Tìm kiếm

Đờm xanh, đờm vàng do ho, khạc là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để mau khỏi?

Đờm xanh, đờm vàng do ho, khạc là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để mau khỏi?

Tình trạng ho kèm theo đờm xanh, đờm vàng kéo dài có thể là triệu chứng cảnh báo cho một số bệnh lý về hô hấp. Vậy đó là những bệnh lý nào? Người bệnh nên làm gì khi xuất hiện tình trạng ho ra đờm xanh, đờm vàng? Cùng tìm hiểu với những thông tin dưới đây cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT nhé!

1. Đôi nét về đờm xanh, đờm vàng 

1.1. Tại sao đờm có màu xanh, màu vàng? 

Ho khạc ra đờm xanh, đờm vàng là triệu chứng rất dễ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Tình trạng viêm nhiễm trong đường thở gây tổn thương lên niêm mạc phổi và phế quản, khiến chúng tăng sinh và tái cấu trúc. Các tế bào phổi và phế quản tăng tiết chất nhầy, gọi là đờm hoặc đàm. Chất đờm sẽ bị tống ra ngoài qua những cơn ho, gây ra tình trạng ho có đờm.

Màu sắc của đờm phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây bệnh cũng như mức độ viêm nhiễm của người bệnh. 

  • Đờm xanh thường được mô tả có màu xanh lá cây đậm hoặc xanh lá hơi ngả vàng. Đờm xanh thường liên quan đến trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa hoặc các vi khuẩn khác có màu sắc tương tự. 
Hình ảnh về đờm xanh
Đờm xanh thường được mô tả có màu xanh lá cây đậm hoặc xanh lá hơi ngả vàng
  • Đờm vàng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng, ví dụ như trong trường hợp bị viêm mũi, viêm phổi,…Lúc này, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công các vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ cơ thể. Khi đó, đờm sẽ cuốn các vi khuẩn này đi và trở nên có màu vàng nhẹ. 
Hình ảnh về đờm màu vàng do người bệnh khạc ra
Đờm vàng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng

Đờm xanh, đờm vàng có thể xuất hiện ở các trạng thái khác nhau như loãng, đặc quánh, vón cục, dính, không mùi hoặc có mùi hôi tanh,…

Khi mới nhiễm trùng, ban đầu đờm có thể màu vàng, sau đó sẽ chuyển sang màu xanh hơn. Sự thay đổi màu sắc này phụ thuộc vào mức độ và thời gian mắc bệnh.

Ngoài ho khạc ra đờm xanh, đờm vàng, nhiều trường hợp còn xuất hiện đờm màu nâu, đờm đỏ, đờm đen, đờm trắng…Tìm hiểu thêm thông tin tại bài “màu sắc đờm nói lên tình trạng gì của sức khỏe

1.2. Dấu hiệu nguy hiểm của đờm xanh, đờm vàng

Ho khạc ra đờm xanh, đờm vàng không phải là triệu chứng quá nguy hiểm, hầu hết có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu nhận thấy đờm xanh, đờm vàng xuất hiện quá nhiều kèm theo các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tức ngực khó thở, mệt mỏi, hơi thở hôi, đờm lẫn máu… thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, chữa trị kịp thời. 

Hình ảnh người bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân
Khám bác sĩ khi tình trạng đờm xanh, đờm vàng kéo dài

2. Nguyên nhân gây đờm xanh, đờm vàng

Như đã đề cập ở trên, đờm xanh và đờm vàng xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng và có phản ứng với các loại vi khuẩn hoặc virus khác nhau. Theo thống kê của bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP. HCM, đa số các trường hợp ho khạc ra đờm xanh, đờm vàng là do virus cúm A, virus cúm B, virus Rhinovirus và virus Denovirus gây ra. Những loại virus này tập trung chủ yếu ở hệ hô hấp, đặc biệt là phế quản, khí quản, vùng xoang và phổi.  Do đó, đờm màu vàng, màu xanh là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bạn đang bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh lý như: 

  • Viêm phế quản: Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường bị ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm xanh dai dẳng. Điều này là do các chất nhầy tiết nhiều hơn dẫn đến tắc nghẽn đờm trong phổi hoặc phế quản. Một số triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản gồm: ho, khó thở, khạc đờm xanh hoặc đờm vàng đặc. Ngoài ra, khi đờm có màu vàng, màu xanh, đục như mủ và có mùi hôi tanh thì có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản cấp do vi khuẩn. 

