Đau thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đây là bệnh cấp tính xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể là tình trạng mãn tính lâu năm. Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời thì về sau, hệ cơ xương khớp và cột sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về bệnh lý đau thắt lưng trong bài viết sau để nắm được phương pháp điều trị và phòng ngừa nhé!
1. Giới thiệu về triệu chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng còn gọi là hội chứng đau cột sống thắt lưng. Cơn đau này thường nằm ở vị trí 1/3 dưới lưng nằm giữa 2 gai mào chậu, ở chính giữa hoặc ở 2 bên cột sống thắt lưng.
Một số biểu hiện của đau thắt lưng như sau:
- Mọi cử động nhỏ như hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế thì đều dẫn đến cơn đau.
- Khi thời tiết thay đổi hoặc vận động nhiều thì mức độ đau tăng dần.
- Cơn đau thắt lưng có thể dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày, vài tuần.
- Bên cạnh cảm giác đau, người bệnh còn có triệu chứng nhức buốt vùng thắt lưng.
- Viêm hoặc sưng ở lưng và gây sốt.
- Đau tê lan xuống hông và chân.
- Tiểu tiện không tự chủ được.
Bệnh lý đau thắt lưng thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là những người nằm trong độ tuổi 30-50, những người làm việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng ngồi nhiều, ít vận động. Đồng thời, những người bị béo phì, gia đình có người bị đau lưng mãn tính, phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ có thói quen đeo balo nặng cũng rất dễ bị đau thắt lưng.
2. Nguyên nhân gây đau thắt lưng
Nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm nguyên nhân chính như sau:
2.1. Nguyên nhân do bệnh lý xương khớp
- Thoái hóa cột sống lưng: Càng lớn tuổi thì hệ xương khớp sẽ yếu dần, nhất là ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm dẫn đến những cơn đau thắt lưng âm ỉ và liên tục. Chỉ cần vận động nhẹ thì cơn đau ấy xuất hiện và tăng dần mỗi khi cúi người, xoay mình hay bê vác đồ đạc.
- Thoát vị đĩa đệm: Chức năng của đĩa đệm là giảm sốc và giúp cột sống duy trì được sự linh hoạt. Khi bị thoát vị đĩa đệm, phần nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra sẽ chèn ép lên rễ thần kinh và tạo nên cảm giác đau.
- Gai cột sống: Sự cọ xát của các gai xương trên các cột sống các phần mô mềm xung quanh sẽ tạo nên cảm giác đau.
- Hẹp ống sống thắt lưng: Dây chằng vàng ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa dày lên sẽ làm hẹp ống sống và các rễ thần kinh. Cho nên, cơn đau này không dừng lại ở thắt lưng mà còn lan xuống phần chân.
- Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là phần chạy dài từ tủy sống dọc xuống mông và mặt sau của chân. Khi dây thần kinh này bị chèn ép thì sẽ khiến các cơn đau ở thắt lưng xuất hiện. Đồng thời triệu chứng tê bì hoặc nóng rát dọc từ mông xuống bàn chân cũng xảy ra.
2.2. Nguyên nhân do các bệnh lý khác
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng đau thắt lưng như:
- Bong gân: Đây là sự tổn thương của các dây chằng do ngoại lực bên ngoài. Khi dây chằng bị căng, rách sẽ dẫn đến những cơn đau ở thắt lưng.
- Sỏi thận: Khi viên sỏi mắc kẹt ở thận phải và có kích thước lớn sẽ khiến cho thắt lưng bên phải bị đau. Tương tự thì sỏi thận bên trái sẽ gây đau nhói ở thắt lưng bên trái.
- Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng này thường gặp ở nam giới.
2.3. Nguyên nhân khác
- Chấn thương: Những trường hợp như tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao, té ngã có thể làm tổn thương gân, dây chằng, cơ, các đốt sống…dẫn đến đau thắt lưng.
- Sai tư thế: Đứng khom lưng, ngồi sai tư thế, ngồi xổm, nằm cong,…trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến đau thắt lưng.
