Nước tiểu đục là một trong những biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề ở đường tiết niệu. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng nước tiểu đục? Phương pháp điều trị và cách phòng tránh như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin chi tiết do Công ty Đông y Dược Bình Đông cung cấp trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về nước tiểu đục
Nước tiểu là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động của thận, bao gồm lọc cầu thận, tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu và bài tiết chất thải từ máu vào ống thận. Màu nước tiểu của người khỏe mạnh thường sẽ có màu rơm nhạt, vàng mật ong hoặc không có màu.
Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, nước tiểu bị đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có thể kèm theo thay đổi màu sắc như sẫm màu, vàng nâu, nâu đỏ, nâu đen hay có mà xá xị. Thì đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe mà bạn cần quan tâm. Tình trạng nước tiểu đục có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
Nước tiểu bị đục thường là do có chứa một số chất và có thể phân thành 3 loại sau đây:
- Tiểu phosphate: Là tình trạng nước tiểu đục như nước vo gạo do có chứa nhiều phosphate. Khi để nước tiểu lắng đọng lại, bạn sẽ thấy có cặn xuất hiện giống như cặn vôi.
- Tiểu mủ: Là tình trạng nước tiểu đục do có chứa mủ – được sinh ra từ sự viêm nhiễm đường tiết niệu như bệnh lậu, nhiễm Chlamydia, hoặc lao thận, sỏi thận, thận ứ mủ,… Ngoài ra, có một số triệu chứng đi kèm khác như đi tiểu buốt, tiểu rắt, sốt và đau ở vùng hông lưng.
- Tiểu dưỡng chấp: Là tình trạng nước tiểu đục như sữa và nước tiểu có váng mỡ do trong nước tiểu có chứa dưỡng chấp. Dịch dưỡng chấp này (thành phần chính là lipid) bị rò rỉ từ hệ thống bạch huyết vào đường tiết niệu và tồn đọng trong nước tiểu. Nước tiểu chứa dưỡng chấp khi để lắng sẽ có mảng keo giống như mỡ đông hoặc váng sữa.
Lưu ý, khi nước tiểu đục có kèm theo các triệu chứng như sốt, đau ở vùng hông lưng, có thể là bạn đang bị viêm nhiễm, sinh mủ trong hệ tiết niệu hoặc đường sinh dục. Do đó, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu đục
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu đục, trong đó có cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Khi xuất hiện tình trạng nước tiểu đục, có thể bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý sau đây:
- Vấn đề tại thận: Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc chất thải trong máu và bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Do đó, khi thận bị viêm nhiễm, sỏi thận hoặc suy thận sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng lọc chất thải, có thể khiến nước tiểu đục. Đồng thời, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng đi kèm như đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm, chân tay run, mỏi gối, đau lưng, răng yếu, xương khớp thoái hóa, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên…
- Vấn đề tại bàng quang và niệu đạo: Bàng quang và niệu đạo là hai cơ quan rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm khuẩn khiến dịch mủ hòa lẫn với nước tiểu gây ra tình trạng nước tiểu đục, đi kèm với một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau và nóng rát mỗi lần đi tiểu,…
- Các bệnh lý khác: Nước tiểu đục còn có thể do mắc phải các bệnh như đái tháo đường, viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, Chlamydia…
2.2. Nguyên nhân sinh lý
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, tình trạng nước tiểu đục còn có thể do nguyên nhân sinh lý như mất nước, uống thuốc hoặc chế độ ăn uống. Cụ thể như sau:
- Mất nước: Khi bị mất nước, cơ thể sẽ không đủ nước để lọc các chất bên trong đường tiết niệu, khiến nước tiểu bị đục hoặc đổi màu.
- Thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc sỏi thận; các loại vitamin như vitamin B, vitamin C,… cũng có thể gây ra tình trạng nước tiểu đục (có thể kèm cặn trắng).
- Chế độ ăn uống: Bên cạnh các loại thuốc thì việc ăn các loại thực phẩm như sữa, rượu, nước cam, củ cải đường và măng tây cũng khiến nước tiểu đục. Bên cạnh đó, việc ăn các món ăn nhiều thịt, gia vị hoặc có chứa nhiều dầu cũng khiến nước tiểu của bị đục và nặng mùi (mùi hôi).
