Ho tức ngực là triệu chứng thường gặp ở người đang bị cảm lạnh, cảm cúm,… và sẽ dần biến mất khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch hoặc dạ dày. Để biết rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến ho tức ngực và cách điều trị hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT nhé!
1. Đôi nét về ho tức ngực
Triệu chứng ho là phản ứng của cơ thể khi cổ họng hoặc đường thở bị kích thích bởi tác nhân nào đó. Hay nói cách khác, ho là cơ chế giúp làm sạch phổi và làm thông đường thở bằng cách đẩy dịch nhầy và các chất kích thích ra ngoài giúp chúng ta thở dễ dàng hơn.
Tức ngực là trạng thái người bệnh có cảm giác lồng ngực bị đè nén, nặng nề và gây khó chịu ở vùng ngực hoặc cổ họng. Tức ngực còn đi kèm với những biểu hiện khác như: khó thở, hụt hơi khó thở, tim đập nhanh,…
Khi bị ho tức ngực, bạn sẽ có cảm giác ngực bị thắt chặt hoặc có vật nặng đè nén. Trong một vài trường hợp, ho tức ngực có thể kèm theo các triệu chứng khác như: ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm, khó thở, hụt hơi, co thắt vùng ngực,…
Tham khảo thêm về tình trạng ho lâu ngày tại đây: Khám phá bí quyết chữa ho lâu ngày dành cho người lớn
Thông thường, tình trạng ho tức ngực xảy ra khi bạn đang bị cảm cúm, cảm lạnh,… Sau khi hết bệnh, triệu chứng này sẽ dần được cải thiện và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau tức ngực đi kèm với những cơn ho dai dẳng, ho khan hoặc ho có đờm, nhất là vào buổi sáng mỗi khi thức dậy thì bạn đừng nên chủ quan. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán bệnh chính xác.
Đặc biệt, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải tình trạng ho tức ngực đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng và bất thường như:
- Ho ra máu
- Hít thở khó khăn, thở khò khè
- Nóng sốt, cơ thể ớn lạnh
- Ngực nhói đau đột ngột mà không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, bị suy nhược cơ thể
2. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng Ho tức ngực
Như đã đề cập, tình trạng ho tức ngực sẽ sớm biến mất đối với những người đang mắc cảm cúm, cảm lạnh,… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài đi kèm với những dấu hiệu khác thường, có khả năng là do bạn đang mắc phải các bệnh lý sau đây:
2.1. Bệnh lý phổi
Bệnh lý phổi thường là nghi vấn đầu tiên của bác sĩ khi khám cho người bệnh bị ho tức ngực. Một số bệnh lý phổi gây ra triệu chứng này có thể kể đến:
- Viêm phổi: Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng một hoặc cả hai bên phổi. Người mắc bệnh viêm phổi sẽ bị ho, có thể có đờm và đau tức một hoặc hai bên phổi, cảm giác đau gia tăng khi thở. Ngoài ho tức ngực, bệnh lý này còn có các triệu chứng điển hình như: nóng sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Thuyên tắc phổi: Đây là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ động mạch phổi khiến cho người bệnh bị đau tức ngực. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở một bên ngực hoặc hai bên, thậm chí lan đến hai cánh tay, vai và cổ. Đồng thời, người bệnh có thể bị khó thở, thở nhanh và ngắn, đôi lúc ho và khạc ra máu.
- Tràn dịch màng phổi: Đây là tình trạng khoang màng phổi chứa nhiều nước một cách bất thường. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực sườn lưng, khi ho khan, thở sâu hoặc thay đổi tư thế sẽ càng đau nặng hơn. Lượng dịch tồn đọng trong khoang màng phổi càng nhiều, cảm giác đau càng tăng.
- Lao phổi: Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra và biểu hiện các triệu chứng như: ho có đờm, ho ra máu, khi ho hoặc thở cũng cảm thấy đau. Ho do lao phổi có thể kéo dài hơn 3 tuần, người bệnh ngày càng ho nhiều hơn, kèm theo cơn đau ngực phải hoặc cả hai bên.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Ho tức ngực là một trong những dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh càng nặng thì ho càng nhiều, ho liên tục và khó thở. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng tức ngực, thở khò khè và khạc có đờm.
2.2. Bệnh lý đường hô hấp khác
Ho và tức ngực là hai triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra cùng lúc thì cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp khác như:
- Viêm mũi dị ứng: Đây là bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc mũi bị kích thích bởi các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá,… Các triệu chứng thường thấy ở người bệnh gồm có: chảy nước mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt, hắt xì, ho dai dẳng, đau tức ngực và khó thở.
- Viêm họng mãn tính: Viêm họng mãn tính là biến chứng của bệnh viêm họng cấp tái phát nhiều lần. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở vòm họng kéo dài trên 1 tuần. Viêm họng mãn tính là biến chứng của bệnh viêm họng cấp tái phát nhiều lần hoặc không đáp ứng được các loại thuốc điều trị. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau rát họng, ho dai dẳng, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè.
- Viêm phế quản: Bệnh xảy ra khi ống phế quản bị viêm và tiết ra các chất dịch nhầy gây bít tắc phế quản. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho có đờm và sốt nhẹ.
- Viêm xoang: Đây là tình trạng tắc nghẽn hốc xoang do một hoặc nhiều xoang bị viêm nhiễm. Bệnh này được chia thành 2 thể chính là: viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính. Người bệnh viêm xoang thường xuyên ho có đờm, tức ngực, khó thở cùng với một số triệu chứng kèm theo như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu,…
- Viêm amidan hốc mủ: Viêm amidan hốc mủ thuộc dạng bệnh mãn tính, tái phát thường xuyên dẫn đến hình thành mủ trắng bao quanh amidan, vòm họng hoặc ở các hốc amidan. Người bị viêm amidan hốc mủ đa phần đều do biến chứng từ viêm amidan cấp tính mà không được điều trị đúng cách. Các khối mủ này kích thích cổ họng gây ho có đờm, đồng thời cản trở đường hô hấp gây ra ho tức ngực, thở khò khè hoặc khàn giọng, sốt nhẹ, hôi miệng,…
2.3. Các bệnh lý khác
Bên cạnh các bệnh về đường hô hấp, cơn đau tức ngực khi ho cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như:
- Bệnh dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng gây ho khan, ho nhiều dẫn đến đau tức ngực.
- Bệnh tim mạch: Suy tim khiến cho tim hoạt động bất thường và xuất hiện tình trạng tích tụ chất lỏng từ máu ở trong phổi, làm cho lượng oxy đến phổi bị giảm, gây ra tình trạng tức ngực, khó thở và ho kèm theo sốt, thở dốc, đổ mồ hôi, buồn nôn,… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra biến chứng phù phổi cấp và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
- Chấn thương vùng ngực: Khi vùng ngực gặp các chấn thương như rách cơ, lệch hoặc gãy xương sườn sẽ gây ra cơn đau ngực khi ho. Khi bị chấn thương, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết bầm tím, sưng tấy ở ngực và xuất hiện các triệu chứng hụt hơi, đau khi hắt hơi, ho nhiều hoặc cười.
- Viêm túi mật: Nguyên nhân gây viêm hầu hết là do sỏi mật làm tắc ống dẫn mật khiến mật tích tụ bên trong túi mật. Tình trạng này khiến người bệnh đau dữ dội ở bụng trên bên phải và có thể lan lên vùng ngực phải. Các triệu chứng thường gặp ở người bị viêm túi mật là buồn nôn, sốt, đổ mồ hôi, chán ăn, đau khi chạm vào vùng bụng,…
3. Tổng hợp các cách chẩn đoán Ho tức ngực
Ho tức ngực có thể cảnh báo nhiều bệnh lý, do đó cần thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau đây để xác định chính xác nguyên nhân:
- X-quang ngực: Dựa vào phim chụp X-quang, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương bên trong phổi và phế quản để đưa ra chẩn đoán.
- Xét nghiệm đờm AFB: Đối với phương pháp xét nghiệm AFB, mẫu đờm của người bệnh sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích và xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Cách này thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh lao phổi.
- Đo hô hấp ký: Để xác định đường thở có bị tắc nghẽn hay không, người bệnh được yêu cầu hít thở vào một ống được gắn với máy đo chuyên dụng. Phương pháp này thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh khí phế thủng hoặc bệnh hen suyễn.
- Điện tâm đồ: Đây là phương pháp xác định tình trạng tức ngực có liên quan đến tim hay không dựa vào sự thay đổi của xung điện thể hiện qua điện tâm đồ. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra do bệnh lý tim mạch.
- Siêu âm tim: Tức ngực cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý tim mạch. Sử dụng phương pháp siêu âm sẽ giúp bác sĩ có được những chẩn đoán về tình trạng của tim, đưa ra kết luận triệu chứng tức ngực có phải là dấu hiệu của bệnh tim không và đề xuất phương án điều trị phù hợp.
- Nghiệm pháp gắng sức: Đây là phương pháp thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý về tim thông qua việc xem xét khả năng cung cấp máu của các động mạch chủ nuôi tim có đủ hay không. Nghiệm pháp gắng sức giúp phát hiện triệu chứng tức ngực có liên quan đến tim hay không, nhịp tim có bị rối loạn không,…
- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp ưu việt và chính xác nhất để chẩn đoán các cơn ho tức ngực có liên quan đến các bệnh lý thực quản, dạ dày hay không.
4. Phương pháp điều trị Ho tức ngực
Khi bị ho tức ngực, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan hoặc tự tiện mua thuốc về uống bởi điều này có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Điều cần làm nhất là nên chủ động đến gặp bác sĩ hoặc thầy thuốc để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
4.1. Phương pháp Tây y
Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dựa kết quả chẩn đoán để chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điều trị và làm giảm triệu chứng ho tức ngực phổ biến có thể kể đến như:
- Thuốc trị ho: Dextromethorphan, Terpin Codein,… giúp xoa dịu cơn ho khan, ho dai dẳng.
- Thuốc làm giãn động mạch và tan huyết khối: Verapamil, Captopril, Amlodipin,… giúp làm tan cục máu đông, mở rộng mạch máu và làm giảm triệu chứng ho tức ngực, khó thở kéo dài.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định cho những trường hợp ho tức ngực do mắc các bệnh lý nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn.
- Thuốc tiêm: Talc vô trùng, Tetracycline, Bleomycin,… được sử dụng để tiêm vào màng phổi với tác dụng ngăn cản quá trình chất lỏng tích tụ trong phổi.
Khi sử dụng thuốc Tây điều trị ho tức ngực, bạn cần lưu ý không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc cũng như sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nằm ngoài kê đơn của bác sĩ. Đặc biệt đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc ho để đảm bảo an toàn.
4.2. Phương pháp Đông y
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chữa trị bằng Đông y. Dưới đây là 4 bài thuốc giúp chữa chứng ho tức ngực có hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Bài thuốc số 1:
- Thành phần: 20g Huyền sâm, 20g Sinh địa, 20g Kim ngân hoa, 16g Sa sâm, 16g Mạch môn, 16g Địa cốt bì, 12g Hoàng liên, 6g Thạch xương bồ.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem đi ngâm với nước trong vòng 10 phút rồi mang đi sắc lấy nước thuốc uống. Mỗi ngày sắc một thang, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Thành phần: 1 thau nước sôi, 3 – 5 giọt tinh dầu Bạch đàn.
- Thực hiện: Đem tinh dầu hòa vào trong nước sôi. Sau đó, bạn đưa mặt lại gần thau nước, dùng một tấm khăn trùm kín đầu, hít thở đều đặn để hơi nước làm thông thoáng đường thở và giảm các triệu chứng ho tức ngực, khó thở.
Bài thuốc số 3:
- Thành phần: 20g cỏ Mần trầu, 16g Bồ công anh, 16g Hoàng Bá, 16g Hoàng liên, 16g Sài đất, 16g Kim ngân hoa, 12g Hạnh nhân, 8g Trúc nhự, 6g Bối mẫu.
- Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc và ngâm trong nước 10 phút. Sau đó sắc lấy nước, chia làm 2 phần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 4:
- Thành phần: 20g Bồ công anh, 20g Kim ngân, 20g Sài đất, 20g Tang bạch bì, 16g Kinh giới, 16g cỏ Mần trầu, 8g Hạnh nhân, 8g Trúc nhự.
- Thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang, chia làm 2 hoặc 3 phần uống hết trong ngày.
4.3. Biện pháp hỗ trợ
Triệu chứng ho tức ngực có thể được loại bỏ dứt điểm khi giải quyết được nguyên nhân “gốc rễ”. Song song đó, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp hỗ trợ ngay tại nhà để làm thuyên giảm các triệu chứng nhanh hơn:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước: Cơ thể cần được nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước hơn để giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn ốm. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống các loại trà nóng hay pha nước chanh mật ong để làm dịu đường hô hấp đang bị kích thích.
- Dùng viên ngậm hoặc kẹo ngậm hỗ trợ giảm ho: Ho tức ngực có thể khiến cổ họng bạn khô rát, đau, khó chịu. Do đó, bạn có thể ngậm kẹo hoặc viên ngậm giảm ho nhằm thúc đẩy tiết nước bọt để cổ họng dễ chịu hơn. Đối với trẻ em dưới 4 tuổi cần lưu ý không nên cho ngậm kẹo cứng để tránh trường hợp trẻ bị nghẹn.
- Làm dịu đường thở: Khi bị ho tức ngực kèm theo nghẹt mũi, khó thở,… bạn nên sử dụng thuốc xịt hoặc rửa mũi thường xuyên để mũi được thông thoáng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm cho không khí trong nhà, giúp hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, tắm xông hơi hoặc xông hơi mặt cũng giúp bạn tăng độ ẩm và làm dịu đường thở.
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Thiên Môn Bổ Phổi 280ml dành cho người lớn với công dụng bổ phổi và hỗ trợ giảm ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày, ho gió, ho nhiều về đêm hiệu quả. Với thành phần thảo dược an toàn, lành tính và được sản xuất theo quy trình bào chế khép kín một chiều với công nghệ hiện đại, đây chắc chắn sẽ là sản phẩm bạn không thể bỏ qua khi bị ho tức ngực. Đối với trẻ từ 3 – 11 tuổi có thể sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi 90ml dành cho trẻ em.
5. Phòng ngừa tình trạng ho tức ngực
Ho tức ngực thường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng. Do đó, bạn có thể phòng tránh triệu chứng này bằng cách:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, mùi hóa chất,…
- Dùng khuỷu tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Cai thuốc lá (nếu có hút) và tránh để cơ thể hít khói thuốc thụ động.
- Tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc-xin được khuyến nghị, ví dụ như vắc-xin ngừa cúm.
- Bổ sung vào chế độ ăn uống những thực phẩm bổ phổi và món ăn bổ phổi để tăng cường sức đề kháng.
6. Tổng kết thông tin về Ho tức ngực
Ho tức ngực là một triệu chứng khá phổ biến và dễ dàng gặp phải ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết được nguyên nhân cụ thể gây ho tức ngực. Chính vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc thầy thuốc để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc uống để tránh tình trạng bệnh trở nặng.
Bên cạnh các biện pháp chữa trị theo phương pháp Tây y hoặc Đông y, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ cải thiện những cơn ho tức ngực nhanh chóng hơn. Và một trong số đó là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông (trẻ từ 3 – 11 tuổi có thể sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi 90ml).
Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần cũng như cách kết hợp các dược liệu với nhau để phát huy hiệu quả công dụng bổ phổi và hỗ trợ giảm ho. Quá trình bào chế, sản xuất, khử trùng và đóng gói sản phẩm được thực hiện tại 2 nhà máy đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng nhé!
Để được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, bạn có thể gửi yêu cầu về email info@binhdong.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.