Tìm kiếm

Tiểu đêm có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Cách trị (Tây y, Đông y, Tại nhà)

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức giấc nhiều hơn 2 lần vào ban đêm để đi tiểu và xảy ra trong thời gian dài. Tỷ lệ mắc phải chứng bệnh này tăng dần theo độ tuổi, có tới 50% số người mắc bệnh ở độ tuổi trên 50. Vậy tiểu đêm có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị ra sao? Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây để có lời giải đáp. 

1. Đôi nét về tình trạng tiểu đêm

1.1. Giới thiệu về tiểu đêm 

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải tỉnh dậy đi tiểu nhiều hơn 1 lần mỗi đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn và suy giảm chất lượng.

Triệu chứng tiểu đêm có thể xuất hiện ở cả nam lẫn nữ và ở bất cứ độ tuổi nào, phổ biến nhất là những người có độ tuổi trên 50, với nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Xem thêm các độ tuổi thường gặp tình trạng tiểu đêm:

Người đàn ông đang gặp vấn đề về tiểu đêm
Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải tỉnh dậy đi tiểu nhiều hơn 1 lần mỗi đêm

1.2. Triệu chứng để nhận biết tình trạng tiểu đêm bất thường

Tiểu đêm được xem là bình thường là khi một người tỉnh dậy để đi tiểu không quá 1 lần trong đêm và không kéo dài thường xuyên. Tình trạng này thường không gây ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ hay sức khỏe. Nếu người trưởng thành uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ thì có thể phải đi tiểu đêm, nhưng điều này không xảy ra thường xuyên.

Tiểu đêm bất thường là khi một người tỉnh dậy để đi tiểu nhiều từ 2 lần mỗi đêm và tình trạng này đã kéo dài trong khoảng thời gian dài. Đây có khả năng là triệu chứng ban đầu của các bệnh lý tại thận hoặc các vấn đề về chức năng sinh lý của cơ thể.

Một số triệu chứng đi kèm với tình trạng tiểu đêm mà bạn có thể gặp phải:

  • Tiểu không tự chủ vào ban đêm.
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu són,…
  • Nóng niệu đạo.
  • Bàng quang thường xuyên căng tức.
  • Lượng nước tiểu bài tiết rất ít (tiểu rắt).
  • Màu nước tiểu bất thường.

Ngoài ra, những người bị đi tiểu đêm còn gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Đau lưng, mỏi gối.
  • Lòng bàn chân, bàn tay lạnh.
  • Khô miệng, khát nước.

1.3. Tiểu đêm nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi tiểu đêm nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như làm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn nhịp thở khi ngủ. Đặc biệt, những người lớn tuổi đi tiểu đêm có nguy cơ cao bị té ngã, gãy xương hoặc thậm chí tử vong. 

Do đó, nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám kịp thời:

  • Tiểu đêm kéo dài gây mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Không có cảm giác thoải mái sau khi đi tiểu, khó tiểu dù rất buồn tiểu, tiểu không tự chủ.
  • Căng tức vùng bụng dưới.
  • Nước tiểu có máu, đục hoặc màu sắc bất thường.
  • Đau thắt lưng hoặc đau một bên.
  • Kèm theo các biểu hiện khác như sút cân, sốt, ớn lạnh. 
  • Cảm giác thèm ăn hoặc khát nước tăng. 
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn bệnh tiểu đêm cho bệnh nhân
Khi gặp các triệu chứng Tiểu đêm kéo dài, nước tiểu có máu bạn nên đến gặp bác sĩ

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần vào ban đêm

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm là do các bệnh lý thần kinh, bệnh lý về đường tiết niệu, một số bệnh lý khác như suy tim, tiểu đường,… Cụ thể như sau:

2.1. Bệnh lý thần kinh

Hiện tượng đi tiểu đêm nhiều lần có thể là do các dây thần kinh chi phối hoạt động bàng quang bị tổn thương, thường xuất hiện sau khi mắc các bệnh lý thần kinh như chấn thương tủy sống hoặc tai biến mạch máu não.  

Một số bệnh lý về thần kinh gây ra tình trạng tiểu đêm là:

  • Hội chứng chèn ép tủy sống.
  • Xơ cứng rải rác từng đám.
  • Parkinson.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ (rối loạn giấc ngủ).

