Tìm kiếm

Màu Đờm Khi Ho, Khạc, Sổ Mũi: Cách chẩn đoán bệnh qua màu sắc của đờm

Hình ảnh người đàn ông đang ho ra đờm

Đờm màu vàng, xanh lá, trắng, đỏ hoặc nâu là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là đường hô hấp đang bị nhiễm vi khuẩn hay virus. Biết được tình trạng sức khỏe dựa theo màu đờm có thể giúp bạn điều trị khỏi nhiễm trùng đường hô hấp đang mắc. Vậy màu sắc của đờm nói lên tình trạng gì đối với sức khỏe cơ thể? Hãy để Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.

1. Hiểu về đờm

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra trong phổi và đường hô hấp dưới gần đó, có vai trò ngăn chặn các loại bụi bẩn, vi trùng,… xâm nhập vào đường thở và phổi. Ngoài đường hô hấp dưới, chất nhầy còn có mặt tại đường hô hấp trên (mũi, miệng, hầu họng) và tại ruột. Đờm cũng được xem là phần lành mạnh trong hệ hô hấp vì lớp màng nhầy tạo ra đờm nhằm hỗ trợ và bảo vệ hô hấp. 

Hình ảnh về phổi và quy trình tạo ra chất đờm
Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra trong phổi

Màu sắc của đờm là 1 dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe. Bên cạnh màu đờm, các tính chất khác của đờm cũng là những dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý:

  • Kết cấu: loãng, đặc, dính, có bọt hoặc không, có mủ hoặc không,… 
  • Màu sắc: trong suốt, trắng, vàng, xanh, đỏ, nâu, đen,…
  • Mùi: không mùi, hôi, tanh,… 
  • Lượng: ít, nhiều,…

Trong bài viết này, Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT sẽ giúp bạn nhận biết được các màu sắc của đờm và ý nghĩa của chúng đối với sức khỏe.  

2. Màu đờm nói lên điều gì? 

Ở trạng thái bình thường, đờm thường ít, loãng, trong, bóng, cho thấy sự trao đổi chất của tổ chức phổi và niêm mạc khí quản bình thường, đường hô hấp khỏe mạnh. Ngược lại, khi đờm trở nên đặc, dính và có sự thay đổi về màu sắc nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe.

Một số lý do cơ bản khiến đờm biến đổi màu sắc như nhiễm trùng, kích ứng hô hấp, bệnh phổi, bệnh về đường hô hấp (hô hấp trên, hô hấp dưới), ô nhiễm không khí,… 

Vậy đờm có những màu sắc nào? Những màu sắc của đờm nói lên điều gì? Hãy cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT tìm hiểu ở nội dung dưới đây!

Hình ảnh về các loại màu đờm khi bị bệnh
Màu sắc của đờm là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

2.1. Đờm xanh, đờm vàng 

Đờm có màu xanh hoặc vàng cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng. Đây là màu sắc từ các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch làm nhiệm vụ chống lại các vi khuẩn có hại. Khi chiến đấu với các vi khuẩn, các tế bào này sẽ bị chất nhầy bám vào khiến chúng trở nên hơi vàng. Màu đờm có sự thay đổi từ màu vàng sang màu xanh tương ứng với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Hình ảnh về đờm màu xanh và đờm màu vàng
Đờm có màu xanh hoặc vàng cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng

Nguyên nhân làm cho đờm có màu xanh hoặc vàng là do:

  • Viêm phổi: Khi bị viêm phổi, cơ thể xảy ra tình trạng ho và xuất hiện đờm xanh, đờm vàng hoặc có máu. Ngoài ra, viêm phổi còn gây ra các triệu chứng khác như ho kéo dài, sốt, cơ thể ớn lạnh, khó thở,…
  • Viêm phế quản: Viêm phế quản thường bắt đầu với triệu chứng ho khan và sau đó là xuất hiện đờm trong hoặc trắng. Khi bệnh bước qua giai đoạn nhiễm khuẩn thứ phát, màu đờm sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh và triệu chứng ho kéo dài có thể lên đến 90 ngày. 
  • Viêm xoang: Bệnh viêm xoang hay còn gọi là nhiễm trùng xoang do virus, dị ứng hoặc vi khuẩn gây ra. Khi bị viêm xoang, đờm thường có màu vàng, hoặc xanh lá cây và kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi khó thở, chảy dịch mũi và áp lực trong hốc xoang. 
  • Bệnh xơ nang: Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên. Đây một bệnh phổi mãn tính do dịch tích tụ chất nhầy trong phổi. Bệnh xơ nang làm cho đờm chuyển màu từ vàng sang màu xanh lá cây đến màu nâu.

