Sốt nóng lạnh là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người thường gặp phải, đặc biệt phổ biến khi thời tiết chuyển mùa hoặc khi cơ thể suy yếu. Nhiều người dễ dàng chủ quan, cho rằng đây chỉ là dấu hiệu của cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, thực tế sốt nóng lạnh có thể là lời cảnh báo cho những bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh hiệu quả tình trạng sốt nóng lạnh? Hãy cùng Dược Bình Đông, qua bài viết này, tìm hiểu chi tiết về triệu chứng này, cách xử lý, và những biện pháp phòng ngừa đơn giản tại nhà.
1. Đôi nét về tình trạng sốt nóng lạnh
1.1. Giới thiệu về sốt nóng lạnh
Sốt nóng lạnh là khi cơ thể ớn lạnh ban đầu, dần dần thân nhiệt sẽ tăng lên và trở lại bình thường. Sau đó, một số bộ phận như đầu, ngực, lưng tay, chân,… sẽ nóng hơn bình thường, đổ mồ hôi trong khi cơ thể vẫn lạnh. Khi bị sốt nóng lạnh, bạn có xu hướng muốn đắp mền để giữ ẩm nhưng khi đắp vào lại cảm thấy nóng.
Tình trạng này thường xuất hiện trong những thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi giao mùa. Khi về chiều tối hoặc ban đêm, nhiệt độ môi trường hạ thấp, cảm giác sốt nóng lạnh trở nên rõ ràng hơn. Triệu chứng này phổ biến ở những người có sức đề kháng yếu, bao gồm người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người trưởng thành có thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
![Sốt nóng lạnh là sự kết hợp giữa cảm giác nóng lạnh và sốt luân phiên nhau](https://www.binhdong.vn/wp-content/uploads/2024/12/Sot-nong-lanh.jpg)
Sốt nóng lạnh là sự kết hợp giữa cảm giác nóng lạnh và sốt luân phiên nhau gây mệt mỏi kèm theo đau nhức
Sốt nóng lạnh là sự kết hợp của 2 trạng thái cơ thể khác nhau: sốt và cảm giác nóng lạnh luân phiên. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Dược Bình Đông xem qua đặc điểm của từng triệu chứng sau:
- Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt bất thường của cơ thể, xảy ra khi trung tâm điều nhiệt ở não bị rối loạn. Thân nhiệt bình thường của người lớn dao động từ 36,5°C – 37,5°C. Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 37,5°C, được xem là sốt. Sốt thường đi kèm với cảm giác nóng bừng, da ửng đỏ và có thể đổ mồ hôi.
- Nóng lạnh trong người là hiện tượng cơ thể luân phiên giữa trạng thái nóng bừng và rét run, dù nhiệt độ môi trường không thay đổi rõ rệt.
Nếu bạn đang trải qua cảm giác nóng lạnh trong người mà không có dấu hiệu sốt rõ rệt, đây có thể là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu thêm bài viết Lúc nóng lúc lạnh nhưng không sốt.
Tình trạng sốt nóng lạnh không đơn thuần là một biểu hiện riêng lẻ mà thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến đi kèm:
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, uể oải, đau nhức mỏi lừ đừ, muốn ngủ nhiều.
- Ho khan hoặc ho kèm đờm, cổ họng đau rát, nước mũi chảy, nghẹt mũi, hắt hơi, khó thở.
- Xuất hiện các triệu chứng liên quan hệ tiêu hóa như chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn,…
- Triệu chứng sợ gió, sợ nước, ngại đi tắm.
- Nổi mẩn ở da,…
1.2. Sốt nóng lạnh có nguy hiểm không?
Sốt nóng lạnh thường có các triệu chứng đặc biệt hơn so với sốt thông thường, như cảm giác luân phiên nóng bừng và rét run. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể tự xử trí tại nhà bằng các biện pháp chăm sóc cơ bản.
