Tìm kiếm

Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Đau nhức thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị tổn thương gây đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và có thể để lại những hậu quả khôn lường. Chính vì thế, việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi những thông tin hữu ích về bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về đau thần kinh tọa

1.1. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể và kéo dài từ thắt lưng cho đến ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác, vận động và dinh dưỡng. 

Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ thắt lưng dưới qua hông, mông và lan xuống dưới chân, cẳng chân và ngón chân. Thông thường, hội chứng đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Cơn đau thần kinh tọa thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Các đốt sống tách ra, được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết. Khi một đĩa tròn bị mòn do chấn thương hoặc sau nhiều năm sử dụng có thể bị đẩy ra khỏi vòng ngoài. 

Ngoài ra, hẹp cột sống gây chèn ép một phần của dây thần kinh cũng gây ra những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ, chân tê bì, thậm chí mất cảm giác.

Đau nhức thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa

1.2. Đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, đối tượng mắc bệnh này nhiều nhất là những người đang trong độ tuổi lao động từ 30 đến 50 và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới. Dưới đây là một số đối tượng tiêu biểu có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Người làm việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Người lao động nặng.
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.

1.3. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhưng các biến chứng của đau dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh khó chịu, chất lượng cuộc sống giảm sút vì chức năng vận động có thể bị suy giảm. 

Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng và không được điều trị dứt điểm, hệ cơ của người bệnh sẽ bị yếu và teo đi. Người bệnh cũng có nguy cơ mắc chứng thả bàn chân rơi, chân của người bệnh thường bị tê cứng và không thể đi lại bình thường.

Trường hợp nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân, mất chức năng ruột hoặc bàng quang,… 

1.4. Phân biệt đau thần kinh tọa với hội chứng cơ hình lê và thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa có thể dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, đặc biệt là hội chứng cơ hình lê và thoát vị đĩa đệm. Để dễ hình dung hơn, Dược Bình Đông sẽ giúp bạn phân biệt thoát vị đĩa đệm với hội chứng cơ hình lê và đau thần kinh thông qua bảng thông tin dưới đây:

Đau thần kinh tọaHội chứng cơ hình lê

 

Thoát vị đĩa đệm
  • Cơn đau chạy dọc từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân, kèm theo biểu hiện tê nhức, nóng rát, ngứa ran một bên cơ thể ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau chạy dọc từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân, kèm theo biểu hiện tê nhức, nóng rát, ngứa ran một bên cơ thể. Cơn đau thường không thể hiện ở mặt ngoài đùi. 
  • Cơn đau thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở vùng thắt lưng của cả hai bên cơ thể. 

 

  • Cơn đau thường dữ dội và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và sự di chuyển của người bệnh.
  • Hội chứng có thể thuyên giảm được khi người bệnh đi bộ hướng bàn chân ra ngoài, bởi tư thế này giúp giảm sự bó chặt ở cơ hình lê.
  • Cơn đau  âm ỉ hoặc càng dữ dội, tăng dần khi gắng sức ở vùng thắt lưng.

2. Các triệu chứng thường gặp khi đau thần kinh tọa

Tùy vào nguyên nhân gây đau thần kinh tọa sẽ xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu đau khác nhau. Tuy nhiên, có một số triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình thường gặp là:

  • Cơn đau bắt đầu từ phần dưới của thắt lưng và lan xuống mông, đi dọc xuống mặt sau chân. Người bệnh có thể cảm nhận được sự khó chịu ở bất kỳ vị trí nào mà dây thần kinh tọa đi qua. Thông thường, những cơn đau thần kinh tọa chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp xuất hiện cơn đau ở cả hai bên chân, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống.
  • Các triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ trở nên tệ hơn khi bạn di chuyển, ngồi, đứng lâu trong khoảng thời gian dài và ngay cả khi ho hoặc hắt hơi. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh thực hiện một số cử động như cúi, gập người và chỉ giảm khi nằm.
  • Đau dây thần kinh tọa nghiêm trọng có thể khiến việc đi lại trở nên khó khăn, nặng nề hoặc thậm chí không thể đi lại, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang (hội chứng chùm đuôi ngựa).
Đau nhức thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa gây đau nhức mỗi khi vận động

3. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa. Việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh giúp các bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Nguyên nhân phổ biến của bệnh đau dây thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (thường gặp ở đốt sống L4 – L5 và L5 – S1). Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây đau dây thần kinh tọa khác như: thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, viêm khớp cột sống, thoái hóa khớp, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (do lao, vi khuẩn, u, ung thư), chấn thương,… 

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra đau dây thần kinh tọa là: 

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống và xương khớp càng suy yếu, nguy cơ mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống càng lớn. Đây là 2 chứng bệnh phổ biến dẫn đến những cơn đau thần kinh tọa. 
  • Cân nặng: Tăng cân vượt mức bình thường có thể gây áp lực đè lên cột sống của bạn. Điều này có nghĩa bạn có thể đối mặt với tình trạng đau dây thần kinh tọa khi mang thai hoặc khi bị thừa cân béo phì.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương thần kinh, từ đó gây ra đau thần kinh tọa.
  • Tính chất nghề nghiệp: Một số công việc phải thường xuyên khiêng vác vật nặng hay ngồi lâu ở một tư thế, ít vận động cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm và gây ra đau thần kinh tọa.

4. Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa

4.1. Thăm khám với bác sĩ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những thông tin như: tiền sử bệnh, các triệu chứng gặp phải,… để sàng lọc nguy cơ và xem xét có cần chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác hay không.

4.2. Kiểm tra khả năng vận động

Bên cạnh việc thăm khám, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra khả năng vận động của người bệnh. Phương pháp này giúp xác định mức độ, vị trí và nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Các động tác kiểm tra của phương pháp này bao gồm:

  • Yêu cầu người bệnh thực hiện đi kiễng gót chân và ngón chân để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân.
  • Nâng chân thẳng để xác định chính xác các dây thần kinh bị ảnh hưởng và kiểm tra xem người bệnh có gặp vấn đề về đĩa đệm hay không.
  • Các động tác kéo căng và các động tác chuyển động khác để xác định cơn đau và kiểm tra độ linh hoạt, sức mạnh của cơ và các khớp xương. 

4.3. Chẩn đoán hình ảnh

Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này có thể kiểm tra vị trí và sự phát triển của các gai xương ở cột sống có đang gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa hay không.
  • Chụp MRI, CT: Kỹ thuật sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm bao quanh cột sống. Từ đó giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân, tình trạng thoát vị đĩa đệm đang xảy ra ở đâu và mức độ tổn thương do đau thần kinh tọa gây ra.
  • Điện cơ EMG: Giúp phát hiện dây thần kinh có đang bị chèn ép hay không và xác định mức độ tổn thương các rễ thần kinh.
Đau nhức thần kinh tọa
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

5. Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến nhất hiện nay:

5.1. Dùng thuốc điều trị

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau kháng viêm để làm dịu các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Các loại thuốc này bao gồm ibuprofen, aspirin hoặc naproxen. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân đau thần kinh tọa. Vì vậy, nếu người bệnh chỉ sử dụng thuốc giảm đau sẽ không thể nào trị khỏi bệnh triệt để được. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận và dạ dày,… 

Mời bạn xem thêm: Các loại thuốc điều trị Đau thần kinh tọa tốt nhất hiện nay

5.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật giúp giải quyết nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa bằng cách loại bỏ phần đĩa đệm hoặc những phần gai xương gây chèn ép dây thần kinh tọa. Thông thường việc phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nhiều, khiến các cơ yếu đi đáng kể. Hơn nữa, phương pháp này sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian phục hồi sẽ lâu hơn ở những người cao tuổi.

5.3. Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là phương pháp điều trị không thuốc, không phẫu thuật theo tiêu chuẩn Mỹ và còn được biết đến với tên gọi Chiropractic. Với phương pháp trị liệu này, bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng tay để đưa các đốt cột sống về đúng vị trí như ban đầu và giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ đó, áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh bị chèn ép sẽ được giải phóng hiệu quả.

Đau nhức thần kinh tọa
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống

5.4. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của các cơ. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của các khối cơ, xương và khớp.

6. Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn giảm khả năng bị đau dây thần kinh tọa đáng kể:

  • Tập thể dục thường xuyên đều đặn và lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với bản thân.
  • Điều chỉnh tư thế đứng, ngồi thẳng cột sống, nên chọn ghế có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế khiêng vác vật nặng quá sức, giữ thẳng lưng, không gập lưng khi nhấc vật nặng để tránh gây tổn thương dây thần kinh.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Mời bạn nhấp vào xem thêm: Top những cây thuốc, bài thuốc Đông y chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

7. Hướng dẫn chăm sóc người đau thần kinh tọa

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc thật tốt để nhanh chóng khỏi bệnh. Người chăm sóc có thể thực hiện các biện pháp sau đây để hỗ trợ người bệnh hồi phục nhanh hơn:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh, ăn các món ăn tốt cho xương khớp, tích cực bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp giàu canxi và chất xơ để tăng cường sức khỏe xương khớp. Để tìm hiểu về chế độ ăn tốt cho người bị đau thần kinh tọa mời bạn tham khảo bài viết: Bệnh đau dây thần kinh tọa nên ăn gì? Gợi ý các thực phẩm giảm đau.
  • Khuyến khích người bệnh luyện tập một số bài tập thể thao có khả năng kéo căng đốt sống, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa.
  • Massage hoặc chườm nóng, chườm lạnh là phương pháp giảm đau an toàn, rất hiệu quả và được khuyến khích áp dụng cho những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa. Khi tiến hành massage ở phần lưng, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, cơn đau cũng nhanh chóng được đẩy lùi.
  • Thường xuyên nhắc nhở người bệnh sinh hoạt đúng tư thế, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi nằm nghỉ, nên đặt sau lưng người bệnh một chiếc gối nhỏ để nâng đỡ cột sống, giúp giảm áp lực lên xương sống và dây thần kinh.
  • Mẹo giảm đau thần kinh tọa tại nhà: Bạn có thể thực hiện vận động nhẹ nhàng, xoa bóp chân tay trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy để giúp giảm đau thần kinh tọa. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bảo tập cho cơ lưng, bụng để bảo vệ cột sống, massage, chườm nóng hoặc lạnh để giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp để hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa. Trong đó, sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông của Dược Bình Đông là giải pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ giảm các triệu chứng do đau thần kinh tọa, đau thần kinh tọa chân và đau nhức xương khớp gây ra. Với thành phần thảo dược tự nhiên có trong sản phẩm như: Cốt toái bổ, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Cẩu tích, Đỗ trọng, Hoàng tinh, Dưỡng Cốt Bình Đông có thể giúp giảm đau cơ lưng, mỏi khớp gối, chân tay tê mỏi do đau dây thần kinh tọa gây ra và khí huyết được lưu thông dễ dàng.

Đau nhức thần kinh tọa
Dưỡng Cốt Bình Đông có công dụng giảm đau dây thần kinh tọa

8. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về đau thần kinh tọa. Mặc dù đau thần kinh tọa không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như yếu tứ chi gây tàn phế, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu bệnh cần phải thăm khám sớm và điều trị dứt điểm để tăng tỉ lệ hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Dưỡng Cốt Bình Đông nhằm giảm nhẹ các triệu chứng do đau thần kinh tọa, viêm khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp; cải thiện chất lượng cuộc sống giúp người bệnh vận động và đi lại dễ dàng hơn. 

Sản phẩm đến từ thương hiệu Dược Bình Đông với hơn 70 năm uy tín trong lĩnh vực cung cấp những sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, cam kết mang đến sản phẩm chất lượng đạt chuẩn GMP và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông, hãy liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hay gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất.

9. Câu hỏi thường gặp

Cây thuốc nam cỏ xước

  • Chuẩn bị: 20g cỏ xước, 20g ý dĩ, 16g đỗ trọng, 16g lá lốt, 12g củ ráy khô, 12g ngải cứu, 12g cẩu tích, 12g thiên niên kiện, 12g tô mộc, 12g lá thông.
  • Cho tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với 1 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi cô cạn còn 300ml nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 lần uống mỗi ngày sau khi ăn. Uống liên tục trong 10 ngày, tình trạng đau dây thần kinh tọa sẽ chuyển biến rõ rệt.

Cây sâm Ngọc Linh

Đây là loại sâm chỉ có ở Việt Nam. Sâm Ngọc Linh chứa hơn 20 thành phần thảo dược, đặc biệt là saponin, có tác dụng tương tự như kháng sinh tự nhiên, tốt cho hệ thần kinh, chống oxy, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, dùng để trị bệnh xương khớp, ung thư, tiểu đường…

  • Cách 1: Dùng 100g Sâm Ngọc Linh rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát mỏng, xếp vào bình thủy tinh. Thêm mật ong vào ngập sâm, đậy kín nắp. Ngâm trong 1 tháng là dùng được. Người bệnh ngậm 3 lát sâm/ngày, đều đặn, cơn đau dây thần kinh tọa giảm hẳn. Để tăng hiệu quả thì có thể kết hợp cùng với các bài tập vật lý trị liệu
  • Cách 2: Cách làm tương tự như trên nhưng thay rượu cho mật ong. Ngâm trong 3 tháng là có thể dùng chữa bệnh. Người bị đau dây thần kinh tọa mỗi ngày uống 1 chén nhỏ, tình trạng đau nhức sẽ giảm hẳn.

Trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt

  • Chuẩn bị: Lá lốt 100g, gừng tươi 1 củ và muối hạt 1 thìa. Rửa sạch lá lốt, gừng sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên hòa cùng với nước ấm rồi ngâm chân. Để tăng hiệu quả thì vừa ngâm chân vừa xoa bóp các huyệt ở chân. Khi nước nguội thì có thể thêm nước nóng rồi tiếp tục ngâm chân. Ngâm tối đa 30 phút, rửa sạch lại với nước. Cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa này không chỉ giảm đau nhức mà còn giúp người bệnh thư giãn gân cốt, máu lưu thông tốt hơn.

Việc tìm ra các tư thế ngủ giảm đau thần kinh tọa là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Điều chỉnh tư thế ngủ sẽ giúp giảm sức ép lên dây thần kinh tọa, hạn chế được tình trạng phát đau cấp tính vào đêm. Dưới đây là 5 tư thế ngủ được các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần luân phiên thay đổi để nâng cao chất lượng giấc ngủ ở mức tốt nhất:

Tư thế bào thai cuộn tròn

Tư thế bào thai cuộn tròn giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn vì cảm thấy khá an tâm. Hơn nữa, tư thế nằm này còn làm cho những căng thẳng ở lưng giảm xuống bởi vì lúc này xương đốt sống được duy trì ở đường cong sinh lý bình thường.

Tư thế lót ổ bụng

Tư thế nằm sấp khi ngủ không chỉ gây chèn ép lên tim, nội tạng mà nó còn gây ra chứng vẹo cổ, xoắn thắt lưng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể ngủ với tư thế nằm sấp nhưng hãy kê một chiếc gối mềm ở dưới bụng để làm giảm áp suất đĩa đệm, từ đó cải thiện dần các triệu chứng gây đau thần kinh tọa vào ban đêm.

Nâng cao đầu gối khi ngủ

Tư thế nằm ngủ với đầu gối nâng cao có thể giúp cho các triệu chứng đau nhức được giảm thiểu và tránh được một số lực từ đĩa đệm thắt lưng. Tư thế nằm thẳng lưng, giữ cho gót chân và mông tiếp xúc với giường. Dùng một chiếc gối mềm để kê phần đầu gối lên cho đến khi đầu gối cảm thấy thoải mái

Tắm nước ấm trước khi ngủ

Tắm bằng nước ấm giúp bạn ngủ sâu hơn vì nó kích thích giải phóng được các endorphin trong cơ thể giúp thư giãn các cơ và hạn chế đau nhức do đau thần kinh tọa. Nếu việc tắm đêm không phù hợp với bạn thì đừng bỏ cuộc. Hiện nay có nhiều phương pháp nhiệt trị liệu khác như dùng một chai nước ấm hoặc túi chườm ấm để xoa dịu lưng, mông. Nhiệt độ của nhiệt trị liệu giúp cơ thể trở nên ấm áp, dễ chịu và thư giãn các cơ.

Cân nhắc việc bỏ nệm

Sử dụng một tấm thảm yoga hoặc chiếu để trải lên giường ngủ. Thực hiện kiên trì khoảng 1 tuần, nếu các triệu chứng này không thay đổi thì bạn có thể trở lại ngủ với nệm như thông thường. Hãy xem xét khi mua một tấm nệm chắc chắn hoặc tháo lò xo hộp từ dưới giường của bạn để giúp cho bệnh lý thần kinh tọa được cải thiện.

Nếu là triệu chứng nhẹ thì bạn nên sơ cứu tại nhà bằng cách:

  • Chườm lạnh: ban đầu, có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch.
  • Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.

Các loại thực phẩm gây co cơ và lão hóa xương cần được hạn chế và loại bỏ trong chế độ ăn của người đau thần kinh tọa. Cụ thể người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm sau đây.

Kiêng ăn muối
Nếu dùng nhiều muối trong thực đơn hàng ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thống xương khớp và các cơ quan khác trong cơ thể đặc biệt là tim mạch. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng 1 thìa muối trong chế biến thực phẩm để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa một cách hiệu quả.
Không ăn nhiều hải sản
Chất đạm trong hải sản kích thích quá trình hình thành gai xương diễn ra nhanh, mạnh. Từ đó tác động lên dây thần kinh tọa gây nhiều đau đớn cho người bệnh, làm giảm hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa. Bạn cần xây dựng một chế độ ăn với khối lượng hải sản phù hợp.
Giảm thịt đỏ trong chế độ ăn
 Các chất trong nhóm thực phẩm thịt đỏ khi được cơ thể hấp thụ dễ gây ra tình trạng co cơ khiến các cơn đau thần kinh tọa trở nên dữ dội hơn với cường độ cao.
Tránh xa rượu, bia và các chất kích thích
Các nghiên cứu y học chứng minh rằng rượu, bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh đau thần kinh tọa, viêm khớp, bệnh gút và thoái hóa cột sống khởi phát. Vậy nên đây là những thực phẩm bạn cần hạn chế tuyệt đối.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn nhanh, xúc xích, đồ hộp… là nhóm thực phẩm tác động xấu đến quá trình điều trị và giảm khả năng phục hồi của người bệnh đau thần kinh tọa.

Dưới đây là những thực phẩm được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng dành cho bệnh nhân đau thần kinh tọa: 

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin

Có tác dụng giảm các cơn đau, cung cấp dưỡng chất hỗ trợ hồi phục tổn thương đĩa đệm, giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa. Theo đó người bệnh cần bổ sung các loại vitamin cần thiết như : Vitamin B6 (Pyridoxine), Vitamin B9 (Axit folic), Vitamin B12 (Cobalamin), Vitamin C.

Thực phẩm giàu chất xơ

Theo các nghiên cứu khoa học, chất xơ có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Chất xơ có tác dụng tăng tính đàn hồi của dây chằng, hạn chế lượng mỡ trong máu và thúc đẩy quá trình sản sinh chất nhầy xung quanh đĩa đệm.

Thực phẩm nhiều canxi

Cơ thể thiếu hụt canxi là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp,… Bổ sung canxi giúp hệ thống các khớp xương chắc khỏe, vận động cơ thể trở nên linh hoạt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Thông thường, chữa đau dây thần kinh tọa sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

  • Trước hết, để nhìn rõ được toàn bộ các huyệt đạo hiện lên trên khuôn mặt, người thực hiện sẽ tiến hành cào đầu bên phải hoặc lăn toàn bộ mặt. Lúc này, các ngoại vi trên khuôn mặt sẽ nhanh chóng hiện ra rõ rệt.
  • Tiếp theo, người bệnh sẽ được nâng thể lực bằng các dụng cụ bổ âm huyết. Người thực hiện sẽ dùng dụng cụ này để đay ấn ở các huyệt như 22 – 127 – 63 – 37 – 19 – 1 – 290 – 0. Ở các huyệt này sẽ tiến hành 3 lần đay, ấn.
  • Sử dụng phác đồ điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Riêng bước này, người bệnh sẽ thực hiện đay ấn vào các huyệt lần lượt: 87 – 210 – 5 – 143 -174.
  • Sau khi ấn các huyệt trên, người thực hiện sẽ đay ấn tiếp tục vào các huyệt còn lại: 124 – 34 – 50 – 61 – 16 – 127 – 74 – 64 – 85. Mục đích của việc này là giúp ổn định hệ thần kinh, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, rút ngắn thời gian phục hồi bệnh, thông kinh lạc.
  • Với phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng diện chẩn, người bệnh cần phải thực hiện khoảng 2 – 3 ngày.

Xoa bóp tại chỗ

Đây là thao tác dễ thực hiện và đơn giản nhất giúp cơ thể được làm nóng và tình trạng lưu thông máu sẽ diễn ra trơn tru hơn.

Thực hiện: Cho bệnh nhân nằm sấp trên giường, người thực hiện tiến hành dùng tay xoa bóp nhẹ dọc theo phần cột sống. Sau đó, xoa bóp dần sang hai bên hông và các vùng bị đau. Thực hiện xoa bóp khoảng 5 phút/lần, thực hiện ngày 1 lần.

Nếu chưa quen với phương pháp này, bạn đầu người thực hiện có thể sử dụng lực ít để ấn nhẹ vào các cơ. Sau đó sẽ tăng dần lực tay để kích thích quá trình lưu thông máu được tốt hơn.

Hướng dẫn động tác xoa

Dùng lòng bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi chà xát nhẹ nhàng (một dạng đơn giản của massage) vào vùng bị đau khoảng 30 giây đến 1 phút. Mỗi vùng thực hiện từ 5-10 lần để đạt hiệu quả, giúp vùng bị đau giảm bớt cảm giác tê nhức, “buồn chân”.

Hướng dẫn động tác lăn

Cách thực hiện rất đơn giản. Có thể nắm tay lại hoặc dùng lòng bàn tay, mu bàn tay để lăn đều hiệu quả. Nên thực hiện chủ yếu vào các vùng mà người bệnh bị đau, mỏi theo hướng từ trên xuống dưới. Mỗi lần trung bình làm ít nhất 5 lần mới có hiệu quả.

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)