Nếu cảm nhận được hơi thở nóng hơn bình thường thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng nóng trong người. Vậy nguyên nhân gây ra hơi thở nóng là gì? Cách điều trị và phòng tránh tình trạng này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin trong bài viết dưới đây đến từ Dược Bình Đông để có lời giải đáp thắc mắc.
1. Đôi nét về tình trạng hơi thở nóng
Nhiệt độ cơ thể của người bình thường sẽ dao động từ 36 đến 37°C và thở ra có hơi ấm. Tuy nhiên, có đôi lúc bạn cảm thấy hơi thở nóng hơn bình thường, nguyên nhân có thể liên quan đến các vấn đề của hô hấp, gan hay do một số nguyên nhân khác. Ngoài triệu chứng hơi thở nóng, người bệnh còn xuất hiện thêm một số triệu chứng đi kèm khác như:
- Da bị nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, môi khô nứt nẻ
- Hơi thở nóng và có mùi
- Đổ nhiều mồ hôi
- Lúc nào cũng thấy nóng nực, khó chịu
- Mất ngủ
- Nước tiểu sẫm màu
Hệ hô hấp là hệ cơ quan thiết yếu của cơ thể, giữ vai trò dẫn khí và trao đổi khí nhằm duy trì sự sống cho các tế bào. Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho tế bào, đồng thời mang CO2 ra khỏi cơ thể, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại, các chất kích thích từ môi trường.
Trong trường hợp hơi thở nóng nhưng không bị sốt, bạn cần xem lại chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt của mình để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng hơi thở nóng đi kèm với một số triệu chứng sau đây thì bạn cần đi khám ngay:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao (>39°C): Sốt cao là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 39°C, người bệnh cần được cấp cứu, xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Hôi miệng: Khi chức năng gan bị tổn thương, chất amoniac sẽ tiết ra nhiều hơn làm hơi thở có mùi hôi, gây khó chịu. Kèm theo đó, bạn sẽ bị nóng trong, chán ăn và mệt mỏi.
- Nổi mụn nhiều, mẩn ngứa: Đây là triệu chứng hay gặp, có thể gan bị suy yếu làm giảm chức năng thanh lọc, khó khăn trong việc chuyển hóa các độc tố, lâu ngày độc tố không được thải ra sẽ biểu hiện trên da bằng những nốt mụn, mẩn ngứa, mề đay,…
2. Nguyên nhân gây ra hơi thở nóng
2.1. Nguyên nhân do các bệnh liên quan đến hô hấp
Hơi thở nóng hoàn toàn có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan,… Thậm chí, đây còn có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi.
Sau đây là những triệu chứng đi kèm với tình trạng hơi thở nóng cho thấy đường hô hấp đang gặp vấn đề như:
- Hay khó thở, thở ngắn.
- Ho kéo dài, ho có đờm, ho khan, ho nhiều về đêm, ho ra máu,…
- Sốt, luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Khô miệng, khô họng, đau rát họng.
- Khó chịu lồng ngực.
- Hay nhức đầu,…
2.2. Nguyên nhân do suy giảm chức năng gan
Bên cạnh vấn đề liên quan đến hô hấp, hơi thở nóng cũng có thể do chức năng gan bị suy giảm, thải độc kém, khiến cho độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây nên tình trạng nóng trong người. Sau đây là một số triệu chứng đi kèm khi bị nóng trong người do chức năng gan suy giảm:
- Hơi thở phát ra có mùi hôi gây khó chịu.
- Da hay nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,…
- Thường xuyên đổ mồ hôi.
- Bụng thường bị đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Mất ngủ thường xuyên, trong người luôn cảm thấy nóng bức và khó chịu.
- Nước tiểu bị sẫm màu, phân có màu nhạt.
- Bị vàng mắt, vàng da…
2.3. Nguyên nhân do bệnh lý khác
Tình trạng hơi thở nóng không chỉ có liên quan đến hô hấp hay gan mà còn có thể xuất phát từ các bệnh khác như:
- Tiểu đường: Khi bị tiểu đường, các mạch máu sẽ không đủ giãn nở để đưa máu lên bề mặt da và thoát nhiệt. Do đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện như hơi thở nóng, cảm thấy khát, tiểu nhiều, mệt mỏi, giảm thị lực, chóng mặt.
- Vấn đề về thận: Các bệnh lý ở thận khiến chức năng thận suy giảm, độc tố không được thải hết ra ngoài. Lâu ngày, chúng tích tụ trong cơ thể gây ra các triệu chứng như hơi thở nóng, mệt mỏi, khó tiêu, đau bụng, nước tiểu có màu vàng đậm, rối loạn tiểu tiện,…
- Phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi khiến thân nhiệt phụ nữ tăng lên. Ngoài ra, mẹ bầu còn xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đầu vú thâm quầng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần,…
- Huyết áp cao: Huyết áp tăng cao sẽ khiến người bệnh cảm thấy hơi thở nóng, mặt đỏ bừng, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp,…
2.4. Nguyên nhân khác
Bên cạnh các yếu tố về bệnh lý, hơi thở nóng còn có thể do 1 số nguyên nhân khác như:
- Thiếu nước: Cơ thể thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết chất thải, chất độc hại ra ngoài cơ thể. Do đó, các chất này bị ứ trệ trong người gây ra tình trạng nóng trong, hơi thở nóng.
- Ăn nhiều thức ăn cay nóng: Khi ăn nhiều các loại gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt,… sẽ khiến bạn bị nóng trong người, đỏ mặt, hơi thở nóng.
- Ảnh hưởng bởi môi trường: Thường xuyên làm việc ngoài trời với nhiệt độ cao, môi trường bị ô nhiễm cũng khiến cơ thể bị sinh nhiệt, gây ra nóng trong người khiến hơi thở bị nóng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc kê đơn như thuốc an thần, thuốc kháng histamine, thuốc chẹn beta, thuốc nhuận tràng,… làm tăng khả năng nóng trong người. Do đó người bệnh sẽ thường có các triệu chứng như ợ hơi, hơi thở nóng, đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy,…
3. Chẩn đoán tình trạng hơi thở nóng
Để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở nóng, bạn cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán. Trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử. Sau đó, bác sĩ chỉ định các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp như:
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện ra các thành phần khác thường có trong máu, sự thay đổi bất thường của bạch cầu, hồng cầu,… Từ đó, xác định được chính xác cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì gây nóng trong, hơi thở nóng.
- Chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, CT scan, MRI, Siêu âm sẽ cho thấy rõ các mức độ tổn thương của các cơ quan trong cơ thể.
- Các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác: Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, phổi,…
4. Điều trị hơi thở nóng
4.1. Nguyên tắc điều trị chung
Nguyên tắc chung trong điều trị tình trạng hơi thở nóng là điều trị theo nguyên nhân.
Nếu bạn có hơi thở nóng do thiếu nước, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng thì cần phải thay đổi chế độ ăn uống, lối sống. Cụ thể, bạn cần bổ sung thêm nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Còn đối với phụ nữ mang thai, bạn nên thông báo tình trạng này tới bác sĩ của mình.
Nếu bạn mắc phải các bệnh lý gây ra nóng trong thì cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, bỏ thuốc giữa chừng khi chưa có sự cho phép. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau đây khi bạn bị hơi thở nóng do bệnh lý:
- Nội khoa: Tùy vào từng loại bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc trị ho,… khi bị viêm đường hô hấp, thuốc hạ đường huyết cho người tiểu đường, thuốc bổ gan, bổ thận,…
- Ngoại khoa: Trong các trường hợp cần loại bỏ phần bị bệnh thì cần can thiệp bằng phẫu thuật.
4.2. Hỗ trợ điều trị hơi thở nóng do bệnh lý đường hô hấp nhẹ tại nhà
Từ xa xưa, một số loại thảo dược đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam trị ho, đờm, đau rát họng,… Những bài thuốc này có tác dụng trị bệnh hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ, an toàn và lành tính. Khi bị hơi thở nóng do viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ thì có thể dùng các loại trà thảo dược sau đây:
- Trà mật ong: Một số nghiên cứu cho thấy mật ong có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, kháng virus. Vì vậy, nếu bạn mắc các bệnh đường hô hấp liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập thì sử dụng trà mật ong sẽ giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như đau họng, khô cổ, khó nuốt, hơi thở nóng… vô cùng hiệu quả.
- Trà gừng: Gừng có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp kiểm soát hoặc giảm nguy cơ nhiều bệnh hô hấp gây tình trạng hơi thở nóng như cảm lạnh, viêm họng….
- Trà nghệ: Củ nghệ có tính chống oxy hóa, chống viêm, sát trùng và làm giảm tình trạng đau họng, hơi thở nóng. Do đó, bạn có thể thêm bột nghệ vào nước sôi rồi lọc để làm trà nghệ.
- Chanh sả gừng: Các nguyên liệu này có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Do đó, khi uống trà chanh sả gừng sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, làm giảm các triệu chứng cảm cúm, viêm đường hô hấp.
- Trà cam thảo: Trà cam thảo có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp chống lại các tác nhân gây viêm họng. Tuy nhiên, không dùng trà này quá nhiều để tránh suy nhược cơ thể, tụt huyết áp,…
- Trà hoa cúc: Hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống co thắt, giúp thanh nhiệt, giảm sưng, phục hồi mô và giảm ho hiệu quả khi bị viêm họng.
- Trà xanh: Trong lá trà xanh có chứa một hàm lượng lớn acid amin, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, loại trà này còn có các hoạt chất kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, trà xanh sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau họng, ho do viêm.
Ngoài các loại trà đã kể ở trên, bạn còn có thể sử dụng các mẹo làm giảm tình trạng hơi thở nóng do viêm đường hô hấp cấp tính tại nhà như dùng lá hẹ hấp đường phèn, nước rau diếp cá, húng chanh mật ong, tía tô, hoa đu đủ đực chưng đường phèn.
Hoặc bạn có thể tham khảo sản phẩm giảm tình trạng hơi thở nóng do viêm đường hô hấp là Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng dễ uống lại vô cùng tiện lợi. Được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ phổi, tăng cường sức khỏe như Thiên Môn Đông, Kinh Giới, Bạc Hà, Gừng, Bách Bộ, Trần Bì, Bình Vôi, Tang Bạch Bì và Atiso. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng ho khan, ho đờm, đau rát họng, khan tiếng do viêm họng, viêm phế quản, từ đó làm giảm triệu chứng hơi thở nóng.
Mặc dù các loại thảo dược có tác dụng làm giảm nóng trong, hơi thở nóng do các bệnh lý đường hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, để sử dụng thảo dược an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chọn thảo dược nguồn gốc rõ ràng.
- Không sử dụng cho trẻ nhỏ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Cần kiên trì sử dụng lâu dài để thấy hiệu quả.
- Mặc dù các loại thảo dược lành tính nhưng vẫn có thể gây dị ứng. Do đó, bạn cần ngưng sử dụng ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường nào.
- Chỉ sử dụng khi mới xuất hiện bệnh, trong trường hợp bệnh nặng, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
- Ngoài sử dụng thuốc nam, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt để trị bệnh nhanh chóng và dứt điểm.
4.3. Hỗ trợ điều trị hơi thở nóng do suy giảm chức năng gan tại nhà
Trong Đông y, gan (còn gọi là tạng Can) đảm nhiệm chức năng quan trọng như lưu trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể, điều hòa, lưu thông khí huyết, giúp cơ thể vận động linh hoạt,… Vì vậy, khi gan nhiễm độc, chức năng gan bị suy yếu sẽ khiến cơ thể rối loạn và phát sinh nhiều chứng bệnh, trong đó có nóng trong người dẫn đến tình trạng hơi thở nóng, nổi mụn nhọt.
Hiện nay, nhiều người tin tưởng lựa chọn các cây thuốc, vị thuốc Đông y để giải độc gan. Phương pháp này vừa đảm bảo sự an toàn, lành tính, vừa tiết kiệm chi phí lại mang đến hiệu quả cao. Một số loại trà, nước uống có công dụng thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan mà bạn có thể tham khảo như:
- Trà Atiso: Atiso có vị đắng, tính mát. Loại thảo dược được sử dụng nhiều trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc gan. Bạn đun 2 búp hoa Atiso với 200ml nước 40 phút, rồi cho thêm chút đường phèn khuấy tan để dùng hàng ngày.
- Nước Rau má: Rau má có vị đắng, hơi cay, tính hàn, có tác dụng giải khát, giải độc, giúp bổ gan, mát gan rất tốt. Bạn có thể lấy rau má xay nhuyễn, lọc bã lấy nước để uống.
- Nước Râu ngô: Râu ngô có tính bình, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, bình can, làm mát gan, cải thiện tình trạng nóng gan. Bạn có thể đun râu ngô trong 5 phút, lấy nước để uống trong ngày khi bị nóng trong người.
- Nước Nhân trần: Loại cây này có vị đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng giải độc gan, tăng tiết mật, chống viêm, kháng khuẩn tốt. Bạn có thể dùng cây Nhân trần hãm lấy nước để uống hàng ngày.
- Nước Cà gai leo: Cà gai leo là thảo dược có vị hơi the, tính ấm. Nước cà gai leo có tác dụng giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan,… Do đó, để làm giảm tình trạng nóng trong người do gan, bạn có thể lấy cây cà gai leo để sắc lấy nước uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại thảo dược Đông y có tác dụng giải độc, làm mát gan như Diệp hạ châu, Kim ngân, Bồ công anh, Long đởm thảo,… để sử dụng làm cải thiện tình trạng hơi thở nóng, nóng trong người.
Các bài thuốc giải độc gan mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn, tuy nhiên lại mất nhiều thời gian chuẩn bị mới có thể sử dụng. Do đó, Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông ra đời để người dùng có thể sử dụng nhanh chóng, giải độc gan hiệu quả. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược tự nhiên Diệp Hạ Châu, Atiso, Long Đởm Thảo, Nhân Trần, Hoàng Cầm, Sài Hồ, Cam Thảo,… Với sự kế thừa tinh hoa của Y học cổ truyền Việt Nam, Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông chính là lựa chọn tuyệt vời cho bạn khi cần thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, giảm tình trạng hơi thở nóng, nóng trong người, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
4.4. Thay đổi lối sống cải thiện tình trạng hơi thở nóng
Nếu hơi thở nóng là do chế độ ăn uống, sinh hoạt bạn có thể thực hiện một số cách tại nhà sau đây:
- Mặc đồ rộng rãi, nới lỏng, cởi bớt quần áo để giúp bạn cảm thấy thoáng mát dễ chịu hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Ăn thức ăn lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng và có tính mát.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, có nhiều gia vị.
- Nghỉ ngơi thường xuyên.
5. Phòng tránh tình trạng hơi thở nóng
Để phòng tránh tình trạng hơi thở nóng, bạn cần phải nâng cao sức khỏe, bảo vệ gan và hệ hô hấp thật khỏe mạnh. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn tăng cường sức khỏe, tránh xa các bệnh lý gây nóng trong như:
- Rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tiêm vắc xin các loại vắc xin phòng các bệnh thường gây viêm họng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn và điều trị kịp thời.
Đối với hệ hô hấp, phổi là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Do đó, bạn hãy luôn có ý thức bảo vệ sức khỏe lá phổi của mình, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, hạn chế tối đa tình trạng hơi thở nóng. Sau đây là một số phương pháp bổ phổi hiệu quả để bạn tham khảo:
- Sử dụng thực phẩm bổ phổi như củ cải trắng, mướp, đậu phụ, khoai mỡ,… Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn các món ăn bổ phổi như Chim cút tiềm Đông trùng hạ thảo, Vịt kho gừng, cháo Mạch môn đông và Bối mẫu, cháo Bách hợp và Tang bạch bì.
- Cây thuốc bảo vệ phổi: Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược bổ phổi như Cát cánh, Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Tía tô, Trần bì, Tang diệp,…
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên để bảo vệ sức khỏe phổi. Trong đó, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là sản phẩm nổi tiếng với công dụng bổ phổi, giảm ho, đau rát họng do viêm đường hô hấp. Sản phẩm là sự kết hợp của 9 loại thảo dược tự nhiên gồm Trần bì, Bạc hà, Thiên môn đông, Bình vôi, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Tương tự như phổi, gan là bộ phận đảm nhận vai trò quan trọng khi thực hiện công việc chuyển hóa, khử độc, bài tiết và dự trữ các chất trong cơ thể. Do đó, để tránh tình trạng hơi thở nóng do gan, bạn cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và tăng cường chức năng gan như:
- Sử dụng các món ăn, thực phẩm giải độc gan: như cá hồi, cà rốt, bông cải xanh, cải cúc, cần tây, tỏi tây, ớt xanh, các loại hạt,… vào thực đơn của mình.
- Bài thuốc, Cây thuốc giải độc gan: Các bài thuốc, cây thuốc giải độc gan từ lâu đã được nhiều người sử dụng nhờ công dụng giải độc, mát gan hiệu quả lại an toàn, lành tính. Bạn có thể tham khảo bài thuốc thanh can, lợi mật với Diệp hạ châu, Nhân trần cao thang,… để sử dụng.
- Sử dụng sản phẩm giải độc gan: Sản phẩm giải độc gan nổi tiếng và được nhiều người tin dùng hiện nay là Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông. Sản phẩm này được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên như Hoàng cầm, Chi tử, Long đởm thảo, Trạch tả, Cam thảo, Sinh địa, Sài hồ, Nhân trần cho tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, bảo vệ gan,… Sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nặng, bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
6. Tổng kết
Hơi thở nóng là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh. Đồng thời, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm, thảo dược bổ phổi, giải độc, mát gan để gan và phổi luôn hoạt động tốt.
