Tìm kiếm

Top 9 cây thuốc bổ thận, tăng cường chức năng thận phòng ngừa thận yếu

Hình ảnh về cây thuốc bổ thận phá cố chỉ

Theo Y học cổ truyền, Thận là một tạng đặc biệt quan trọng của cơ thể. Tạng Thận được xem là gốc rễ của sự sống, là nền móng của sự di truyền, ảnh hưởng và chi phối hoạt động, chức năng của các tạng phủ khác. Khi Thận suy yếu có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe như đau vùng thắt lưng, mỏi khớp gối, tiểu đêm nhiều lần, chức năng sinh lý giảm… Chính vì thế, nhu cầu bổ thận, chăm sóc sức khỏe thận ngày càng được quan tâm. Dưới đây là thông tin sơ lược của 9 cây thuốc bổ thận thông dụng mà bạn có thể tham khảo. Hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi nội dung dưới đây và tìm hiểu nhé.

1. Tìm hiểu về bổ Thận

Khái niệm tạng Thận trong Y học cổ truyền không chỉ là 2 quả thận trong giải phẫu, chúng còn bao gồm chức năng sinh dục, tiết niệu, nội tiết, xương cốt, huyết dịch và cả hệ thần kinh.

Theo Lục tiết tạng tượng luận (Tố Vân), Thận được xem là một tạng quan trọng, chính là nguồn gốc sự sống của con người. 

Hình ảnh người đàn ông đang bị đau lưng
Thận được coi là một tạng quan trọng, là nguồn gốc sự sống của con người

Vai trò của tạng Thận đối với cơ thể

Trong Y học cổ truyền, Thận thuộc hành Thủy, được xem là gốc của tiên thiên (di truyền, huyết thống). Thận khai khiếu ra tai và nhị âm (hậu môn, lỗ tiểu), vinh nhuận ra răng, tóc.

Tạng Thận gồm 2 phần: Thận âm (Thận thủy) bao gồm Thận tinh; Thận dương (Thận hỏa) bao gồm Thận khí.

  • Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống: Thận là cơ quan quyết định sự phát triển của cơ thể như sức sống, di truyền cho thế hệ sau.
  • Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể: Thận tàng trữ tinh túy của cơ thể, bao gồm tinh tiên thiên (là tinh sinh dục, là hệ thống gen di truyền) và tinh hậu thiên (dưỡng chất nuôi cơ thể được nạp vào từ thức ăn).
  • Thận chủ thủy: Thận cai quản và phân bố thủy dịch trong cơ thể. Thận đưa nước được hấp thu từ đồ ăn thức uống phân bố đến toàn cơ thể, đồng thời bài tiết nước ra ngoài.
  • Thận chủ hỏa: Thận là nguồn nhiệt, nguồn năng lượng của cơ thể.
  • Thận chủ nạp khí: Phế hít vào không khí và lượng khí này được giữ lại ở Thận hay còn gọi là sự nạp khí của Thận.
  • Thận chủ kỹ xảo, tăng cường chi quan: Tất cả sự mạnh mẽ, khả năng thực hiện các động tác khéo léo của con người là do Thận làm chủ.
  • Thận chủ về xương, tuỷ, thông với não và vinh nhuận ra tóc: Tinh được tàng trữ ở Thận sinh ra tủy. Tủy vào xương để nuôi dưỡng xương khỏe mạnh; tủy ở cột sống lên não giúp não phát triển. Tinh còn sinh ra huyết, mà tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết và được huyết nuôi dưỡng. Vì thế, Thận chính là căn nguyên sinh ra tóc.
  • Thận khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm: Thận nuôi dưỡng tai, đảm bảo chức năng của tai hoạt động tốt. Thận chủ khí hóa nước bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân, nên có thể nói Thận chủ tiền âm (lỗ tiểu) và hậu âm (hậu môn).
  • Thận giữ chức năng bế tàng: Chức năng bế tàng của Thận bị rối loạn sẽ dẫn đến các hiện tượng hư thoát, thải tiết quá mức. 

Ngoài ra cùng theo thuyết ngũ hành trong Y học cổ truyền, Thận thuỷ sinh ra Can mộc và khắc Tâm hoả, đồng thời có quan hệ biểu lý với bàng quang.

