Tìm kiếm

Thận trọng khi sử dụng thuốc trị đau thần kinh tọa

Hình chụp các loại thuốc hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh hông to là những cơn đau do kích thích dây thần kinh tọa – dây thần kinh đi từ lưng dưới qua hông, xuống mông và chân. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm suy yếu chi, thậm chí dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, có một số loại thuốc trị thần kinh tọa hiệu quả. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cho phù hợp. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị đau thần kinh tọa, mời bạn đọc theo dõi thêm các thông chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Đôi nét về thần kinh tọa và thuốc Tây trị đau thần kinh tọa

1.1. Giới thiệu về thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc từ phần thắt lưng xuống chân, có chức năng điều khiển cảm giác, chi phối các hoạt động của chân như đứng lên, ngồi xuống, đi lại. 

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh hông to là bệnh gây ra những cơn đau ở hông, đùi dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Người bệnh có cảm giác đau rát, kim châm, các cơn đau lan dọc theo đường dây thần kinh tọa, lan xuống mông, dọc mặt sau của chân dưới đầu gối. 

Nguyên nhân gây ra các cơn đau thần kinh tọa là do dây thần kinh này bị kích thích, bị chèn ép hoặc bị chấn thương. Trong đó phổ biến nhất là đau do thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này. như chấn thương, hẹp cột sống, hội chứng cơ hình lê, viêm khớp cột sống, thoái hóa xương khớp, trượt thân đốt sống, có khối u cột sống, viêm đĩa đệm đốt sống, nhiễm trùng,… 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau thần kinh tọa
Tìm hiểu về bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa nếu không được điều trị kịp thời có thể làm hỏng dây thần kinh, gây ra nhiều khó khăn trong vận động. Thậm chí, khi dây thần kinh tọa bị chèn ép nghiêm trọng sẽ khiến hệ cơ bị yếu và teo đi. Người bệnh có thể mắc phải một số biến chứng nguy hiểm như chân bị tê cứng, không thể đi lại bình thường, mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang, nhiễm trùng cột sống tiềm tàng hoặc hình thành các khối u cột sống, teo cơ vận động, tổn thương thần kinh, hội chứng chùm đuôi ngựa,…

1.2. Đôi nét về thuốc Tây trị đau thần kinh tọa

Thuốc giảm đau thần kinh tọa thường được dùng để điều trị các cơn đau cấp tính với khuyến cáo dùng trong trong một thời gian ngắn. Tùy vào nguyên nhân gây đau, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, nguy cơ dị ứng,… của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Hình chụp các loại thuốc tây dạng viên
Việc sử dụng thuốc đau thần kinh tọa cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả

Thuốc Tây thường được chỉ định cho những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng mắc chứng đau thần kinh tọa và không thấy hiệu quả khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp theo mức độ bệnh lý và thể trạng của từng bệnh nhân. 

2. Các loại thuốc sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa

2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol 

  • Hoạt chất: Paracetamol.
  • Cơ chế: Thuốc có tác động lên trung ương thần kinh, gây ức chế thành lập prostaglandin (một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau ở não và tủy sống). Do đó, có thể ngăn chặn chuỗi phản ứng truyền cảm giác đau đến trung ương thần kinh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tác dụng: Giảm cảm giác đau nhức xương khớp ở người bệnh.
  • Hiệu quả: Làm giảm nhanh chóng các cơn đau từ nhẹ đến vừa trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng không có hiệu quả nhiều khi bị viêm sưng khớp cơ. 
  • Ứng dụng: Dùng để làm giảm các cơn đau cơ, đau khớp, đau do viêm xương khớp gây ra 
  • Cách sử dụng: Đường uống.
  • Tác dụng phụ: Gây dị ứng ở những người có cơ địa mẫn cảm (phát ban trên da, mắt, môi, ngứa, sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng, nổi mề đay, khó thở và khàn giọng), phản ứng nghiêm trọng hơn như: buồn nôn, phân màu đen, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, tổn thương gan, chán ăn, vàng lòng trắng mắt, vàng da
  • Lưu ý khi sử dụng: Chống chỉ định đối với những người say rượu, những người bệnh tim mạch, thận, phổi, gan hoặc mẫn cảm đối với các thành phần của thuốc. 
Các loại thuốc tây dạng viên hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa
Paracetamol – Thuốc trị thần kinh tọa phổ biến

2.2. Thuốc giảm đau kháng viêm không có steroid (NSAIDs)

  • Tác dụng: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm.  
  • Hiệu quả: So với Paracetamol, NSAIDs có tác dụng giảm đau mạnh hơn. 
  • Ứng dụng: Dùng trong điều trị các bệnh như đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp vai, hội chứng đường hầm cổ tay, viêm lồi cầu xương cánh tay,…
  • Cách sử dụng: Uống, bôi hoặc tiêm.
Hình chụp các loại thuốc tây dạng viên
Nhóm thuốc điều trị thần kinh tọa không có steroid (NSAID)

Các loại thuốc NSAID được chia thành 2 loại chính, bao gồm:

Nhóm 1: NSAID không chọn lọc

  • Cơ chế: Các loại thuốc thuộc nhóm NSAID không chọn lọc có khả năng ức chế cả enzyme COX-1 và COX-2 một cách đáng kể.
  • Hoạt chất: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa của người dùng như viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
  • Lưu ý khi sử dụng: Những người từng bị viêm loét dạ dày tá tràng, người đang dùng đồng thời với những thuốc chống đông máu và corticosteroid 

Nhóm 2: NSAID chọn lọc trên COX2

  • Cơ chế: Ức chế chọn lọc enzyme COX2 – đây là một enzyme được tìm thấy tại các vị trí bị viêm nhiều hơn enzyme COX1 (enzyme này thường thấy trong dạ dày, tiểu cầu và mạch máu). 
  • Hoạt chất: Celecoxib, Meloxicam,…
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ lên tim mạch
  • Lưu ý khi sử dụng: Không khuyến cáo dùng cho người bị bệnh thận, xơ gan, suy tim hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

2.3. Thuốc giảm đau nhóm opioid

Với những bệnh nhân có mức độ đau thần kinh tọa nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc nhóm opioid để kiểm soát cơn đau. Do đó, việc sử dụng nhóm thuốc Opioid cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua hoặc sử dụng các loại thuốc này mà không có chỉ định của bác sĩ.

Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid:

  • Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau mạnh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và có thể gây nghiện cho người dùng. Cho nên, nó luôn là lựa chọn cuối cùng khi các thuốc giảm đau khác không có hiệu quả.
  • Tuyệt đối tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.4 Thuốc kháng viêm Corticosteroid (còn được gọi là Corticoid, Steroid)

Cơ chế

  • Chống viêm
  • Ức chế miễn dịch
  • Co mạch

Hoạt chất: Methylprednisolone, Prednisolone, Triamcinolone acetonide.

Tác dụng: Có tác dụng làm giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch để điều trị viêm khớp – một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

Hiệu quả: Có hiệu quả làm giảm đau nhanh chóng nhưng cần phải tăng liều lượng trong một thời gian dài.

Tác dụng phụ: Nếu lạm dụng thuốc, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và tim mạch. Do đó, mỗi bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tăng liều lượng và sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Lưu ý khi sử dụng: Người có tiền sử dị ứng với thuốc, người bị rối loạn đông máu, hoặc có tổn thương nhiễm khuẩn tai gần vị trí tiêm không được khuyến khích sử dụng lâu dài và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 

Người bệnh sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Corticoid/ Steroid dùng trong điều trị thần kinh tọa

2.5. Thuốc giãn cơ

  • Cơ chế: Loại thuốc này làm tác động lên hệ thần kinh, làm gián đoạn các tín hiệu gửi lên não của các dây thần kinh, từ đó làm giảm đau, thư giãn cơ. 
  • Hoạt chất: Metaxalone, Cyclobenzaprine, và Methocarbamol.
  • Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng chuột rút, co thắt cơ giúp làm giảm các cơn đau cơ, cảm giác khó chịu ở người bệnh.
  • Cách sử dụng: Đường uống.
  • Tác dụng phụ: Thuốc gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, căng thẳng, huyết áp hạ khi đang đứng, nước tiểu chuyển màu sang cam, tím hoặc đỏ.
  • Lưu ý: Sử dụng thuốc giãn cơ theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Người bị tâm thần, rối loạn chức năng não bộ, trên 65 tuổi và mắc các bệnh lý về gan cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, thuốc giãn cơ còn có thể dẫn đến suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây ra biểu hiện mất tập trung và kém tỉnh táo, do đó không nên tham gia vào các hoạt động như lái xe, leo núi hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.
Hình chụp các loại thuốc tây dạng viên
Thuốc giãn cơ được có thể được chỉ định trong điều trị đau thần kinh tọa

2.6. Các loại thuốc khác

Bên cạnh các nhóm thuốc trên, các loại thuốc sau đây cũng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong quá trình trị đau thần kinh tọa:

  • Thuốc giảm đau thần kinh (Chống co giật) với hoạt chất Pregabalin hoặc Gabapentin là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các cơn đau do tổn thương thần kinh. Thông thường, người bệnh cần khoảng 3-4 tuần để Pregabalin và Gabapentin bắt đầu có hiệu quả giảm đau. Một số tác dụng phụ thường gặp của Pregabalin và Gabapentin gồm chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, tăng cân,… 
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng là loại thuốc được biết đến với hiệu quả trong điều trị các rối loạn tâm trạng như trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy loại thuốc này còn có khả năng giảm đáng kể triệu chứng đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, do công dụng chính của thuốc vẫn là điều trị trầm cảm nên bác sĩ sẽ kê với liều lượng thấp để hỗ trợ điều trị giảm đau thần kinh tọa.
  • Các Vitamin như Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12 là những loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển hóa tế bào thần kinh và giúp điều trị chứng đau thần kinh tọa.
  • Ngoài các dạng thuốc uống, tiêm, truyền, bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể sử dụng các dạng thuốc bôi ngoài da, cao dán có chứa Trolamine salicylate, Lidocaine, Capsaicin, Methyl salicylate,… để giảm đau tại chỗ hiệu quả.
Thuốc giảm đau thần kinh
Các loại thuốc giảm đau thần kinh, chống trầm cảm ba vòng, vitamin cũng thường được dùng để điều trị thần kinh tọa

3. Những lưu ý về thuốc điều trị đau thần kinh tọa

Sau đây là một số lưu ý về thuốc điều trị đau thần kinh tọa mà bạn nên ghi nhớ:

3.1. Những lưu ý sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau thần kinh tọa chỉ được sử dụng khi người bệnh đã được chẩn đoán lâm sàng xác định bệnh và áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tại nhà không mang lại hiệu quả. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trị thần kinh tọa, bạn cần quan tâm đến một số lưu ý:

  • Không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau thần kinh tọa nào mà không có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng để có cách xử lý kịp thời.
  • Không tự ý thay đổi liều, loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh những tác hại khôn lường.
  • Luôn đọc kỹ và cân nhắc hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
  • Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các bệnh lý bạn đang mắc phải, loại thuốc đang uống (nếu có) để hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
  • Can thiệp phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng được cân nhắc cho bệnh nhân đau thần kinh tọa khi các phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thuốc, chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống,… không mang lại hiệu quả. Mục đích của phẫu thuật là hạn chế biến chứng, giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân.
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân
Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc trị thần kinh tọa

3.2. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác

Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc trị bệnh đau thần kinh tọa, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như:

Kết hợp với Y học cổ truyền

  • Bài thuốc Y học cổ truyền: Theo Đông y, đau thần kinh tọa (hay còn gọi là Yêu cước thống, Tọa cốt phong, Tọa diên phong) thuộc phạm vi chứng thấp tý. Nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm Cảm thụ ngoại tà (do phong hàn thấp xâm phạm), Can thận hư tổn và Khí trệ và huyết ứ. Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để điều trị đau thần kinh tọa như Độc hoạt tang ký sinh, Ý dĩ nhân thang gia giảm,…
  • Phương pháp khác: Bên cạnh việc sử dụng thuốc Đông y, bạn cũng có thể áp dụng thêm các phương pháp khác như bấm huyệt, châm cứu,…

Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ khác bên cạnh việc dùng thuốc

  • Chế độ dinh dưỡng: Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Người bệnh cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây,… để duy trì hệ xương khỏe mạnh, ổn định nồng độ axit uric trong máu. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Đau thần kinh tọa ăn và kiêng ăn gì?
Hình chụp về các món ăn tốt cho người bị đau thần kinh tọa
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa
  • Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Tham gia các bộ môn thể thao nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội để giúp cải thiện tình trạng dây thần kinh tọa bị căng cứng, nâng cao khả năng vận động, giảm kích thích/ hay tổn thương vùng dây thần kinh tọa. Bạn có thể tham khảo bài viết “Bài tập cho đau thần kinh tọa” để tìm hiểu về các bài tập hiệu quả nhất.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hay stress kéo dài; không sử dụng chất kích thích; uống đủ nước, ít nhất 2 lít nước/ngày.
  • Tư thế: Thay đổi tư thế đi đứng, tư thế ngồi, tư thế ngủ hay nâng đồ đạc để giảm bớt tình trạng đau viêm thần kinh tọa. Không mang vác vật nặng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Để biết thêm về cách nằm ngủ đúng, bạn hãy tham khảo bài viết: “4 tư thế nằm tốt nhất cho người bị đau thần kinh tọa.”
  • Áp dụng các mẹo giảm đau thần kinh tọa tại nhà: Người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng; thường xuyên xoa bóp chân tay trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy; thực hiện các bài tập cho cơ lưng và bụng để bảo vệ cột sống, điều chỉnh tư thế, giảm chèn ép dây thần kinh tọa. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm đau hiệu quả.

3.3. Dấu hiệu bạn cần đến bác sĩ thăm khám

Khi có những dấu hiệu sớm của bệnh đau thần kinh tọa, bạn nên đến đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt cân nặng của mình để giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng sau đây xuất hiện thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời: 

  • Đau chân dữ dội, cơn đau kéo dài hơn vài giờ.
  • Bị tê, yếu cơ ở cùng một bên chân.
  • Bị mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
  • Bị đau đột ngột và dữ dội do chấn thương, tai nạn giao thông.
Dấu hiện của việc đau thần kinh tọa
Những dấu hiệu đau thần kinh tọa cần thăm khám bác sĩ kịp thời

4. Tổng kết

Qua bài viết trên bạn có thể thấy rằng việc sử dụng thuốc trị đau thần kinh tọa cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ chuyên môn. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và báo cáo cho bác sĩ ngay nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc triệu chứng nặng. 

Dược Bình Đông là một công ty Dược phẩm uy tín tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh kế thừa sự tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam và kết hợp công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Dược Bình Đông có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và nhân viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Dược Bình Đông luôn chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm của công ty để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị thần kinh tọa. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 02839.808.808 để được hỗ trợ tư vấn ngay!

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Thuốc trị đau thần kinh tọa: https://tamanhhospital.vn/thuoc-tri-dau-than-kinh-toa/

2. Bị đau thần kinh tọa uống uống gì: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/bi-dau-kinh-toa-uong-thuoc-gi-hieu-qua-vi

3. Đau thần kinh tọa uống thuốc gì: https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/dau-than-kinh-toa-uong-thuoc-gi-10-thuoc-tri-hieu-1534781

4. Sciatica medicine: https://www.webmd.com/back-pain/sciatica-pain-relief-options

5. Sciatica medicine: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/diagnosis-treatment/drc-20377441

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)