trải qua sự thăm khám, chẩn đoán, kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tuân theo hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ và nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc cũng cần báo để bác sĩ được biết và có hướng khắc phục.
- Không tự ý thay đổi liều, loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định vì điều này vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị vừa dễ gây tác động xấu cho sức khỏe.
- Luôn đọc kỹ và cân nhắc hướng dẫn sử dụng thuốc, xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng, bảo quản thuốc đúng cách
- Trao đổi với bác sĩ về hiện trạng như mang thai, cho con bú hoặc bệnh lý đang điều trị, loại thuốc đang uống (nếu có) nhằm hạn chế nguy cơ thành phần thuốc tác động gây phản ứng phụ lên sức khỏe.
4.2. Kết hợp dùng thuốc với phương pháp giảm ho khác
Ngoài các thuốc giảm ho đã được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể kết hợp thêm một số phương pháp giảm ho khác như:
- Thực phẩm giúp giảm ho: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức khỏe phổi. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E, và omega-3 như cam, bưởi, rau xanh, hạt chia, và cá. Hạn chế các thực phẩm gây viêm nhiễm và đồ uống có cồn.
- Bài tập hít thở: Thực hiện các bài tập hít thở sâu và đều đặn để tăng cường sức khỏe phổi và giảm triệu chứng ho.
- Thói quen tốt cho phổi: Uống đủ 2 lít nước, tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá, duy trì tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress.
- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng mũi, cổ họng để tránh nhiễm lạnh.
- Làm ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước trong phòng để duy trì độ ẩm không khí.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Rửa mũi và súc miệng hàng ngày để làm sạch đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc, bụi mịn, nấm mốc, phấn hoa và lông thú cưng. Đảm bảo nhà ở và nơi làm việc luôn sạch sẽ, thoáng khí.
- Các mẹo dân gian bằng thảo dược thiên nhiên dễ kiếm như ngậm chanh muối, gừng, trà mật ong, … hoặc sử dụng viên ngậm trị ho thảo dược giúp giảm ho. Tham khảo thêm các mẹo dân gian bằng thảo dược qua bài viết “Mẹo trị ho tại nhà”.
- Xông tinh dầu: Bạn có thể xông tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp để giúp làm giảm ho và làm sạch đường hô hấp.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bảo vệ và tăng cường chức năng phổi, loại bỏ tác nhân có hại từ môi trường như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên có công dụng giúp giảm các triệu chứng ho có đờm, ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho về đêm, ho do bị viêm họng, viêm phế quản,…
4.3. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Việc thăm khám bác sĩ đúng lúc sẽ giúp người bệnh mau chóng tìm ra nguyên nhân gây ho và phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có một trong những dấu hiệu sau xuất hiện:
- Ho ra máu, đờm có kèm máu đỏ hoặc màu đờm bất thường
- Thở nông, khó thở, thở khò khè (thở rít) hoặc tím tái
- Bị đau họng, khàn tiếng kéo dài
- Bị đau tức ngực
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Sốt cao kéo dài
5. Tổng kết
Trong bài viết này, Dược Bình Đông đã tổng hợp các loại thuốc trị ho khan phổ biến hiện nay. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và kê đơn thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo đúng liều lượng đã được chỉ định để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.Ngoài các loại thuốc trị ho khan kể trên, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng ho khan hiệu quả. Một trong số những sản phẩm cực kỳ chất lượng và uy tín mà bạn không thể bỏ qua chính là Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam và là sự phối hợp hài hòa của những loại thảo dược thiên nhiên an toàn cho sức khỏe như: Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Gừng, Kinh giới, Atiso, Bình vôi, Tang bạch bì. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông bổ phổi, hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản, giảm ho khan, ho gió, ho có đờm, ho hen, ho nhiều về đêm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khàn tiếng.
Ngoài ra, Dược Bình Đông còn cung cấp nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm uy tín và chất lượng tốt nhất, hãy liên hệ với công ty Dược Bình Đông qua số hotline (028)39808808. Hoặc bạn có thể truy cập ngay vào website của chúng tôi để tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho triệu chứng bệnh của bạn.
Nhấp vào xem thêm: Ho khan hậu Covid: Hướng dẫn bí quyết giảm ho khan hiệu quả
6. Câu hỏi thường gặp
Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Khi axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản có thể tràn vào đường hô hấp và kích thích phản xạ ho nhằm loại bỏ lượng axit này ra khỏi đường thở. Bên cạnh ho khan, những người bị trào ngược dạ dày còn gặp một số các triệu chứng khác như: ợ dịch chua, đau ngực, viêm họng, nuốt khó khăn,…
- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ho khan. So với người bình thường, người bị viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị ho khan cao hơn rất nhiều. Một số tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như: bụi trong không khí, phấn hoa, lông chó mèo,…
- Hen suyễn: Hầu hết những người bị bệnh hen suyễn đều gặp các vấn đề về hô hấp. Ho khan thường là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn. Cơn ho có thể tái diễn nhiều lần và thường ho nhiều vào ban đêm hoặc khi trời chuyển lạnh.
- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản cũng có thể là một nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan. Khi thanh quản bị viêm sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa, rát và ho khan liên tục.
- Viêm xoang: Những người bị viêm xoang sẽ gặp tình trạng các xoang bị tắc và gây ngạt mũi. Các chất nhầy từ vùng xoang sẽ chảy xuống mặt sau của cổ họng. Vào ban ngày, các chất dịch nhầy có thể bị xì ra hoặc trôi xuống đường tiêu hóa. Tuy nhiên vào ban đêm, nhất là khi ngủ, các chất dịch nhầy rất dễ bị ứ lại ở cổ họng và gây kích thích ho.
Phần trả lời bên dưới mời bạn theo dõi:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị ho nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý nhanh nhất và thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Không tự ý sử dụng thuốc cũ vì đơn thuốc cũ không còn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
- Cần chú ý đến những phản ứng khác lạ trong quá trình sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn.
Lời khuyên: để sử dụng thuốc trị ho một cách hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ mọi chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng thuốc kê khai từ bên ngoài.