Đau dây thần kinh tọa là những cơn đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ thắt lưng xuống ngón chân. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tình trạng viêm hoặc chèn ép dây thần kinh,… Bệnh thường xuất hiện với những cơn đau từ nhẹ đến nặng, gây cản trở nghiêm trọng các hoạt động hàng ngày. Do đó, người bệnh cần được theo dõi, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Cùng đọc bài viết dưới đây để “bỏ túi” nhiều thông tin hữu ích về mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa hiệu quả nhé!
1. Giới thiệu về bệnh đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa hay còn được biết đến là dây thần kinh hông to, là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ vùng thắt lưng xuống đến dưới ngón chân. Dây thần kinh này có nhiệm vụ quan trọng trong việc điều khiển cảm giác và vận động của phần chi dưới. Nhờ đó có thể thực hiện được các hoạt động như đi lại, đứng lên, ngồi xuống một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, khi dây thần kinh tọa bị kích thích, chèn ép hay tổn thương có thể dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa. Cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.
Đau thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp, hẹp cột sống, trượt thân đốt sống, khối u cột sống, hội chứng cơ hình lê, chấn thương, nhiễm trùng,…
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh đau thần kinh tọa. Trong đó, đối tượng có nguy cơ cao bao gồm những người bị chấn thương vùng lưng dưới, cột sống; người viêm xương khớp; người bị tiểu đường; người cao tuổi; người thừa cân; người thường xuyên làm công việc nặng nhọc; người có thói quen sinh hoạt xấu như ít vận động, thường xuyên ngồi lâu, người hút thuốc lá,…
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng đau thần kinh tọa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như chức năng vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng cột sống tiềm tàng, hình thành khối u ở cột sống, mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang, hội chứng chùm đuôi ngựa, teo cơ vận động, tổn thương thần kinh vĩnh viễn,…
2. Những bài thuốc dân gian hỗ trợ đau thần kinh tọa
Các bài thuốc dân gian từ những cây thuốc nam được đánh giá cao trong việc điều trị chứng đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau và phù hợp với những bệnh nhân có mức độ đau từ nhẹ đến vừa.
Việc sử dụng các bài thuốc này được biết đến rộng rãi nhờ:
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho người bệnh trong quá trình áp dụng.
- Nguyên liệu dễ mua, dễ tìm và cách thực hiện đơn giản.
- Các bài thuốc dân gian nhẹ nhàng và “lành tính” với sức khỏe.
2.1. Ngải cứu
Ngải cứu có tính nóng, vị đắng và thường được sử dụng trong những món ăn bồi bổ sức khỏe. Khi vào trong cơ thể, loại thảo dược này giúp giải phóng lượng khí ứ đọng trong dây thần kinh tọa, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Từ đó, các cơ sẽ được thư giãn và hỗ trợ cho quá trình phục hồi sức khỏe của xương.
Cách 1: Chườm nóng với ngải cứu
- Nguyên liệu: 2 thìa cà phê muối, 1 nắm lá ngải cứu và 1 miếng vải sạch.
- Thực hiện: Lấy 1 nắm lá ngải cứu đi rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đun với muối. Đổ hỗn hợp lên 1 miếng vải sạch, rồi đắp lên vùng bị đau khoảng 30 phút. Có thể đun nóng lại khi thấy ngải cứu đã nguội. Duy trì việc đắp ngải cứu 2 lần một ngày.
Cách 2: Ngâm chân với ngải cứu
- Nguyên liệu: 2 thìa cà phê muối và 1 nắm lá ngải cứu.
- Thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu rồi cho vào ấm cùng với 2 lít nước. Đun sôi hỗn hợp và đổ ra chậu. Đợi đến khi nguội bớt (vẫn còn ấm nóng) thì cho chân vào để ngâm trong khoảng 20 phút, thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần. Tốt nhất nên áp dụng bài thuốc này vào buổi tối trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu hơn.
