Kỷ tử được biết đến là một dược liệu quý có nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Theo các ghi chép của Y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt, tính bình và có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, trừ phong, sinh tinh,… Để tìm hiểu kỹ hơn về Kỷ tử cũng như các bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông nhé!
1. Đôi nét về vị thuốc Kỷ tử
Kỷ tử có tên khoa học là Fructus Lycii, thuộc họ Cà (Solanaceae). Dược liệu này còn biết đến với một số tên gọi như: Câu kỷ tử, Câu khơi, Địa cốt tử, Khởi tử,…
1.1. Đặc điểm của cây Kỷ tử
Cây Kỷ tử có nguồn gốc từ Trung Quốc và được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây. Ở Việt Nam, Cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ như Lào Cai, Lai Châu và Yên Bái.
Cây Kỷ tử có những đặc điểm điển hình như sau:
- Thân cây mềm, mọc thẳng đứng, cao khoảng 50 – 150cm.
- Lá đơn, hai mặt lá nhẵn, lá có hình dáng thuôn dài giống lưỡi mác, mọc so le nhau và gần như không có cuống.
- Hoa mọc ở dưới nách lá, có màu tím đỏ phớt và chủ yếu mọc đơn độc, nhưng cũng có trường hợp mọc thành chùm.
- Quả có hình dáng trứng dài, có kích thước từ 0,5 – 2cm, màu sắc ban đầu là đỏ cam và chuyển dần sang đỏ thẫm khi chín. Thịt quả mọng, mềm, bên trong có màu nâu sẫm.
1.2. Bộ phận dùng làm thuốc
Quả của cây Kỷ tử được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Người ta thường thu hoạch những quả đã chín đỏ vào tháng 8 – 9 hàng năm. Thời điểm thu hái thường vào sáng sớm hoặc chiều mát để quả đạt được chất lượng tốt nhất. Sau khi thu hoạch, quả Kỷ tử được phơi khô trong bóng mát cho đến khi vỏ nhăn lại, sau đó đem phơi ngoài trời nắng cho đến khi khô hoàn toàn.
Có 2 cách để bào chế dược liệu Kỷ tử:
- Dùng sống, hoặc tẩm mật sắc lấy nước đặc, hoặc sấy khô rồi đem tán thành bột mịn.
- Dùng quả tươi, đem tẩm rượu trong 1 ngày đêm và giã dập trước khi sử dụng.
Để bảo quản vị thuốc này, nên đặt ở nơi thoáng mát. Có thể phun rượu, xóc lên hoặc xông diêm định kỳ để tránh ẩm mốc.
2. Công dụng
2.1. Tây Y
Trong các nghiên cứu của Y học hiện đại, Kỷ tử là một loại dược liệu có nhiều công dụng hữu ích. Thành phần hóa học của dược liệu này bao gồm các chất như: betaine, protein, axit linoleic, canxi, photpho, carotene, sắt, kẽm và vitamin B2.
Công dụng của Kỷ tử trong Đông y có thể kể đến như:
- Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập và gây bệnh của bị khuẩn, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do thời tiết tác động lên cơ thể.
- Tăng cường sinh lý nam, cải thiện chất lượng tinh trùng, trị chứng cương dương và xuất tinh sớm.
- Làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh, ngăn ngừa mắc bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
- Hỗ trợ giảm cân mà không gây mệt mỏi; cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A,C và các chất dinh dưỡng khác cho quá trình giảm cân.
- Đào thải độc tố và cải thiện chức năng gan.
- Tăng cường thị lực, bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do tia cực tím và các gốc tự do gây ra.
- Làm đẹp da, cải thiện sắc tố da và giúp điều trị mụn.
2.2. Đông Y
Câu kỷ tử là một dược liệu quý được sử dụng lâu đời trong Đông y và được coi là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc giúp cường gân cốt, bổ thận, sinh tinh, trừ phong. Cụ thể, theo các ghi chép của Y học cổ truyền, vị thuốc này có những đặc điểm sau:
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
- Quy kinh: Can, Phế, Thận.
- Công dụng: Bổ gân cốt, cường thịnh âm đạo, minh mục, an thần, khử hư lao, bổ ích tinh huyết, nhuận phế, trừ phong, ích khí, tư thận,…
- Chủ trị: Hư lao, âm huyết hư tổn, can thận âm hư, tiểu đường, di tinh ở nam giới, huyết hư gây chóng mặt, đau thắt lưng và khái thấu.
