Thỏ ty tử là một loại dược liệu được tin dùng trong nhiều bài thuốc Đông y. Đây được xem là vị thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, điển hình như: bổ thận tráng dương, dưỡng can, ích tinh tủy, cường cân, kiện cốt,… Vậy cách dùng Thỏ ty tử như thế nào cho hiệu quả, cần lưu ý và kiêng kỵ những gì? Bài viết sau đây của Dược Bình Đông sẽ giúp bạn làm rõ câu trả lời nhé!
1. Giới thiệu về Thỏ ty tử
Vị thuốc Thỏ ty tử (Semen Cuscutae) là hạt lấy từ quả chín đã phơi hoặc sấy khô của dây Tơ hồng (Cuscuta australis R. Br. hoặc Cuscuta chinensis Lam) – một loại cây sống ký sinh trên những thân cây khác như cây Nhãn hoặc cây Cúc tần, thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Thỏ ty tử còn được biết đến với những tên gọi khác như: Hoàng ty tử, Thiện bích thảo, Thỏ lũ, Thỏ lũy, Thổ khâu, Xích cương, Ngọc nữ,…
1.1. Giới thiệu về cây Thỏ ty tử (cây Tơ hồng)
Dây Tơ hồng là loài cây có thân dạng dây leo và phân thành nhiều nhánh. Trên thân có rễ bám để hút dưỡng chất từ cây bị ký sinh. Lá bị tiêu biến thành vảy nằm ở các đốt mắt thân cây. Hoa của cây có màu trắng nhạt, hình cầu. Quả có hình trứng, đỉnh dẹt dài khoảng 2mm. Trong mỗi quả có chứa khoảng 2 – 4 hạt, phần hạt chính là Thỏ ty tử.
Hạt Thỏ ty tử có hình tròn với đường kính dưới 0,1cm, phần vỏ bọc bên ngoài có màu vàng nâu, hơi xù xì. Khi soi dưới kính lúp sẽ thấy những vân nhăn nhỏ, một đầu hạt có chấm trắng. Khi đun sôi với nước, hạt sẽ tự động tách vỏ và để lộ nhân có màu trắng.
Dây tơ hồng có nguồn gốc xuất xứ từ châu Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm được loài cây này tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây Tơ hồng mọc nhiều ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Cây thường ký sinh ở bờ bụi hoặc những thân cây lớn, chủ yếu là cây thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Cúc Tần (Pluchea indica) hoặc cây Nhãn.
1.2. Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây Tơ hồng là phần hạt của quả chín đã được phơi hoặc sấy khô. Người ta thường thu hoạch cây Tơ hồng vào mùa thu (khoảng từ tháng 8 – 10 Dương lịch). Đây là thời điểm quả chín và có chất lượng tốt nhất. Khi thu hái, người ta sẽ cắt toàn bộ phần dây xuống rồi phơi khô và đập lấy hột. Sau đó, sàng lọc để giữ lại những hạt chắc mẩy.
Cách bào chế dược liệu Thỏ ty tử có thể được thực hiện theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Rửa sạch hạt rồi phơi khô. Tiếp theo, tẩm nước muối loãng và cuối cùng là sao vàng để dùng.
- Cách 2: Đun hạt với nước đến khi hạt nở như cháo hoa rồi vớt ra. Giã nát, nặn thành từng bánh và phơi khô.
- Cách 3: Cho hạt vào rượu nếp và bột mì rồi nhào để làm bánh, cắt thành miếng và phơi khô.
Ngoài ra, nhiều người còn ngâm Thỏ ty tử với rượu để bảo quản dược liệu lâu hơn.
2. Công dụng của Thỏ ty tử
Vị thuốc Thỏ ty tử được Đông y đánh giá cao về công dụng bổ thận, tăng cường sinh lý nam và xương khớp. Dược liệu này cũng đã được Tây y nghiên cứu và công nhận về công dụng trị bệnh đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
2.1. Theo Tây y
Khi nghiên cứu về dược liệu Thỏ ty tử, Tây y đã tìm thấy nhiều dược chất quan trọng cho cơ thể như: Hyperin, Lecithin, Cephalin, Quercetin, Astragalin, b-Carotene, g-Carotene, a-Carotene-5-6-Episode, Lutein, Taraxacin, Vitamin A, Glycoside.
Các hoạt chất kể trên được cho là có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ điều trị thận hư, liệt dương, di tinh.
- Xoa dịu cơn đau lưng, mỏi khớp gối.
- Hạ huyết áp và tăng cường chức năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đầu vú.
- Cải thiện thị lực.
2.2. Theo Đông y
Rất nhiều tài liệu Đông y đã ghi chép lại dược tính và công dụng của Thỏ ty tử như sau:
- Tính vị: Vị ngọt, cay, tính bình.
- Quy kinh: Can và Thận.
- Công dụng: Bổ can thận, ôn thận tráng dương, dưỡng can, cường cân, kiện cốt, ích tinh tủy, minh mục, dưỡng cơ.
- Chủ trị: Thận hư, di tinh, liệt dương, tinh lạnh, đau lưng, mỏi gối, đi giải nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi.
3. Gợi ý một số bài thuốc từ Thỏ ty tử
Thỏ ty tử là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Mời bạn đọc cùng tham khảo một số bài thuốc trị bệnh phổ biến từ loại dược liệu này:
3.1. Trị thận hư, di tinh, liệt dương, đau lưng, tiểu nhiều
- Chuẩn bị: 40g Thỏ ty tử, 40g Tế tân, 40g Ngũ vị tử, 40g Trạch tả, 60g Hoài sơn, 80g Thục địa, 80g Sung úy tử.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc này tán thành bột mịn rồi trộn với mật và vo thành viên hoàn. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 8 viên uống cùng với nước ấm.
3.2. Trị tiêu chảy do thận hư
- Chuẩn bị: 12g Thỏ ty tử, 12g Đảng sâm, 12g Câu kỷ tử, 12g Phục linh, 12g Hạt sen, 16g Sơn dược.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc này tán thành bột mịn rồi dùng gạo làm hồ vo thành viên hoàn. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần uống 10 viên (tương đương 12g).
3.3. Trị mờ mắt do can thận suy
- Chuẩn bị: 12g Thỏ ty tử, 12g Xa tiền tử, 12g Thục địa.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc này tán thành bột mịn rồi trộn với mật. Sau đó, vo thành viên hoàn có kích thước như hạt đậu. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 15 viên (tương đương 12g) với rượu ấm.
3.4. Trị chứng tiêu khát, thận hư, tiêu lỏng
- Chuẩn bị: 9g Thỏ ty tử, 9g Thạch liên tử, 12g Phục linh, 15g Hoài sơn.
- Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên sắc uống mỗi ngày.
3.5. Dùng Thỏ ty tử trị mụn nhọt gây đau nhức
- Chuẩn bị: 10g Thỏ ty tử
- Cách thực hiện: Đem giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Sau đó, dùng tăm bông chấm hoặc bôi lên vùng da bị nổi mụn. Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng và tối trong vòng 5 – 7 ngày thì mụn sẽ khô, tróc ra và tự lặn.
3.6. Bài thuốc bổ thận, tráng dương, giảm đau lưng
- Chuẩn bị: 1 thăng Thỏ ty tử (đem chưng với rượu rồi mang đi sấy khô) và 130g Phụ tử (chế).
- Cách thực hiện: Đem cả 2 dược liệu này tán với bột mịn rồi trộn đều với rượu hồ để vo thành viên hoàn có kích thước bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 50 viên thuốc cùng với rượu ấm.
3.7. Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Chuẩn bị: 6g Thỏ ty tử, 9g Vỏ trứng gà, 15g Bột xương trâu.
- Cách thực hiện: Tán bột các nguyên liệu và trộn đều. Mỗi ngày uống 6g, chia làm 3 lần sử dụng.
4. Một số lưu ý cần biết khi sử dụng vị thuốc Thỏ ty tử
Để sử dụng vị thuốc Thỏ ty tử đúng cách, người dùng cần lưu ý một số điều sau:
- Tùy theo từng chứng bệnh mà Thỏ ty tử có thể được dùng đơn thuần hoặc kết hợp với những vị thuốc khác để sắc uống, hoặc ngâm rượu uống hằng ngày, hoặc tán làm bột rồi vo thành viên hoàn. Lưu ý, liều lượng sử dụng không quá 12 – 16g/ngày.
- Khi dùng vị thuốc này, tuyệt đối không được ăn thịt thỏ.
- Không dùng cho người thận có hỏa, táo bón, phụ nữ đang mang thai, băng huyết.
- Những người bị chứng hỏa vượng, thận hư, âm hư cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
5. Tổng kết thông tin chính về vị thuốc Thỏ ty tử
Có thể thấy, Thỏ ty tử là dược liệu phổ biến trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền với công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt. Nhận thấy những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này, Dược Bình Đông đã tiến hành nghiên cứu và kết hợp Thỏ ty tử với các dược liệu khác như: Ngưu tất, Phá cố chỉ, Đỗ trọng, Cẩu tích, Thục địa, Độc hoạt, Đương quy để cho ra đời sản phẩm Bổ Thận Bình Đông.
Sản phẩm là một giải pháp hiệu quả giúp bổ thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu rát, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không tự chủ, hoa mắt, ù tai do thận kém. Bên cạnh đó, Bổ Thận Bình Đông còn hỗ trợ giảm triệu chứng mộng tinh, di tinh ở nam giới. Những ai đang gặp vấn đề về thận hư cũng như các vấn đề về sinh lý nam thì đừng bỏ qua sản phẩm này nhé!
Bổ Thận Bình Đông đến từ công ty Dược Bình Đông – một thương hiệu uy tín đã có mặt trên thị trường hơn 70 năm. Với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng bằng thảo dược thiên nhiên, Dược Bình Đông đã không ngừng cho cho ra đời nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng vượt trội, an toàn cho người dùng và được khách hàng đánh giá cao.
Nếu quý khách muốn biết thêm thông tin về Bổ Thận Bình Đông hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác của công ty, vui lòng liên hệ với Dược Bình Đông qua hotline (028) 39 808 808 để được hỗ trợ nhanh nhất.