Tìm kiếm

Công dụng và cách dùng Tần Giao trong đông y

Tần Giao sau khi chế biến

Tần giao có vị đắng, cay the, tính bình, không độc, được sử dụng vào việc điều trị các bệnh lý phong tê thấp, lao, gân cơ co quắp, rét…Mời bạn xem bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc này!

1. Tác dụng của Tần giao

Theo Đông y, tần giao có vị đắng cay, tính hơi hàn, quy vào các kinh như vị, đại trường, can, đởm. Chủ trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra máu, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng… Ngoài ra, tần giao còn có tác dụng lợi tiểu, lưu thông máu, thanh nhiệt…

Cây tần giao
Cây tần giao

Y học hiện đại đã phân tích thành phần trong tần giao thấy chủ yếu là gentianin, gentianidin, alkaloide, gentanin A, B, C, glucose và ít dầu bay hơi… Các thành phần này có tác dụng kháng viêm rõ rệt do thành phần gentianin A tác động lên hệ thần kinh làm hưng phấn chức năng tuyến yên – vỏ thượng thận. Thuốc còn tác dụng an thần, giảm đau, giải nhiệt, kháng histamin, chống choáng do dị ứng. Mặt khác, thành phần gentianin A có tác dụng nâng cao đường huyết, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim trong thời gian ngắn. Nước sắc tần giao có tác dụng lợi tiểu.

Để bào chế tần giao người ta thường làm theo một số cách như sau:

Theo dân gian: Tần giao sau khi đem về chỉ giữ phần gốc, đem rửa sạch, cắt thành khúc ngắn rồi phơi khô

Theo Trung y: Rễ cây sau khi đem về thì lấy vài lau sạch, sau đó ngâm nước trong 1 ngày đêm. Sau đó rửa sạch rồi phơi khô, để dùng dần.

Tần Giao sau khi chế biến
Tần Giao sau khi chế biến

Sử dụng tần giao đã qua khâu chế biến, dùng sắc lấy nước uống hoặc tán nhuyễn thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Mỗi ngày sử dụng với liều dùng từ 6 – 12 gram.

2. Một số bài thuốc sử dụng tần giao

Chữa thấp khớp, tay chân co quắp, viêm đa khớp do phong thấp:

Dùng tần giao, phòng kỷ mỗi loại 12gr; bạch chỉ, đào nhân, nhũ hương, hải phong đằng, hoàng bá, uy linh tiên mỗi loại 10gr cùng với độc hoạt, xuyên khung mỗi loại 8gr. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với nước rồi uống mỗi ngày đến khi tình trạng bệnh dứt hẳn.

Điều trị sốt vào chiều, ra mồ hôi trộm:

Dùng cam thảo, Thanh hao, đều 8gr; Tần giao, Địa cốt bì đều 12gr. Dùng sắc uống.

Trị chứng hư lao (bao gồm lao phổi), sốt thấp về chiều tối, đêm ngủ ra mồ hôi:

Đối phó với chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ bằng Tần Giao dược liệu
Đối phó với chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ bằng Tần Giao dược liệu

Tần giao 20gr, Miết giáp 40gr, Địa cốt bì 40gr, Sài hồ 40gr, Tri mẫu, Đương qui đều 20gr, tán bột mịn, mỗi lần dùng 20gr cho vào nước sắc với Ô mai 1 quả, Thanh hao 12gr, sắc uống lúc ngủ.

Trị viêm gan cấp trẻ em:

Dùng Tần giao 15gr (dưới 6 tuổi lượng bằng nửa) tùy chứng gia vị như sốt gia Hoàng cầm, Liên kiều, thấp nặng gia Thương, Bạch truật, Hậu phác. Một liệu trình là 14 ngày, trị 20 ca kết quả tốt

Trị sưng đau răng lúc nhổ:

Tần giao, Phòng kỷ lượng bằng nhau sấy khô tán bột mịn qua rây cho vào nang 0,3gr. Trước khi nhổ răng uống 2 viên (trước 30 phút), sau khi nhổ cứ 6 giờ uống 1 lần trong 3 ngày liền, trị 26 ca kết quả tốt.

Kiêng kỵ: Người chân tay đau nhức lâu ngày do khí huyết hư hao, không thể nuôi dưỡng được gân không dùng tần giao.

Thảo Linh Tiên - Sản phẩm củng cố xương khớp một cách an toàn
Những trường hợp chân tay đau nhức lâu ngày nên cân nhắc khi sử dụng Tần Giao dược liệu

 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)