2.2. Đờm đỏ 

Đờm màu đỏ có thể là do máu. Đờm màu đỏ tươi hoặc màu hồng có nghĩa là tình trạng chảy máu nhiều hơn trong thời gian gần đây.

Một số nguyên nhân làm cho đờm có màu đỏ: 

  • Bệnh lao: Nhiễm trùng do vi khuẩn lao có thể lây nhiễm từ người này sang người khác trong thời gian ngắn. Một số triệu chứng bệnh như ho kéo dài, ho ra máu, ho có đờm đỏ, sốt và đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Viêm phổi: Giai đoạn bệnh ở mức độ nặng có thể gây ra đờm màu đỏ cùng các triệu chứng ho, tức ngực khó thở, ớn lạnh và sốt.  
  • Sung tim sung huyết (CHF): Bệnh xảy ra khi tim không được bơm máu hiệu quả làm xuất hiện đờm đỏ hoặc hồng và có thể gây khó thở. 
  • Thuyên tắc phổi: Bệnh xảy ra khi động mạch phổi bị tắc nghẽn do máu đông di chuyển trong cơ thể, điều này khiến đờm có máu hoặc có vệt máu. 
  • Ung thư phổi: Bệnh gây ra các triệu chứng đối như ho ra đờm đỏ hay thậm chí là ho ra máu. 
Hình ảnh về đờm màu đỏ kèm máu của người bệnh
Ho có đờm màu đỏ liên quan nhiều đến các vấn đề ở phổi

Ho khạc đờm đỏ hoặc đờm lẫn máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe. Hãy cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về khạc đờm ra máu tại bài viết Triệu chứng khạc đờm ra máu là bệnh gì? Khắc phục ra sao? để bình tĩnh xử trí khi không may gặp phải triệu chứng này nhé! 

2.3. Đờm nâu

Đờm có màu nâu cho thấy dấu hiệu chảy máu đã diễn ra trước đó một thời gian. Đờm nâu thường xuất hiện sau khi đờm có màu đỏ hoặc hồng. 

Nguyên nhân làm cho đờm có màu nâu:

  • Hút thuốc: Những người bị nghiện thuốc nặng xuất hiện tình trạng ho đờm có màu nâu. 
  • Viêm phổi do vi khuẩn: Tình trạng này khiến cho đờm có màu xanh nâu hoặc gỉ sắt. 
  • Viêm phế quản: Bệnh viêm phế quản do vi khuẩn gây làm làm cho đờm có màu nâu và thay đổi theo mức độ của bệnh. 
  • Bệnh xơ nang: Bệnh ảnh hưởng chủ yếu lên phổi và gây ra màu nâu hoặc gỉ sắt ở đờm. 
  • Bệnh bụi phổi: Đây là bệnh do hít phải các loại bụi bẩn, than, amiăng gây viêm mãn tính và làm cho đờm có màu nâu. 
  • Áp xe phổi: Do viêm nhiễm hoại tử cấp tính gây ra các ổ sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành các khoang chứa mủ. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm ho, chán ăn mệt mỏi, đổ mồ hôi vào ban đêm, xuất hiện đờm nâu hoặc có vệt máu, mùi hôi. 
Hình ảnh đờm nâu
Đờm có màu nâu cho thấy dấu hiệu chảy máu đã diễn ra trước đó một thời gian

2.3. Đờm trắng

Đờm có màu trắng là dấu hiệu bị nghẹt mũi. Nếu khoang mũi tắc nghẽn, các mô sẽ bị sưng viêm làm chậm sự lưu thông chất dịch nhầy qua đường hô hấp. Điều này làm chất nhầy trở nên đậm đặc và có màu trắng đục. 

Đờm trắng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Viêm phế quản: Ban đầu, viêm phế quản được nhận biết bởi chất đờm trắng do nhiễm virus. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn thứ cấp, vi khuẩn sẽ tạo ra đờm xanh lá hoặc vàng đặc. 
  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính): Tình trạng bệnh làm cho đường thở bị thu hẹp và gây chất nhầy dư thừa ở phổi. Điều này khiến cơ thể bị thiếu oxy và có hiện tượng đờm trắng. 
  • GERD (trào ngược dạ dày thực quản): Bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm bệnh nhân ho đờm màu trắng đặc. 
  • Suy tim sung huyết: Bệnh xảy ra do tim bơm máu không hiệu quả làm ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể khác. Chất lỏng thường tích tụ ở phổi gây ra khó thở và có nhiều đờm trắng. 
Hình ảnh về đờm màu trắng
Đờm có màu trắng là dấu hiệu bị nghẹt mũi

2.5. Đờm đen

Đờm có màu đen cho thấy dấu hiệu bệnh nhân bị nhiễm nấm hoặc hít phải lượng lớn bụi bẩn màu đen như bụi than. Nếu xuất hiện tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đang bị suy giảm hệ thống miễn dịch. 

Nguyên nhân chủ yếu gây đờm đen:

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá hoặc các loại thuốc khác như Crack Cocaine gây ra đờm có màu đen. 
  • Bệnh bụi phổi: Một trong những bệnh làm cho đờm xuất hiện màu đen. Bệnh xảy ra chủ yếu ở công nhân than hoặc người tiếp xúc bụi than thường xuyên. 
  • Nhiễm nấm: Loại men nấm Exophiala dermatitidis gây tình trạng nhiễm trùng và có màu đờm đen.  
Hình ảnh về đờm màu đen sau khi khạc ra ở người bệnh
Đờm màu đen bị nhiễm nấm hoặc hít phải lượng lớn bụi bẩn màu đen như bụi than

3. Dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm

Khi đường hô hấp có vấn đề, đờm sẽ bị thay đổi về màu sắc, số lượng, độ đặc loãng và mùi khác nhau dựa vào đó chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý. 

Các tình trạng đờm cảnh báo nguy hiểm:

  • Đờm dạng bọt có lẫn máu: Bệnh phù phổi cấp.
  • Đờm có máu màu đen: Do các bệnh tắc nghẽn ở phổi. 
  • Đờm dính những tia máu tươi: Bệnh lao phổi, viêm họng và viêm phế quản. 
  • Đờm có lẫn máu trong thời gian dài kèm triệu chứng mệt mỏi, đau ngực và sụt cân: Ung thư khí quản. 
  • Khạc đờm có sợi máu hoặc cục máu nhỏ: Bệnh ung thư vòm họng. 
  • Đờm có mủ hoặc cục nhỏ màu vàng: Bệnh cảm cúm, viêm khí quản và viêm phổi ở giai đoạn bắt đầu hồi phục. 
  • Đờm sệt, có bọt, loãng và trong suốt: Gặp nhiều ở bệnh giãn nhánh khí quản, có lượng đờm nhiều và dễ long.
  • Đờm có chất nhầy, trong suốt, không có màu hoặc màu trắng nhạt: Dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp, viêm nhánh khí quản cấp tính, viêm phổi giai đoạn đầu và viêm khí quản mãn tính. Tình trạng đờm xuất hiện nhiều, khá dính và có sủi bọt. 
Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho
Màu sắc của đờm cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe

4. Phòng chống và hạn chế đờm 

Ho có đờm là triệu chứng phổ biến của các bệnh về đường hô hấp từ nhẹ tới nghiêm trọng và là dấu hiệu của phổi yếu. Đối với tình trạng đờm có sự biến đổi về màu sắc thì đây là dấu hiệu của viêm nhiễm kéo dài. Do đó việc bảo vệ phổi, phòng chống các bệnh về đường hô hấp sẽ giúp bạn tránh được tình trạng ho có đờm cũng như đờm đổi màu. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn chăm sóc và bảo vệ lá phổi khỏe mạnh, hạn chế và phòng ngừa ho có đờm:

Sản phẩm bổ phổi

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ phổi được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu để cải thiện chức năng phổi cũng như nâng cao sức khỏe hệ hô hấp. Các sản phẩm hỗ trợ bổ phổi thường có công dụng hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa một số bệnh hô hấp thường gặp như viêm họng, ho có đờm, ho khan, hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho, tăng sức đề kháng,…

Tìm hiểu thêm: Cách lựa chọn, lưu ý khi sử dụng Thực phẩm chức năng bổ phổi an toàn hiệu quả hiện nay

Cây thuốc bổ phổi 

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả điều trị mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến phổi. Ưu điểm của các thảo dược có tác dụng bổ phổi là ít gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng trong thời gian dài. Một số cây thuốc, vị thuốc được Đông y tin dùng trong các bài thuốc liên quan đến phổi có thể kể đến như Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tía tô, Tang diệp, Trần bì

Món ăn bổ phổi

Khi mắc phải các bệnh về phổi, để lá phổi nhanh chóng khỏe mạnh người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị với một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Bên cạnh đó, để nâng cao sức khỏe phổi, cách đơn giản nhất chính là bắt đầu từ chế độ ăn uống lành mạnh cùng những thực phẩm bổ phổi giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Bạn hãy bổ sung ngay Top 7 món ăn bổ phổi vào thực đơn ăn uống để bồi bổ, hỗ trợ tăng cường chức năng của phổi!

