Tô tử là quả khô của cây Tía tô, được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc truyền thống để điều trị ho, ho nhiều ngày không khỏi, ho ban đêm, trừ đờm, hen suyễn,… Bài viết dưới đây Dược Bình Đông sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Tô tử để bạn có thể hiểu rõ về đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng hiệu quả vị thuốc này.
1. Đôi nét về Tô tử
Tô tử có tên khoa học là Fructus Perillae frutescensis, là phần quả già (thường nhầm là hạt) phơi khô của cây Tía tô [Perilla frutescens (L.) Britt.], thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae).
Cây Tía tô có nhiều tên gọi khác như Xích tô, Tử tô, Tô diệp,… thường được trồng để làm gia vị hoặc dược liệu. Tía tô là một loại cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1m. Toàn bộ cây Tía tô được phủ lông nhỏ và có tinh dầu thơm. Thân cây có màu tím đậm. Lá của Tía tô mọc đối xứng, mép lá có răng cưa đều nhau. Mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới có màu tím tía. Một số cây có lá cả mặt trên và mặt dưới đều có màu tím hoặc xanh. Lá phủ lông nhám, có gân màu tím hoặc xanh. Hoa Tía tô nở vào mùa hè từ tháng 7 đến tháng 9, có màu trắng hoặc tím nhỏ, mọc thành xim ở đầu cành. Quả của Tía tô xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12, hình trứng hoặc hình cầu, kích thước nhỏ.
Bộ phận dùng làm dược liệu của cây Tía tô là Cành (gọi là Tô ngạnh), Lá (gọi là Tô diệp) và Quả (gọi là Tô tử). Vị thuốc Tô tử bên ngoài có màu nâu xám, các vân lưới hơi lồi. Quả hơi nhọn phía gốc và có vết chấm sẹo màu trắng xám của cuống quả. Vỏ mỏng giòn, dễ vỡ. Hạt màu trắng ngà, có màng vỏ, bên trong hạt là hai lá mầm màu trắng, có dầu. Hạt đập vỡ có mùi thơm và vị cay nhẹ.
Để có được Tô tử dược liệu, vào mùa thu khi quả chín già, người ta sẽ cắt cả cây Tía tô, đập lấy quả, loại bỏ tạp chất rồi phơi khô. Sau đó, cho vào chảo, sao với lửa nhỏ đến khi nở đều hoặc có mùi thơm rồi lấy ra để nguội.
Lưu ý: Để bảo quản tốt nhất, Tô tử nên được giữ ở nơi khô ráo và thoáng gió, tránh mốc, mọt.
2. Công dụng của Tô Tử
Tô tử là dược liệu có giá trị trong cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền được sử dụng để chữa trị và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
2.1. Theo Y học hiện đại
Tô tử có chứa hơn 40% dầu béo (gồm acid béo chưa no, oleic, linoleic và acid linolenic,…). Ngoài ra còn có protein, acid nicotinic, nước,…
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, tinh dầu Tô tử có khả năng kiểm soát hiệu quả một số bệnh tự miễn dịch như: hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,… Ngoài ra, tinh dầu Tô tử còn có công dụng phòng ngừa sốc phản vệ nhờ khả năng ức chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu vào phổi.
2.2. Theo Đông y
Trong Y học cổ truyền, Tô tử được coi như một vị thuốc quý có khả năng điều trị nhiều bệnh. Với tính cay, ôn và thuộc kinh Phế, Tô tử được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để giúp chữa ho trừ đờm, các bệnh liên quan đến chứng ngoại cảm phong hàn, hen suyễn, rối loạn tiêu hóa… Một số đặc tính dược lý của Tô tử như sau:
- Tính vị: Vị cay, tính ấm.
- Quy kinh: Quy vào kinh Phế
- Công dụng: Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường.
- Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Tô tử
Nhờ vào những tác dụng chữa bệnh tự nhiên và an toàn, Tô tử đã được sử dụng từ lâu trong y học truyền thống. Dược Bình Đông sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc được ứng dụng phổ biến trong thời gian qua:
3.1. Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm
- Thành phần: Tô tử, hạt Cải thìa, hạt Củ cải (cùng liều lượng).
- Cách dùng: Tán bột và trộn đều. Ngày uống 9g, chia thành 3 lần.
3.2. Chữa cảm sốt, ngạt mũi, nhức đầu
- Thành phần: 120g Tô tử, 8g Trần bì, 10g Cam thảo nam, 3 lát Gừng tươi.
- Cách dùng: Sắc với nước uống nóng, dùng 1 lần mỗi ngày.
3.3. Chữa ho kèm thở gấp, mặt tím tái ở trẻ em
- Thành phần: 20g Tô tử
- Cách dùng: Tô tử sao vàng, tán thành bột thật mịn. Hòa bột vào nước ấm hoặc dùng bột với cháo cho trẻ ăn.
3.4. Chữa ho suyễn có đờm trắng đục, đau tức ngực ở người lớn
- Thành phần: Tô tử, 1 lít rượu gạo
- Cách dùng: Tô tử sao thơm, tán bột mịn. Cho bột này vào rượu gạo. Sau 10 ngày chắt lấy nước, bỏ phần bã. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml.
Lưu ý: Không dùng bài thuốc này với những trường hợp ho nhưng đờm vàng, cổ họng khô, rát cổ họng, miệng rát, môi đỏ.
3.5. Chữa ho có đờm, tức ngực
- Thành phần: 10g Tô tử, 10g Bạch giới tử, 10g Lai phục tử
- Cách dùng: Sao vàng, tán nhỏ. Cho vào túi, đem sắc lấy 200ml, chia làm 3, uống trong ngày.
4. Lưu ý khi sử dụng Tô tử
Mặc dù Tô tử là một dược liệu lành tính, ít gây ra tác dụng phụ tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng bạn vẫn nên chú ý một số điểm sau:
- Người bệnh nên thăm khám để thầy thuốc nắm rõ bệnh tình và được tư vấn sử dụng đúng bài thuốc, đúng liều lượng để việc điều trị đạt hiệu quả.
- Người bị sốt do âm hư, ra nhiều mồ hôi không nên dùng Tô tử
5. Tóm lược
Qua bài viết trên có thể thấy Tô tử là dược liệu quý với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị bệnh, đặc biệt là các chứng ho, cảm cúm, đau đầu,… Chính vì thế, Dược Bình Đông đã ứng dụng dược liệu này vào sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em.
Ngoài Tô tử, sản phẩm còn kết hợp với các thảo dược như Trần bì, Mạch môn, Bạc hà, Tang Diệp, Tỳ bà diệp, Kinh giới, Cát cánh, Tang bạch bì… giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm lạnh, sổ mũi, hắt hơi, ho khan, ho có đờm, trẻ bị ho về đêm, ho kéo dài gây đau họng ở trẻ, khàn tiếng ở trẻ nhỏ.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng cao lỏng, vị the mát dễ uống, giúp trẻ dễ hấp thu, phù hợp với trẻ từ 3-10 tuổi.
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em là sản phẩm thuộc công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ các loại thảo dược thiên nhiên. Hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn thêm và đặt mua Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em nhanh nhất.