Nổi mề đay là một bệnh lý ngoài da, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy không phải căn bệnh truyền nhiễm và không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nổi mề đay rất dễ tái phát cũng như có thể gây tổn thương da nghiêm trọng. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống và điều trị căn bệnh này ngay sau đây nhé!
1. Giới thiệu về triệu chứng nổi mề đay
1.1. Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay là tình trạng phồng rộp, phù nề ở các vùng da trên cơ thể với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có quầng đỏ bao quanh. Các nốt mề đay thường xuất hiện ở một vùng da nhỏ và có thể lan sang các vùng da lân cận gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, châm chích. Các biểu hiện này thường tự hết trong vòng 24 giờ. Đôi khi tình trạng này cũng kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.
Nổi mề đay là một trong số những căn bệnh da liễu phổ biến, có khoảng 10% – 20% dân số trên thế giới mắc bệnh. Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng có thể bị nổi mề đay liên tục.
1.2. Phân loại nổi mề đay
Nổi mề đay thông thường
Xuất hiện đột ngột, với những nốt ban có hình dạng kích thước khác nhau, có màu hồng nhạt hoặc trùng với màu da, ranh giới rõ. Cũng có khi những ban mề đay này dính liền với nhau thành mảng lớn.
Có cảm giác ngứa dữ dội, cũng có khi cảm giác nóng rát.
Nốt ban thường tồn tại vài giờ sau thì biến mất và không để lại dấu vết. Có khi phát lại nhiều lần trong ngày.
Nơi phát bệnh thường không cố định, có phát thể cục bộ tại 1 vị trí, cũng có thể là toàn thân.
Căn cứ theo thời gian bị bệnh có thể phân thành thể mãn tính và cấp tính:
- Mề đay cấp tính: Kéo dài trong vòng dưới 6 tuần, các dấu hiệu thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
- Mề đay mãn tính: Thời gian kéo dài hơn 6 tuần, các tổn thương xuất hiện hàng ngày hoặc tái phát theo đợt.
Mề đay do ánh sáng
Tổn thương hay gặp ở những phần da lộ ra bên ngoài. Sau khi bị ánh sáng chiếu vài phút đến vài chục phút là bắt đầu xuất hiện ngứa, ban đỏ, rồi nhanh chóng chuyển thành mề đay.
Tình trạng này là do phản ứng quá mẫn phát sinh dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh sáng.
Thường biến mất sau vài giờ, nhưng cũng có thể tồn tại một thời gian dài.
Tuy nhiên nếu thường xuyên bị chiếu sáng sẽ xuất hiện việc “nhờn ánh sáng” và không bị nổi mề đay nữa.
Nổi mề đay do lạnh
Bệnh hay gặp ở phụ nữ.
Khi tiếp xúc với lạnh thì sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, phù nề, nổi mề đay và thường biến mất sau khoảng 1 giờ.
Nốt ban thường phát sinh tại vùng da hở ra bên ngoài, nhưng khi nặng có thể lan ra cả cùng da khác. Những trường hợp nặng thì khi uống đồ lạnh cũng có thể gây phù nề niêm mạc miệng, lưỡi, họng, đường tiêu hóa và gây đau bụng.
Mề đay do nóng
Mề đay thường xuất hiện sau vận động mạnh, khi gặp nóng hoặc căng thẳng thần kinh quá độ.
Các nốt mề đay này có kích thước từ 1-3mm, xung quanh có ban đỏ, phân bố rời rạc và kèm theo ngứa.
1.3. Các vị trí nổi mề đay
Nổi mề đay xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, thường gặp nhất là các vị trí mặt, cổ họng, cánh tay, chân:
- Mặt: mề đay xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở gò má, môi gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Vết sưng cũng có thể lan đến cổ họng, làm khó thở đường hô hấp và có nguy cơ bị sốc phản vệ.
- Cổ: đây là vùng da nhạy cảm nên chỉ cần gãi hoặc chà xát mạnh cũng khiến nổi mề đay.
- Hai cánh tay: người bệnh ngứa ở vị trí nổi sần, đôi khi ngứa lan ra cánh tay, cả bắp tay.
- Chân: mề đay ở chân thường do côn trùng cắn, biểu hiện là nốt mụn đỏ ngứa được hình thành từng đám. Mỗi mụn đỏ có chứa dịch, chiều ngang từ 0,2 đến 2cm và có điểm chính giữa.
Nếu phát hiện có những dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Các triệu chứng không khỏi sau 2 ngày.
- Các mảng mề đay ngày càng lan rộng.
- Mề đay liên tục tái phát.
- Có dấu hiệu sốt, sưng phù ở dưới da (phù mạch).
Trong trường hợp có các biểu hiện lâm sàng như khó thở; khó nuốt; buồn nôn, nôn mửa; choáng váng hay ngất xỉu; nhịp tim tăng nhanh; sưng phù nặng ở mặt, miệng hay cổ họng thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi số cấp cứu 115.
2. Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến nổi mề đay đó là:
- Do các dị nguyên: Một trong số những nguyên nhân chính gây nổi mề đay là dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất là thời tiết, thực phẩm, thuốc, lông động vật, hóa – mỹ phẩm,… gây nên triệu chứng mẩn ngứa, sần da cho người bệnh sau khi tiếp xúc.
- Do côn trùng cắn: Nọc độc của các loài côn trùng như ong, kiến, sâu róm,… khi ngấm vào da sẽ gây nên hiện tượng sưng phù, ngứa ngáy.
- Do vi khuẩn, ký sinh trùng: Nhiều loại virus, vi trùng, giun sán khi đi vào cơ thể cũng gây ra hiện tượng nổi mề đay.
- Do di truyền: Những người có người thân trong gia đình bị mề đay thường có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, yếu tố về bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy dẫn đến nổi mề đay. Bên cạnh những bệnh như lupus ban đỏ, cryoglobulinemia, bệnh tự miễn,… thì các bệnh lý về gan như nóng gan, gan nhiễm độc cũng gây nên hiện tượng nổi mề đay.
Gan là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ thanh lọc các độc tố trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan thải độc cũng suy giảm. Các chất độc tích tụ trong gan có thể gây nên tình trạng ngứa râm ran khắp người cuối cùng là xuất hiện các vết sẩn đỏ, mề đay.
3. Hướng dẫn đánh giá tình trạng nổi mề đay
Nổi mề đay rất dễ gặp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và bệnh không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Tình trạng nổi mề đay có thể khỏi trong vòng 6 tuần, với trường hợp bệnh mãn tính thì sẽ kéo dài hơn. Với tình trạng nổi mề đay do di truyền, bệnh thường rất khó khỏi và tái phát nhiều lần. Nổi mề đay nếu để kéo dài thì rất có thể sẽ đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như: nghẹt thở, khó thở; các vấn đề về tiêu hóa; giãn mạch; phù nề não, thậm chí là tử vong.
Để chẩn đoán bệnh mề đay, bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết rõ nhất tình trạng của bản thân. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng.
3.1. Chẩn đoán lâm sàng
Khi thực hiện chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh, kiểm tra nhằm xác định đúng triệu chứng của người bệnh, cụ thể như sau:
- Kiểm tra tổn thương ở da: Quan sát các nốt sần phù trên da về kích thước, các vùng da xung quanh nơi tổn thương.
- Kiểm tra các khu vực có tổ chức lỏng lẻo: Kiểm tra môi, mí mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài,… có bị sưng to, phù mạch không.
- Triệu chứng cơ năng: Tùy bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa khác nhau như ngứa ngáy khó chịu hay châm chích, bỏng rát,…
- Tiến triển: Kiểm tra về tần suất tái phát, thông thường bệnh sẽ tái phát thành từng đợt, tùy theo tiến triển mà được chia thành 2 loại cấp và mãn tính.
3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Nổi mề đay chủ yếu được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm công thức máu: Nhằm xác định số lượng bạch cầu ái toan. Số lượng bạch cầu tăng này có thể do dị ứng ký sinh trùng, còn số lượng bạch cầu này giảm có thể do bệnh lupus ban đỏ.
- Thử nghiệm lẩy da (prick test): Nhằm phát hiện các dị nguyên có thể là nguyên nhân gây bệnh như bụi, phấn hoa.
4. Điều trị triệu chứng nổi nổi mề đay
Để điều trị nổi mề đay, bạn có thể thực hiện nhiều cách như trị bằng mẹo dân gian, dùng thuốc Tây y hay thuốc Đông y. Cụ thể như sau:
- Trị mề đay bằng thuốc Tây: Hiện nay, có 3 nhóm thuốc điều trị nổi mề đay chính là thuốc uống, bôi bôi da và thuốc tiêm. Cả 3 loại đều có cơ chế là ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó làm thuyên giảm triệu chứng khó chịu. Tuy vậy, nhược điểm của nhóm thuốc này là dễ gây tác dụng phụ, gây nhờn thuốc nếu lạm dụng và nghiêm trọng hơn là tổn thương gan, thận.
- Trị mề đay theo phương pháp Đông y: Đông y có nhiều bài thuốc uống, thuốc đắp rửa ngoài da để điều trị bệnh nổi mề đay. Các bài thuốc này an toàn, lành tính, ngăn ngừa tái phát các triệu chứng nổi mề đay. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo phương pháp châm cứu để trị mề đay, mẩn ngứa.
- Trị mề đay bằng mẹo dân gian: Một số cách như dùng nước muối pha loãng, sử dụng lá tía tô, dùng lá khế chua,… để rửa hoặc tắm vùng da bị tổn thương hàng ngày giúp làm giảm chứng nổi mề đay đáng kể. Tuy nhiên, với phương pháp này tác dụng nhanh hay chậm là tùy vào cơ địa của mỗi người.
5. Phòng ngừa nổi mề đay
Để phòng ngừa nổi mề đay, các bạn nên thực hiện một số cách sau:
- Thực hiện lối sống lành mạnh.
- Mặc quần áo rộng rãi, giữ nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi có độ ẩm cao.
- Tránh dùng xà phòng có độ pH cao hơn 7.
- Nếu cơ địa dễ dị ứng, thường xuyên tái phát mề đay thì bạn nên mang theo thuốc Epinephrine (Adrenaline) phòng trường hợp khẩn cấp.
6. Điểm chính
Nổi mề đay gây nên khó chịu và phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nếu biết cách ngăn ngừa và điều trị đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích.
Nóng gan là 1 trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến nổi mề đay. Vì vậy, giải độc mát gan, tăng cường chức năng gan là điều cần thiết để hạn chế tình trạng nổi mề đay.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông. Sản phẩm có hiệu quả tốt trong hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt, mát gan và tăng cường chức năng Gan, từ đó giải quyết các triệu chứng khó chịu mà mề đay gây ra.
Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, vô cùng lành tính cho người sử dụng. Bên cạnh đó, Long Đởm Giải Độc Gan cũng đạt chứng nhận chuẩn GMP của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng.
Long Đởm Giải Độc Gan thuộc công ty Dược Bình Đông – địa chỉ uy tín với hơn 70 năm nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm làm mát gan, ngăn ngừa nổi mề đay Long Đởm Giải Độc Gan cũng như công ty Dược Bình Đông, hãy truy cập website hoặc liên hệ hotline 028.39.808.808 ngay nhé!
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời:
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty sản xuất thuốc Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Trả lời:
Mề đay là một bệnh da liễu có biểu hiện đặc trưng: nổi mề đay to nhỏ không đều, có thể ở 1 vị trí cũng có thể lan ra toàn thân, ngứa, bệnh phát đột ngột, tiến triển nhanh, biến mất nhanh và không để lại sẹo. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do dị ứng, quá mẫn với tác nhân bên ngoài hoặc do rối loạn chức năng các tạng làm cơ thể dễ bị tác động bởi ngoại tà.
Theo Đông y, cơ chế gây mề đay:
Do bẩm sinh, tiên thiên không đủ nên khi ăn phải những thức ăn tanh (như tôm, cá,…) dễ gây động phong.
Ăn uống không điều độ khiến Tỳ Vị thực nhiệt hoặc cơ thể suy nhược, làm vệ khí không đủ nên cơ thể dễ nhiễm ngoại tà như phong hàn, phong nhiệt. Khi ngoại tà xâm nhập vào da sẽ gây bệnh.
Can bị uất khí làm mất khả năng điều hòa khí huyết. Khi khí huyết bị ứ đọng, không thông nên hóa thành hỏa, gây nóng trong người, nóng gan, tạo điều kiện cho ngoại tà phong hàn xâm nhập vào da gây bệnh.
Triệu chứng nổi mề đay:
Nốt mề đay xuất hiện đột ngột. Những nốt này có hình dạng và kích thước không giống nhau, màu hồng nhạt hoặc như màu da, ranh giới rõ. Nhiều khi những nốt ban này dính liền với nhau thành một mảng lớn.
Bệnh nhân cảm thấy ngứa dữ dội, có khi có cảm giác nóng rát.
Các nốt ban này có thể tồn tại vài giờ thì biến mất và không để lại dấu vết gì, cũng có khi bị phát lại vài lần trong ngày.
Nơi xuất hiện mề đay có thể là tại 1 vị trí, cũng có thể phát toàn thân.
Trả lời:
Để phòng ngừa nổi mề đay, các bạn nên thực hiện một số cách sau:
- Thực hiện lối sống lành mạnh.
- Mặc quần áo rộng rãi, giữ nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi có độ ẩm cao.
- Tránh dùng xà phòng có độ pH cao hơn 7.
- Nếu cơ địa dễ dị ứng, thường xuyên tái phát mề đay thì bạn nên mang theo thuốc Epinephrine (Adrenaline) phòng trường hợp khẩn cấp.