Tìm kiếm

Khan tiếng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục 

Hình ảnh về bộ phận tuyến giáp của con người

Khan tiếng là tình trạng giọng nói thay đổi do cổ họng bị khô, ngứa gây rát họng hoặc liên quan tới dây thanh âm, viêm thanh quản. Đây là tình trạng khá phổ biến nhưng nếu khan tiếng kéo dài không thuyên giảm có thể gây tổn thương dây thanh quản hoặc ung thư thanh quản. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu sâu hơn về triệu chứng này nhé!   

1. Đôi nét về triệu chứng khan tiếng

Khan tiếng còn gọi là khàn tiếng hay khản tiếng, đây là tình trạng giọng nói bị thay đổi, không còn trong trẻo nên gặp khó khăn khi phát âm. Khan tiếng do nhiều nguyên nhân gây nên và có thể tự hết trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu kéo dài trên 10 ngày mà không tìm được nguyên nhân thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. 

Khàn tiếng không phải là triệu chứng lạ mà rất phổ biến, ước tính cho rằng khoảng ⅓ dân số thế giới bị khan tiếng ít nhất một lần trong đời. Khan tiếng có thể xảy ra ở bất cứ ai kể cả người lớn hay trẻ em, một số đối tượng có nguy cơ mắc khan tiếng cao hơn có thể kể đến: 

  • Người thường xuyên phải nói chuyện, giao tiếp với tần suất liên tục, âm lượng lớn như ca sĩ, giáo viên, huấn luyện viên,…
  • Người mắc cảm cúm, viêm họng, ho sẽ thường kèm theo tình trạng viêm thanh quản gây khan tiếng. 

Nhìn chung, bạn cần được thăm khám nếu triệu chứng kéo dài trên một tuần ở trẻ em và trên 10 ngày ở người lớn. Trong trường hợp, trẻ bị khan tiếng kèm chảy nước dãi hoặc khó thở, khó nuốt cũng cần được thăm khám kịp thời

Hình ảnh người phụ nữ bị đau cổ họng và cảm thấy khó thở
Khan tiếng khiến giọng nói thay đổi

2. Nguyên nhân gây ra khan tiếng

Khan tiếng do nhiều nguyên nhân gây nên, nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Có hai nhóm nguyên nhân chính gây khan giọng đó là do bệnh lý hoặc do nguyên nhân bên ngoài, cụ thể là: 

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Khan tiếng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan tới đường hô hấp như: 

  • Cảm lạnh, viêm họng, ho, nhiễm trùng xoang: Khi bạn bị cảm cúm, ho hay viêm họng thì tình trạng khan giọng sẽ xảy ra nhưng sẽ biến mất sau khi hết bệnh. 
  • Viêm thanh quản: Khi bị dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến hai dây thanh quản bị sung huyết, phù nề dẫn đến khan tiếng. 
  • Liệt dây thanh: Liệt dây thanh có thể dẫn đến nguy cơ gặp phải triệu chứng khan tiếng. Liệt dây thanh có nhiều nguyên nhân như do chấn thương, nhiễm trùng, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Parkinson. 
  • Ung thư thanh quản: Nếu khàn giọng kéo dài trên 3 tuần mà điều trị thuốc không khỏi thì có thể là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư thanh quản. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ có tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên đến dây thanh quản. Bệnh lý này sẽ làm tổn thương vùng thanh quản khiến cho giọng nói của bạn bị khan. 
  • Bệnh tuyến giáp: Suy giáp không được điều trị có thể dẫn tới tình trạng khan tiếng. 
  • Dị ứng: Tình trạng dị ứng theo mùa rất nhiều người gặp phải, chúng có thể gây chảy nước mũi hoặc khiến bạn bị khan tiếng. 
Hình ảnh về bộ phận tuyến giáp của con người
Bệnh lý tuyến giáp khiến giọng nói bị khan

2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Khan tiếng cũng có thể xảy ra bởi các nguyên nhân khác như: 

  • Do tuổi tác: Khi về già, dây thanh quản kém đàn hồi và giảm rung động do thoái hóa cấu trúc. Từ đó khiến giọng nói của người lớn tuổi trở nên khàn hơn. 
  • Khói thuốc lá: Tiếp xúc với khói thuốc chủ động hay thụ động trong thời gian dài đều có thể gây khan tiếng. 
  • Uống đồ uống lạnh, nóng: Sử dụng đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể gây tổn thương thanh quản với một số người có thanh quản yếu và dẫn tới khàn giọng. 
  • Căng thẳng, lo lắng: Nhiều trường hợp căng thẳng, lo lắng quá mức cũng gặp phải tình trạng giọng bị khan. 

3. Hướng dẫn đánh giá, chẩn đoán tình trạng khan tiếng

Việc đánh giá, chẩn đoán tình trạng bệnh vô cùng quan trọng nhằm tìm ra được cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Để đánh giá tình trạng khan tiếng, trước tiên bạn cần kiểm tra tiền sử bệnh hiện tại, xem xét các nguyên nhân về bệnh lý và nguyên nhân bên ngoài đã được đề cập ở trên. 

Nhưng để đảm bảo có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mũi họng, thanh quản để xem có bị tổn thương gì không. Nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước bọt, nội soi thanh quản,… 

Hình ảnh người bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân
Nội soi thanh quản để kiểm tra tình trạng bệnh

4. Cách điều trị tình trạng khan tiếng hiệu quả

Khan tiếng có nhiều nguyên nhân khác nhau, nên sẽ có phương pháp điều trị thích hợp với từng tình trạng bệnh. Đông y hoặc Tây y đều có những bài thuốc chữa bệnh khan giọng hiệu quả, bạn có thể tham khảo dưới đây.

4.1. Đông y hỗ trợ khan tiếng

Theo quan niệm của y học cổ truyền, khan tiếng hay mất tiếng có liên quan đến hai tạng Phế và Thận. Đông y cho rằng tác nhân gây bệnh gồm ngoại cảm và nội thương gây mất tiếng. 

Việc điều trị khan tiếng trong y học cổ truyền cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cần phân biệt rõ chứng hư, chứng thực. Chứng thực hầu hết là do ngoại tà làm ảnh hưởng tới công năng của phổi; còn chứng hư thì do khí của tân dịch không đủ. Các bài thuốc Đông y giúp giải quyết căn nguyên gây bệnh đó là: 

4.1.1. Bài thuốc chữa bệnh chứng thực 

Khàn tiếng do phong hàn 

Các dấu hiệu thường gặp do phong hàn đó là khan tiếng cùng ho, sốt, mũi tắc, tiếng thở phô, rêu lưỡi mỏng trắng. Phép chữa là sơ tán phong hàn, tuyên phế khí. Một số bài thuốc được sử dụng đó là:

Khàn tiếng do phong tà hóa nhiệt đốt phế kim

Trong trường hợp này, người bệnh có cảm giác khàn tiếng cùng ho, nóng người, khát nước, miệng khô, rêu lưỡi vàng cùng mạch sác. Bài thuốc được sử dụng tập trung vào thanh hỏa lợi hầu họng: 

  • Nguyên liệu: Cát cánh 12g, Tri mẫu 12g, Chi tử 10g, Bối mẫu 10g, Hoàng cầm 8g, Tang bạch bì 8g, Cam thảo 8g, Tiền hồ 8g. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Khan tiếng do đờm nhiệt giao trở 

Người bệnh xuất hiện khan tiếng, có nhiều đờm dính, vàng, đắng miệng, khô họng, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác. Bài thuốc thanh phế hóa đờm, lợi hầu họng: 

  • Nguyên liệu: 12g Bối mẫu, 12g Cát cánh, 12g Xương bồ, 10g Tri mẫu; 8g Cam thảo 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

4.1.2. Bài thuốc chữa bệnh chứng hư

Khan tiếng do phế táo tân dịch ít

Người bệnh thường xuất hiện cảm giác ngứa, khô hoặc đau họng, ho khan, lưỡi đỏ, mạch sác. Bài thuốc được sử dụng nhằm thanh phế nhuận táo: 