Nhấp vào xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc điều trị bệnh Viêm phế quản hiệu quả 

  • Viêm phổi: Viêm phổi là tình trạng phế nang ở phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm phổi gồm: ho ra đờm màu xanh, vàng hoặc đờm có màu nâu, đờm có mùi tanh và có thể kèm theo khó thở, sốt, mệt mỏi, tim đập nhanh,… Nếu ho kèm theo đau tức ngực có thể dẫn đến suy hô hấp.
  • Viêm xoang: Viêm xoang là tình trạng niêm mạc bên trong các xoang bị virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị viêm xoang, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: chảy mũi kéo dài (hơn 7-10 ngày), dịch tiết giống đờm màu xanh hoặc vàng, ho nhiều về đêm, nghẹt mũi khó thở, nhức đầu, hôi miệng, viêm họng, sốt,…
  • Giãn phế quản: Giãn phế quản xảy ra sau một thời gian khi không điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản. Khi đó, phế quản mất dần khả năng loại bỏ đờm nên tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập, gây nên tình trạng ho kéo dài thành từng đợt. Triệu chứng ho có đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh. 
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý viêm nhiễm đường thở khiến đường thở bị hẹp hơn bình thường, gây khó thở. Người bệnh bị ho mãn tính và dai dẳng, ho ra đờm xanh hoặc vàng xám hoặc thậm chí là ho ra máu. Nếu bệnh tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và khó thở.
  • Áp xe phổi: Đây là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, hình thành nên những ổ viêm có mủ, gây ho kéo dài kèm theo đờm đặc màu xanh. Trường hợp bệnh nhân ho dữ dội có thể khạc ra mủ giống đờm xanh nhưng có mùi tanh khó chịu hơn nhiều. 

3. Phương pháp điều trị đờm xanh, đờm vàng

Thông thường, khi bị ho có đờm xanh, đờm vàng do viêm nhiễm đường hô hấp ở mức độ nhẹ như viêm họng, cảm cúm,…  bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài cộng thêm các triệu chứng cảnh báo như tức ngực, khó thở,… thì bạn nên đi đến khám tại cơ sở chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đờm xanh, đờm vàng mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Phương pháp Tây y

Có nên dùng kháng sinh để điều trị ho đờm xanh, đờm vàng? 

Khi bị ho nhẹ, cơ chế bảo vệ của cơ thể sẽ tự loại bỏ virus, vi khuẩn và tình trạng ho sẽ được cải thiện sau 3-7 ngày. Trong trường hợp này, các chuyên gia Tai – Mũi – Họng không khuyến khích bạn sử dụng thuốc kháng sinh. 

Khi ho ở mức nặng hơn, có xuất hiện đờm xanh, đờm vàng do viêm nhiễm đường hô hấp, bạn cần phải đến bệnh viện để được thăm khám và sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, có thể sử dụng thuốc ho dạng siro hoặc cao lỏng.

Hình ảnh về các loại thuốc tây điều trị ho có đờm xanh đờm vàng
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị ho có đờm

Một số loại thuốc chữa ho có đờm xanh, đờm vàng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc được chỉ định thường có:

  • Thuốc kháng sinh: giúp tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, được dùng trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc chống viêm: giúp giảm sưng viêm ở đường hô hấp, được dùng khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương.
  • Thuốc giảm ho, loãng đờm: thuốc giảm ho giúp ức chế, làm dịu các cơn ho; thuốc loãng đờm giúp giảm tình trạng đờm ứ đọng trong đường hô hấp, từ đó dễ dàng tống chúng ra ngoài

3.2. Phương pháp Đông y

Đông y gọi ho có đờm là khái thấu. Đông y điều trị ho có đờm xanh, đờm vàng không chỉ nhằm giảm triệu chứng mà còn tác động vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh, để bệnh được loại bỏ triệt để. 

Theo quan niệm Đông y, nguyên nhân gây ho là do cơ thể bị nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt tạo nên thể đàm, đảm nhiệt, gây mất cân bằng âm dương và khiến cơ thể tích độc. Để trị bệnh, cần điều dưỡng chính khí cho mạnh, cải thiện Phế, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch. 

Hình ảnh về các bài thuốc Đông y điều trị ho có đờm hiệu quả
Đông y trị ho có đờm từ gốc rễ của bệnh

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị ho có đờm hiệu quả và phổ biến: 

Thanh khí hóa đàm hoàn

  • Công dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, giáng chí, chỉ khoái 
  • Chủ trị: Đàm nhiệt kết ở trong, ho có đờm vàng, chất đặc dính như keo, ho mà không khoan khoái, nôn oẹ, đầy bí ở vùng ngực vùng hoành
  • Thành phần: 12-16g Chế bán hạ, 12-16g Đởm nam tinh, 8-12g Trần bì, 8-12g Hạnh nhân, 8-12g Chỉ thực, 8-12g Hoàng cầm, 8-12g Bạch linh  8-12g Qua lâu nhân
  • Cách dùng: Tán bột, dùng nước Gừng làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g cùng nước nóng. Có thể dùng làm thuốc thang, tùy tình hình bệnh mà gia giảm liều lượng. 

Tam tử dưỡng thân thang  

  • Công dụng: Giáng khí, hóa đàm, bình suyễn 
  • Chủ trị: ho, khó thở, ho có đờm nhiều, tức ngực, ăn kém, rêu lưỡi dày, mạch hoạt  
  • Thành phần: 8-12g La bạc tử, 6-12g Tô tử, 6-8g Bạch giới tử 
  • Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống.

Đình lịch đại táo tả phế thang

  • Công dụng: Tả đàm hành thủy, hạ khí, bình suyễn
  • Chủ trị: Khái nghịch đờm nhiều, khí suyễn, ngực sườn chướng mãn, mắt mặt phù thũng, tiểu ngắn ít
  • Thành phần: 12g Đình lịch tử, 10 quả Đại táo.
  • Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước, chia 2 lần uống

3.3. Phương pháp dân gian

Bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm ho, tiêu đờm hiệu quả được lưu truyền trong dân gian. Các phương pháp này thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm như mật ong, chanh, muối, gừng… Đây cũng là những phương pháp an toàn cả với trẻ nhỏ, có thể áp dụng cho các bé mà không gây tác dụng phụ. 

Mật ong

  • Công dụng: Mật ong có hiệu quả không chỉ cho những cơn ho có đờm lâu ngày mà còn giúp giảm triệu chứng đau họng đáng kể. 
  • Cách làm: Hòa 50ml mật ong vào cốc nước ấm, uống ngày 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.  

Gừng 

  • Công dụng: Gừng có tác dụng trừ lạnh, chữa ho, tiêu đờm, giải độc, giảm đau và chống viêm nên có khả năng sát khuẩn, trị viêm họng, cảm cúm và ho có đờm hiệu quả.
  • Cách làm: Gừng tươi gọt vỏ, giã nát đem đun sôi với nước. Sau đó bỏ xác đi, lấy nước pha với mật ong, uống hằng ngày. 
Hình ảnh về một ly trà gừng kết hợp với chanh
Mẹo dân gian chữa ho có đờm từ các nguyên liệu gần gũi

Chanh và muối:

  • Công dụng: Axit trong chanh có tác dụng long đờm, giảm các cơn ho nhanh chóng và chống lại sự phát triển của vi khuẩn. Muối có tác dụng kháng khuẩn, chống sưng viêm hiệu quả.  
  • Cách làm: Ngậm nước muối loãng mỗi ngày 3-4 lần. Hoặc trước khi đi ngủ ngậm 1 lát chanh cùng vài hạt muối.

Lá Húng chanh (Tần dày lá

  • Công dụng: Lá Húng chanh có vị cay the, mùi thơm, tính ấm và có tác dụng hiệu quả trong điều trị cảm cúm, viêm họng, ho có đờm xanh.
  • Cách làm: Rửa sạch rồi xay nhuyễn 1 nắm lá Húng chanh cùng vài trái Quất (trái Tắc). Thêm một ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy để ăn trong ngày. Kiên trì thực hiện đến khi hết ho có đờm.

Lá Xương sông

  • Công dụng: Nhờ khả năng kháng khuẩn, lá Xương sông được sử dụng phổ biến trong trị viêm họng, ho có đờm
  • Cách làm: Cắt nhỏ 1 nắm lá Xương sông cắt, cho vào một chút mật ong vào rồi đem hấp cách thủy, lấy nước uống trong ngày.

3.4. Biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, thì việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hằng ngày cũng rất quan trọng để giúp việc chữa trị ho có đờm xanh, đờm vàng kéo dài đạt hiệu quả tốt nhất. 

Biện pháp bảo vệ cơ thể

  • Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, diệt trùng, làm sạch cổ họng, giảm ho.
  • Giữ ấm: Giữ ấm cơ thể giúp giảm ho, long đờm. Có thể mặc quần áo ấm, đi tất, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời lạnh.
  • Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang giúp ngăn ngừa tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là khi tiếp xúc với người bị bệnh.
Hình ảnh một người đàn ông và người phụ nữ đang đeo khổ trang để phòng bệnh
Đeo khẩu trang bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh

Chế độ ăn uống

Khi bị ho có đờm xanh, đờm vàng người bệnh cần lưu ý tới các nguyên tắc sau trong chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, uống nhiều nước ấm để giúp làm loãng đờm, giảm ho và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu.

4. Phòng tránh ho có đờm xanh, đờm vàng

Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng ho có đờm xanh, đờm vàng  bằng cách chăm sóc sức khỏe khoa học. Dưới đây là một số biện pháp tham khảo có thể hữu ích:

  • Rèn luyện, nâng cao sức khỏe và đề kháng
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh thường xuyên bổ sung các thực phẩm bổ phổicác món ăn bổ phổi để tăng cường sức khỏe phổi
  • Tiêm vắc xin phòng cúm và các loại vắc xin phòng các bệnh thường gây viêm họng
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ

5. Tổng kết

Đờm xanh và đờm vàng thường là dấu hiệu của các vấn đề đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,… Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của đờm không bình thường như kéo dài hoặc đi kèm với sốt cao, khó thở, ho tức ngực, đau ngực hãy chủ động thăm khám, kiểm tra để sớm điều trị. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông (Hộp 1 chai 280ml) cũng sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp và hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm hiệu quả. Thiên Môn Bổ Phổi là sự phối hợp tuyệt vời của những loại thảo dược như: Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới và Atiso. Với sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược thiên nhiên cùng công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm rất phù hợp với cơ địa của người tiêu dùng Việt Nam.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ điều trị ho có đờm hiệu quả

Đối với trẻ từ 3-10 tuổi, phụ huynh có thể sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em cho bé. Sản phẩm được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con nhờ công dụng giảm ho hiệu quả, hỗ trợ điều trị ho có đờm, ho về đêm, ho lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có tác dụng bổ phổi và nâng cao đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho trẻ em của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em dạng cao lỏng dễ sử dụng cho trẻ từ 3-10 tuổi

Hãy liên hệ ngay với hotline (028)39 808 808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được tư vấn. 

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Ho khạc ra đờm xanh và đờm vàng thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp; đa số các trường hợp là do virus cúm A, virus cúm B, virus Rhinovirus và virus Denovirus gây ra. Các tình trạng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, giãn phế quản và COPD cũng có thể gây ra đờm màu này.

Trả lời: Phụ nữ mang thai khi ho có đờm xanh cần được thăm khám y tế càng sớm càng tốt, bởi đờm xanh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hô hấp, cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Trả lời: Đờm vàng kéo dài hoặc đặc có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Việc phân biệt tình huống và xử lý phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

1. Viêm nhiễm thông thường

 

  • Triệu chứng: Ho có đờm vàng, sốt nhẹ, đau họng, nghẹt mũi.
  • Thời gian: Kéo dài dưới 2 tuần.

Cách xử lý:

  • Uống nhiều nước: Giúp làm loãng đờm và dễ dàng khạc ra ngoài. Nên uống nước ấm để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp làm ẩm không khí, giúp long đờm và dễ thở hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Giúp sát trùng và làm dịu cổ họng. Pha loãng ½ muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm và súc miệng 3-4 lần mỗi ngày.
  • Dùng thuốc không kê đơn: Thuốc ho long đờm có thể giúp làm loãng đờm và dễ dàng khạc ra ngoài. Tham khảo ý kiến dược sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng.
  • Tăng cường sức đề kháng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vitamin C.

2. Tình trạng nghiêm trọng

Triệu chứng: Ho có đờm vàng kéo dài hơn 2 tuần, sốt cao, khó thở, đau ngực, sụt cân, khò khè, thở rít.

Thời gian: Kéo dài hơn 2 tuần.

Cách xử lý:

  • Đi khám bác sĩ: Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp. Có thể cần thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo chỉ định, tái khám định kỳ.
  • Điều trị theo nguyên nhân: Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đờm vàng. Ví dụ:
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Viêm phế quản mãn tính: Sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm.
  • Hen suyễn: Sử dụng thuốc xịt khí dung, thuốc chống viêm.

Lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh hút thuốc lá và tiếp xúc với các chất kích thích khác.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Đờm vàng kéo dài hoặc đặc có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Việc phân biệt tình huống và xử lý phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy chú ý đến các triệu chứng đi kèm và đi khám bác sĩ nếu cần thiết.

Trả lời: Việc nuốt đờm xanh không được khuyến khích, đặc biệt là ở trẻ em, bởi vi khuẩn và tác nhân gây bệnh có thể tiếp tục sinh sôi và gây ra vấn đề nhiễm trùng trong dạ dày và ruột. Việc nuốt đờm thường xuyên còn gây nhợn ở cổ, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, bụng, đau bụng.

Ho khạc, nhổ đờm ngoài sẽ giúp làm làm thông thoáng đường thở đồng thời chất kích thích, chất gây dị ứng và nhiễm trùng cũng được tống ra khỏi cơ thể. 

Việc loại bỏ đờm xanh bằng cách ho hoặc sử dụng kẹo cao su có thể hữu ích hơn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi đường hô hấp mà không cần nuốt phải.

Trả lời: Nếu bạn ho có đờm xanh hoặc vàng kèm theo các triệu chứng như sốt cao trên 38 độ C, khó thở, đau ngực, hoặc tình trạng kéo dài hơn một tuần mà không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trả lời: Ho do cảm lạnh thông thường thường không kéo dài và có thể kèm theo đờm trong hoặc trắng. Nếu đờm có màu xanh lá cây, vàng, hoặc nếu có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, và đau cơ, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Trả lời: Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông, với sự phối hợp các thảo dược như Thiên môn đông, Bạc hà, và Gừng, có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho có đờm, giúp thông thoáng đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trả lời: Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thường xuyên, liên tục thì đây chính là biểu hiệu của viêm đường hô hấp. Các cơn ho có thể đi kèm theo dịch nhầy trắng, xanh hay vàng tùy theo từng trường hợp bệnh lý. Khi dịch chuyển sang màu xanh là trẻ đã bị viêm nhiễm, phụ huynh cần phải đưa ngay con đến cơ sở y tế để thăm khám. 

Trả lời: Đờm xanh và đờm vàng khác nhau về màu sắc, thường biểu hiện mức độ và loại vi khuẩn hoặc tác nhân gây bệnh. 

Đa phần, đờm xanh hay đờm vàng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Ban đầu, đờm sẽ có màu hơi vàng, tương ứng với mức độ nghiêm trọng mà đờm dần chuyển sang xanh.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)