Tìm kiếm

Trẻ ho về đêm: Nguyên nhân và cách xử lý tại nhà hiệu quả

trẻ bị ho về đêm

Trẻ ho về đêm và ho thường xuyên khi ngủ là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này để giúp con có được những giấc ngủ ngon nhé! 

1. Tổng quan về tình trạng trẻ ho về đêm

Thực tế, ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp hay phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. Khi đường hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm, bề mặt đường thở có nhiều vi khuẩn, phản ứng viêm sẽ tiết ra dịch nhầy chứa vi khuẩn, bạch cầu, mủ, các chất gây viêm,…

Lúc này, cơ thể trẻ sẽ sinh ra phản ứng tự vệ là ho để loại bỏ đờm, nhớt, vi khuẩn ra bên ngoài và làm sạch đường thở. Ban ngày, khi trẻ hoạt động nhiều thì các chất nhầy dễ dàng thoát ra ngoài nên trẻ ít ho hơn. Tuy nhiên, vào ban đêm, khi ngủ thì các dịch nhầy đọng lại trong họng khiến trẻ ho với tần suất nhiều hơn.

trẻ ho về đêm khi ngủ

Trẻ ho về đêm là tình trạng phổ biến khiến nhiều bố mẹ lo lắng

2. Nguyên nhân nào làm trẻ ho về đêm?

Sức đề kháng non yếu, hệ miễn dịch chưa đủ khả năng chống chọi lại với các tác nhân bên ngoài khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng ho nhiều về đêm. Những nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm mà cha mẹ cần lưu ý đó là: 

2.1. Nguyên nhân bên ngoài khiến trẻ ho về đêm

Yếu tố khí hậu, nhiệt độ

Về đêm, các yếu tố như nhiệt độ, không khí,… đều thay đổi. Nhất là vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch giữa ngày và đêm có thể lên tới 10 độ C. Nhiệt độ môi trường hạ thấp kết hợp với không khí khô là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ho nhiều về đêm. Tình trạng này thường xảy ra với những trẻ có hệ miễn dịch yếu. 

Không gian phòng ngủ

Không gian phòng ngủ tích tụ nhiều bụi bẩn, tóc, lông thú cưng,… hay chăn, ga, gối, đệm ám bụi bẩn là nguyên nhân gây ra các cơn ho ở trẻ. Trẻ cũng có thể gặp phải các tình trạng khác như hắt hơi, ngứa mũi, khó chịu,… 

Môi trường sống ô nhiễm 

Tiếp xúc với môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói xe cộ, khói thuốc lá, bụi mịn, khí thải,… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho nhiều.

Tư thế ngủ của trẻ 

Tư thế ngủ của trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khi ngủ. Thông thường, nếu trẻ không gối đầu khi ngủ hoặc tư thế nằm đầu thấp sẽ khiến chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng. Điều này sẽ gây kích ứng ho cho trẻ.

Phòng ngủ không được sạch sẽ 

Phòng ngủ của trẻ không đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều.

Đặc biệt, nếu gia đình bạn có thú nuôi trong nhà nhưng không dọn dẹp lông thú thường xuyên. Điều này khiến lông thú ám vào vật dụng trẻ hay sờ nắm, chăn gối hoặc thú bông sẽ khiến trẻ dễ bị ho hơn.

Dị ứng phấn hoa

Phấn hoa được xem là tác nhân hàng đầu gây dị ứng cho trẻ. Trong trường hợp ho do dị ứng, bạn sẽ thấy trẻ có thêm một số triệu chứng khác như hắt hơi, nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, ngứa mắt.

2.2. Nguyên nhân bên trong cơ thể 

Viêm họng

Nếu trẻ bị viêm họng thì tình trạng ho sẽ diễn ra với tần suất nhiều hơn vào ban đêm, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, không khí, độ ẩm. Kèm theo đó có thể là các triệu chứng sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,… 

Viêm xoang

Trẻ ho về đêm cũng có thể là do viêm xoang gây nên. Khi trẻ bị viêm xoang, lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang bị viêm nhiễm làm tăng tiết dịch nhầy. Ban đêm, khi trẻ nằm ngủ, lớp dịch nhầy này sẽ chảy xuống họng gây kích ứng niêm mạc họng dẫn tới tình trạng bé ho nhiều. 

Hen suyễn

Trẻ mắc bệnh hen suyễn thường rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của thời tiết hoặc các chất gây dị ứng. Trẻ ho về đêm kèm theo các triệu chứng thở khò khè, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, mất tập trung,… rất có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn. 