3. Một số món ăn ngon bổ dưỡng, thức uống bổ dưỡng từ Kỷ tử
3.1. Cháo Kỷ tử phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, ốm lâu ngày, kiềm chế lão suy, kéo dài tuổi thọ
- Chuẩn bị: 25g Kỷ tử, 100g gạo tẻ.
- Thực hiện: Nấu cháo với gạo tẻ và Kỷ tử. Chia thành 1 – 2 lần ăn mỗi ngày.
3.2. Cháo Kỷ tử cật dê hỗ trợ điều trị thận hư, đau lưng, đau gối
- Chuẩn bị: 200g Kỷ tử, 250g gạo tẻ, 1 đôi cật dê.
- Thực hiện: Rửa sạch cật dê, loại bỏ mảng gân và thái thành miếng nhỏ. Cho cật dê vào nồi nấu cùng Kỷ tử và gạo tẻ. Thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi cháo nhừ và ăn trong ngày.
3.3. Kỷ tử hầm óc heo điều trị gan thận hư tổn, tinh huyết thiếu
- Chuẩn bị: 50g Kỷ tử, 1 – 2 bộ óc heo.
- Thực hiện: Rửa sạch Kỷ tử và óc heo, sau đó bỏ vào liễn sứ. Thêm nước vừa đủ, cho gừng, rượu và gia vị vào cùng. Hầm cách thủy cho đến khi chín.
3.4. Trà Kỷ tử giúp thanh lọc, giải độc gan
- Chuẩn bị: 3 – 5 quả Kỷ tử khô, 1 nhúm trà, 1 thìa cafe mật ong nguyên chất.
- Thực hiện: Hãm trà và Kỷ tử với nước sôi trong 10 phút. Sau đó, thêm mật ong vào trà và khuấy đều, uống trong ngày.
3.5. Trà Kỷ tử Ngũ vị hỗ trợ trị suy nhược cơ thể, tâm phiền, miệng khát, tự ra mồ hôi, buồn bực
- Chuẩn bị: 6g Kỷ tử, 6g Ngũ vị tử.
- Thực hiện: Cho Kỷ tử và Ngũ vị tử vào bình kín và hãm với nước sôi. Có thể pha thêm ít đường phèn để dễ uống.
4. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Kỷ tử
4.1. Bài thuốc trị cườm mắt tuổi già
- Chuẩn bị: 320g Thục địa, 160g Sơn dược, 160g Sơn thù, 120g Kỷ tử, 120g Cúc hoa, 80g Đơn bì, 80g Phục linh.
- Cách dùng: Tán mịn các dược liệu trên và luyện với mật để làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng từ 10 – 12g.
4.2. Bài thuốc chữa da mặt nám sạm và sần sùi
- Chuẩn bị: 8000g Kỷ tử, 2400g Sinh địa.
- Thực hiện: Tán mịn dược liệu thành bột. Mỗi lần dùng 1 thìa bột kết hợp với rượu ấm. Duy trì uống 3 lần/ngày để cải thiện làn da hiệu quả.
4.3. Bài thuốc chữa xơ gan và viêm gan mãn tính do âm hư
- Chuẩn bị: 12 – 24g Kỷ tử, 24 – 40g Sinh địa, 12g Đương quy, 12g Mạch môn, 12g Bắc sa sâm và 6g Xuyên luyện tử.
- Thực hiện: Lấy tất cả các dược liệu trên đem sắc lấy nước uống.
4.4 Bài thuốc chữa đau nhức âm ỉ trong xương do chứng lao nhiệt
- Thành phần: Kỷ tử, Thanh hoa, Địa cốt bì, Thục địa, Mạch môn đông, Ngưu tất, Miết giáp.
- Thực hiện: Đem các dược liệu trên để sắc lấy nước uống. Lưu ý, nếu đi kèm với chứng lạnh, sốt, ho do phế nhiệt và âm hư, nên gia thêm Bách bộ, Tỳ bà diệp và Thiên môn đông.
4.5. Bài thuốc chữa thận hư, suy nhược, lưng đau và mỏi gối, di tinh, huyết trắng nhiều
- Chuẩn bị: 160g Kỷ tử, 160g Sơn thù nhục, 160g Sơn dược (sao vàng), 320g Thục địa, 160g Quy bản (sao), 160g Thỏ ty tử, 160g Lộc giao (sao), 120g Ngưu tất.
- Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, trộn với mật làm thành hoàn. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng từ 12 – 16g.
5. Một số lưu ý khi mua và sử dụng Kỷ tử
5.1. Lưu ý khi chọn mua
Kỷ tử là một loại dược liệu phổ biến trên thị trường. Nhưng hiện nay có nhiều địa chỉ cung cấp không đạt chuẩn, khiến việc mua dược liệu này trở nên khó khăn. Để lựa chọn được sản phẩm chất lượng, người mua cần lưu ý các điểm sau đây:
- Kiểm tra hình dáng và màu sắc: Nên chọn Kỷ tử có màu sáng, vỏ mịn, không có nếp nhăn hoặc xù lông, không có vết bẩn hoặc xuất hiện tình trạng mốc.
- Phân biệt mùi và vị: Kỷ tử thật có mùi thơm tự nhiên và vị ngọt.
- Tránh chọn Kỷ tử quá chín vì quả bị mềm và dễ vỡ. Không mua Kỷ tử bị hỏng có mùi hôi hoặc có nấm mốc.
5.2. Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù Kỷ tử mang lại nhiều công dụng tuyệt vời nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng vị thuốc này. Cụ thể, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Kỷ tử có thể gây tăng sinh nhiệt và làm nóng cơ thể tương đối mạnh. Vì vậy, không nên dùng trong trường hợp cảm sốt, tiêu chảy, viêm nhiễm, huyết áp cao.
- Không dùng cho những người hay cáu giận, tâm trạng nóng vội, tính tình nóng nảy, hay cáu giận hoặc người thích ăn thịt vì sẽ khiến hỏa khí trong người tăng cao.
- Dùng quá nhiều có thể gây tác dụng phụ như đỏ mắt, khó chịu khi nhìn, giảm sút thị lực.
- Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai để tránh sảy thai.
- Phụ nữ cho con bú nên hạn chế sử dụng vì vị thuốc này làm giảm bài tiết sữa.
- Cẩn trọng khi sử dụng cho người bị tỳ vị hư yếu.
- Cấm dùng Kỷ tử cho người có ngoại tà thực nhiệt.
- Cần kiên trì sử dụng một lượng nhỏ mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.
6. Tổng kết
Qua bài viết trên, Dược Bình Đông đã chia sẻ chi tiết về dược liệu Kỷ tử, các bài thuốc chữa bệnh cũng như các lưu ý khi sử dụng vị thuốc này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm các giải pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Có thể thấy Kỷ tử là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y, đặc biệt là các bài chuyên trị chứng thận hư, đau lưng mỏi gối, xương đau nhức âm ỉ, suy nhược, di tinh,… Nhận thấy những công dụng tuyệt vời của Kỷ tử, nhiều thương hiệu đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa dược liệu này. Trong đó, nổi bật là sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông đang được rất nhiều khách hàng trên toàn quốc tin dùng trong suốt thời gian qua.
Dưỡng Cốt Bình Đông là sự phối hợp hài hòa giữa Kỷ tử cùng các vị thuốc khác như: Cốt toái bổ, Ngưu tất, Cẩu tích, Đỗ trọng và Hoàng tinh. Sự kết hợp của các dược liệu này đem lại tác dụng bổ can thận, bổ khí huyết, hoạt huyết hành khí, thông kinh lạc, khu phong trừ thấp, tán hàn; giúp khí huyết dễ lưu thông và giảm các triệu chứng đau dây thần kinh tọa, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay. Đây đều là những dược liệu an toàn, lành tính và đã được chứng minh hiệu quả trong Đông y nên người dùng hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng của sản phẩm.
Dưỡng Cốt Bình Đông là một sản phẩm đến từ công ty Dược Bình Đông – một thương hiệu có mặt trên thị trường hơn 70 năm và đã khẳng định sự uy tín của mình với nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng và hiệu quả đối với người tiêu dùng. Để tìm hiểu về sản phẩm, vui lòng truy cập website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline 028.39.808.808 để được tư vấn nhanh chóng.