2.2. Bệnh lý đường tiết niệu

Các bệnh lý đường tiết niệu chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đêm nhiều lần. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các triệu chứng như tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, tiểu đêm nhiều lần, nóng rát niệu đạo, thậm chí còn bị tiểu ra máu, ra mủ,…
  • Dị vật ở đường tiểu, sỏi thận: Khi bị sỏi thận hoặc có dị vật ở đường tiểu, bàng quang sẽ bị kích thích. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị mót tiểu, đi tiểu liên tục và tiểu đêm nhiều lần. 
  • Bệnh ở bàng quang: Các bệnh lý như bàng quang tăng hoạt, tắc nghẽn bàng quang, viêm bàng quang, thoát vị bàng quang hay ung thư bàng quang đều có thể gây ra tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Bệnh ở tuyến tiền liệt: Các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt và tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cùng khiến bệnh nhân đi tiểu đêm.
  • Bệnh ở thận: Khi mắc các bệnh suy thận, bệnh thận mãn tính khiến chức năng thận suy yếu, thận sẽ đào thải liên tục, hệ thần kinh báo buồn tiểu gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
Người đàn ông đang bị bệnh lý đường tiết niệu dẫn đến tiểu đêm
Các bệnh lý đường tiết niệu chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đêm nhiều lần

2.3. Bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý về thần kinh và bệnh ở đường tiết niệu gây ra tình trạng tiểu đêm thì một số bệnh lý dưới đây cũng có khả năng dẫn đến tình trạng này:

  • Suy tim.
  • Đái tháo đường.
  • Bệnh lý vùng chậu.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Các bệnh phụ khoa như bệnh sa tử cung, viêm âm đạo.

2.4. Tiểu đêm theo góc nhìn Đông y

Theo Y học cổ truyền, tình trạng tiểu đêm nhiều lần liên quan trực tiếp tới tạng Thận, một trong năm tạng quan trọng của cơ thể. Thận đóng vai trò điều tiết và trao đổi lượng nước, cũng như hỗ trợ nhiều chức năng thiết yếu khác của cơ thể như:

  • Gốc của tiên thiên: Thận có chức năng tàng tinh, thúc đẩy sinh trưởng, phát dục, sinh đẻ, và hóa sinh huyết dịch.
  • Chủ thủy: Thận điều tiết và trao đổi thủy dịch trong cơ thể.
  • Chủ cốt tủy: Thận chịu trách nhiệm về hệ thống xương và răng.
  • Chủ nạp khí: Thận hỗ trợ phổi điều tiết hít thở.
  • Vinh nhuận ra tóc: Thận giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe.
  • Khai khiếu ra tai: Thận giúp tai nghe rõ.
  • Chủ nhị âm: Thận điều tiết đại tiện và tiểu tiện.
  • Quan hệ biểu lý với bàng quang: Thận và bàng quang cùng điều tiết và bài tiết nước.

Như vậy, Thận chủ thủy giúp điều tiết và trao đổi lượng nước trong cơ thể. Ngoài Thận, hoạt động điều tiết nước tiểu còn liên quan đến bàng quang. Do đó, khi thận và bàng quang suy yếu, sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm và tiểu nhiều lần.

Người trẻ khỏe mạnh, âm dương cân bằng thường ít đi tiểu đêm. Ngược lại, người cao tuổi do thận khí suy yếu, chức năng thận và bàng quang suy giảm, gây tiểu đêm nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm khi âm thịnh dương suy. 

Một số triệu chứng đi kèm với tình trạng tiểu đêm theo Đông y:

  • Suy giảm khả năng sinh lý.
  • Đau lưng, mỏi gối, khó thở, ù tai.
  • Rối loạn tiểu tiện và đại tiện.
  • Chân tay lạnh, tóc khô rụng, tóc bạc.

2.5. Yếu tố nguy cơ

Tiểu đêm nhiều lần còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thói quen sinh hoạt và sử dụng các chất kích thích đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố này bao gồm:

  • Lối sống: Tiểu đêm có thể do lượng dịch trong cơ thể mất cân bằng. Do đó, khi uống quá nhiều nước vào buổi tối, sử dụng chất kích thích hay ăn các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu đêm.
  • Thay đổi nội tiết: Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong một số giai đoạn như mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, sinh đẻ nhiều.
  • Lão hóa: Cơ thể bị lão hóa có nguy cơ bị rối loạn bài tiết ADH, thận bị mất nước (lão hóa khiến thận bị giảm khả năng cô đặc nước tiểu),… dẫn đến tình trạng tiểu đêm. Tìm hiểu kỹ hơn tiểu đêm ở người già.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng làm tăng khả năng lọc máu của thận hoặc làm kích thích thần kinh, gây ra tình trạng tiểu đêm như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc điều trị bệnh Parkinson.
  • Căng thẳng mệt mỏi.
  • Tắc nghẽn hô hấp.

3. Điều trị tình trạng tiểu đêm

Để điều trị tiểu đêm hiệu quả, người bệnh cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị theo phương pháp Tây y hoặc Đông y, đồng thời cần phải áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, làm giảm nhanh chóng bệnh tình.

3.1. Điều trị theo phương pháp Tây y

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ thường hỏi các câu hỏi sau để hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn:

  • Tình trạng tiểu đêm của bạn bắt đầu từ khi nào?
  • Phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu mỗi đêm?
  • Cảm giác của bạn sau khi đi tiểu như thế nào?
  • Lượng nước tiểu có ít hơn trước đây không?
  • Có những dấu hiệu bất thường nào khác không?
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bạn ra sao?
  • Bạn đang sử dụng các loại thuốc nào, đặc biệt là các thuốc điều trị bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tim mạch?
  • Bạn có tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hoặc tiểu đường hay không?

Sau đó, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thêm một số phương pháp khác giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tiểu đêm:

  • Xét nghiệm.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp CT.
  • Nội soi.

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân gây tiểu đêm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dành cho từng bệnh nhân. Cụ thể:

Nội khoa: Thuốc Tây trị tiểu đêm được sử dụng rộng rãi do tác dụng nhanh, giúp làm giảm triệu chứng tức thời nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân: 

  • Nhóm thuốc Desmopressin.
  • Nhóm thuốc kháng Cholinergic.
  • Thuốc lợi tiểu Furosemid.
  • Thuốc chẹn Alpha 1.
  • Nhóm thuốc kháng Androgen.
  • Nhóm thuốc Antimuscarinic.

Để tìm hiểu thêm các loại thuốc trị tiểu đêm và thuốc hỗ trợ bổ thận bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Thuốc bổ thận: Những tiêu chí lựa chọn và lưu ý quan trọng khi sử dụng

Ngoại khoa: Nếu người bệnh đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc, chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống,… nhưng không có cải thiện, phẫu thuật có thể được chỉ định để giúp loại bỏ khối u bàng quang hoặc tuyến tiền liệt bị phì đại – nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân
Phẫu thuật để loại bỏ khối u bàng quang hoặc tuyến tiền liệt bị phì đại

3.2. Điều trị theo phương pháp Đông Y

Theo Đông y, chứng tiểu nhiều lần về đêm do nguyên nhân suy giảm chức năng tạng thận và bàng quang (hai cơ quan chính thực hiện chức năng bài tiết của cơ thể). Vì vậy, để điều trị tiểu đêm thì cần chú trọng bồi bổ khí huyết, ôn thận bổ dương, làm ấm bàng quang.

Một số loại cây thuốc nam có tác dụng làm giảm tình trạng tiểu đêm được sử dụng phổ biến là Phá cố chỉ, Đỗ trọng, Cẩu tích, Ngũ gia bì, Sơn thù, Câu Kỷ tử, Sâm cau, Ba kích, Ích trí nhân, Kim tiền thảo,…

Các bài thuốc Đông y đều có nguyên liệu từ các loại thảo dược từ thiên nhiên nên có độ an toàn cao, ít có tác dụng phụ. Do đó, nhiều người lựa chọn điều trị tiểu đêm bằng phương pháp này. Dưới đây là hai bài thuốc điều trị tiểu đêm:

Thận khí hoàn

  • Chủ trị: Chữa các chứng thận dương bất túc, tiểu nhiều lần hoặc đi tiểu nhiều không cầm hoặc cước khí, tiểu són, đau lưng mỏi gối, nửa người dưới lạnh hoặc đau bụng dưới, tiêu khát, đàm ẩm, mạch hư nhược.
  • Thành phần: 120g Thục địa, 60g Sơn thù du, 60g Sơn dược (Củ mài, Hoài sơn), 45g Phục linh, 45g Trạch tả, 45g Đan bì, 15g Phụ tử, 15g Quế chi. 
  • Cách làm: Đem tán tất cả thành bột mịn rồi trộn với mật để làm thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần với nước ấm hoặc nước muối nhạt, mỗi lần dùng 8g.

