Tìm kiếm

Chi tử: Vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Hình ảnh quả cây chi tử được dùng làm thuốc

Chi tử là một loại dược liệu phổ biến ở nước ta và được tin dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền cũng như được ứng dụng để chữa bệnh trong Y học hiện đại. Chi tử được biết đến như một vị thuốc có nhiều công dụng tuyệt vời như: thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa ho ra máu, cảm sốt, bệnh viêm gan,… Để tìm hiểu chi tiết hơn về vị thuốc này, bạn đọc hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi bài viết dưới đây ngay nhé!

1. Giới thiệu đôi nét về Chi tử

Chi tử có tên khoa học là Fructus Gardeniae Jasminoides, là quả chín đã phơi hoặc sấy khô của cây Chi tử (Gardenia jasminoides Ellis), thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Vị thuốc này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: Dành dành, Lục chi tử, Sơn chi tử, Trư đào, Tiên chi, Sơn chi hay Hoàng hương ảnh tử. 

1.1. Giới thiệu về cây Chi tử 

Chi tử là một loại cây nhiệt đới có tính ưa ẩm và thường mọc gần các khu vực sông nước. Loài cây này sinh trưởng phổ biến tại một số nước châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… Ở Việt Nam, cây mọc hoang tại nhiều vùng đồng bằng, trung du phía Bắc như: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh,…

Hình ảnh cây Tiên chi có phần quả dùng để làm thuốc
Cây chi tử

Tiên chi là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, rễ chùm. Lá của cây mọc đối xứng hoặc mọc vòng 3. Phiến lá hình bầu dục dài hoặc thuôn hình trái xoan, gân lá xếp thành mảng và nổi rõ. Hoa có màu trắng, mùi rất thơm và thường mọc đơn độc ở đầu cành, thời gian ra hoa vào tháng 4 cho đến tháng 11. 

Quả Chi tử có hình thoi; dài từ 2 – 4,5cm; đường kính 1 – 2cm. Quả có màu vàng cam đến đỏ nâu, đôi khi là màu đỏ xám hoặc nâu xám. Quả Chi tử thường có 5 – 8 đường gờ chạy dọc theo quả, giữa 2 gờ có phần rãnh phân biệt rõ rệt. Trên đỉnh quả có khoảng 5 – 8 lá đài thường bị gãy cụt. Vỏ quả mỏng và giòn, hạt bên trong nhỏ và có màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen. Mặt hạt Tiên chi có nhiều hạt mịn và có mùi thơm nhẹ nhàng. Mùa sai quả thường vào tháng 5 – 12 hằng năm.

1.2. Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tiên chi chính là quả. Loại quả này chỉ được thu hoạch khi vỏ quả đã chuyển hẳn qua màu vàng. Nếu thu hái quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của loại dược liệu này. Sau khi thu hoạch, quá trình bào chế vị thuốc Chi tử sẽ được tiến hành theo một trong các phương pháp sau: 

  • Bỏ phần vỏ và tai của quả, chỉ sử dụng hạt để ngâm với nước sắc Cam thảo. Ngâm trong một đêm rồi vớt hạt ra phơi khô, tán thành bột và dùng dần.
  • Ngay sau khi thu hoạch quả, đem phơi hoặc sấy khô. Khi sấy cần để lửa to, sau đó giảm lửa nhỏ dần. Lưu ý, cần đảo đều tay để quả được sấy đều.
  • Quả chín khi thu hoạch về đem đi kẹp cùng với phèn chua và cho đun cùng với nước trong khoảng 20 phút, sau đó vớt ra phơi khô và đem sấy giòn. Khi sử dụng có thể dùng trực tiếp hoặc sao vàng tùy vào mục đích điều trị bệnh.

Quả Chi tử sau khi phơi hoặc sấy khô sẽ có hình bầu dục, 2 đầu nhỏ dần. Vỏ có màu nâu, bóng mượt và đôi khi là màu vàng đỏ, có các gân nhỏ xung quanh. Sau quá trình bào chế, cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và ẩm mốc để bảo toàn công dụng của vị thuốc.

Hình ảnh quả cây Tiên chi được dùng làm thuốc
Quả Chi tử được phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc trị bệnh

2. Công dụng của Chi tử

Chi tử đã được kiểm chứng là loại dược liệu quý mang lại nhiều công dụng đáng kể đối với sức khỏe con người. Trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, vị thuốc này đều có những công dụng tuyệt vời, cụ thể: 

2.1. Theo Tây Y

Theo các nghiên cứu Tây y, cây Chi tử có chứa các thành phần hóa học như: Methyl Deacetylaspelurosidate, Geniposide, Gardenoside, Shanzhiside, Deacetylaspelurosidic acid, Chlorogenic acid, Crocetin, Genipin-1-Gentiobioside,… Các thành phần này có công dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh, cụ thể như sau:

  • Ức chế, ngăn cản sự gia tăng của sắc tố bilirubin trong máu, kích thích sự co bóp của túi mật.
  • Giải nhiệt, hạ sốt hiệu quả.
  • Ức chế khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ và tụ cầu vàng.
  • Bảo vệ thần kinh, chữa các chứng bệnh về rối loạn chức năng ty thể, điều hòa apoptosis và các hoạt chất chống viêm.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.

2.2. Theo Đông y

Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Tiên chi có các đặc điểm sau:

  • Tính vị: Vị đắng, tính hàn, không có độc tố.
  • Quy kinh: Tâm, Phế, Tam tiêu.
  • Công dụng: Thanh nhiệt ở thượng tiêu, thanh uất nhiệt ở phần huyết, lợi thấp, lương huyết, minh mục, giải độc, tiêu khác, thông tiêu, sát trùng.
  • Chủ trị: Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, nôn ra máu, đi tiêu ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau. Dùng ngoài để trị sưng đau do sang chấn.

3. Gợi ý một số bài thuốc từ Chi tử

Chi tử mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy có rất nhiều bài thuốc trị bệnh từ loại dược liệu này. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến mà bạn có thể tham khảo: 

3.1.  Bài thuốc chữa chứng vàng da, viêm gan 

Gan hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến triệu chứng vàng da. Người bệnh có thể điều trị triệu chứng này theo công thức sau: 

  • Nguyên liệu: 13g Chi tử, 20g