3. Phân biệt đau lưng cơ xương khớp với đau lưng do thận yếu
Đau lưng cơ xương khớp và đau lưng do thận yếu sẽ có những triệu chứng tương tự nhau. Vì vậy, bạn cần phải phân biệt rõ nguyên nhân dẫn đến vấn đề đau thắt lưng để xác định nguồn gốc để có cách điều trị kịp thời.
Đau lưng cơ xương khớp | Đau lưng do thận yếu | |
Vị trí đau | Đau lưng trên, vùng lưng giữa, đau một bên cột sống, đặc biệt là đau nhức ở vùng thắt lưng. | Thường xảy ra ở gần vùng thắt lưng, có thể đau ở một hoặc cả hai bên. Có khả năng lan qua các khu vực lân cận như bụng, hai bên sườn, háng… |
Cường độ đau | Diễn ra âm ỉ và nhức mỏi. Cường độ đau tăng dần khi cử động và sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Nếu nguyên nhân gây ra liên quan đến việc nứt, gãy đốt sống hoặc thay đổi đường cong sinh lý: Triệu chứng đau nhức sẽ đột ngột xuất hiện với cường độ nặng. Nếu đau thắt lưng do chèn ép dây thần kinh tọa: Đau châm chích, nóng rát ở lưng và cả những bộ phận xung quanh. | Thường chỉ cảm thấy đau nhức âm ỉ ở một hoặc hai bên thắt lưng. Tuy nhiên, nếu bị sỏi thận (đặc biệt với sỏi có đường kính lớn hơn 5mm) thì sẽ gây đau từng cơn và dữ dội, Triệu chứng đau lưng do thận có thể lan xuống bụng và bẹn theo thời gian. |
Dấu hiệu kèm theo | – Cột sống tê cứng – Cổ bị đau nhói và châm chích – Mỗi khi đứng hoặc ngồi thẳng lưng thì bị đau nhức – Di chuyển khó khăn – Đau nhức không dứt dù đã nghỉ ngơi – Mức độ đau tăng dần ở lưng – Cảm giác đau nhức, ngứa ran từ lưng lan rộng đến tứ chi – Đứng không vững vàng | – Tiểu ra máu; nước tiểu đục hoặc nước tiểu màu sắc bất thường. – Đi tiểu thường xuyên và có cảm giác rát buốt. – Chóng mặt, buồn nôn và nôn. – Tăng nhẹ thân nhiệt, thường hay mệt mỏi. – Thở yếu, ngủ không sâu, gặp nhiều ác mộng |
4. Hướng dẫn chẩn đoán đau thắt lưng
Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp những thông tin về triệu chứng hiện tại, mức độ và tần suất cơn đau diễn ra cũng như là tiền sử bệnh.
Nếu người bệnh đau lưng do chấn thương hoặc đau trong thời gian dài thì họ sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp sau:
- Chụp X-quang: Kết quả này sẽ giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường như viêm, gãy xương.
- Chụp MRI, CT: Kết quả này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường ở mô, cơ, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, xương…của người bệnh.
- Điện cơ: Kết quả này sẽ giúp đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra. Nhờ đó sẽ phát hiện ra những tình trạng chèn ép dây thần kinh bởi thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống…
5. Điều trị đau thắt lưng
Có nhiều phương pháp chính điều trị đau thắt lưng. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy cơ địa, nguyên nhân và mức độ đau cũng như mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.
5.1. Phương pháp Tây y
Dùng thuốc Tây:
Một số loại thuốc thường được chỉ định cho người bệnh bị đau thắt lưng như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ…
Ưu điểm của điều trị đau thắt lưng bằng thuốc Tây là làm dứt nhanh các triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, uống thuốc để giảm đau chỉ là phương pháp tạm thời. Muốn loại bỏ hoàn toàn cơn đau thì phải xác định nguyên nhân gây ra, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Các loại thuốc Tây đều gây tác dụng phụ khi dùng điều trị kéo dài. Vì thế người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng khi bác sĩ chưa chỉ định.
Thuốc Tây là làm dứt nhanh các triệu chứng đau nhức
Phẫu thuật:
Trong một số trường hợp đau thắt lưng nặng do chấn thương gãy xẹp đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật vùng thắt lưng.
Việc phẫu thuật cột sống rất phức tạp, có thể dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc bại liệt, thậm chí tử vong nếu thực hiện không đúng. Vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.
5.2. Phương pháp Đông y
Trong Đông y, có nhiều dược liệu tự nhiên có tác dụng giảm đau thắt lưng, kháng viêm tốt như: Ngưu tất, Hồng hoa,… Dưới đây là các bài thuốc phổ biến mà bạn có thể áp dụng.
Bài thuốc Thân thống trục ứ thang
- Chữa đau lưng do khí trệ huyết ứ hoặc do mang vác nặng lệch tư thế
- Nguyên liệu: 12g Đào nhân, 12g Hồng hoa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Ngưu tất, 8g Cam thảo, 8g Ngũ linh chi, 8g Địa long, 4g Hương phụ, 4g Tần giao, 4g Khương hoạt.
- Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc Tứ diệu tán
- Chữa đau lưng do vùng cột sống bị viêm nhiễm khuẩn
- Nguyên liệu: 8g Hương truật, 15g Hoàng bá, 15g Ngưu tất, 20g Ý dĩ.
- Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang chia làm 2 lần uống.
5.3. Vật lý trị liệu
Để cải thiện tình trạng đau nhức cũng như hỗ trợ khả năng hồi phục của cơ thể, rút ngắn thời gian điều trị, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu như:
- Siêu âm trị liệu
- Chiếu laser
- Kích thích điện
- Các bài tập kéo dãn cơ
Để ngăn ngừa cơn đau tái phát, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh duy trì việc luyện tập các bài tập tại nhà.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm liệu pháp Nhận thức – Hành vi (Cognitive Behavioral Therapy). Đây là phương pháp khuyến khích người bệnh suy nghĩ lạc quan và thái độ tích cực hơn.
5.4. Bài tập hỗ trợ
Bên cạnh việc điều trị đau thắt lưng bằng thuốc thì người bệnh nên luyện tập thể dục, nhất là bài tập hỗ trợ cho xương khớp như sau:
- Ngồi thẳng lưng và khoanh chân chữ ngũ rồi đặt hai tay lên đầu gối.
- Hít vào từ từ, đồng thời ngực vươn ra phía trước để võng lưng thật căng.
- Thở ra từ từ và thu vai về, thả lỏng phần lưng cong.
Lưu ý
Dựa vào hơi thở mà bạn cần siết chặt phần cơ bụng và cơ lưng thì sức khỏe cột sống, nhất là cơn đau thắt lưng sẽ được cải thiện.
6. Phòng ngừa đau thắt lưng
Đau thắt lưng là bệnh lý khá phổ biến và rất khó điều trị. Vì vậy bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
- Muốn nâng đồ vật lên thì bạn phải biết tư thế an toàn. Đầu tiên là dang rộng 2 chân, tiếp đến ngồi xổm xuống với tư thế gập khớp gối và khớp háng, đồng thời cột sống không cúi gập. Sau đó, dùng tay bê đồ vật vào sát bụng và căng cơ bụng, từ từ đứng dậy và nâng đồ vật lên.
- Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý tránh căng thẳng liên tục.
- Người làm văn phòng cần phải chọn ghế có chiều cao phù hợp với mình. Đồng thời, cứ sau 1-2 tiếng thì đứng dậy vận động và thực hiện vài động tác nhẹ nhàng.
- Nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao.
- Không để thừa cân vì sẽ tạo nên áp lực cho cột sống lưng.
- Nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp trong bữa ăn mỗi ngày, nhất là canxi, magiê và kali.
- Nên uống đủ nước để tránh được các cơn đau thắt và hồi phục nhanh hơn.
- Những người có dấu hiệu đau thắt lưng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời chữa trị.
7. Tổng kết
Đau thắt lưng không chỉ là bệnh lý gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy cần chủ động thăm khám bác sĩ để phát hiện và xác định nguồn gốc cơn đau cũng như có kế hoạch điều trị tốt nhất. Hy vọng những thông tin về bệnh đau thắt lưng Dược Bình Đông mang đến trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn!
Đau thắt lưng là bệnh lý khá phổ biến. Người bị đau thắt lưng phải chịu nhiều cơn đau âm ỉ kéo dài, hoặc có thể đau dữ dội, nhức buốt… tùy tình trạng bệnh. Do đó, hiện nay có những sản phẩm hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức hiệu quả được nhiều người tin dùng. Nổi bật là Thảo Linh Tiên và Dưỡng Cốt Bình Đông – 2 sản phẩm được nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và lựa chọn.
Thảo Linh Tiên là sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược từ thiên nhiên như: Dây đau xương, Đảng Sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Độc Hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ. Sản phẩm có tác dụng bổ xương khớp xoa dịu và giảm nhẹ các cơn đau nhức, tê bì chân tay do viêm khớp, thoái hóa và phong thấp gây ra.
Dưỡng Cốt Bình Đông cũng được chiết suất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như: Cốt toái bổ, Cẩu tích, Ngưu tất, Đỗ trọng, Câu kỷ tử, Hoàng tinh. Sản phẩm giúp giảm cơn đau vùng thắt lưng, hông, cẳng chân,… do đau thần kinh tọa; giảm các triệu chứng do khớp mãn tính như đau lưng, đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân.
Cả hai sản phẩm này đều thuộc công ty Dược Bình Đông. Đây là thương hiệu có mặt hơn 70 trên thị trường với sứ mệnh kết hợp công nghệ hiện đại với tinh hoa thảo dược thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm tiên tiến, hiệu quả để phục vụ sức khỏe cộng đồng.
Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông bạn hãy liên hệ qua hotline: (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
8. Câu hỏi thường gặp
Những cơn đau bắt đầu đau ngang thắt lưng, sau đó chuyển dần xuống chân, những cơn đau này không hề dễ chịu, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của nhiều người. Đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân nếu do tác động cơ học thì không có gì nguy hiểm, chỉ cần nghỉ dưỡng điều độ là được.
Tuy nhiên, khi bị đau từ thắt lưng mà lan xuống chân kéo dài không khỏi thì có thể bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm, có thể kể đến như:
Đau dây thần kinh tọa
Khi các cơn đau vùng thắt lưng kéo xuống chân có thể đây là triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa. Bệnh khiến người bệnh có cảm giác đau từ vùng thắt lưng, sau đó lan xuống mông, đùi, cẳng và chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tuỳ vào mức độ của bệnh. Nếu để lâu có thể khiến chân bị teo, ảnh hưởng đến việc đi lại.
Tổn thương cột sống
Đau vùng thắt lưng lan xuống chân cũng có thể do bạn bị chấn thương vùng cột sống như dây chằng, khớp, đĩa đệm có vấn đề
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh. Ở giai đoạn đầu sẽ có triệu chứng đau nhức lưng, cơn đau nhanh chóng lan xuống mông,đùi, chân. Dần dần không điều trị, cơn đau sẽ tăng nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Vậy nên, tốt nhất khi có dấu hiệu đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân thì nên đến bệnh viện vào khoa xương khớp để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
Vì những cơn đau thắt lưng lan xuống chân có tính ngắt quãng, nên mọi người thường hay xem nhẹ căn bệnh này. Vậy nên, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh chính là ý thức của bản thân. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách:
- Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh bằng cách thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để xương chắc khỏe. Đi, đứng, nằm, ngồi phải đúng tư thế. Hạn chế khuân vác nặng…
- Bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp bằng cách ăn nhiều đậu bắp để tăng sự co giãn của các khớp. Bổ sung canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, sữa… để xương luôn chắc khỏe.
- Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết, khi trời lạnh hãy giữ ấm cơ thể, tránh để bị nhiễm lạnh.
- Sử dụng các sản phẩm tốt cho xương khớp có chiết từ thảo dược tự nhiên để tăng cường sức khỏe xương khớp. Bạn có thể tham khảo Dưỡng Cốt Bình Đông.