Tiểu buốt là dấu hiệu thường gặp của một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Đây cũng là triệu chứng phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Tình trạng này đã khiến người bệnh phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe và tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt là gì và cần làm gì khi mắc phải triệu chứng này? Lời giải đáp sẽ được hé lộ ngay trong bài viết dưới đây của Dược Bình Đông, mời bạn đọc tham khảo!
1. Giới thiệu về triệu chứng tiểu buốt
1.1. Tình trạng tiểu buốt
Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất, giúp duy trì sự sống của cơ thể. Chức năng chính của thận đó là lọc máu, loại bỏ chất thải thông qua đường tiểu. Bên cạnh đó, thận này đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu, chức năng nội tiết, điều hòa thể tích máu . Do đó, khi thận suy yếu sẽ khiến các chất độc hại tích tụ trong cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hệ tiết niệu, bàng quang, tuyến tiền liệt và cơ thể có những dấu hiệu bất thường, điển hình là triệu chứng tiểu buốt.
Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu mỗi khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt và nóng rát từ khi bắt đầu đi tiểu cho tới khi kết thúc. Cơn đau này có thể xuất phát từ sự kích thích vùng tam giác cổ bàng quang, niệu đạo hoặc vùng đáy chậu.
Theo y học cổ truyền, tiểu buốt thuộc phạm vi chứng lâm. Cơ chế cũng như nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp nhưng chủ yếu do thận hư yếu và bàng quang thấp nhiệt.
1.2. Biểu hiện của tiểu buốt
Những biểu hiện điển hình của tình trạng tiểu buốt là mỗi khi đi vệ sinh có cảm giác đau buốt, nóng rát, khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh đi tiểu buốt còn kèm các biểu hiện sau đây, hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để tránh những biến chứng nặng hơn.
- Cơn đau buốt kéo dài hơn 1 ngày
- Cơn đau kèm theo sốt
- Vùng kín tiết dịch
- Nước tiểu có mùi lạ, màu đục hoặc lẫn máu
- Tiểu buốt có kèm theo đau bụng
- Mắc các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận
- Đau ở hông hoặc lưng
1.3. Tiểu buốt có nguy hiểm không?
Nhìn chung, tình trạng tiểu buốt làm suy giảm về mặt sức khỏe, tâm sinh lý, giảm tự tin, gây e ngại khi gần gũi, suy giảm chất lượng tình dục… Nếu người bệnh không được thăm khám và chữa trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Tình trạng tiểu buốt có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm như: sỏi, viêm thận, viêm tiết niệu, nghiêm trọng hơn có thể là suy thận.
- Các bệnh gây ra chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể làm sảy thai, sinh non.
- Tình trạng này để lâu dài sẽ gây vô sinh, hiếm muộn hoặc đe dọa tới tính mạng người bệnh.
2. Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt
Khi có dấu hiệu tiểu buốt, không ít người không khỏi lo lắng không biết nguyên nhân do đâu. Hơn nữa biết được nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt còn giúp đánh giá được đúng tình trạng bệnh và có được phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình, mời bạn đọc tham khảo:
2.1. Theo Tây y
2.1.1 Nguyên nhân do bệnh lý
Theo các chuyên gia về tiết niệu, một số bệnh lý dẫn đến tình trạng tiểu buốt có thể do:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh thường do vi khuẩn gây hại sống ở vùng đại tràng, hậu môn như E.Coli bội nhiễm ngược dòng vào đường tiểu của người bệnh thông qua quá trình sinh hoạt, quan hệ tình dục… Tình trạng viêm này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như: niệu quản, bàng quang, niệu đạo, thận… đều có thể gây đau buốt khi đi tiểu.
- Nhiễm bệnh lây qua đường tình dục (STIs)
Tiểu buốt có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs) bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và nấm chlamydia. Đôi khi, bệnh này không có triệu chứng, nhưng hoàn toàn vẫn có khả năng lây qua đường tiết niệu, từ đó gây ra tình trạng tiểu buốt.
- Viêm tuyến tiền liệt
Đây là tình trạng phổ biến ở phái mạnh. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có biểu hiện tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, vùng bụng dưới bị đau tức, khám hậu môn ghi nhận tuyến tiền liệt căng đau nhiều.
- Viêm bàng quang
Người bệnh có thể đã bị viêm bàng quang, viêm niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang kẽ… Các triệu chứng điển hình của các bệnh này bao gồm đau và căng ở vùng bàng quang và vùng chậu. Ngoài ra, trong một số trường hợp xạ trị có thể gây đau bàng quang và ảnh hưởng đến những cơ quan khác của đường tiết niệu. Đây chính là tình trạng viêm bàng quang do bức xạ.
- Viêm niệu đạo
Nguyên nhân của bệnh thường do vi khuẩn tấn công. Tình trạng này không chỉ đau buốt khi đi tiểu mà còn có thể làm tăng cảm giác buồn đi tiểu thường xuyên.
- Viêm mào tinh hoàn
Tình trạng gây ra tiểu buốt cũng có thể do bị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau tinh hoàn, có nhiệm vụ lưu trữ và vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn xâm nhập. Bệnh có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung và cổ tử cung. Bệnh này sẽ gồm một số triệu chứng đặc thù như: đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, tiểu buốt…
- Tắc nghẽn niệu quản
Tình trạng này khiến nước tiểu không thải ra ngoài được, chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu ít, tiểu không sạch…
- Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu hình thành từ các tinh thể lắng đọng. Đây là nguyên nhân làm cản trở dòng nước tiểu, gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Người bệnh sỏi đường tiết niệu thường sẽ có cảm thấy khó khăn, đau nhói khi đi tiểu.
2.1.2. Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân do bệnh lý thì tình trạng tiểu buốt còn xuất hiện khi người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thuốc tây, thuốc điều trị ung thư và một số loại thuốc kháng sinh liều cao.
Đôi khi tiểu buốt còn bắt nguồn do nguyên nhân người bệnh sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, gây kích ứng các mô ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, hóa chất có trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh khác không phù hợp với cơ thể cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu buốt.
2.2. Theo Đông y
Tiểu buốt trong Y học cổ truyền được gọi là chứng niệu thống. Đây là một trong những triệu chứng của thận hư thận kém. Theo Đông y, Thận chủ thủy. Nếu thận hư suy sẽ khiến cho hoạt động tuần hoàn của nước trong cơ thể không được điều tiết bình thường. Nước bị dồn ứ lại gây nên các triệu chứng như: phù thũng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu đêm nhiều.
Bên cạnh đó, tiểu buốt còn có thể đến từ các các nguyên nhân như:
- Thận âm khuy hư: Tiểu nóng đau, có thể ra huyết, nước tiểu vẩn đục. Đầu choáng váng, tai ù, gò má đỏ, đổ mồ hôi trộm, lưng đùi yếu mỏi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
- Hạ tiêu thấp nhiệt: Tiểu tiện nóng, đau buốt, nước tiểu đục, kèm đau thắt, đau bụng. Miệng đắng, ăn uống không ngon, hay khát nước, kém ăn. Đại tiện khó khăn. Lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
- Tâm hỏa quá thịnh: Tiểu tiện đau nóng, nước tiểu vàng đậm. Họng khô, miệng lở, mặt đỏ. Ngủ không ngon giấc. Đầu lưỡi rêu vàng khô, hồng đỏ, mạch sác.
- Hạ tiêu huyết ứ: Tiểu tiện đau buốt, nước tiểu đục, màu đỏ hoặc có ra huyết cục. Đau bụng. Môi tím, lưỡi sạm, mạch trầm tế sác.
- Can khí uất trệ: Đi tiểu đau buốt. Hoa mắt đau đầu, đắng miệng, tức ngực, bụng dưới trướng đau. Ở phụ nữ thì kinh nguyệt không đều, chất lưỡi xanh, rêu vàng mỏng, mạch huyền. Thường ở người trẻ tuổi thì hay cáu gắt.
3. Điều trị tình trạng tiểu buốt
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ cụ thể của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng tiểu buốt theo phương pháp Tây y và Đông Y, cụ thể như dưới đây.
3.1. Theo Tây Y
Căn cứ vào nguyên nhân gây tiểu buốt, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Các trường hợp thường gặp là:
- Tiểu buốt do nhiễm khuẩn: Bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Với trường hợp bàng quang bị kích thích, thuốc làm dịu bàng quang sẽ được chỉ định để giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn.
- Tiểu buốt do những bệnh nhiễm trùng phức tạp như viêm bàng quang kẽ, viêm bể thận: Bác sĩ cũng chỉ định sử dụng thuốc theo đường uống. Tuy nhiên, kết quả điều trị này thường chậm, người bệnh có khi phải mất tới 4 tháng điều trị thì tình trạng tiểu buốt mới cải thiện được.
- Tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt: Thuốc kháng sinh được chỉ định dùng trong khoảng 12 tuần. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng giúp thư giãn các cơ quanh tuyến tiền liệt như những loại thuốc chẹn alpha, thuốc chống viêm,…
- Tiểu buốt do viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Thuốc được sử dụng tùy thuộc vào loại nhiễm trùng gây ra ở niệu đạo.
- Tiểu buốt do viêm âm đạo: Bệnh nhiễm trùng do Trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra cũng được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Còn viêm âm đạo do nhiễm nấm men được điều trị bằng thuốc kháng nấm ở dạng thuốc viên, thuốc hình con nhộng hoặc kem thoa âm đạo.