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu đục
Khi gặp phải tình trạng nước tiểu đục thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù hợp.
3.1. Chẩn đoán nước tiểu đục
Khi đi khám, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin về triệu chứng, bệnh sử của mình để cung cấp cho các bác sĩ. Ngoài ra, 1 số chỉ định sẽ được bác sĩ đưa ra nhằm xác định chính các nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu đục:
Xét nghiệm máu: Nhằm định lượng nồng độ creatinin trong máu, từ đó tính được độ lọc cầu thận dựa vào chỉ số creatinin trong máu. Nếu kết quả >90mL/phút/1,73m2, chứng tỏ thận của bạn khỏe mạnh, nếu thấp hơn thì bạn có nguy cơ mắc CKD ( bệnh thận mạn).
Xét nghiệm nước tiểu: Cho phép đánh giá tình trạng hoạt động của thận thông qua các chỉ số albumin, creatinin, hồng cầu và protein trong nước tiểu. Một số phương pháp xét nghiệm nước tiểu có thể được chỉ định:
- Trực quan: Nhận ra những bất thường thông qua quan sát như nước tiểu đục, có bọt, có lẫn máu,…
- Que thử: Xác định lượng chất hóa học có trong nước tiểu
Kính hiển vi: Phát hiện được các loại vi khuẩn, vi trùng, mảnh tế bào, chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu,… có trong nước tiểu.
Các xét nghiệm khác: Đôi khi các xét nghiệm khác như siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính,… cũng được thực hiện để đánh giá mức độ tổn thương của thận.
3.2. Điều trị nước tiểu đục
Tùy thuộc vào các kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu đục là gì mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể cho bạn. Sau đây là một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định khi bị nước tiểu đục:
- Do sinh lý: Nếu nguyên nhân gây ra nước tiểu đục là do mất nước và chế độ ăn uống thì bạn sẽ được yêu cầu uống nhiều nước hơn và thay đổi khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng nước tiểu đục.
- Do bệnh lý: Tùy theo kết quả chẩn đoán, bạn mắc phải bệnh gì (nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, STI, viêm âm hộ, âm đạo…) mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) hay ngoại khoa (áp dụng phẫu thuật).
Lưu ý: Để điều trị tình trạng nước tiểu đục an toàn và có kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc, lượng thuốc để tránh những tác hại khôn lường.
4. Phòng tránh tình trạng nước tiểu đục
Để ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đục cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Uống đủ nước: Đảm bảo tiêu thụ đủ lượng nước hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tăng cường hoạt động của thận, giúp việc đào thải chất cặn và độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn.
- Ăn uống lành mạnh: Thiết lập chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đủ lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể nâng cao sức khỏe miễn dịch.
- Tập luyện vừa sức: Việc duy trì một chế độ tập luyện vừa sức, thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe toàn diện, hạn chế mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh: Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, chỉ có một bạn tình, tránh các hoạt động tình dục thô bạo sẽ giúp hạn chế mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân theo y học cổ truyền, nước tiểu đục là do thấp nhiệt ứ đọng ở bàng quang và chức năng thanh lọc của thận bị rối loạn. Do đó, việc áp dụng 1 số biện pháp bổ thận để cải thiện và nâng cao chức năng thận là điều cần thiết.
- Sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận chứa thành phần thảo dược tự nhiên có thể hỗ trợ chức năng thận, cải thiện các triệu chứng của suy giảm chức năng thận.
- Thức uống giúp bổ thận từ thảo dược tại nhà: Các loại thảo dược tự nhiên đa số là an toàn, lành tính. Một số loại nước bổ thận từ thảo dược phổ biến mà bạn có thể tham khảo sử dụng như: Râu ngô, Trà xanh, Trà kỷ tử, Nhân Trần, Trà Ích trí nhân, Cà phê, Đỗ trọng…
- Thức ăn giúp bổ thận: Phương pháp bổ thận qua các món ăn không chỉ đơn giản mà còn vô cùng hiệu quả. Để duy trì sức khỏe thận, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như: Cá béo, lương, lòng trắng trứng, chuối, việt quất, bơ,…
Đọc ngay: Thực phẩm (Món ăn, Thức uống, Trái cây) bổ thận cần bổ sung vào thực đơn
5. Tổng kết
Nước tiểu đục là hiện tượng báo động cơ thể bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề như thận yếu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để phòng tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, vệ sinh thân thể sạch sẽ và sử dụng các loại thảo dược bổ thận.
Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ hiện đại. Các sản phẩm của Dược Bình Đông được người dùng đánh giá cao về khả năng cải thiện và nâng cao sức khỏe khi sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm của công ty, vui lòng liên hệ số hotline (028) 39 808 808 để được tư vấn chi tiết và đặt hàng sớm nhất.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Nước tiểu màu nâu là bệnh gì? Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không nên chủ quan
- Cách chữa nước tiểu có váng? Phương pháp bồi bổ thận bảo vệ đường tiết niệu
- Nước tiểu màu hồng là bị gì? Những bệnh lý liên quan và cách điều trị tại nhà
- Cách điều trị nước tiểu có cặn: Phương pháp dưỡng thận bảo vệ đường tiết niệu
- Tại sao nước tiểu có mùi hôi khó chịu? Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị
- Nước tiểu có bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Phòng tránh
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Nước tiểu đục là tình trạng nước tiểu không trong suốt, nước tiểu bị đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có thể kèm theo thay đổi màu sắc như sẫm màu, vàng nâu, nâu đỏ, nâu đen hay có mà xá xị. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, từ nhiễm trùng đường tiết niệu đến sỏi thận, lao thận, đái tháo đường, viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, Chlamydia…
Trả lời: Để ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đục cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Uống đủ nước: Đảm bảo tiêu thụ đủ lượng nước hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tăng cường hoạt động của thận, giúp việc đào thải chất cặn và độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn.
- Ăn uống lành mạnh: Thiết lập chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đủ lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể nâng cao sức khỏe miễn dịch.
- Tập luyện vừa sức: Việc duy trì một chế độ tập luyện vừa sức, thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe toàn diện, hạn chế mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh: Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, chỉ có một bạn tình, tránh các hoạt động tình dục thô bạo sẽ giúp hạn chế mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trả lời: Trong một số trường hợp, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ có thể không phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ, ăn một số loại thực phẩm như củ dền hoặc quả việt quất có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.
Tuy nhiên, Nước tiểu đục có màu hồng hoặc đỏ cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nước tiểu màu hồng hoặc đỏ. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây viêm nhiễm, dẫn đến máu xuất hiện trong nước tiểu.
- Sỏi thận: Sỏi thận là những tinh thể nhỏ hình thành trong thận và có thể gây đau đớn khi di chuyển qua đường tiết niệu. Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của sỏi thận.
- Ung thư: Máu trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư thận. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân ít phổ biến hơn.
- Nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trả lời: Nước tiểu có mùi hôi có thể là cảnh báo tình trạng cơ thể đà bị mất nước. Khi mất nước, nước tiểu sẽ cô đặc hơn, màu đậm hơn và mùi hôi hơn.
Đồng thời, nước tiểu có mùi hỗi cũng là dấu hiện của nhiều bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nước tiểu đục và có mùi hôi. UTI có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
- Sỏi thận: Sỏi thận là những tinh thể khoáng chất hình thành trong thận. Chúng có thể gây đau đớn khi di chuyển qua đường tiết niệu và có thể khiến nước tiểu có mùi hôi.
- Bệnh lý ở ruột: Các bệnh lý ở ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột hoặc chấn thương do phẫu thuật có thể gây rò bàng quang, dẫn đến nước tiểu có mùi hôi.
Nếu bạn có nước tiểu đục và có mùi hôi, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trả lời: Nước tiểu đục kèm đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác. Các bệnh lý thường gặp bao gồm:
- Sỏi thận: Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến nhiễm trùng và làm nước tiểu đục. Triệu chứng điển hình là đau dữ dội ở vùng hông lưng, đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, sốt, ớn lạnh.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến nước tiểu đục, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Nhiễm trùng thận: Bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp y tế ngay lập tức. Triệu chứng bao gồm nước tiểu đục, đau lưng dữ dội, sốt cao, buồn nôn, nôn.
- Bệnh lý khác ở thận: Các bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận cũng có thể gây nước tiểu đục và đau lưng.