Trào ngược dạ dày thực quản

Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thì khi ngủ, luồng khí trào ngược từ dạ dày lên thực quản sẽ mang theo axit dịch vị. Lượng axit này tác động tới hệ thần kinh của đường khí quản, khiến khí quản căng lên và kích thích phản xạ ho ở trẻ.

trẻ ho về đêm kéo dài

Trẻ ho về đêm do nhiều nguyên nhân gây nên 

3. Trẻ ho về đêm phải làm như thế nào?

Trẻ ho nhiều về đêm khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các cách sau: 

  • Trước khi ngủ, hãy rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% để loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn.
  • Cho trẻ uống nước ấm trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Có thể pha thêm 1 – 2 thìa mật ong để tăng sức đề kháng và làm dịu phổi cho trẻ. 
  • Hạn chế cho trẻ ăn tối quá no hoặc ăn sát giờ đi ngủ để tránh tình trạng thức ăn không tiêu hóa kịp, gây ứ đọng dịch axit dạ dày và trào ngược thực quản khiến trẻ ho nhiều khi nằm. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tăng độ ẩm không khí, giảm tiết dịch nhầy nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng ho và giúp trẻ dễ ngủ hơn. 
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ các vị trí dễ bị nhiễm lạnh như đầu, cổ, tai, bụng, lòng bàn chân, bàn tay.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ, nên để trẻ nằm ngửa, thẳng người, gối đầu cao khoảng 15 – 20cm để giảm tình trạng dịch nhầy tràn xuống cổ họng và giúp lưu thông đường thở. 
  • Thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối,… và lau chùi sạch sẽ các vật dụng để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. 
  • Lập tức đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng trở nặng như ho nhiều, ho có đờm đặc, kèm sốt cao, co giật hoặc cơn ho kéo dài hơn 1 tuần.

Dùng củ nghệ tươi trị ho cho trẻ

Với thành phần chính là chất Curcumin, nghệ có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chữa cảm cũng như giảm ho rất hiệu quả. Cha mẹ có thể lấy 1 củ nghệ tươi rửa sạch, đem giã nhỏ rồi cho vào bát, đổ thêm 100ml và 10g đường phèn vào và khuấy đều. Sau đó, đem hỗn hợp này đi hấp cách thuỷ khoảng 10 phút. Để nguội và cho trẻ dùng ngày 3 lần. Mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê.

Dùng lá hẹ và đường phèn

Hẹ có tính ấm có tác dụng tiêu đờm, chữa ho mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Chỉ cần lấy khoảng 10 lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào bát nhỏ cùng với 30g đường phèn và 100ml nước rồi đem hấp cách thuỷ trong 15 phút. Để nguội, lọc lấy nước cho trẻ dùng ngày 2 lần. Mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê trong 3 ngày sẽ thấy giúp giảm nhanh cơn ho.

Dùng rau diếp cá để trị ho về đêm cho trẻ

Với cách này, cha mẹ chỉ cần dùng 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch, thêm vào 1 bát nước vo gạo vào rồi đun khoảng 15 phút. Đun lửa nhỏ để không bị cạn hết nước. Hỗn hợp lấy ra để nguội, lọc lấy nước và cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, mỗi ngày dùng khoảng 2 – 3 lần.

Sử dụng siro có thành phần thảo dược

Ngoài những cách trên, để nhanh và đạt hiệu quả tối ưu trong việc giảm ho cho trẻ về đêm, ho lâu ngày, cha mẹ nên cho trẻ uống siro trị ho có thành phần thảo dược, tiêu biểu có thể kể đến Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em của Dược Bình Đông.

trẻ bị ho về đêm

Giữ ấm cho trẻ khi ngủ để tránh ho nhiều 

4. Một vài lưu ý dành cho ba mẹ khi trẻ bị ho về đêm

Trẻ ho khan nhiều về đêm phải làm sao, phải lưu ý gì? Khi trẻ bị ho về đêm thì tốt nhất là không cho trẻ tự ý dùng kháng sinh hay thuốc trị ho không kê đơn. Với những bé ho nhiều kèm theo nhiều triệu chứng như khó thở, sổ mũi, đau họng, người ốm yếu, mệt mỏi, nôn ói liên tục kéo dài, ho khạc đờm ra máu, móng tay và môi trẻ tím tái thì hãy đưa trẻ đi khám ngay tại bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị ho thì cha mẹ nên cho trẻ ăn món ăn bổ phổi tốt nhất là các món ăn dễ tiêu, loãng và uống đủ nước mỗi ngày. Tránh cho trẻ ăn thực phẩm gây kích thích như ăn nhiều tôm, cua cá…, không nên cho bé ra ngoài nhiều, khi ra ngoài hãy đeo khẩu trang. Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm. Hãy giữ ấm cơ thể cho trẻ. Khi ngủ thì kê cao gối cho bé.

5. Tổng kết

Trẻ ho về đêm do nhiều nguyên nhân, phụ huynh cần chú ý để có biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tình trạng này. Nếu các giải pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả, trẻ ho nhiều kèm theo ho có đờm, ho ra máu, co giật,… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị. 

Để trẻ nhanh phục hồi, cha mẹ nên bổ sung cho con các thực phẩm bổ phổi kết hợp các món dễ tiêu như cháo loãng, tránh các loại thức ăn có thể kích thích ho nhiều như tôm, cua, ghẹ,… Giữ trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm, khói thuốc, bụi đường, phấn hoa hay lông thú,… 

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc bổ phổi hoặc sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phổi giúp giảm ho về đêm như Thiên Môn Bổ Phổi 90 ml dành cho Trẻ Em. Sản phẩm được bào chế từ các thành phần tự nhiên, có công dụng hiệu quả trong việc bổ phổi, tăng sức đề kháng và đặc biệt giúp hỗ trợ giảm triệu chứng trẻ ho lâu ngày không khỏi, trẻ ho nhiều về đêm . Lưu ý, chỉ dùng sản phẩm cho trẻ từ 3 – 10 tuổi.

Thiên Môn Bổ Phổi 90 ml dành cho Trẻ Em

Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em là sản phẩm của Dược Bình Đông – thương hiệu với hơn 70 năm đồng hành và chăm sóc sức khỏe người Việt. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều được nghiên cứu, kết hợp các công thức cổ truyền với công nghệ sản xuất hiện đại và đạt chuẩn GMP của bộ Y tế. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website Dược Bình Đông hoặc gọi hotline 028.39.808.808 để được tư vấn miễn phí.

6. Câu hỏi thường gặp

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Ho khan về đêm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm:

  • Viêm phổi: Bị ho khan kéo dài và ho nhiều vào ban đêm. Khi chẩn đoán chính xác viêm phổi thì người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh và tiến triển tốt sau vài ngày dùng thuốc.
  • Ho gà: Tiếng ho của bé nghe khô và nhanh, không thấy hiện tượng sốt, bé thở và hít mạnh nghe giống tiếng ho gà
  • Viêm xoang:  Trẻ bị viêm xoang cũng là một nguyên nhân gây ho khan ở trẻ. Viêm xoang kèm theo các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục do nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn cách điều trị đơn giản tại nhà dành cho phụ huynh
Ho là phản xạ tốt, không nên cố tình tìm mọi cách giảm ho. Tuy nhiên khi ho ảnh hưởng quá lớn tới giấc ngủ, bạn có thể:

  • Vệ sinh mũi thật sạch cho trẻ trước khi đi ngủ
  • Giữ ấm gan bàn chân, đi vớ chân, giữ ấm cổ và tai trẻ
  • Kê gối thêm dưới vai để đầu trẻ cao hơn một chút cho đỡ nghẹt mũi
  • Một chút mật ong trước khi đi ngủ có thể có ích cho trẻ trên 1 tuổi
  • Không để gió máy lạnh hay quạt thổi thẳng vào mặt bé
  • Liệu pháp massage
  • Giữ ấm gan bàn chân, đi vớ chân, giữ ấm cổ, tai và cho bé uống chút mật ong hoặc nước muối trước khi ngủ.

Trẻ em ho có đờm về đêm thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Do đó, để phòng ngừa, cải thiện các cơn ho, phụ huynh có thể áp dụng một số giải pháp sau:

Dùng nước muối nhỏ mũi: Khi xoang mũi được làm sạch sẽ góp phần hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường thở, ngăn ngừa các bệnh hô hấp gây ho có đờm.
Cho trẻ uống đủ nước: Đây là việc làm cần thiết giúp làm ấm và ẩm cho niêm mạc đường hô hấp. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho trẻ dùng sữa hoặc nước hoa quả tươi đã được làm ấm.
Sử dụng mật ong: Nguyên liệu này có tác dụng giảm ho, long đờm hiệu quả nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cho trẻ.

Ho là một phản xạ của cơ thể để tống dị vật ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do:

  • Bị viêm tiểu phế quản. Bệnh do virus hợp bào hô hấp gây nên tình trạng nhiễm đường hô hấp nhỏ của trẻ và thường gặp vào lúc giao mùa. Triệu chứng đi kèm thở khò khè, ho có đờm, khó thở.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày. Đặc biệt, trẻ ho nhiều khi nằm xuống giường hoặc sau khi vừa ăn xong.
  • Trẻ bị viêm tắc thanh quản
  • Trẻ bị cảm lạnh
Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)