2.2. Lá lốt
Lá lốt có tính ấm, vị ngọt và thường được sử dụng trong điều trị một số bệnh về cơ xương khớp hay thoát vị đĩa đệm. Áp dụng bài thuốc hỗ trợ chữa đau dây thần kinh tọa với lá lốt như sau:
Cách 1: Ngâm chân với Lá lốt
- Nguyên liệu: 100g Lá lốt, 1 củ Gừng, 1 thìa muối (khoảng 30g), nước ấm.
- Thực hiện: Rửa sạch Lá lốt và Gừng, sau đó để ráo nước. Giã nát lá lốt và gừng, cho hỗn hợp này vào chậu, thêm một ít muối và nước ấm để ngâm chân. Trong quá trình ngâm, bạn nên xoa bóp các huyệt đạo trên bàn chân giúp tăng hiệu quả chữa bệnh. Ngâm chân trong 30 phút. Sau đó rửa sạch và lau khô chân.
- Lưu ý: Bạn có thể thêm nước nóng trong quá trình ngâm để đảm bảo nước luôn ấm. Không nên ngâm chân trong nước quá nóng vì có thể gây bỏng nhưng nước quá lạnh thì cũng không có tác dụng.
Cách 2: Đắp lá lốt chữa đau dây thần kinh tọa
- Nguyên liệu: 1 nắm Lá lốt, 1 ít muối và 1 miếng vải sạch.
- Thực hiện: Rửa sạch 1 nắm Lá lốt và để ráo nước. Giã nát Lá lốt, cho vào chảo, sao nóng với 1 nắm muối hạt. Cho hỗn hợp Lá lốt và muối hạt vào miếng vải sạch, đắp lên các vị trí đau.
Cách 3: Xoa bóp rượu ngâm Lá lốt
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng bài thuốc ngâm rượu chữa thần kinh tọa này. Tuy nhiên, những người có vấn đề về da, cơ địa nhạy cảm thì không nên xoa bóp với rượu ngâm Lá lốt.
- Nguyên liệu: 200g rễ cây Lá lốt, 2 lít rượu gạo.
- Thực hiện: Rửa sạch rễ lá lốt, để ráo rồi cắt thành khúc nhỏ. Lấy rễ Lá lốt (đã cắt) sao vàng hạ thổ. Sau đó đem ngâm với rượu gạo trong bình thủy tinh (nhớ đậy kín). Sau 1 tháng, bạn có thể sử dụng được. Lấy rượu ngâm rễ Lá lốt tẩm lên các vùng bị đau, kết hợp xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị.
2.3. Cây Chìa vôi
Cây Chìa vôi chứa các hợp chất như Saponin, Acid hữu cơ, Acid amin, Phenolic,… với khả năng kháng viêm và giảm đau tốt nên có thể tác động vào nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa và cải thiện triệu chứng hiệu quả.
- Nguyên liệu: 1 thìa muối hạt (khoảng 30g), 1 nắm dây và Lá Chìa vôi.
- Thực hiện: Rửa sạch lá và dây chìa vôi, để ráo nước, đem giã dập. Cho hỗn hợp vào chảo, thêm một ít muối hạt, rồi sao đến khi vàng. Cuối cùng, lấy phần dược liệu đó cho vào 1 chiếc khăn hay miếng vải sạch, áp lên vùng bị đau thần kinh tọa. Duy trì 2 lần một ngày đến khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều bài thuốc khác được sử dụng trong hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa như: Rau má, Sữa tỏi, Đinh lăng, Sâm ngọc linh.
3. Những thông tin cần biết khi sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh đau thần kinh tọa
3.1. Những lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo dân gian để chữa đau thần kinh tọa là cách làm phổ biến. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Khi sử dụng mẹo dân gian, hãy kiên nhẫn để có hiệu quả tốt nhất.
- Trước khi sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến của bác sĩ, không tự ý kết hợp các bài thuốc.
- Nếu bạn nhận thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng sử dụng các mẹo dân gian ngay lập tức.
- Trường hợp bệnh không cải thiện, hãy liên hệ ngay với trung tâm y tế để được điều trị thích hợp.
3.2. Kết hợp các phương pháp khác nhau để giảm đau thần kinh tọa
Phương pháp Tây y
Với phương pháp điều trị Tây y, trước tiên, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý của mỗi người. Một số phương pháp Tây y thường được sử dụng là dùng thuốc giảm đau thần kinh tọa hoặc tiêm steroid trực tiếp vào vùng bị đau. Đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể tiến hành phẫu thuật.
Để biết thêm về các loại thuốc Tây điều trị đau thần kinh tọa, mời bạn đọc bài viết: “Thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa hay nhất?”.
Phương pháp Đông y
Trong Đông y, đau thần kinh tọa còn có tên gọi khác là Tọa thống phong, Yêu cước thống. Nguyên nhân là do tà khí xâm nhập vào cơ thể làm ứ trệ kinh mạch, tắc nghẽn khí huyết gây nên các cơn đau. Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân của bệnh mà các bác sĩ Đông y sẽ sử dụng cây thuốc, bài thuốc hoặc phương pháp châm cứu để điều trị. Có rất nhiều bài thuốc chuyên chữa đau thần kinh tọa hiệu quả từ Cỏ xước, Ổi, Lá lốt,…
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng phương pháp diện chẩn, bấm huyệt hoặc bằng vật lý trị liệu.
Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ
- Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây,… để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, ổn định nồng độ axit uric trong máu. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Bị đau thần kinh tọa kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
- Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Các hoạt động thể dục, thể thao như đi bộ, bơi lội, yoga sẽ giúp cải thiện tình trạng dây thần kinh tọa bị căng cứng, nâng cao khả năng vận động, giảm kích thích hoặc tổn thương vùng dây thần kinh tọa. Xem thêm các bài tập đau thần kinh tọa.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài; tránh sử dụng chất kích thích; uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Điều chỉnh tư thế: Bạn hãy chủ động thay đổi tư thế đi, đứng, ngồi, ngủ hay nâng đồ đạc. Điều này có thể giúp giảm bớt tình trạng đau viêm thần kinh tọa hiệu quả. Tìm hiểu các tư thế phù hợp dành cho người đau thần kinh tọa.
- Massage hoặc chườm nóng, chườm lạnh: Phương pháp này được nhiều người bệnh áp dụng khi bị đau thần kinh tọa. Massage hoặc chườm nóng, lạnh làm tăng khả năng giảm đau, viêm và thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả.
3.3. Thăm khám và dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Việc thăm khám và điều trị bệnh từ sớm, kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả nhất:
- Tình trạng đau chân dữ dội kéo dài hơn vài giờ.
- Một bên chân bị tê hoặc yếu cơ.
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
- Bị đau đột ngột và dữ dội do chấn thương hoặc do tai nạn giao thông.
4. Tổng kết
Đau thần kinh tọa không chỉ gây ra những cơn đau thể chất lẫn tinh thần mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do viêm hoặc chèn ép các dây thần kinh. Ngoài ra, vận động sai tư thế cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đau thần kinh tọa.
Đối với trường hợp đau từ nhẹ đến vừa, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, vì sử dụng các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên thường có tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thực hiện đều đặn để thấy rõ tác dụng. Trong quá trình áp dụng các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa, nếu thấy cường độ đau ngày càng tăng thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đau thần kinh tọa. Điển hình là các sản phẩm của công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông với bảng thành phần 100% từ thiên nhiên, hoàn toàn thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng. Với phương châm kết hợp giữa nguyên liệu cổ truyền với phương pháp bào chế hiện đại, công ty đã dần khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường. Nếu quý bạn đọc cần tư vấn kỹ hơn về danh mục sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ số hotline 028.39.808.808 để được đội ngũ chuyên viên của công ty hỗ trợ tận tình.