Khi hơi thở nóng do phổi yếu, bạn hãy tăng cường chức năng phổi, bổ phổi bằng cách sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên) hoặc sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em (từ 3 – 10 tuổi). Những sản phẩm này đều được bào chế hoàn toàn bằng các thảo dược tự nhiên, an toàn nên bạn có thể mua cho gia đình mình sử dụng.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn từ 11 tuổi: Với các thành phần có công dụng bổ phổi như Bạc hà, Gừng, Atiso, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi,Thiên môn đông, Bách bộ, và Kinh giới. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng như ho lâu ngày không khỏi, ho khan, ho gió, ho hen, ho về đêm, đau rát họng kéo dài, khàn tiếng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em từ 3-10 tuổi: Thành phần của sản phẩm bao gồm Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Bạc hà, Trần bì, Kinh giới, Cát cánh, Tang diệp, Tô tử và Mạch môn. Từ đó, sản phẩm có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hơi thở nóng, ho, đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản gây ra. Đồng thời, sản phẩm còn có công dụng bảo vệ phổi, tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ nhanh hết bệnh.
Khi hơi thở nóng do chức năng gan suy giảm, bạn có thể tham khảo sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông. Sản phẩm này nổi tiếng với công dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan hiệu quả. Ngoài ra, Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở nóng do nóng trong người, mẩn ngứa, mụn nhọt, vàng da.
Để đặt mua sản phẩm này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Dược Bình Đông qua số 028.39.808.808 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Hơi thở nóng hơn bình thường có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, không chỉ đơn thuần là do thời tiết nóng bức. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Bệnh lý hô hấp: Các bệnh lý như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản,… đều có thể gây ra triệu chứng hơi thở nóng.
- Suy giảm chức năng gan: Khi gan bị suy yếu, quá trình thải độc kém hiệu quả, độc tố tích tụ trong cơ thể gây nóng trong, dẫn đến hơi thở nóng.
- Các bệnh lý khác: Tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao… cũng có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở nóng.
- Yếu tố bên ngoài: Thiếu nước, ăn nhiều đồ cay nóng, tác dụng phụ của một số loại thuốc, môi trường ô nhiễm, thời tiết nắng nóng… cũng khiến hơi thở nóng hơn bình thường
Trả lời: Hơi thở nóng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như:
- Sốt cao trên 39 độ C: Cần được cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Hôi miệng: Có thể là dấu hiệu chức năng gan bị tổn thương.
- Nổi mụn, mẩn ngứa: Gan suy yếu, độc tố tích tụ.
- Khó thở, ho kéo dài: Vấn đề về đường hô hấp.
- Mệt mỏi, chán ăn, vàng da: Cần đi khám để kiểm tra chức năng gan.
- Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng hơi thở nóng của mình, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Trả lời:
Việc điều trị hơi thở nóng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
- Thay đổi lối sống: Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ cay nóng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng…
- Điều trị bệnh lý: Nếu hơi thở nóng do bệnh lý, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Mẹo dân gian: Sử dụng một số loại trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong, trà atiso… có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng hơi thở nóng.
Trả lời: Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao hơn bình thường do sự thay đổi nội tiết tố, vì vậy hơi thở nóng là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu hơi thở nóng đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, bạn nên thông báo cho bác sĩ để được theo dõi và xử trí kịp thời.
Trả lời:
Để phòng tránh hơi thở nóng, bạn nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
Trả lời: Hơi thở nóng vào buổi sáng là hiện tượng khá phổ biến, thường do cơ thể bị mất nước sau một đêm dài. Tuy nhiên, nếu hơi thở nóng kèm theo mùi hôi khó chịu, khô miệng kéo dài, bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa.
Trả lời: Trẻ em có thân nhiệt cao hơn người lớn, dễ bị nóng trong, vì vậy hơi thở nóng cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi kỹ các triệu chứng đi kèm. Nếu trẻ sốt cao, khó thở, ho, quấy khóc,… cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Trả lời: Ngoài việc uống đủ nước, bạn có thể áp dụng một số cách sau để làm mát cơ thể, giảm hơi thở nóng:
- Mặc quần áo thoáng mát: Ưu tiên chất liệu cotton, lanh, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.
- Tắm nước ấm: Giúp thư giãn cơ thể, giải phóng nhiệt lượng dư thừa.
- Sử dụng quạt hoặc điều hòa: Giữ nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Ăn nhiều rau củ quả mọng nước: Dưa hấu, cam, bưởi, dưa chuột… giúp bổ sung nước và vitamin cho cơ thể.
- Hạn chế hoạt động mạnh ngoài trời nắng nóng: Nếu phải ra ngoài, cần che chắn cẩn thận, bổ sung nước đầy đủ.