Khi nào cần bổ Thận?

Thông thường, khi Thận hư yếu, chức năng Thận suy giảm, các biểu hiện sẽ xuất hiện từ từ, kéo dài mà không rầm rộ, dữ dội.

Một số triệu chứng khi Thận suy yếu mà ta có thể nhận biết là: 

  • Hoa mắt chóng mặt, ù tai, bệnh thiếu máu, cơ thể thiếu sức sống và suy yếu.
  • Mỏi gối, đau lưng, chân tay run.
  • Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, phù, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Chức năng sinh dục suy giảm với những biểu hiện như giảm ham muốn, mộng tinh, di tinh, liệt dương,…

Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả tâm lý và sự tự tin của người bệnh, đặc biệt là nam giới.

“Hư thì bổ, thực thì tả” là 1 trong những nguyên tắc điều trị cơ bản của Y học cổ truyền. Vì thế, khi Thận hư suy thì cần phải sử dụng các phương pháp bổ thận hợp lý và kịp thời để cải thiện và tăng cường chức năng tạng Thận.

2. Công dụng của cây thuốc nam trong bổ Thận

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới, có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để nhiều loài dược liệu sinh trưởng và phát triển. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết tận dụng nguồn dược liệu trù phú của đất nước để phòng và bệnh trị bệnh. Câu nói “Nam dược trị Nam nhân” của đại danh y Tuệ Tĩnh vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ.

Lương y Ngô Viết Tài – người nghiên cứu về các cây thuốc nam cho biết, có rất nhiều cây thuốc nam tạo thành các bài thuốc dân tộc hay và quý, giúp cải thiện sức khỏe nói chung và bổ thận nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng các cây thuốc nam trong bổ thận cũng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà người dùng cần cân nhắc. Sau đây, Dược Bình Đông muốn chia sẻ đến bạn một số ưu, nhược điểm khi sử dụng cây thuốc nam bổ thận: 

Ưu điểm

  • Sử dụng nguồn thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ ngay cả khi người bệnh sử dụng lâu dài.
  • Hạn chế lạm dụng các loại thuốc Tây.
  • Nguồn nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, giá thành không cao.
  • Phương pháp sử dụng rất đơn giản và có thể được sử dụng ở nhà.

Nhược điểm

  • Kết quả chậm và người bệnh cần kiên trì mới thấy rõ kết quả.
  • Hiệu quả còn tùy thuộc vào tác dụng của cây thuốc nam đối với cơ thể mỗi người.
  • Độ an toàn của nhiều bài thuốc vẫn rất khó kiểm chứng.

3. 9 cây thuốc bổ thận hiệu quả và phổ biến

Hiện nay, việc sử dụng những cây thuốc bổ thận là biện pháp đã được nhiều người lựa chọn bên cạnh những loại thực phẩm chức năng hay thuốc Tây. Một vài lý do giải thích cho giải pháp này được ưa chuộng đó là sự an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả tốt.  Bạn đọc hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi 9 cây thuốc bổ thận hiệu quả và phổ biến ngay dưới đây nhé.

3.1. Hoài sơn

Hoài sơn (Tuber Dioscorea persimilis) là vị thuốc được chế biến từ cây Hoài Sơn, hay còn được gọi là cây Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Hoài sơn được biết đến với một số đặc điểm trong Đông y như:

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình
  • Quy kinh: Tỳ, Vị, Phế, Thận
  • Công năng: Kiện tỳ ích khí, ích tinh sáp niệu, bổ phế cố thận. 
  • Chủ trị: Chữa các chứng thận hư, phế hư, tỳ hư với một số triệu chứng như chán ăn mệt mỏi, chậm tiêu, gầy còm mỏi mệt, tiêu chảy, di tinh liệt dương, ho lâu ngày không khỏi, tiểu rắt, tiểu ít, đái tháo đường, đới hạ (huyết trắng),…
Hình ảnh về vị thuốc bổ thận hoài sơn
Vị thuốc bổ thận Hoài sơn

Bài thuốc Thang Bí nguyên từ Hoài sơn giúp ích Thận cố tinh:

  • Thành phần: 12g Hoài sơn, 12g Đảng sâm, 12g Bạch truật, 12g Phục linh, 12g Khiếm thực, 12g Táo nhân, 12g Kim anh tử, 6g Viễn chí, 6g Ngũ vị tử, 6g Cam thảo. 
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên lấy nước uống

3.2. Thục địa

Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) là thân rễ phơi/ sấy khô đã được chế biến bằng cách đồ, nấu chín của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn)), thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Thục địa được biết đến với một số đặc điểm trong Đông y như sau: 

  • Tính vị: Vị ngọt, tính ôn 
  • Quy kinh: Can, Thận, Tâm
  • Công dụng: Tư âm, bổ thận, bổ huyết, ích tinh tủy
  • Chủ trị: Huyết hư, rong huyết, kinh nguyệt không đều; Can Thận âm hư dẫn đến thắt lưng, đầu gối yếu mỏi, di tinh, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm; các trường hợp táo bón, ù tai, chóng mặt, mắt mờ; âm hư gây ho suyễn, đánh trống ngực hồi hộp, háo khát.
Hình ảnh về cây thuốc thục địa
Thục địa giúp bổ thận tư âm, bổ huyết, ích tinh tủy

Bài thuốc từ Thục địa giúp bổ thận sinh tinh cho nam giới: 

  • Thành phần: 100g Thục địa, 50g Nhục thung dung, 100g Huỳnh tinh, 50g Kỷ tử, 50g Sinh địa, 50g Dâm dương hoắc, 40g Hắc táo nhân, 50g Quy đầu, 30g Cam cúc hoa, 40g Cốt toái bổ, 40g Xuyên tục đoạn, 40g Xuyên ngưu tất, 40g Nhân sâm, 50g Bắc kỳ, 50g Phòng đảng sâm, 500g Đỗ trọng, 40g Đảng sâm, 20g Trần bì, 30 quả Đại táo, 40g Lộc giác giao.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc trên ngâm rượu uống

Bài thuốc Lục vị hoàn từ Thục địa giúp tư âm bổ can thận: 

  • Thành phần: 800g Thục địa, 400g Sơn thù, 400g Sơn dược, 300g Trạch tả, 300g Phục linh, 300g Đan bì.
  • Cách dùng: Sao giòn các vị thuốc trên (trừ Thục địa) rồi tán mịn. Thục địa thì đem nghiền tinh trộn đều cùng bột thuốc và mật chưng để hoàn viên. Uống mỗi lần 20g, ngày 3 lần và uống xa bữa ăn.

3.3. Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) là phần rễ củ đã phơi/sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson.),  thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Theo Đông y, Hà thủ ô có một số đặc điểm:

  • Tính vị: Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi ôn
  • Quy kinh: Can, Thận. 
  • Công năng: Bổ Can Thận, nhuận tràng thông tiện, dưỡng huyết bổ âm giải độc.
  • Chủ trị: Dùng cho các trường hợp Can Thận âm hư, di tinh, huyết hư, huyết trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối, điếc tai, đau đầu chóng mặt hoa mắt, râu tóc bạc sớm, táo bón, trĩ xuất huyết, bệnh mạch vành, lao hạch, sốt rét, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao,…
Hình ảnh về vị thuốc hà thủ ô
Hà thủ ô là phần rễ củ đã phơi/sấy khô của cây Hà thủ ô

Bài thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn từ Hà thủ ô giúp ích thận, cố tinh:

  • Thành phần: 20g Hà thủ ô chế, 12g Bạch linh, 12g Ngưu tất, 12g Đương quy, 12g Thỏ ty tử, 12g Phá cố chỉ, 12g Câu kỷ tử. 
  • Cách dùng: Tán tất cả các thành phần trên thành bột mịn đem luyện cùng mật ong làm viên hoàn. Uống mỗi lần 12g, ngày 2 lần với nước muối loãng.

3.4. Câu kỷ tử

Câu kỷ tử (Fructus Lycii) là quả chín phơi/sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium barbarum L.), thuộc họ Cà (Solanaceae). Đặc điểm của Câu kỷ tử theo Đông y đó là:

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình
  • Quy kinh: Can, Thận, Phế
  • Công năng: Tư bổ Can Thận, nhuận Phế, dưỡng huyết minh mục
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp Can Thận âm suy, hoa đầu chóng mặt mắt mờ, lưng gối yếu mỏi, di tinh, hay vô sinh,…
Hình ảnh về cây thuốc Câu kỷ tử
Câu kỷ tử giúp tư Can, bổ thận, nhuận Phế

Bài thuốc từ Câu kỷ tử chữa tinh huyết bất túc, nam giới bất dục: 

  • Thành phần: 120g Câu kỷ tử, 60g Đương quy, 180g Thục địa, 3kg rượu
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc trên ngâm trong 3kg rượu. Uống rượu 2 lần mỗi ngày chia sáng, tối với 30ml/lần.

3.5. Cẩu tích 

Cẩu tích (Rhizoma Cibotii Culi) là phần thân rễ đã loại bỏ lông được phơi/sấy khô của cây Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J. Sm.), thuộc họ Cẩu tích (Dicksoniaceae). Một số đặc điểm theo Đông y của Cẩu tích như sau:

  • Tính vị: Tính ôn, vị ngọt, đắng.
  • Quy kinh: Thận, Can.
  • Tác dụng: Trừ phong thấp, kiện gân cốt, bổ Can Thận.
  • Chủ trị:  Dùng trong các trường hợp phong hàn thấp, đau dây thần kinh tọa, tay chân nhức mỏi, đi tiểu nhiều, đau lưng,…  
Hình ảnh về cây thuốc cẩu tích
Cây thuốc bổ thận Cẩu tích

Bài thuốc từ cây thuốc bổ thận Cẩu tích trị chứng can thận bất túc (đau nhức ngang sống lưng, tiểu tiện nhiều):

  • Thành phần: 15g Cẩu tích, 12g Sinh mễ nhân, 10g Đỗ trọng, 10g Ngưu tất, 6g Mộc qua
  • Cách dùng: Sắc các nguyên liệu trên cùng 600ml nước. Đun trên bếp đến khi còn 200ml, phần nước sắc thu được chia uống hết trong 3 lần uống/ngày.

Bài thuốc từ Cẩu tích trị mỏi gối, đau lưng do thận âm hư:

  • Thành phần: Cẩu tích, Phục linh, Thỏ ty tử, Đương quy với lượng bằng nhau.
  • Cách dùng: Nghiền các nguyên liệu trên thành bột mịn, đem chế cùng mật ong làm các viên hoàn nặng khoảng 9g. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1-2 viên cùng nước sôi để nguội.

3.6. Đỗ trọng

Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là vỏ thân được sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.), thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Đặc điểm theo Đông y của vị thuốc này là: 

  • Tính vị: Tính ôn, vị ngọt, không độc.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Kiện gân cốt, ích tinh khí, bổ can hư, cường khí, an thai, dương huyết, làm ấm tử cung, hạ áp.
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp đau mỏi chân tay, lưng đau nhức, phong thấp, tiểu đêm, di tinh, bại liệt, liệt dương, cao huyết áp, động thai ra huyết,… 
Hình ảnh giới thiệu về cây thuốc đỗ trọng
Vị thuốc Đỗ trọng có tên khoa học là Cortex Eucommiae

Bài thuốc Bát vị hoàn gia Đỗ trọng và Nhục thung dung chữa liệt dương ở nam giới, vô sinh ở nữ giới,… 

  • Thành phần: 120g Đỗ trọng, 120g Đơn bì, 120g Trạch tả, 320g Thục địa, 240g Hoài sơn, 200g Sơn thù, 160g Bạch linh, 50g Nhục thung dung, 40g Nhục quế, 40g Phụ tử
  • Cách dùng: Thục địa được đem nấu cao rồi pha với mật ong; các vị thuốc còn lại được sấy khô rồi tán mịn, rồi luyện cùng mật ong làm viên hoàn, mỗi viên khoảng 10g. Ngày uống 2 lần sáng – chiều, tổng 4 viên.

3.7. Thỏ ty tử

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae) là phần hạt lấy từ quả chín đã phơi/sấy khô của cây dây Tơ hồng (Cuscuta australis R. Br. hoặc Cuscuta chinensis Lam) thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Thỏ ty tử có một số đặc điểm dược lý theo Đông y như sau:

  • Tính vị: Tính bình, vị ngọt, cay.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Bổ thận, dưỡng can, ôn thận tráng dương, kiện cốt, minh mục, ích tinh tủy, dưỡng cơ.
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp Thận hư, tinh lạnh, di tinh, liệt dương, mỏi gối, đau lưng, tả lỵ lâu ngày không khỏi, đi giải nhiều lần.
Hình ảnh về cây thuốc thỏ ty tử
Thỏ ty tử là hạt lấy từ quả chín đã phơi/sấy khô của cây dây Tơ hồng

Bài thuốc Hoàn Thỏ ty tử  chữa thận hư, tiêu chảy hoặc lỵ lâu ngày:

  • Thành phần: 12g Thỏ ty tử, 12g Câu kỷ tử, 12g Đảng sâm, 12g Phục linh, 12g Liên nhục, 16g Sơn dược. 
  • Cách dùng: Nghiền các thành phần trên thành bột mịn, lấy nước cơm để làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 12g, uống 2-3 lần/ ngày với nước.

3.8. Phá cố chỉ

Phá cố chỉ có tên khoa học là Psoralea Corylifolia L., thuộc họ Đậu (Fabaceae). Một số đặc điểm của vị thuốc này theo Đông y: 

  • Tính vị: Tính ôn, vị đắng.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Chỉ tả, bổ mệnh môn hỏa.
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp di tinh, liệt dương, niệu tần, đái dầm, đầu gối thắt lưng lạnh, ngũ canh tả; có thể dùng ngoài để chữa bạch biến, hói trán.
Hình ảnh về cây thuốc phá cố chỉ
Cây thuốc Phá cố chỉ

Bài thuốc từ Phá cố chỉ chữa thận hư, lưng gối lạnh đau, tỳ vị kém, bế kinh, lỵ lâu ngày không khỏi:

  • Thành phần: 30g Phá cố chỉ, 30g Nhục đậu khấu.
  • Cách dùng: Tán các thành phần trên thành bột, đem trộn với loại hồ được chế từ Đại táo và Gừng rồi làm thành viên. Uống 2 lần/ngày, 10g/lần.

3.9. Ba kích 

Ba kích (Radix Morindae officinalis) là Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Một số đặc điểm của vị thuốc này theo Đông y:

  • Tính vị: Tính hơi ôn, vị cay, ngọt 
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Công năng: Làm ấm thận dương, kiện gân cốt, giảm đau, chống viêm, trừ thấp
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp di tinh, liệt dương, dạ con lạnh không có thai, bụng dưới hay lạnh đau, kinh nguyệt không đều, phong thấp tê đau.
Hình ảnh về vị thuốc bổ thận ba kích
Cây thuốc bổ thận Ba kích

Bài thuốc từ Ba kích chữa thận hư, liệt dương ở nam giới, khó thụ thai ở nữ giới:

  • Thành phần: 300g Ba kích, 300g Đảng sâm, 300g Phúc bồn tử, 300g Thỏ ty tử, 300g Thần khúc, 600g Hoài sơn. 
  • Cách dùng: Tán các vị thuốc trên thành bột mịn, đem luyện cùng mật ong tạo viên hoàn. Uống 2-3 lần/ngày, 8-10g/lần.

4. Lưu ý khi dùng cây thuốc nam bổ Thận

Sử dụng cây thuốc nam để bổ Thận là một phương pháp mang lại hiệu quả tốt nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn và nguyên tắc điều trị của thầy thuốc. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng cây thuốc bổ Thận bạn cần lưu ý:

  • Người bệnh cần kiên trì sử dụng đúng, đủ, đều để đạt hiệu quả tối đa vì các cây thuốc bổ Thận này cần thời gian để phát huy tác dụng.
  • Không được tự ý sử dụng, tùy ý trộn lẫn các loại cây thuốc bổ Thận hoặc kết hợp với thuốc Tây y, để tránh những phản ứng phụ không mong muốn. Người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến ​​chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể trước khi sử dụng.
  • Điều trị bằng cây thuốc bổ Thận phát huy hiệu quả cao nhất khi kết hợp với tập luyện và chế độ ăn uống khoa học, cân bằng.
  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, hỗ trợ thanh lọc, giải độc, giảm gánh nặng cho Thận.
  • Không nên nhịn tiểu, vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận, ảnh hưởng đến bàng quang và hệ tiết niệu.
  • Hạn chế ăn cay, đồ ăn quá ngọt hoặc mặn. Tránh sử dụng nhiều chất kích thích, đặc biệt là rượu bia.
  • Bổ sung các loại thực phẩm bổ thận như trái cây, rau củ để tăng cường vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.
  • Người bệnh cần đến thăm khám ở những bệnh viện uy tín để biết rõ về tình trạng bệnh của mình cũng như loại cây thuốc phù hợp với cơ địa, triệu chứng của mình trước khi lựa chọn sử dụng các cây thuốc bổ Thận.

5. Tổng kết

Dược Bình Đông vừa chia sẻ đến bạn đọc về bổ thận và top 9 cây thuốc bổ Thận được ưa chuộng và mang lại hiệu quả cao hiện nay. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể có thêm được những thông tin về cây thuốc nam nói chung và cây thuốc bổ Thận nói riêng để có thể vận dụng khi cần thiết. 

Tạng Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Khi suy giảm chức năng Thận sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây ra một số triệu chứng như: đau nhức xương khớp, suy tủy, suy giảm sinh lý, ù tai hay thậm chí là điếc tai,… Vận dụng tài nguyên từ những cây thuốc quý báu của dân tộc để bổ Thận và cải thiện các triệu chứng trên, Dược Bình Đông đã sản xuất ra sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Thận Bình Đông. 

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ thận bình đông
Bổ Thận Bình Đông kết hợp nhiều cây thuốc bổ thận mang lại hiệu quả tốt

Bổ Thận Bình Đông kết hợp các thảo dược bổ thận tự nhiên an toàn, lành tính: Ngưu tất, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Thục địa, Đỗ trọng, Độc hoạt, Cẩu tích và gia thêm các cây thuốc bổ thận âm như Đương quy, Thục địa. Sản phẩm này giúp bổ thận giảm các triệu chứng do Thận suy yếu như mỏi gối đau lưng, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu són, ù tai, hoa mắt do thận kém. Đồng thời Bổ Thận Bình Đông cũng hỗ trợ giảm các triệu chứng mộng tinh, di tinh ở nam giới.

Dược Bình Đông thành lập năm 1950 với tiền thân là Cơ sở sản xuất thuốc Y học dân tộc Bình Đông. Công ty luôn không ngừng kế thừa và phát triển các bài thuốc cổ truyền kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại để cho ra đời các sản phẩm thân thiện với người hiện đại và vẫn giữ được bản sắc riêng của Y học dân tộc Việt Nam. Nếu bạn quan tâm thông tin về Bổ Thận Bình Đông hay các sản phẩm khác của công ty, vui lòng liên hệ qua hotline (028) 39 808 808 để được đội tư vấn viên hỗ trợ nhanh nhất.

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Cây thuốc bổ thận bao gồm các loại thảo dược tự nhiên được sử dụng để hỗ trợ và tăng cường chức năng của Thận. Bạn cần bổ thận khi gặp các vấn đề liên quan thận hư suy như đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, hoặc suy giảm chức năng sinh lý,… Các cây thuốc này có tác dụng tăng cường sức khỏe của Thận, giúp cơ thể điều hòa chức năng tiết niệu, sinh dục, và hỗ trợ xương khớp.

Trả lời: Để phân biệt và chọn đúng loại cây thuốc bổ thận, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y có kinh nghiệm. Thông tin về tính chất, quy kinh và công năng của từng loại cây sẽ giúp xác định loại thảo dược phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn.

Trả lời: Khi sử dụng cây thuốc bổ thận, bạn cần lưu ý không tự ý kết hợp nhiều loại cây thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia, tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng, kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Nên thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ để điều chỉnh liệu pháp nếu cần.

Trả lời: Cách sử dụng cây thuốc bổ thận hiệu quả nhất là kết hợp việc sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y, tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng khuyến nghị, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên và kiểm soát stress. Đặc biệt, người bệnh cần kiên nhẫn với liệu trình điều trị, vì các phương pháp tự nhiên thường mất thời gian để phát huy tác dụng.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)