Thập bổ hoàn

  • Chủ trị: Có tác dụng ôn thận bổ dương giúp trị trị thận yếu, thận hư, tiểu không thông, cột sống lưng đau, sắc mặt sạm đen, tai ù, điếc, chân lạnh, chân sưng, gầy ốm, chân yếu.
  • Thành phần: 30g Phụ tử, 30g Ngũ vị tử, 15g Thục địa, 15g Sơn thù du, 15g Lộc nhung, 15g Nhục quế, 15g Trạch tả, 15g Phục linh, 15g Đan bì, 15g Sơn dược.   
  • Cách làm: Tất cả tán thành bột mịn rồi đem tạo thành viên với mật. Mỗi ngày uống 2 lần với nước muối nhạt, mỗi lần dùng 8g.

Lưu ý: Khi dùng thuốc Đông y, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn để sau:

  • Sử dụng thuốc đúng thể bệnh.
  • Không dùng thuốc Đông y liên tục trong một thời gian dài.
  • Chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Để tìm hiểu thêm các bài thuốc trị tiểu đêm, bạn có thể đọc thêm Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc đông y trị tiểu đêm hiệu quả.

Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị tiểu đêm
Các bài thuốc Đông y có độ an toàn cao, ít có tác dụng phụ trong điều trị tiểu đêm

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để trị chứng tiểu đêm. 

3.3. Phương pháp hỗ trợ giảm tiểu đêm tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị chứng tiểu đêm đã giới thiệu ở trên, bạn nên kết hợp thêm một số phương pháp khác như thay đổi lối sống và thực hiện các bài tập hỗ trợ.

  • Nếu tiểu đêm do uống thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách khắc phục hoặc điều chỉnh thời gian uống thuốc cho phù hợp.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bạn cần bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin, chất xơ và kiêng những đồ ăn như uống trà, đồ uống có ga, rượu bia, và các thức uống chứa caffeine. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng hoặc đồ ngọt, thực phẩm có chứa nhiều muối.
  • Thay đổi thói quen: Bạn cần uống 2 lít nước mỗi ngày nhưng không uống quá nhiều trước khi đi ngủ và tập đi tiểu đúng những khung giờ nhất định.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress: Tâm lý lo lắng, căng thẳng thường gây mất ngủ, ngủ chập chờn khiến bạn tiểu đêm nhiều hơn. Do đó, hãy giữ tinh thần thoải mái nhất để tránh tình trạng mất ngủ.
  • Thực hiện những bài mẹo giảm tình trạng tiểu đêm: Tìm hiểu thêm các bài mẹo làm giảm tình trạng tiểu đêm để áp dụng.
  • Kê cao chân khi ngủ để ngăn ngừa tích tụ chất lỏng.
  • Tập bài tập Kegels để tăng cường các cơ vùng chậu, giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang. Cụ thể, bạn hãy thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu, giữ trong 5-10 giây, rồi thả lỏng trong 10 giây và lặp lại 10 lần, duy trì mỗi ngày 3 lần.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm: Các mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà

Hình chụp về chế độ ăn uống tốt cho người bị tiểu đêm
Bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả để giảm tình trạng tiểu đêm

4. Phòng ngừa tình trạng tiểu đêm

Theo Đông y, để giúp Thận luôn khỏe mạnh và phòng tránh chứng Thận yếu, bạn cần thực hiện đầy đủ và toàn diện 4 biện pháp bao gồm: bế tinh, dưỡng huyết, cường thần, luyện hình. Đây cũng là lời khuyên về việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mà Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng tiểu đêm mà bạn có thể áp dụng:

  • Chế độ dinh dưỡng (Dưỡng khí): Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng,… giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh tình trạng tiểu đêm. Tìm hiểu kỹ về các thực phẩm tốt cho thận qua bài viết Thực phẩm bổ thận.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Hãy luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày, nên nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút vào buổi trưa để cơ thể thư giãn hơn, hạn chế nguy cơ tiểu đêm do stress,…
  • Bế tinh: Để tránh hao tổn nguyên khí của thận, bạn cần duy trì đời sống tình dục hợp lý, lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
  • Thăm khám định kỳ: Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát được bệnh, sớm phát hiện để điều trị.
  • Tiểu đêm do vấn đề thận yếu: Các hoạt động bổ thận để tránh tình trạng nước tiểu đổi màu giúp thận khỏe mạnh.
  • Phương pháp bổ thận: Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp bổ thận, nâng cao sức khỏe của thận. Sản phẩm Bổ Thận Bình Đông là sự kết hợp giữa các nguyên liệu thảo dược như Độc hoạt, Đỗ trọng, Phá cố chỉ, Ngưu tất, Cẩu tích, Thỏ ty tử, Thục địa, Đương quy. Sản phẩm này có tác dụng bổ thận, hỗ trợ hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không chủ, tiểu rát do thận kém.
Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Thận Bình Đông
Sản phẩm Bổ Thận Bình Đông hỗ trợ làm giảm triệu chứng tiểu đêm

5. Tổng kết

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức dậy từ hơn 2 lần để đi tiểu trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân chính xác và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, thăm khám định kỳ và nâng cao chức năng của thận.

Bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận như Bổ Thận Bình Đông nếu nguyên nhân gây tiểu đêm do thận yếu. Sản phẩm là sự kết hợp các nguyên liệu thảo dược tự nhiên như Độc hoạt, Đỗ trọng, Phá cố chỉ, Ngưu tất, Cẩu tích, Thỏ ty tử, Thục địa, Đương quy có tác dụng bổ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rát do thận kém. 

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Thận Bình Đông
Bổ Thận Bình Đông giúp bổ thận, làm giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm,… do thận kém

Dược Bình Đông là đơn vị hoạt động với sứ mệnh kế thừa sự tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp công nghệ hiện đại để nghiên cứu ra sản phẩm chất lượng, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm Bổ Thận Bình Đông, vui lòng liên hệ tới số hotline (028)39808808 để được tư vấn ngay!.

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Tiểu đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Bệnh lý thần kinh: Hội chứng chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, hội chứng chèn ép tủy sống, xơ cứng rải rác từng đám, Parkinson, hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Bệnh lý đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, dị vật đường tiểu, bàng quang tăng hoạt, tắc nghẽn bàng quang, viêm bàng quang, thoát vị bàng quang, ung thư bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, suy thận, bệnh thận mãn tính.
  • Bệnh lý khác: Suy tim, đái tháo đường, bệnh lý vùng chậu, viêm khớp phản ứng, sa tử cung, viêm âm đạo.
  • Theo Đông y: Thận và bàng quang suy yếu, đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Yếu tố nguy cơ: Do uống nhiều nước vào buổi tối, sử dụng chất kích thích, ăn thực phẩm kích thích bàng quang, thay đổi nội tiết tố (ở phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh), lão hóa, sử dụng một số loại thuốc (lợi tiểu, điều trị tăng huyết áp, suy tim, Parkinson), căng thẳng mệt mỏi, tắc nghẽn hô hấp.

Trả lời:
Tiểu đêm có thể điều trị bằng những phương pháp sau:

  • Tây y: Sử dụng thuốc (Desmopressin, kháng Cholinergic, lợi tiểu Furosemid, chẹn Alpha 1, kháng Androgen, Antimuscarinic) hoặc phẫu thuật (trong trường hợp cần loại bỏ khối u hoặc tuyến tiền liệt phì đại).
  • Đông y: Bồi bổ khí huyết, ôn thận bổ dương, làm ấm bàng quang bằng các loại thảo dược như Phá cố chỉ, Đỗ trọng, Cẩu tích, Ngũ gia bì,…; và các bài thuốc như Thận khí hoàn, Thập bổ hoàn; châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.
  • Hỗ trợ tại nhà: Hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh thời gian uống thuốc (nếu tiểu đêm do tác dụng phụ của thuốc), thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt, giữ tinh thần thoải mái, áp dụng các mẹo dân gian, kê cao chân khi ngủ và tập Kegels.

Trả lời: 

Người già nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà, chú trọng bồi bổ thận, thay đổi lối sống. Có thể tham khảo sản phẩm Bổ Thận Bình Đông – sản phẩm giúp bổ thận.

Trả lời: 

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tuyến tiền liệt. Bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trả lời: 

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc do các bệnh lý phụ khoa. Bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trả lời:

Tiểu đêm là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc và loại bỏ lượng đường dư thừa, dẫn đến việc sản xuất nhiều nước tiểu hơn, gây tiểu đêm. Nếu bạn bị tiểu đêm kèm theo các triệu chứng khác như khát nước nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu.

Trả lời:

Mỗi người cần lượng nước khác nhau tùy thuộc vào cân nặng, hoạt động thể chất và khí hậu. Trung bình, bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng để tránh tiểu đêm, bạn nên hạn chế uống nước trong vòng 2-3 tiếng trước khi đi ngủ. Hãy chia nhỏ lượng nước và uống đều trong ngày thay vì uống quá nhiều nước cùng một lúc.

Trả lời:

Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe thận và bàng quang. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục quá sức hoặc gần giờ đi ngủ. Các bài tập yoga, đi bộ vào buổi sáng hoặc chiều sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
5 12 đánh giá
5
guest
24 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)