3.2. Theo Đông Y
Đông y có nhiều bài thuốc hay điều trị chứng tiểu buốt vừa hiệu quả lại lành tính. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám thầy thuốc Đông y để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn bài thuốc phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị.
Dưới đây là một số bài thuốc trị tiểu buốt mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc Thận khí hoàn
- Công dụng: Ôn bổ thận dương, chữa tiểu són, tiểu nhiều lần
- Thành phần: 8g Can địa hoàng, 4g Sơn dược, 4g Sơn thù du, 4g Trạch tả, 3g Phục linh, 3g Mẫu đơn bì, 1g Quế chi 1 lạng, 1g Hắc phụ tử
- Cách thực hiện: Can địa hoàng chưng rồi nghiền tinh, còn lại sao giòn tán mạt. Trộn đều với bột thuốc mật hoàn viên. Ngày uống 3 lần
Bài thuốc Chân vũ thang
- Công dụng: Trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần do thận dương hư suy
- Thành phần: 12g Phục linh, 12g Thược dược, 12g Sinh khương, 8g Bạch truật, 10g Hắc phụ tử
- Cách dùng: Sắc lấy nước, uống khi còn ấm, ngày 3 lần.
Bài thuốc Tỳ giải phân thanh ẩm
- Dùng cho trường hợp Hạ tiêu thấp nhiệt
- Thành phần: 12g Tỳ giải, 12g Ô dược, 12g Ích trí nhân, 4-12g Thạch xương bồ, 12g Phương gia Phục linh, 4-12g Cam thảo
- Cách thực hiện: Sắc nước mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần.
Bài thuốc Tả tâm thang
- Dùng cho trường hợp Tâm hỏa quá thịnh
- Thành phần: 6-12g Đại hoàng, 4-12g Hoàng liên, 8-16g Hoàng cầm
- Cách thực hiện: Sắc nước mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần
Bài thuốc Thiếu phúc trục ứ thang
- Dùng cho trường hợp Hạ tiêu huyết ứ
- Thành phần: 7 quả Tiểu hồi hương, 2g Gan khơ khương, 4g Huyền hồ sách, 8g Một dược, 12g Đương quy, 8g Xuyên khung, 4g Quế tâm, 8g Xích thược, 12g Bồ hoàng sống, 8g Ngũ linh chi
- Cách thực hiện: Sắc nước mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần
Bài thuốc Trầm hương tán
- Dùng cho trường hợp Tiểu buốt do Can khí uất trệ
- Thành phần: 24g Bạch truật, 8g Chích thảo, 16g Cù mạch, 16g Đương quy, 16g Hoạt thạch, 24g Quỳ tử, 16g Thạch vi, 16g Trầm hương, 16g Vương bất lưu hành, 24g Xích thược
- Cách thực hiện: Tán bột, ngày uống 12g cùng nước sắc Đại mạch
4. Phòng tránh tiểu buốt
Để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng đi tiểu buốt, người bệnh nên chủ động thực hiện một số biện pháp sau:
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Loại bỏ thức ăn cay, nước ngọt có ga; tránh thực phẩm có tính axit cao; bổ sung thêm rau xanh, trái cây mọng nước như dưa hấu, cam, bưởi,,…
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh nguy cơ mắc các bệnh xã hội.
- Sinh hoạt tình dục điều độ để cơ quan sinh dục có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Uống đủ nước, tránh uống nước trước khi đi ngủ vào ban đêm
- Không nhịn tiểu, tạo thói quen đi tiểu vào những khung giờ cố định trong ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh đường tiết niệu, bệnh phụ khoa nên thăm khám điều trị càng sớm càng tốt
5. Điểm chính
Tiểu buốt là một triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thận. Nhìn chung, bệnh có thể được cải thiện tích cực nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Hy vọng thông qua các nội dung trên, bạn có thêm kiến thức trong điều trị tiểu buốt nhằm nhanh chóng lại sức khỏe và cuộc sống bình thường.
Bên cạnh đó, để giúp thận khỏe mạnh, chấm dứt được tình trạng tiểu buốt, bạn có thể tìm hiểu sản phẩm Bổ Thận Bình Đông của Dược Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thảo dược quý giúp bổ thận dương như Ngưu Tất, Cẩu Tích, Phá Cố Chỉ, Độc Hoạt, Thỏ Ty Tử, Đỗ Trọng và các thảo dược giúp bổ thận âm như Thục Địa, Đinh Quy. Nhờ vậy mà, Bổ Thận Bình Đông giúp giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, chóng mặt, ù tai do thận kém.
Sản phẩm Bổ Thận Bình Đông Bổ Thận Bình Đông là sản phẩm của Dược Bình Đông – thương hiệu uy tín cung cấp những sản phẩm tốt cho sức khỏe với phương châm vì sức khỏe cộng đồng. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của công ty chúng tôi, đặc biệt là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe Bổ Thận Bình Đông, hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và đặt hàng nhanh nhất.