Thói quen tốt cho phổi

Ngoài ra, để giúp lá phổi khỏe mạnh hơn bạn cũng nên kết hợp các phương pháp trên cùng với một chế độ sinh hoạt lành mạnh như:

  • Không hút thuốc lá
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc môi trường chứa tác nhân gây bệnh như khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa, lông thú,…

5. Tổng kết

Tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ bệnh, đờm sẽ có sự biến đổi màu khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa trên màu đờm, đặc tính đờm và triệu chứng bệnh lý kèm theo để chẩn đoán cụ thể về bệnh. Khi xuất hiện đờm có màu đỏ, hồng, nâu, đen hoặc sủi bọt, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Các triệu chứng của màu đờm này là dấu hiệu để cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng và cần điều trị kịp thời. 

Có thể thấy, đờm xuất hiện và đổi màu khi chức năng của phổi có vấn đề. Do đó, việc bảo vệ phổi chính là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các bệnh đường hô hô hấp và hạn chế tình trạng đờm. Một trong những sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi chất lượng mà bạn không thể bỏ qua là Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml

Hình ảnh về sản phẩm Thiên môn bổ phổi của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi của thương hiệu Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT

Thiên Môn Bổ Phổi được kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên lành tính. Sản phẩm có chứa các thành phần như Bạc hà, Tỳ bà diệp, Tô tử, Kinh giới, Cát cánh, Tang bạch bì,… hỗ trợ bổ phổi và làm giảm các triệu chứng bệnh hô hấp như ho đờm, ho gió kéo dài, đau họng có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, hay ho nhiều về đêm… 

Đối với trẻ em từ 3-10 tuổi, Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT có dòng sản phẩm riêng Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em 90ml có công dụng bổ phổi, giúp giảm ho, bảo vệ trẻ khỏe mạnh.

Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi trẻ em của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em dạng cao lỏng 90ml

Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi thì có thể truy cập tại website của Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT hoặc liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn sản phẩm và đặt mua hàng nhanh chóng.

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: 

– Đờm không màu, trắng trong cho thấy hệ hô hấp đang khỏe mạnh.

– Đờm trắng đục là dấu hiệu của tình trạng nghẹt mũi, khoang mũi bị sưng viêm.

– Đờm xanh hoặc vàng báo hiệu tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.

– Đờm đỏ hoặc hồng thì là đờm có chứa máu, có thể đường hô hấp vừa mới chảy máu. Và khi đờm có màu nâu thì tình trạng chảy máu đã diễn ra trước đó 1 thời gian.

– Đờm màu đen cho thấy bạn có thể đang bị nhiễm nấm hoặc hít phải lượng lớn bụi bẩn màu đen như bụi than.

Như vậy, bạn cần quán sát và theo dõi màu sắc của đờm để kịp thời phát hiện bệnh và được điều trị sớm.

Trả lời: Thông thường, bệnh nhân mắc lao phổi có tình trạng ho khạc đờm trắng hoặc ho có đờm lẫn máu. 

Ở trạng thái bình thường, đờm thường không màu hoặc trong suốt, chỉ chứa nước, muối, kháng thể và các tế bào của hệ thống miễn dịch. 

Trong khi đó, ở người bị lao phổi, đờm thường có màu trắng hoặc lẫn máu, thể hiện tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và chảy máu trong hệ thống hô hấp.

Trả lời: Đờm màu xanh hoặc vàng thường báo hiệu cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng. Nếu bạn có các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, ho kéo dài, hoặc cảm thấy mệt mỏi nặng nề, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trả lời: Đờm trắng đục có thể chỉ là dấu hiệu của việc nghẹt mũi hoặc viêm phế quản nhẹ. Tuy nhiên, nếu đờm trắng đặc và kèm theo các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc sốt, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc viêm phổi. Bạn cần thăm khám bác sĩ để được đánh giá cẩn thận và điều trị phù hợp.

Trả lời: Đờm nâu hoặc đen thường gắn liền với việc hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói bụi môi trường. Đờm nâu cũng có thể xuất hiện sau cơn ho có máu, khi máu đã cũ hóa nâu. Đờm đen có thể là dấu hiệu của bệnh bụi phổi hoặc nhiễm nấm. Trong mọi trường hợp, sự thay đổi màu sắc của đờm đều đáng quan ngại và nên được bác sĩ đánh giá. Hãy ngừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc, và tránh khói bụi, đồng thời tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng không cải thiện hoặc đi kèm với các triệu chứng khác.

Trả lời: Đờm ít, có màu trong suốt, bóng nhẫy là điều bình thường. Nó gồm có nước, muối, kháng thể và những tế bào hệ thống miễn dịch. 

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)