Nhưng trong trường hợp bạn bị sốt nóng lạnh đi kèm với cơn đau đầu kéo dài hơn 3 ngày và ngày càng trở nên nghiêm trọng, không thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần thăm khám tại bác sĩ ngay để có hướng giải quyết. Đồng thời, bạn theo dõi những triệu chứng bất thường như:
- Sốt cao hơn 39,5°C không giảm khi điều trị tại nhà và kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ;
- Có biểu hiện mất nước (không có nước mắt, da nhăn nheo kém đàn hồi, tiểu ít,…);
- Nhạy cảm quá mức với nguồn ánh sáng chói;
- Các biểu hiện bất thường khác như co giật, khó thở, đau ngực, nôn mửa liên tục, phát ban,…
![Bạn cần thăm khám bác sĩ ngay trong trường hợp sốt cao](https://www.binhdong.vn/wp-content/uploads/2024/12/Ban-can-tham-kham-bac-si-ngay-trong-truong-hop-sot-cao.jpg)
Bạn cần thăm khám bác sĩ ngay trong trường hợp sốt cao
Đặc biệt, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng thường có rủi ro cao khi gặp tình trạng sốt lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, nhóm đối tượng dễ tổn thương này cần được theo dõi sát sao để tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp gặp các triệu chứng không bình thường, họ cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng sốt nóng lạnh
2.1. Nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus
Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt cơ chế phòng vệ bằng cách tăng thân nhiệt để tiêu diệt mầm bệnh, khiến bạn có cảm giác nóng lạnh khó chịu.
- Cảm cúm hay cảm lạnh là những bệnh lý phổ biến do virus gây ra, thường gặp vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Những triệu chứng đặc trưng gồm sốt nhẹ đến trung bình, thường kèm cảm giác nóng bừng, ho khan, nghẹt mũi, đau họng và mệt mỏi toàn thân,…
- Viêm đường hô hấp là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan của đường hô hấp như họng, phế quản hoặc phổi. Các loại bệnh phổ biến là viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi với các triệu chứng phổ biến gồm sốt, hơi thở nóng, đau rát họng, ho, đờm vướng ở cổ họng, đau đầu, đau cơ, khó chịu toàn thân,…
- Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi Aedes. Sốt xuất huyết phổ biến ở các khu vực nhiệt đới. Khi bị sốt xuất huyết các triệu chứng phổ biến là sốt cao đột ngột (39°C – 40°C) kéo dài 2-7 ngày, thường kèm theo rét run, xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
- Sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, truyền qua muỗi Anopheles. Triệu chứng phổ biến là sốt theo chu kỳ (thường cách 48-72 giờ) với cảm giác rét run dữ dội, sau đó là nóng bừng và đổ mồ hôi nhiều.
- Các bệnh lý nhiễm trùng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tiêu hóa,…
2.2. Nguyên nhân bệnh lý khác
Ngoài nguyên nhân do nhiễm khuẩn, virus hay các tác nhân ngoại lai khác, sốt nóng lạnh còn có thể bắt nguồn từ những bệnh lý khác như:
- Trúng gió, nhiễm lạnh khi cơ thể tiếp xúc với gió lạnh hoặc điều kiện môi trường khắc nghiệt. Triệu chứng kèm theo có thể là cảm giác ớn lạnh, run rẩy, đau nhức cơ bắp và cảm giác mệt mỏi,…
- Say nắng khi cơ thể tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao, ánh nắng gắt. Người bệnh thường bị sốt, cảm giác nóng bừng và mệt mỏi do mất nước và điện giải,…
- Dị ứng với biểu hiện thường thấy như viêm da, xoang, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, sốt, nóng lạnh,…
![Say nắng sẽ làm cơ thể dễ bị sốt nóng lạnh](https://www.binhdong.vn/wp-content/uploads/2024/12/Say-nang.jpg)
Say nắng sẽ làm cơ thể dễ bị sốt nóng lạnh
- Ung thư trong não, phổi, thận, tụy và tủy sống có thể ảnh hưởng đến cơ quan điều hòa nhiệt độ của cơ thể, gây ra cảm giác không ổn định.
- Lupus ban đỏ, một bệnh tự miễn, có thể gây sốt, mệt mỏi, đau khớp và phát ban da. Cảm giác nóng lạnh thường xuất hiện vào buổi chiều ở những người mắc bệnh này.
- Lao phổi có thể gây ho dai dẳng, ho ra máu và sự mệt mỏi, cũng như cảm giác nóng lạnh.
- Nhồi máu cơ tim, một tình trạng nguy hiểm, thường đi kèm với đau tức ngực dữ dội và khó thở, cũng có thể gây ra cảm giác không ổn định về nhiệt độ.
2.3. Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, tình trạng sốt nóng lạnh còn có thể bắt nguồn từ các yếu tố môi trường hoặc những tác động ngoại cảnh. Những nguyên nhân này thường mang tính nhất thời nhưng cũng có thể gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời. Các nguyên nhân cụ thể là:
- Môi trường như thời tiết thay đổi đột ngột, những cơn gió mùa, những cơn gió độc hại, ô nhiễm môi trường,…
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị bệnh mạn tính, có thể gây tác dụng phụ như sốt nóng lạnh.
- Tiêm Vaccine phòng bệnh truyền nhiễm (như cúm, COVID-19, viêm gan,…), cơ thể thường có phản ứng để tạo kháng thể. Phản ứng thường gặp là sốt nhẹ đến trung bình, có cảm giác nóng lạnh, rét run hoặc mệt mỏi.
3. Chẩn đoán & Điều trị nguyên nhân bệnh lý
3.1. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bắt đầu bằng thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng và thu thập thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân. Dựa trên đó, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác. Phương pháp thực hiện sẽ gồm:
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra hormone
3.2. Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý được xác định, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng nóng lạnh đan xen và các triệu chứng đi kèm. Điều trị nguyên nhân bệnh lý có thể gồm hai phương pháp chính:
- Điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào tình trạng hay nguyên nhân gây ra như: nhiễm trùng, suy giáp, hoặc rối loạn hormone.
- Biện pháp phẫu thuật sẽ được xem xét nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả mong muốn.
4. Cách chăm sóc tại nhà khi bị sốt nóng lạnh
4.1. Những việc cần làm tại nhà khi gặp tình trạng nóng sốt trong người
Khi gặp tình trạng nóng sốt trong người, việc chăm sóc đúng cách tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng và giúp bạn dễ chịu hơn. Đồng thời, bạn cần tuân thủ những phương pháp khoa học khác để tránh làm tình trạng trở nên nặng hơn, cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin. Lưu ý: Bạn không được tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Chườm khăn ấm ở các vùng như trán, nách, cổ để hạ nhiệt từ từ. Hạn chế dùng các miếng dán hạ sốt cho bệnh nhân (nhất là đối với trẻ em) vì nếu dán quá nhiều sẽ khiến da người bệnh bị tổn thương.
- Không đắp mền hoặc mặc nhiều áo khi bị sốt cao, vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến cảm giác rét run nặng hơn.
- Luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể và đo lại thân nhiệt mỗi 2 giờ/lần để kiểm soát tình trạng sốt.
- Không chườm lạnh hoặc tắm bằng nước lạnh, vì điều này có thể khiến co mạch đột ngột, làm tình trạng sốt trầm trọng hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng như vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh các biện pháp chính để hạ sốt và kiểm soát nhiệt độ cơ thể, chúng ta có thể thực hiện những hoạt động hỗ trợ khác nhằm giảm bớt triệu chứng khó chịu, cụ thể như sau:
- Súc nước muối khi đau họng;
- Massage khi đau đầu;
- Uống trà từ thảo thuộc có công dụng giảm ho, bổ phổi như là trà hoa cúc, trà gừng, trà cam thảo,…
- Ngâm chân bằng nước ấm co thể pha muối và gừng giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm cảm giác lạnh khi sốt.
Tìm hiểu thêm: Các cách chọn sản phẩm như nước súc miệng, máy làm ẩm, tinh dầu… giúp giảm triệu chứng như đau họng, ho, đờm…
4.2. Sốt nóng lạnh nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể phục hồi khi bị sốt nóng lạnh. Đảm bảo bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), ăn đúng giờ và không bỏ bữa là yếu tố then chốt. Ưu tiên các món ăn lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.
Các loại thực phẩm nên ăn bao gồm:
- Thịt gà hoặc cá: giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe vì các loại thực phẩm này giàu Protein.
- Cháo: giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Đồng thời cháo còn là món ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
- Các loại rau xanh: giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Trái cây: giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị nhờ giàu vitamin và chất chống oxy hóa.
![Ảnh chụp trái cây giàu vitamin C](https://www.binhdong.vn/wp-content/uploads/2024/12/Dung-trai-cay-giau-vitamin-C-de-ha-sot.jpg)
Dùng trái cây giàu vitamin C để hạ sốt
Ngoài ra, những loại thực phẩm gây nóng trong người có thể khiến cơ thể tích tụ nhiệt và độc tố, làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi. Nhóm thực phẩm cần hạn chế bao gồm:
Tìm hiểu thêm: Những tác hại không ngờ từ thực phẩm gây nóng trong người
- Thực phẩm chiên, xào
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo
- Thực phẩm nhiều muối
- Thực phẩm giàu đạm (Protein)
- Thực phẩm chứa cồn và Caffeine
4.3. Những thói quen có lợi giúp nhanh hồi phục
Việc duy trì những thói quen lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hồi phục sau các triệu chứng sốt nóng lạnh. Những thói quen này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe hiện tại mà còn tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh tật lâu dài. Các thói quen tốt bạn nên hình thành và duy trì gồm:
Tìm hiểu thêm: Những thói quen xấu gây hại sức khỏe không tưởng
- Uống đủ trung bình 2 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng nước mất đi do sốt. Uống nước ấm hoặc các loại nước giàu điện giải sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn.
Bạn có biết: Uống ít hơn trung bình 2 lít nước mỗi ngày gây hại sức khỏe xương khớp, hô hấp, gan, thận và nhiều vấn đề khác??? - Ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm giúp cơ thể có thời gian tái tạo và phục hồi. Hãy cố gắng ngủ sớm, tốt nhất là trước 23h00, để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất.
Gợi ý cho bạn: Tổng hợp tất cả điều kiện và cách giúp cơ thể ngủ ngon, ngủ sâu - Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng để giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng.
- Tránh sử dụng quạt gió mạnh hoặc máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, vì điều này có thể làm thân thể bị lạnh đột ngột, khiến triệu chứng trầm trọng hơn.
Gợi ý cho bạn: Tác hại của việc sử dụng điều hòa lâu với sức khỏe, đặc biệt với Phổi và Hô hấp
5. Phòng ngừa tình trạng sốt kèm nóng lạnh
Chúng ta cần đề cao quan điểm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc phải tình trạng sốt nóng lạnh mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài. Những thói quen lành mạnh và lối sống khoa học sẽ là chìa khóa để bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch khỏe. Bạn có thể phòng ngừa sốt nóng lạnh bằng các cách như:
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần cho các hoạt động như đi bộ, yoga, hoặc các bài tập nhẹ nhàng. Thói quen này không chỉ giúp thư giãn mà còn cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tìm hiểu thêm: Top 5 tác hại của việc lười vận động đối với sức khỏe mà bạn cần biết - Tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc hoặc tập thiền để giải tỏa áp lực và giúp cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng. Một tinh thần thoải mái sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
- Theo dõi và duy trì chỉ số cơ thể ở mức cân đối thông qua chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn. Cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tìm hiểu thêm: Thừa cân, Béo phì là như thế nào? và gây hại đến với cơ thể ra làm sao?
- Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và kiểm soát tốt các vấn đề tiềm ẩn
- Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh lý.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn. Đặc biệt, cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc với các vật ở nơi công cộng như nút giữ thang máy, tay nắm cửa, cầu thang…
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
![Duy trì cân nặng hợp lý](https://www.binhdong.vn/wp-content/uploads/2024/12/Duy-tri-can-nang-hop-ly.jpg)
Duy trì cân nặng hợp lý
6. Tổng kết
Sốt nóng lạnh là một triệu chứng thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết giao mùa hoặc khi cơ thể suy yếu. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể tự thuyên giảm trong vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu triệu chứng kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường như sốt cao, co giật, hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong những trường hợp sốt nóng lạnh do các bệnh lý thông thường như cảm cúm hoặc viêm đường hô hấp, Thiên Môn Bổ Phổi có thể giúp giảm nhanh triệu chứng như ho, đau họng,… Đây là sản phẩm của Dược Bình Đông với 9 loại thảo dược thiên nhiên gồm Trần bì, Bạc hà, Thiên môn đông, Bình vôi, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso với công dụng giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm đáng kể tình trạng ho nhiều, ho dữ dội, ho khan kéo dài, ho gió, ho có đờm, ho hen, ho lâu ngày không khỏi, ho về đêm, đau rát họng, khàn tiếng,… do các bệnh lý đường hô hấp gây ra.
![Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông](https://www.binhdong.vn/wp-content/uploads/2022/08/thien-mon-bo-phoi-binh-dong-giup-bo-phoi-giam-ho-ve-dem-ho-khan-ho-lau-ngay.jpg)
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml giúp bổ phổi hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho (ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày, ho về đêm…) giảm đau họng hiệu quả
Dược Bình Đông với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn, tiện lợi cho người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều được sản xuất theo công nghệ dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO của Bộ Y Tế và được phân phối khắp 3 miền tổ quốc.
Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm thì vui lòng liên hệ qua hotline (028)39.808.808 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình!