Tìm kiếm

Thiên môn đông: Công dụng và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả

thiên môn đông

Ngoài việc được biết đến là một loại cây cảnh thì Thiên môn đông còn là một loại thảo dược quý có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Đây là vị thuốc phổ biến trong Đông y giúp hỗ trợ điều trị ho và các bệnh lý đường hô hấp rất tốt. Vậy vị thuốc Thiên môn đông là gì, có công dụng ra sao và có các bài thuốc trị bệnh nào? Câu trả lời sẽ được Dược Bình Đông giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về vị thuốc Thiên môn đông

Thiên môn đông có tên khoa học là Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr., thuộc họ Thiên môn đông (Asparagaceae). Vị thuốc này còn có tên gọi khác là: Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo. 

Thiên môn đông là loại cây sống lâu năm và có rễ hình thoi mẫm. Thân cây có nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, lá rất nhỏ trông như vẩy. Vào mùa hạ, có hoa nhỏ màu trắng mọc ở kẽ lá. Mùa ra quả sẽ vào khoảng tháng 6-9, quả mọng đỏ hình cầu, có hạt màu đen. 

Cây Thiên môn mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trên đất nước ta. Loại cây này đôi khi được xem như một giống cây cảnh, làm đa dạng cảnh quan xung quanh khu vực sống. Ta có thể dễ dàng bắt gặp loại thực vật này ở các địa danh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bắc Thái, Nam Hà,… Và cũng có thể được tìm thấy ở các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.

thiên môn đông

Thiên môn đông rất dễ tìm thấy ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa,… 

Người ta thường trồng cây Thiên môn đông vào tháng 2 – 3 và có thể thu hoạch lấy phần rễ vào tháng 9 – 10 hàng năm. Vị thuốc Thiên môn là phần rễ củ (Radix Asparagi) đã được phơi hoặc sấy khô. Thường những đoạn rễ này dài khoảng 5cm đến 18cm, đường kính 0,5cm đến 1cm, hai đầu thuôn dài và nhỏ dần. Rễ có màu vàng nhạt đến vàng nâu (màu hổ phách), nhìn rễ trong, mờ, sáng bóng. Thể chất của rễ cứng, dai, có chất nhầy dính, bề mặt mịn bóng, có vị lúc đầu ngọt nhẹ, sau hơi đắng. Sau khi thu hái, rễ cần được rửa sạch, tẩm nước hoặc đồ chín đến khi rễ mềm lại (chú ý khi tẩm nước, không nên ngâm quá lâu vì sẽ làm giảm công dụng của vị thuốc). Sau đó loại bỏ phần vỏ bên ngoài, giữ lại lõi. Phần lõi này sẽ được thái mỏng hoặc phơi khô và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh để bị mốc, mọt ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.

Phần rễ củ của Thiên môn đông được dùng để làm thuốc

2. Công dụng của vị thuốc Thiên môn đông

Thiên môn đông là vị thuốc có giá trị cao đối với sức khỏe con người. Nó có tác dụng hỗ trợ đại tiện táo bón, giảm ho, giúp tăng cường bồi bổ sinh lực. Công dụng theo Đông y và Tây y của vị thuốc này cụ thể như sau:  

2.1. Theo Tây Y 

Trong Thiên môn có chứa các chất Asparagin và các hợp chất saponin steroid. Ngoài ra, trong vị thuốc còn có chất nhầy, tinh bột, sacaroza. Do vậy mà Thiên môn có rất nhiều công dụng như: lợi tiểu tiện, có tiềm năng giảm viêm trong hen suyễn, giảm ho, ngăn ngừa lão hóa, nhuận tràng. Đồng thời, vị thuốc này còn có tác dụng tăng sự cường tráng, giúp ức chế các khối u, kháng khuẩn, diệt trừ các ấu trùng muỗi và ruồi.  

2.2. Theo Đông y

Các tác dụng dược lý của Thiên môn đông gồm:

  • Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn
  • Quy kinh: Phế, Thận
  • Công dụng: Dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân
  • Chủ trị: Phế ráo ho khan, đờm dính, miệng khát, họng khô, ruột ráo táo bón. Được dùng để chữa phế ung, hư lao, thổ huyết, ho, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch hao tổn, táo bón. Trong dân gian còn hay dùng Thiên môn để làm thuốc bổ chữa sốt, ho.

Công dụng của Thiên môn trong Đông y

3. Một số bài thuốc trị bệnh từ Thiên môn đông 

Do sở hữu một số đặc điểm riêng biệt nên Thiên môn đông ngày càng được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Trong đó có thể kể đến một số bài thuốc như sau: 

3.1. Bài thuốc chữa ho gà từ Thiên môn đông

  • Chuẩn bị: 5g Quất hồng, 5g Qua lâu nhân, 10g Bách bộ, 12g Mạch môn và 12g Thiên môn.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, chia 2 lần dùng, uống hết trong ngày.

3.2. Bài thuốc chữa ho có đờm, thổ huyết

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử, Mạch môn và Thiên môn, các vị dược liệu có trọng lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị nấu thành cao, sau đó luyện chung với mật ong làm thành viên vừa để uống. Mỗi ngày dùng từ 4 – 5g.

3.3. Bài thuốc chữa phế hư, ho, mệt mỏi, sốt nhẹ

  • Chuẩn bị: 3g Nhân sâm, 3g Ngũ vị tử, 12g Sa sâm, 6g Thiên thảo căn, 6g Phục linh, 6g Nữ trinh tử, 6g Bối mẫu, 9g Sơn dược, 9g Ngọc trúc, 9g Hạnh nhân, 4.5g Mạch môn và 4.5g Thiên môn.
  • Thực hiện: Tất cả dược liệu đem tán thành bột mịn, sau đó dùng kèm với nước sắc ngó sen.

3.4. Bài thuốc Cao tam tài: bồi bổ tinh khí và nâng cao sức khỏe

  • Chuẩn bị: 10g Thục địa, 10g Thiên môn và 4g Nhân sâm.
  • Thực hiện: Sắc với 600ml nước, sắc cho đến khi còn lại 200ml, chia 3 lần dùng, uống hết trong ngày.

3.5. Bài thuốc chữa táo bón, đại tiện khó khăn, phân khô cứng

  • Chuẩn bị: 10g Thiên môn, 10g Đương quy, 10g Huyền sâm, 10g Hạt gai đay và 12g Sinh địa
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, dùng hằng ngày cho đến khi khỏi. 

3.6. Bài thuốc chữa lở miệng lâu ngày

  • Chuẩn bị: Huyền sâm, Thiên môn và Mạch môn đều bỏ lõi. 3 vị này lấy lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán nhỏ các vị thuốc, luyện chung với mật, vo viên bằng hạt táo. Mỗi lần ngậm 1 viên nhỏ. 

4. Những lưu ý khi sử dụng Thiên môn đông

Khi dùng dược liệu Thiên môn đông để trị bệnh và bồi bổ sức khỏe, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:  

Về cách dùng và liều lượng

  • Liều lượng của vị thuốc này sẽ dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác, thông thường liều dùng trung bình từ 6 – 12g/ ngày. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp. 
  • Khi sử dụng Thiên môn, bạn nên đặc biệt lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm như cá chép, cá chầy hay là cá mắm. 
  • Cần tránh sử dụng Thiên môn khi bạn đang sử dụng các thuốc có chứa cơ chất của cytochrome P450 2E1 hoặc 1A2. Bởi điều này ảnh hưởng lớn đến sự chuyển hóa enzym trong gan của một số thuốc và có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. 

Đối tượng không nên sử dụng

  • Không dùng cho người có đàm ẩm, không có hư hỏa.
  • Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, tiết tả, tiêu chảy.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Để đảm bảo an toàn trong thời gian sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ Y học cổ truyền trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

5. Tổng kết

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng vị thuốc Thiên môn đông mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Bởi loại thảo dược này mang tính hàn, có tác dụng làm mát, giúp bổ phổi, trị các chứng ho như ho khan, ho có đờm, miệng khô, chữa hầu họng sưng đau,… Chính nhờ vào những tác dụng này, Thiên môn đông đã được Dược Bình Đông lựa chọn làm thành phần quan trọng cho sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi

Thiên Môn Bổ Phổi là sự kết hợp của dược liệu Thiên môn đông với các vị thuốc Đông y gồm: Trần bì, Bình vôi, Kinh giới, Bạc hà, Gừng, Tang Bạch Bì, Bách bộAtiso giúp bổ phổi, giảm ho hiệu quả và hỗ trợ giảm ho khan, ho gió, trị ho có đờm, ho mãn tính, ho về nhiều đêm, ho lâu ngày không khỏi, đau rát họng, khàn tiếng do bệnh viêm họng, viêm phế quản phổi, bệnh viêm phổi… Các thành phần này hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên đây là sản phẩm an toàn và chất lượng tốt cho phổi mà bạn không thể bỏ qua.

Thiên Môn Bổ Phổi tăng cường bổ phổi và hỗ trợ giảm ho 

Thiên Môn Bổ Phổi là một sản phẩm chất lượng của công ty Dược Bình Đông, tiền thân là Cơ sở sản xuất thuốc Y học dân tộc Bình Đông. Với hơn 70 năm hình thành và phát triển, Dược Bình Đông đã không ngừng nghiên cứu các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp với thể trạng và cơ địa của người Việt.

Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi thì có thể truy cập tại website của Dược Bình Đông hoặc liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn sản phẩm và đặt mua hàng nhanh chóng.

6. Câu hỏi thường gặp

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Các tác dụng dược lý của Thiên môn đông gồm:

  • Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn
  • Quy kinh: Phế, Thận
  • Công dụng: Dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân
  • Chủ trị: Phế ráo ho khan, đờm dính, miệng khát, họng khô, ruột ráo táo bón. Được dùng để chữa phế ung, hư lao, thổ huyết, ho, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch hao tổn, táo bón. Trong dân gian còn hay dùng Thiên môn để làm thuốc bổ chữa sốt, ho.

Về cách dùng và liều lượng

  • Liều lượng của vị thuốc này sẽ dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác, thông thường liều dùng trung bình từ 6 – 12g/ ngày. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp. 
  • Khi sử dụng Thiên môn, bạn nên đặc biệt lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm như cá chép, cá chầy hay là cá mắm. 
  • Cần tránh sử dụng Thiên môn khi bạn đang sử dụng các thuốc có chứa cơ chất của cytochrome P450 2E1 hoặc 1A2. Bởi điều này ảnh hưởng lớn đến sự chuyển hóa enzym trong gan của một số thuốc và có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. 

Đối tượng không nên sử dụng

  • Không dùng cho người có đàm ẩm, không có hư hỏa.
  • Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, tiết tả, tiêu chảy.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Để đảm bảo an toàn trong thời gian sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ Y học cổ truyền trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)