  • Nguyên liệu: Tang diệp 12g, Mạch môn 12g, Tỳ bà diệp 12g, Thạch cao 12g, A giao 8g, Hạnh nhân 8g, Cam thảo 6g, Ma nhân 6g. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Khan tiếng do thận âm bất túc

Người bệnh thường bị khàn tiếng, mất tiếng, khô họng mất ngủ, mỏi lưng, gối yếu, lưỡi đỏ, mạch hư sác. Bài thuốc cần đảm bảo tư dưỡng thận âm:

  • Nguyên liệu: Thục địa 16g, Trạch tả 12g, Sơn thù 12g, Đan bì 12g, Phục linh 12g. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Khàn tiếng do phế âm hư

Trong trường hợp này, người bệnh thường mất tiếng, khản tiếng do ho lâu ngày không khỏi. Bài thuốc điều trị tập trung vào bổ phế, chỉ khái:

  • Nguyên liệu: Sinh địa 12g, Thục địa 12g, Mạch môn 12g, Huyền sâm 12g, Bối mẫu 12g, Bạch thược 12g; Bách hợp 10g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau bữa ăn.

Để thuốc phát huy được hết công dụng chữa khan tiếng cũng như sử dụng an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc. 

Hình ảnh về ác bài thuốc kết hợp với nhau để điều trị khan tiếng
Một số bài thuốc chữa khan tiếng hiệu quả

4.2. Phương pháp Tây Y giảm khan tiếng

Khan giọng trong y học hiện đại có thể điều trị bằng cách uống thuốc hoặc điều trị bệnh nền nếu nguyên nhân khan tiếng do bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do cảm cúm, viêm họng, ho, sốt, dị ứng hay trào ngược dạ dày bác sĩ có thể chỉ định bạn uống thuốc đặc trị chữa các bệnh lý trên. Sau khi sức khỏe ổn định, bạn sẽ thấy tình trạng khan giọng cũng biến mất. Với các thương tổn do dây thanh, ung thư thanh quản gây nên khan tiếng bạn có thể cần thực hiện phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… tùy thuộc vào mức độ bệnh. 

4.3. Mẹo dân gian giảm khan tiếng tại nhà

4.3.1. Chữa khàn tiếng bằng lá xương sông

Theo Đông y, là xương sông có tính bình, vị cay thơm có tác dụng lưu thông khí huyết, tốt trong việc điều trị cảm sốt, viêm họng, viêm thanh quản.

Cách làm: Lấy 5 – 10 là xương sông bánh tẻ đem rửa sạch, đập dập nhẹ rồi ngâm vào 20 – 30ml giấm ăn. Sau đó, bạn súc miệng bằng nước muối pha loãng, rồi ngậm hỗn hợp lá xương sông nhúng giấm rồi nuốt từ từ. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong khoảng 5 ngày là thấy kết quả.

4.3.2. Chữa khàn tiếng bằng mật ong và chanh

Trong mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá, có tính kháng khuẩn mạnh, giúp làm dịu cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau rát họng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 – 2 quả chanh tươi đem rửa sạch, khía lớp vỏ ngoài, chia quả chanh thành nhiều múi nhỏ rồi rưới mật ong sao cho ngấm toàn bộ quả chanh. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để ngậm và nuốt từ từ, thực hiện vài ngày sẽ giúp giảm khàn tiếng, đau họng.

4.3.3. Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ

Theo y học cổ truyền, giá đỗ xanh có vị ngọt nhạt hơi tanh, tí mát giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ trị đau họng, khản tiếng, viêm thanh quản hiệu quả

Cách chữa khàn tiếng bằng giá đỗ: Lấy 200g giá đỗ xanh chần qua nước sôi cho đến khi nước nguội đi. Sau đó, cho giá đỗ vào máy xay sinh tố cùng vài lát gừng tươi đã cạo vỏ với 1 thìa muối xay nhuyễn, lọc lấy nước. Bạn chỉ cần uống từ từ từng ngụm, sau đó lấy bã giá đỗ xay với gừng ngậm trọng vài phút sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

4.3.4. Mẹo khác

  • Ngậm viên ngậm đặc trị.
  • Ngậm hỗn hợp tắc và mật ong. 
  • Dùng nước gừng và mật ong 3 đến 4 lần mỗi ngày.
  • Pha hai muỗng cà phê mật ong cùng với 200ml sữa tươi rồi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật châm.
  • Cho 1 muỗng giấm táo vào nước ấm và uống nhiều lần trong ngày

4.4. Hỗ trợ giảm khan tiếng tại nhà

Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị khan giọng tại nhà bằng một số cách làm đơn giản như: 

  • Tránh giao tiếp nhiều, vì khi bị khản tiếng còn nói nhiều sẽ ảnh hưởng đến thanh quản
  • Ngậm nước đá viên cùng vài giọt dầu khuynh diệp
  • Súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối. 
  • Thực hiện các bài tập thở, nên thở sâu bằng mũi thay vì thở bằng miệng hoặc họng. 
  • Xông hơi bằng nước ấm.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí bị ô nhiễm.

5. Phòng ngừa khan tiếng

Khan giọng không chỉ gây nên nhiều bất tiện khi sinh hoạt, làm việc còn tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh lý khác. Bạn nên có những biện pháp phòng ngừa khan tiếng để giữ gìn sức khỏe như: 

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, ô nhiễm không khí.
  • Giữ cổ họng ấm vào mùa lạnh để tránh cảm cúm, viêm họng. 
  • Tránh uống rượu, bia vì nồng độ cồn cao có thể gây tổn thương họng làm khàn giọng. 
  • Không nói to, la hét quá mức làm tổn thương các dây thanh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát các bệnh ung thư về thanh quản, tuyến giáp, vòm họng. 
  • Bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng cho phổi, các món ăn bổ phổi để tăng cường sức đề kháng.
Hình ảnh về người bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân
Thăm khám thường xuyên để phát hiện tình trạng bệnh kịp thời

6. Tổng kết một vài thông tin quan trọng về khan tiếng

Trên đây là những thông tin về tình trạng khan tiếng là gì, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, bạn hãy chú ý phòng ngừa khan tiếng và thăm khám kịp thời nếu mắc phải triệu chứng này. 

Nâng cao sức khỏe bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ là cách được nhiều người áp dụng. Để giữ một giọng nói khỏe, trong trẻo cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan, bạn có thể tham khảo các loại thuốc bổ phổi hoặc sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi của công ty Dược Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp của những vị thuốc Đông y bao gồm: Thiên Môn Đông, Trần Bì, Kinh Giới, Gừng, Bách Bộ, Bình Vôi, Bạc Hà, Tang Bạch BìAtiso giúp bổ phổi, giảm khan tiếng do các bệnh lý viêm họng, viêm phế quản, ho liên tục về đêm… gây nên. Với thành phần thảo dược cực kỳ an toàn và lành tính, đây là giải pháp vàng đánh bay triệu chứng khan tiếng mà bạn không nên bỏ qua.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiên môn bổ phổi giúp điều trị ho hiệu quả
Thiên Môn Bổ Phổi giảm thiểu tình trạng khan tiếng

Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ho bổ phổi cho trẻ hiệu quả – Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em của Dược Bình Đông. Sản phẩm kế thừa tinh hoa nền Y học cổ truyền Việt Nam, là sự phối hợp của các thảo dược lành tính, an toàn giúp giảm tình trạng khan tiếng ở trẻ nhỏ. 

Sản phẩm thuộc Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông, thương hiệu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, chất lượng. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng. 

7. Câu hỏi thường gặp về khan tiếng

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Trong điều kiện bình thường, 2 dây thanh sẽ giãn ra, khi bạn phát âm, dây thanh quản sẽ nhanh chóng khép lại ở đường giữa và rung lên dưới áp lực của luồng không khí thở, tạo ra tiếng nói. Nhưng nếu 1 trong 2 dây thanh quản bị ảnh hưởng có thể khiến âm thanh bị rè, khàn tiếng. Tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng này thường là do sự thay đổi bất thường của thời tiết hoặc do một số nguyên nhân như:

  • U nang dây thanh âm hoặc polyp dây thanh âm
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Suy tuyến giáp ảnh hưởng đến dây thanh quản
  • Mắc các bệnh lý về thần kinh như Parkinson…
  • Viêm thanh quản do nói quá nhiều
  • Hút thuốc lá quá nhiều
  • Viêm họng hoặc viêm amidan
  • Hít phải dị vật, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Song song với việc trị liệu của bác sĩ, bạn cũng nên chú ý một số vấn đề để kiểm soát và hỗ trợ điều trị khàn tiếng đạt hiệu quả cao hơn:

  • Hạn chế ăn, uống thực phẩm lạnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nước ấm
  • Ngừng hút thuốc cũng như ngừng các chất kích thích ảnh hưởng đến vùng họng.
  • Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, tránh ngồi lâu dưới máy lạnh quá lâu
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng
  • Giữ tâm lý thoải mái để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh giao tiếp nhiều, vì khi bị khản tiếng còn nói nhiều sẽ ảnh hưởng đến thanh quản
  • Ngậm nước đá viên cùng vài giọt dầu khuynh diệp
  • Súc miệng bằng nước muối mỗi giờ nếu làm việc trong môi trường máy lạnh
  • Súc miệng nhiều lần với nước trà đậm có pha chút muối.
  • Pha hai muỗng cà phê mật ong cùng với 200ml sữa tươi rồi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật châm.
  • Hoặc cho 1 muỗng giấm táo vào nước ấm và uống nhiều lần trong ngày

Ngoài ra, để giảm nhanh tình trạng khản tiếng bạn nên:

  • Thở thật sâu bằng mũi, tránh thở bằng miệng, thực hiện nhiều lần trong cách có thể mang lại vài lợi ích nhất định.
  • Nhai trực tiếp thảo quả để giữ cổ họng luôn ẩm.

1. Chữa khàn tiếng bằng là xương sông

Theo Đông y, là xương sông có tính bình, vị cay thơm có tác dụng lưu thông khí huyết, tốt trong việc điều trị cảm sốt, viêm họng, viêm thanh quản.

Cách làm: Lấy 5 – 10 là xương sông bánh tẻ đem rửa sạch, đập dập nhẹ rồi ngâm vào 20 – 30ml giấm ăn. Sau đó, bạn súc miệng bằng nước muối pha loãng, rồi ngậm hỗn hợp lá xương sông nhúng giấm rồi nuốt từ từ. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong khoảng 5 ngày là thấy kết quả.

2. Chữa khàn tiếng bằng mật ong

Trong mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá, có tính kháng khuẩn mạnh, giúp làm dịu cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau rát họng hiệu quả. 

Cách làm: Bạn chỉ cần lấy 1 – 2 quả chanh tươi đem rửa sạch, khía lớp vỏ ngoài, chia quả chanh thành nhiều múi nhỏ rồi rưới mật ong sao cho ngấm toàn bộ quả chanh. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để ngậm và nuốt từ từ, thực hiện vài ngày sẽ giúp giảm khàn tiếng, đau họng.

3. Chữa khàn tiếng bằng giá đỗ

Theo y học cổ truyền, giá đỗ xanh có vị ngọt nhạt hơi tanh, tí mát giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ trị đau họng, khản tiếng, viêm thanh quản hiệu quả

Cách làm: Lấy 200g giá đỗ xanh chần qua nước sôi cho đến khi nước nguội đi. Sau đó, cho giá đỗ vào máy xay sinh tố cùng vài lát gừng tươi đã cạo vỏ với 1 thìa muối xay nhuyễn, lọc lấy nước. Bạn chỉ cần uống từ từ từng ngụm, sau đó lấy bã giá đỗ xay với gừng ngậm trọng vài phút sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

Thiên môn bổ phổi giảm ho khan, đau họng, khan tiếng

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)