Ho gió là tình trạng ho thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh. Ban đầu, ho gió không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng ho kéo dài lâu ngày không khỏi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT tìm hiểu các thông tin chi tiết về ho gió cũng như cách phòng ngừa và điều trị qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về ho gió
Ho là phản xạ tống dị vật ra ngoài đường thở, có thể kèm theo đờm, nhầy hoặc không. Tùy vào đặc điểm của cơn ho mà người ta chia thành ho gió, ho khan, ho đờm,…
Ho gió là tình trạng ho dai dẳng, xảy ra khi thời tiết trở lạnh hoặc thay đổi thất thường. Ho gió không phải là bệnh nguy hiểm, đây chỉ là phản ứng của cơ thể trước ảnh hưởng từ môi trường hoặc thời tiết bên ngoài. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, ho gió có thể làm đường hô hấp bị tổn thương và làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp khác, nhất là phổi.
Thông thường, ho được chia thành 3 loại như sau:
- Cấp tính (dưới 3 tuần).
- Bán cấp (3-8 tuần).
- Mãn tính (trên 8 tuần)
Trong đó, tình trạng ho gió thường kéo dài dai dẳng trên 3 tuần.
Ho gió có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người già. Nguyên nhân là do hệ hô hấp của trẻ và người cao tuổi chưa thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường.
2. Triệu chứng của ho gió
Tình trạng ho gió thường được biểu hiện qua nhiều triệu chứng như:
- Ho không có đờm hoặc chất dịch ở cổ họng
- Đau vùng ngực do ho nhiều
- Chóng mặt, đau đầu do ho nhiều, liên tục.
- Cơ thể mỏi mệt, thiếu năng lượng, ăn không ngon.
- Cổ họng đau rát, khản tiếng.
Đặc biệt, khi người bệnh có các triệu chứng sau, cần đến bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Ho dai dẳng, kéo dài hơn 4 tuần.
- Ho khan kèm theo đau ngực, khó thở.
- Bị chóng mặt, nhức đầu nhiều.
- Ho ra máu.
3. Nguyên nhân dẫn đến ho gió
Tình trạng ho gió xuất hiện không chỉ bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường tác động mà còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên. Hiểu rõ về các nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có cách phòng tránh và đối phó hiệu quả với tình trạng khó chịu này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ho gió:
Yếu tố bên ngoài:
- Môi trường ô nhiễm: Vi khuẩn, virus, khói bụi,… từ môi trường chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ho gió.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi khiến con người chưa kịp thích nghi, đặc biệt khi trời chuyển lạnh rất dễ gây nên tình trạng ho gió.
Yếu tố bệnh lý:
- Cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang,…: Bệnh nhân vốn đã mắc các bệnh lý này sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ho và viêm họng.
- Trào ngược dạ dày: Hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến hiện tượng bị sặc, gây ho.
Nguyên nhân khác:
- Dị ứng thức ăn (trứng, sữa, hải sản,…): Đây là các chất xúc tác khiến người bệnh bị ho, sưng vòm họng.
- Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc sẽ làm các chất độc hại trong khói thuốc đi vào phổi gây ho.
4. Phương pháp điều trị ho gió
Có nhiều cách để điều trị ho gió, các phương pháp phổ biến nhất là áp dụng Tây y, Đông y và phương pháp dân gian. Cùng tìm hiểu về các cách điều trị hiệu quả ho gió ngay dưới đây:
4.1. Phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc Tây để chữa ho gió là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng. Các loại thuốc Tây trị ho gió chủ yếu là thuốc giảm ho, kháng sinh, kháng viêm.
- Thuốc giảm ho: Thuốc giảm ho sẽ làm ức chế cơn ho nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm ho như Codein, Dextromethorphan, Pholcodine… Lưu ý, các loại thuốc này không dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc chuyên dùng cho ho do dị ứng, kích ứng với tác dụng làm dịu, giảm ho và an thần. Các loại thuốc thường dùng như Alimemazin, Chlopheniramin, Diphenhydramin,… dễ gây buồn ngủ nên không dùng chongười thực hiện những công việc cần sự tập trung cao như lái xe, lái máy bay, vận hành máy móc,…
- Các thuốc ức chế phản xạ ho như Benzonatate, Lidocain, Menthol,…
Lưu ý: Thuốc Tây trị ho gió cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chẩn đoán hoặc tự ý tăng liều quá quy định.
4.2. Phương pháp Đông y
Theo Đông y, ho được cho là do cơ thể bị nhiễm phong nhiệt, phong hàn, tích tụ độc tố, mất cân bằng âm dương. Vì vậy, các bài thuốc Đông y chữa ho gió là tập trung vào bổ phế, làm mạnh chính khí, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của người bệnh. Các bài thuốc thường có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính cho người dùng.
Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các thầy thuốc Đông y sẽ đưa ra phương thuốc và định lượng phù hợp
Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y thường dùng để chữa ho gió hiệu quả:
Ôn phế tán
- Tác dụng: chỉ ho hàn, hóa đàm, bổ hỏa
- Nguyên liệu: 160g Bạch phục linh, 160g Can khương (bào), 160g Chích thảo, 160g Ngũ vị tử, 80g Tế tân.
- Thực hiện: Tán thành bột. Ngày uống 8g.
Xạ can ma hoàng thang
- Tác dụng: ôn phế chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn
- Nguyên liệu: 12g Xạ Can, 12g Ma hoàng, 12g Tử uyển, 12g Khoản đông hoa, 12g Sinh khương, 12g Bán hạ, 6g Ngũ vị tử, 4g Tế tân, 3 quả Đại táo.
- Thực hiện: Sắc thành nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Hạnh tô tán
- Tác dụng: hóa đàm hàn, ôn phế chỉ ho
- Nguyên liệu: 12-16g Bạch linh, 8-12g Hạnh nhân, 8-12g Tiền hồ, 8-12g Cát cánh, 6-12g Chế Bán hạ, 6-8g Chỉ xác, 6-8g Tô diệp, 4-6g Quất bì, 4g Cam thảo, 3 lát Gừng tươi, 2 quả Đại táo.
- Thực hiện: Sắc thành nước uống hàng ngày.
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể tiết kiệm thời gian, công sức bằng cách dùng sản phẩm hỗ trợ. Nổi bật và hiệu quả trên thị trường hiện nay chính là sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml dành cho người lớn và Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em 90ml dành cho trẻ từ 3-10 tuổi của Dược Bình Đông. Đây là những sản phẩm kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam kết hợp các bài thuốc Đông y, với thành phần lành tính, có công dụng hỗ trợ giảm ho hiệu quả.
4.3. Phương pháp dân gian
Nếu vừa mới chớm ho, hoặc chỉ ho nhẹ, bạn có thể sử dụng các biện pháp dân gian tại nhà như dùng gừng, hẹ, mật ong,… Các phương pháp này sẽ giúp bạn giảm ho hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.
- Mật ong ngâm quất (tắc): Pha mật ong ngâm quất vào 500ml nước ấm. Cho trẻ uống hàng ngày, ngày dùng 3 – 4/ lần. Đối với người lớn chỉ nên pha với 70ml nước ấm và dùng 3 – 4 lần/ ngày. Đối với những người bị đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu không nên dùng công thức này.
- Mật ong và tỏi: Nghiền tỏi nát và trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Sau đó đem hỗn hợp chưng cách thủy trong 15 – 20 phút với lửa nhỏ. Chắt lấy nước để uống trong 2 ngày, 3 lần/ ngày, mỗi ngày 2 muỗng cà phê.
- Lá húng chanh: Đem rửa sạch một nắm lá húng chanh, rồi cho vào máy xay chung với 5 quả quất (tắc). Bỏ thêm chút đường phèn và hấp cách thủy hỗn hợp trong 20 phút. Dùng ngày 2 lần cho đến khi hết ho thì ngưng.
- Lá hẹ: Đem 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, thái nhỏ, bỏ thêm đường phèn và hấp cách thủy 20 phút với lửa nhỏ. Sau đó đem ra dùng ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày.
5. Phòng tránh ho gió
Ho gió làm cơ thể mệt mỏi, quan trọng hơn, nếu ho lâu ngày không khỏi và không được điều trị sớm sẽ làm tổn thương đường hô hấp, tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, việc bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh ho gió là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh mà Dược Bình Đông gửi đến bạn:
- Ăn mặc ấm áp, giữ cơ thể ấm, đặc biệt giữ ấm phần cổ họng vào mùa đông lạnh.
- Tắm rửa và vệ sinh cá nhân bằng nước ấm, tránh tắm đêm.
- Thường xuyên đánh răng súc miệng và giữ cổ họng sạch sẽ.
- Uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh và ăn đồ lạnh như đá, kem,… vào mùa lạnh, hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước và bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi, ăn nhiều rau củ, ăn các món ăn giúp bổ phổi để bổ sung nhiều Vitamin C.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, tập thở sâu.
- Bỏ các thói quen tiêu cực như hút thuốc lá, uống rượu bia để bảo vệ lá phổi khỏe mạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị ho, nếu có tiếp xúc người bệnh thì phải đeo khẩu trang và rửa tay với xà bông sát khuẩn.
6. Tổng kết
Trên đây là các thông tin về triệu chứng của ho gió cũng như các bài thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Ho gió tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mọi người nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe để phòng tránh tình trạng ho gió này.
Để chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và phòng tránh ho gió, các bạn có thể sử dụng sản phẩm của Dược Bình Đông là Thiên Môn Bổ Phổi 280ml và Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em 90ml. Đây là những sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi được kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam kết hợp với những vị thuốc Đông Y như: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Kinh giới, Bạc hà, Gừng, Bách bộ, Tang bạch bì và Atiso giúp bổ phổi, giảm ho hiệu quả. Sản phẩm có tác dụng làm giảm các triệu chứng ho khan, ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho nhiều về đêm, viêm họng, viêm phế quản,… Với thành phần thảo dược cực kỳ an toàn và lành tính, người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này để bảo vệ lá phổi của mình.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi, bạn có thể liên hệ qua hotline (028)39 808 808. Hoặc truy cập vào website để được tư vấn và giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất!