Đau thần kinh tọa là những cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ lưng dưới qua hông, mông rồi xuống chân. Bệnh không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tuân thủ điều trị kết hợp với chế độ tập luyện và điều chỉnh tư thế nằm hợp lý nhằm hạn chế áp lực lên dây thần kinh bị tổn thương. Dược Bình Đông mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa.
1. Đôi nét về đau thần kinh tọa và tư thế đúng cho người bị đau thần kinh tọa
1.1. Giới thiệu về đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy dọc từ vùng thắt lưng xuống chân, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển cảm giác và chi phối hoạt động của chân. Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông to) là những cơn đau ở vùng hông và đùi, dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát như kim châm dọc theo đường đi của dây. Cơn đau thường lan từ mông xuống mặt sau của chân và kéo dài đến dưới đầu gối. Phần lớn các bệnh nhân đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị kích thích, chèn ép hoặc chấn thương. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như chấn thương, viêm khớp cột sống, thoái hóa khớp, trượt thân đốt sống, khối u cột sống, hẹp cột sống, hội chứng cơ hình lê, viêm đĩa đệm đốt sống và nhiễm trùng.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh đau thần kinh tọa, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm những người bị chấn thương vùng lưng dưới hoặc cột sống, người cao tuổi, thừa cân, viêm xương khớp, tiểu đường, người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, người có thói quen sinh hoạt không khoa học như thường xuyên ngồi lâu, lười vận động, hút thuốc lá,…
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đau thần kinh tọa lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong việc vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng cột sống, hình thành khối u, tổn thương thần kinh, mất kiểm soát nhu động ruột và bàng quang, hội chứng chùm đuôi ngựa và teo cơ vận động.
1.2. Tầm quan trọng của tư thế đúng
Tư thế đúng giúp duy trì sự liên kết giữa cơ và xương. Ngoài ra, còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều vấn đề như viêm khớp, thoái hóa khớp, chấn thương,…
Đối với người đau thần kinh tọa, một số tư thế nhất định có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến cơn đau bùng phát. Vì vậy, hãy đảm bảo cột sống của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất và trọng lượng cơ thể được phân bố đều.
Khi đứng hoặc đi bộ, hãy giữ lưng thẳng kéo vai ra sau và nhìn về phía trước. Khi ngồi, hãy giữ đầu thẳng với hông và luôn nhìn phía trước.
2. Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa
2.1. Nằm ngửa và đặt dưới đầu gối
Tư thế nằm ngửa là một trong những tư thế nằm tốt dành cho người đau thần kinh tọa, giúp phân bố trọng lượng cơ thể trải đều khắp lưng. Đặt một chiếc gối dày phía dưới đầu gối của người bệnh nhằm duy trì độ cong nhất định cho cột sống và giãn các cơ ở hông.
Thực hiện:
- Nằm ngửa và đặt 1 chiếc gối dưới phần đầu để nâng đỡ vùng đầu cổ.
- Đặt 1 hoặc 2 chiếc gối ở dưới đầu gối và giữ gót chân của người bệnh ở trạng thái thoải mái lên giường.
2.2. Nằm ngửa, đặt gối ở dưới thắt lưng
Đặt 1 chiếc gối hoặc khăn phía dưới vùng thắt lưng để giữ cột sống ở vị trí cân bằng, hạn chế việc xoay trở thắt lưng khi ngủ và giảm khoảng cách giữa phần thắt lưng với giường.
Thực hiện:
- Nằm ngửa và đặt 1 chiếc gối sau đầu để nâng đỡ vùng đầu và cổ.
- Đặt một chiếc khăn tắm hoặc gối mỏng dưới thắt lưng sẽ giúp giữ cho xương chậu được cân bằng thoải mái.
- Người bệnh cũng có thể kết hợp với 1 chiếc gối ở dưới đầu gối nếu cảm thấy thoải mái hơn.
2.3. Nằm nghiêng, giữ gối giữa hai chân
Tư thế này giúp giữ cột sống và xương chậu của người bệnh ở vị trí cân bằng, giảm áp lực lên cột sống đồng thời hạn chế xoay trở bàn chân trong khi ngủ. Từ đó, giúp giảm thiểu các cơn đau.
Thực hiện:
- Đầu tiên, người bệnh nằm nghiêng về phía không đau. Đặt vai xuống giường trước rồi mới đến những phần còn lại của cơ thể.
- Thay vì đặt gối đỡ vùng thắt lưng, người bệnh sẽ co đầu gối một chút và kẹp gối giữa 2 đùi. Ngoài ra, người bệnh có thể đặt một chiếc gối dưới thắt lưng để tư thế được vững chắc hơn.
2.4. Nằm nghiêng và đặt gối dưới thắt lưng
Tư thế nằm nghiêng và đặt chiếc gối dưới thắt lưng sẽ giúp giảm áp lực lên dây thần kinh một cách hiệu quả cho người đau thần kinh tọa.
Thực hiện:
- Nằm nghiêng người về một bên (phía không đau).
- Kê 1 chiếc gối dưới vùng thắt lưng.
2.5. Bào thai
Tư thế bào thai sẽ làm giãn vùng cột sống, hạn chế tình trạng chèn ép lên rễ thần kinh tọa, giúp giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm.
Thực hiện:
- Nằm nghiêng người sang hẳn một bên.
- Co đầu gối đến ngang ngực, cơ thể tạo thành chữ “C” (tương tư hình dáng bào thai trong bụng mẹ).
2.6. Ngủ trên mặt phẳng cứng
Nằm trên 1 mặt phẳng mềm sẽ khiến cột sống của người bệnh dễ bị uốn cong và đau nhức xương. Do đó, nếu có thể nên ngủ trên giường cứng, đảm bảo cột sống được giữ thẳng.
Thực hiện:
- Đặt 1 tấm thảm hoặc chiếu tại vị trí ngủ.
- Nằm xuống với bất kỳ tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
3. Các kiểu tư thế khác cho người đau thần kinh tọa
3.1. Tư thế ngồi
Khi ngồi, người đau thần kinh tọa cần chú ý:
- Tránh ngồi bắt chéo chân, vì tư thế này làm cản trở lưu thông máu.
- Hãy chắc chắn rằng cả 2 bàn chân của bạn đã đặt trên sàn để giảm áp lực dưới đùi. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các vật dụng để kê chân nếu cần thiết.
- Ngồi tựa lưng vào thành sau của ghế hoặc tường để trọng lượng cơ thể được phân bố đồng đều trên toàn bộ mông.
- Giữ lưng thẳng với phần thắt lưng để duy trì cột sống thẳng.
- Kiểm tra xem trọng lượng cơ thể có bị một bên mông hoặc cơ thể bạn gánh một cách không cân xứng không. Sử dụng đệm ngồi nếu cần.
- Thực hiện tư thế ngồi đúng cách: Ngồi thẳng để tai, vai và hông trên một đường thẳng. Điều này giúp giảm sự gắng sức không cần thiết cho cổ, ngực và lưng của bạn.
3.2. Tư thế đứng
Khi đứng, cần phân bổ trọng lượng cơ thể đều ở cả 2 chân. Tư thế đúng là khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng hông, đầu gối gập nhẹ, lưng cong tự nhiên và đầu giữ thẳng. Tránh khom lưng, đầu cúi về phía trước và đứng với một chân thấp, một chân cao.
3.3. Tư thế đi
Thói quen đi bộ được khuyến khích cho những người gặp vấn đề về đau dây thần kinh tọa. Khi đi, bạn nên bắt đầu từ gót chân rồi đến bàn chân và ngón chân cái để tiếp đất. Điều này giúp trọng lượng được phân bố đồng đều trên bàn chân trong từng bước đi. Lưu ý, giữ cột sống có độ cong tự nhiên và thả lỏng vai, đồng thời đưa cánh tay nhẹ nhàng về phía trước khi bước đi.
3.4. Tư thế cúi người và nâng đồ
Tư thế nâng đồ vật đúng cách rất quan trọng để hạn chế chấn thương cho khớp, cơ và đĩa đệm ở phần lưng dưới, nhất là đau thần kinh tọa. Khi nhấc đồ vật từ mặt đất, hãy cúi người ngang với vật, sau đó khuỵu nhẹ đầu gối mà không cong lưng. Sau khi nhấc vật, hãy đưa vật lên gần ngực và duỗi chân để đứng dậy. Trong quá trình này, hãy nhớ điều hòa nhịp thở để kích hoạt cơ bụng.
4. Lưu ý với các tư thế giúp giảm đau thần kinh tọa
4.1. Những thói quen và tư thế cần tránh khi bị đau thần kinh tọa
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bị đau dây thần kinh tọa cần chú ý đến một số thói quen hàng ngày để giảm áp lực lên dây thần kinh và hạn chế các cơn đau tái phát:
- Tránh nằm sấp: Khi nằm sấp, cột sống có xu hướng uốn cong nhiều về phía giường, gây căng thẳng cho các cơ và khớp cột sống, đặc biệt là khi nằm trên một tấm đệm mềm. Điều này có thể làm tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh sử dụng gối quá cứng hoặc có độ cao không phù hợp: Hãy ưu tiên chọn những chiếc gối mềm mại, độ cao vừa phải, có khả năng nâng đỡ tốt vùng đầu cổ. Nệm không nên quá cứng hoặc quá mềm, đảm bảo nâng đỡ cột sống phù hợp người đau thần kinh tọa để giảm áp lực và giữ cho cột sống ở tư thế tự nhiên trong khi bạn nằm.
- Tránh vặn hông hoặc cột sống: Vặn hông hoặc cột sống tăng áp lực lên dây thần kinh tọa.
- Hạn chế ngồi quá lâu: Ngồi lâu một lúc để tránh tình trạng căng thẳng cho dây thần kinh.
- Tránh khom lưng: Hạn chế khom lưng khi di chuyển hoặc nâng đồ vật, đặc biệt là những đồ vật nặng, để giảm áp lực lên cột sống và dây thần kinh tọa.
- Tránh nâng những đồ vật quá nặng: Điều này giúp giữ cho cột sống và dây thần kinh không bị tác động mạnh mẽ.
- Thử nghiệm các tư thế khác nhau để xác định tư thế phù hợp nhất.
4.2. Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau thần kinh tọa
Để cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa, việc tìm hiểu về nguyên nhân và các biện pháp điều trị là quan trọng, nhưng cũng cần kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị được chỉ định bởi bác sĩ. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến cho đau thần kinh tọa:
- Điều trị bằng phương pháp Tây y: Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như thuốc giảm đau thần kinh tọa, tiêm Steroid hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
- Điều trị bằng phương pháp Đông y: Trong Đông y, đau thần kinh tọa được biết đến với các tên gọi như tọa thống phong, yêu cước thống. Bác sĩ Đông y sẽ sử dụng các loại cây thuốc hoặc phương pháp châm cứu tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây ra để điều trị bệnh.
- Điều trị phương pháp khác: Diện chẩn, bấm huyệt sẽ giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng là một phương pháp hiệu quả giúp kéo căng các gân cơ và tăng cường sức mạnh cho khu vực cột sống, cơ lưng dưới, bụng, mông và hông.
Các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ khác cũng giúp người bệnh giảm đau thần kinh tọa như sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng,… Chú ý uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây,… nhằm ổn định nồng độ Axit Uric trong máu. Từ đó giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh. Tham khảo bài viết: Đau thần kinh tọa ăn và kiêng ăn gì? để bỏ túi những thực phẩm hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa nhé.
- Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Tham gia các hoạt động như đi bộ, yoga và bơi lội để cải thiện tình trạng bị căng cứng của dây thần kinh tọa, nâng cao khả năng vận động, và giảm kích thích hoặc tổn thương vùng dây thần kinh tọa. Để biết thêm về các bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết: Bài tập đau thần kinh tọa.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài; hạn chế sử dụng chất kích thích; uống đủ nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tham khảo các mẹo giảm đau thần kinh tọa tại nhà: Vận động nhẹ nhàng, xoa bóp chân tay trước khi ngủ hoặc sau khi thức dậy; thực hiện các bài tập cho cơ lưng và bụng để bảo vệ cột sống và giảm chèn ép dây thần kinh tọa.
- Massage hoặc chườm nóng, chườm lạnh: Phương pháp này giúp giảm đau viêm và tăng lưu thông máu hiệu quả.
4.3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu sau đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị:
- Đau chân dữ dội, kéo dài trong vài giờ.
- Bị tê và yếu cơ ở cùng một bên chân.
- Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang.
- Bị đau đột ngột và nghiêm trọng do chấn thương hoặc tai nạn giao thông.
Đây là những dấu hiệu quan trọng không nên bỏ qua, việc can thiệp sớm có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và tăng cơ hội điều trị thành công.
5. Tổng kết
Không chỉ riêng người bị đau thần kinh tọa mà tất cả mọi người đều cần phải chú ý mọi tư thế trong sinh hoạt hằng ngày. Bởi vì đây có thể là nguyên nhân làm bộc phát các cơn đau dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động. Tuy nhiên, nếu cường độ đau quá mức chịu đựng và có xu hướng lan rộng sang nhiều vùng khác thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cũng như có biện pháp xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cho quá trình điều trị, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên của công ty Dược Bình Đông.
Dược Bình Đông là một trong những công ty TNHH Dược phẩm uy tín của Việt Nam, đã và đang khẳng định được vị thế trên thị trường trường. Hoạt động với phương châm “Kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam – Kết hợp công nghệ hiện đại”, Dược Bình Đông không ngừng nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm chất lượng, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, công ty còn sở hữu đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học, kỹ thuật viên và nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với nghề nghiệp. Sự đầu tư về công nghệ nghiên cứu và hệ thống máy móc hiện đại cũng là yếu tố giúp Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Bạn có thể tham khảo danh mục các sản phẩm của công ty để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp, trong đó có đau thần kinh tọa. Liên hệ ngay với Dược Bình Đông qua số Hotline 028.39.808.808 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc.