Đau thần kinh tọa là một bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Để điều trị bệnh này, bạn cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Trong đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp thúc đẩy hiệu quả quá trình phục hồi. Qua bài viết sau của Dược Bình Đông, bạn sẽ có thêm thông tin về việc đau thần kinh tọa nên ăn gì, uống gì, cần kiêng gì và một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm hỗ trợ bệnh. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
1. Đôi nét về thần kinh tọa và chế độ ăn uống dành cho người bệnh
1.1. Giới thiệu về bệnh đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ vùng thắt lưng xuống đến tận ngón chân. Dây thần kinh này đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển cảm giác và vận động của chân, giúp chân thực hiện các hoạt động như đi lại, đứng lên, ngồi xuống một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, khi dây thần kinh tọa bị kích thích, chèn ép hoặc tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa. Cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân ở bên trái hoặc phải. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng, đau rát, tê cứng, châm chích như kim đâm cực kỳ khó chịu.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Trong đó phổ biến nhất là do thoát vị đĩa đệm, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như viêm khớp, thoái hóa xương khớp, hẹp cột sống, trượt thân đốt sống, khối u cột sống, hội chứng cơ hình lê, chấn thương, nhiễm trùng,…
Ai cũng có thể mắc phải bệnh đau thần kinh tọa, trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao gồm những người bị đau vùng lưng dưới, đau cột sống do chấn thương; người bị viêm xương khớp; người bị bệnh tiểu đường; người cao tuổi; người thừa cân; người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc; người có thói quen sinh hoạt không tốt như thường xuyên ngồi lâu, lười vận động và hút thuốc lá;…
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng dây thần kinh tọa bị chèn ép có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng cột sống tiềm tàng, hình thành các khối u cột sống, mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang, hội chứng chùm đuôi ngựa, teo cơ vận động, tổn thương thần kinh vĩnh viễn,…
1.2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bị đau thần kinh tọa
Theo các chuyên gia tại Trung tâm Cột sống và Chỉnh hình (SOC), dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện chứng đau thần kinh tọa. Người bệnh biết được nên hoặc không nên ăn gì sẽ góp phần xoa dịu cơn đau, chống viêm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, một chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết đối với những người mắc bệnh do thừa cân, béo phì, tiểu đường.
Sau đây là một số nhóm chất có lợi cho người đau thần kinh tọa bạn nên tham khảo:
- Vitamin: Một số loại Vitamin hỗ trợ phục hồi tổn thương đĩa đệm, giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa và từ đó xoa dịu cơn đau như Vitamin B6, Vitamin B9, Vitamin B12, Vitamin C,…
- Khoáng chất: Bổ sung các loại khoáng chất thiết yếu như Canxi, Magie, Kẽm, Selen,… giúp thư giãn cơ bắp, củng cố hệ thống cơ xương khớp trở nên chắc khỏe và tăng cường tính linh hoạt của cơ bắp. Nhờ đó, tình trạng viêm đau cũng được cải thiện đáng kể.
- Axit béo Omega-3: Nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo Omega-3 có thể hỗ trợ giảm chứng tăng thân nhiệt, cải thiện tình trạng mất ngủ cơ học và tăng cường quá trình phục hồi dây thần kinh tọa.
- Chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường sản sinh chất nhầy đĩa đệm, tăng tính đàn hồi của dây chằng, hỗ trợ cột sống vận động linh hoạt và hạn chế lượng mỡ thừa trong máu gây áp lực lên dây thần kinh tọa.
Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố không thể bỏ qua khi muốn cải thiện tình trạng bệnh đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, bên cạnh việc bổ sung các nhóm chất có lợi, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Cần đảm bảo bổ sung cho cơ thể đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính (tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất).
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp trong bữa ăn hàng ngày.
- Cần bổ sung vừa đủ canxi và các loại khoáng chất. Tránh bổ sung quá nhiều vì có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản, làm rối loạn canxi máu và nhịp tim.
- Nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ưu tiên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp, nướng không dầu thay cho việc chiên, xào nhiều dầu mỡ.
2. Thực phẩm dành cho người bị đau thần kinh tọa
2.1. Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì?
Khi bị đau thần kinh tọa nên ăn gì cho tốt? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể tham khảo danh sách các loại thực phẩm có lợi dành cho người bệnh dưới đây:
- Cần tây, mùi tây: Trong cần tây và mùi tây có chứa Apigenin mang lại hiệu quả chống viêm rất tốt, góp phần cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Đặc biệt, hai loại rau này còn cung cấp một lượng Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Folate, Kali,… dồi dào cho cơ thể.
- Hành tây: Trong hành tây có Quercetin – hợp chất chống viêm mạnh mẽ hỗ trợ giảm viêm hiệu quả, rất tốt cho người bị bệnh.
- Rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, rau cải xoăn, rau cải chíp, bông cải xanh,… đều sở hữu hàm lượng Magie cao. Đây là chất trung gian giúp thúc đẩy quá trình tái tạo dây thần kinh tọa và hỗ trợ giảm viêm hiệu quả.
- Các loại hạt: Trong hạt điều, hạnh nhân, óc chó, macca,… chứa nhiều Omega-3 và các chất dinh dưỡng thực vật có khả năng chống viêm rất tốt.
- Các loại cá béo: Trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá cơm,… có chứa nhiều axit béo Omega-3, Protein và Vitamin giúp giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, các loại cá này còn bổ sung năng lượng thiết yếu giúp người bệnh chống lại những cơn đau nhức xương khớp do bệnh gây ra.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Những loại ngũ cốc như gạo lứt, quinoa, bánh mì nguyên cám,… không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.
- Gia vị chống viêm: Một số loại gia vị như nghệ, gừng, tỏi,… có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch và giảm đau hiệu quả.
2.2. Bị đau thần kinh tọa nên uống gì?
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thông qua các món ăn, bạn có thể lựa chọn các loại thức uống giúp cải thiện tình trạng bệnh như:
- Nước đậu nành: Trong đậu nành có chứa Genistein – một hợp chất với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có khả năng ức chế các phân tử gây viêm, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý như đau thần kinh tọa, bệnh viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa, thoái hóa thần kinh, viêm đại tràng mãn tính,…
- Các loại trà: Trong trà ô long, trà xanh, trà đen, trà trắng,… có chứa một lượng lớn Polyphenol có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả.
2.3. Trái cây dành cho người bị đau thần kinh tọa
Bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng là cách để người bệnh cải thiện sức khỏe và hạn chế cơn đau thần kinh tọa. Bạn có thể tham khảo một số loại quả sau:
- Chuối: Trong chuối có chứa nhiều Kali và Vitamin B9 – những chất dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh.
- Thơm: Trong quả thơm có chứa Bromelain, một loại Enzyme có khả năng kháng viêm tốt và thúc đẩy quá trình sửa chữa các mô. Thế nên thơm thường có mặt trong thực đơn ăn uống của người bệnh bị đau dây thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, viêm xoang, viêm họng,…
- Trái cây họ cam quýt: Trong các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi,… có chứa nhiều Vitamin C rất tốt cho người bệnh.
- Quả mọng: Dâu tây, nho, việt quất, mâm xôi,… cũng là những loại trái cây tốt cho người bệnh với hiệu quả chống viêm, giảm đau.
3. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm giảm đau thần kinh tọa
3.1. Người bị đau thần kinh tọa nên kiêng gì?
Song song với việc tìm hiểu đau thần kinh tọa nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm nên kiêng khem để tránh làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng như:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên, xào, nướng,… chứa nhiều dầu mỡ là “kẻ thù” của bệnh đau dây thần kinh tọa. Chất béo trong nhóm thực phẩm này không chỉ kích thích phản ứng viêm trong cơ thể mà còn gia tăng áp lực lên cột sống, khiến các cơn đau diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra tình trạng co cơ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Tốt nhất bạn nên ăn nhạt và tránh xa các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ đóng hộp, thịt cá tẩm ướp phơi khô, đồ ăn chế biến sẵn,…
- Các loại thịt đỏ: Chất đạm có trong các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt cừu,…) khi nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Axit Uric có thể gây ra bệnh gút và các vấn đề xương khớp, đồng thời khiến tình trạng bệnh đau dây thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hải sản: Trong các loại hải sản tôm, cua, ghẹ,… có chứa nhiều Axit Uric. Đây là hợp chất chính tạo thành muối Urat, lắng đọng tại các khớp xương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh tốt nhất nên tránh sử dụng hải sản giàu đạm để hạn chế tần suất xuất hiện của các cơn đau.
- Thực phẩm lên men, chế biến sẵn: Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối và đồ đóng hộp, chế biến sẵn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh. Vì chúng chứa một lượng muối và axit có thể kích thích phản ứng viêm, cản trở quá trình phục hồi của cơ thể.
- Rượu bia và các chất kích thích: Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác có thể khiến tình trạng viêm đau trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
3.2. Kết hợp các phương pháp khác nhau để giảm đau thần kinh tọa
Ăn uống hợp lý sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa và hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh. Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ phát huy hiệu quả khi phối hợp với các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa do bác sĩ chỉ định và các biện pháp chăm sóc khác, cụ thể như:
Phương pháp Tây y
Sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý như sử dụng thuốc giảm đau, tiêm steroid, hay phẫu thuật khi cần. Để biết thêm về các loại thuốc Tây điều trị đau thần kinh tọa, mời bạn đọc bài viết: “Thuốc Tây trị đau thần kinh tọa hiệu quả?”.
Phương pháp Đông y
Trong Đông y, đau thần kinh tọa có bệnh danh là tọa thống phong, yêu cước thống. Nguyên nhân gây ra bệnh là do tà khí xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng ứ trệ kinh mạch, khí huyết tắc nghẽn gây nên các cơn đau. Lúc này, tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ Đông y sẽ chỉ định sử dụng cây thuốc, bài thuốc hoặc phương pháp châm cứu để điều trị. Để biết thêm về các loại thuốc nam điều trị đau thần kinh tọa, mời bạn đọc bài viết: “Gợi ý các bài thuốc Đông Y trị thần kinh tọa và lưu ý sử dụng”.
Các phương pháp điều trị khác
Để giúp cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng phương pháp diện chẩn, bấm huyệt hoặc vật lý trị liệu.
Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ
- Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Bạn nên tham gia các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội để cải thiện tình trạng dây thần kinh tọa bị căng cứng, nâng cao khả năng vận động, giảm kích thích khu vực bị tổn thương. Xem thêm các bài tập giảm đau thần kinh tọa.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài; không sử dụng chất kích thích; uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày.
- Điều chỉnh tư thế: Bạn hãy chủ động thay đổi tư thế đi, đứng, ngồi, ngủ hay nâng vác đồ đạc để giảm bớt tình trạng đau viêm thần kinh tọa. Tìm hiểu các tư thế phù hợp dành cho người đau thần kinh tọa.
- Áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà: Người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng; thường xuyên xoa bóp chân tay trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy; thực hiện các bài tập cho cơ lưng và bụng để bảo vệ cột sống cũng như giảm chèn ép dây thần kinh tọa. Đọc thêm các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa.
- Massage hoặc chườm nóng, chườm lạnh: Đây là phương pháp được khuyến khích áp dụng cho người bệnh bị đau nhức dọc theo đường thần kinh tọa bởi khả năng giảm đau, viêm và thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả.
3.3. Khi nào cần đến bác sĩ thăm khám
Việc phát hiện các dấu hiệu để điều trị từ sớm, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và cân nặng vừa phải sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đau thần kinh tọa. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế gặp phải những biến chứng không mong muốn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chính vì thế, ngay khi có các biểu hiện sau đây, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả:
- Đau chân dữ dội, kéo dài nhiều giờ.
- Bị tê, yếu cơ ở cùng một bên chân.
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
- Bị đau đột ngột và dữ dội do chấn thương hoặc tai nạn giao thông.
4. Tổng kết
Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ Tây y và Đông y, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy hiệu quả điều trị.
Với danh sách gợi ý đau thần kinh tọa nên ăn gì, uống gì, kiêng gì, bạn có thể áp dụng trong thực đơn hàng ngày để xoa dịu cơn đau và rút ngắn thời gian trị bệnh. Đặc biệt, nên bổ sung các nhóm thực phẩm hỗ trợ giảm đau như Vitamin (B6, B9, B12, C,…), khoáng chất (Canxi, Magie, Kẽm, Selen,…), Axit béo Omega-3 và chất xơ để đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác để giảm đau như xoa bóp chân tay, thực hiện các bài tập cơ lưng và bụng, massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh,…
Với hành trình hơn 70 năm thành lập và phát triển, Dược Bình Đông đã trở thành đơn vị uy tín toàn quốc, chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe kết hợp công thức Y học cổ truyền với công nghệ hiện đại đến tay người tiêu dùng Việt.
Nếu bạn muốn được tư vấn về các sản phẩm của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!