Tìm kiếm

Đau bụng kinh khi đến tháng: Nguyên nhân và Cách giảm đau ngay lập tức

Hình chụp người phụ nữ đang bị đau bụng kinh kéo dài lâu ngày

Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì và kéo dài đến khi mãn kinh. Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chị em phụ nữ nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng. Trong một số trường hợp, mỗi khi đến “kỳ dâu”, nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh, gây nhiều khó chịu và mệt mỏi. Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại mà còn tiềm ẩn những nguy cơ sức khỏe lâu dài. Bài viết này Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và trang bị những kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

1. Tổng quan về tình trạng đau bụng kinh

1.1. Thế nào là đau bụng kinh?

Đau bụng kinh, còn được gọi là thống kinh – một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ trải qua trong chu kỳ kinh nguyệt. Đó là những cơn đau âm ỉ hay dữ dội ở vùng bụng dưới, xuất phát từ sự co bóp của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. 

Đau bụng kinh thường xảy ra vào 2 thời điểm là trước kỳ kinh và trong kỳ kinh. Ở 1 số trường hợp, các chị em có thể bị đau đồng thời cả 2 thời điểm. Các mức độ đau ở mỗi thời điểm có thể được mô tả như sau:

  • Trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 ngày, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau bụng kinh âm ỉ nhẹ, gián đoạn.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các biểu hiệu đau như: đau nhẹ, đau co thắt với tần suất ngắt quãng hoặc liên tục ở từng thời điểm. Đôi khi, cơn đau sẽ trở nên mạnh hơn khiến lan sang các bộ phận khác từ bụng sang lưng. Cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần vào giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt.
Hình chụp người phụ nữ đang bị đau bụng kinh
Đau thắt bụng dưới là triệu chứng thường gặp khi đau bụng kinh

1.2. Triệu chứng đi kèm đau bụng kinh

Thông thường, đau bụng kinh xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt và đi kèm với một số triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu, mỏi mỏi, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn,… Những triệu chứng này có thể làm tăng mức độ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

1.3. Tình trạng đau bụng kinh kéo dài và dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đau bụng kinh thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, xảy ra trước hoặc trong kỳ kinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn hoặc xuất hiện ngoài kỳ kinh, đó có thể là dấu hiệu bất thường. Đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn có thể gây ra các biến chứng liên quan đến khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn nên đến phòng khám phụ khoa nếu gặp phải cơn đau kéo dài hơn 3 ngày (72 giờ), cơn đau không giảm dần mà ngày càng nặng, hoặc với các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như sau:

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh

2.1. Đau bụng kinh nguyên phát

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh có thể là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Trong kỳ kinh nguyệt, hormone Prostaglandin sẽ tiết ra nhiều để giúp tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra bên ngoài. Chính chất này gây ra những cơn đau, kèm theo đó là các tình trạng buồn nôn và tiêu chảy. Khi niêm mạc tử cung bong hết ra, Prostaglandin sẽ giảm xuống thì các cơn đau bụng cũng giảm.

2.2. Đau bụng kinh thứ phát

Các cơn đau có liên quan đến sự rối loạn hoặc bệnh lý ở cơ quan sinh sản phụ nữ. Một số bệnh như u xơ tử cung, nhiễm trùng, viêm lộ tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Cơn đau thường xảy ra trước chu kỳ và kéo dài liên tục hơn so với đau bụng kinh thông thường.

Các bệnh lý thường gây ra tình trạng đau bụng kinh:

  • Lạc nội mạc tử cung: Xuất hiện cơn đau do lạc nội mạc tử cung khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc mô lót trong khung chậu.
  • U xơ tử cung: Khối u xơ xuất hiện gây áp lực lên tử cung và gây ra đau bụng kinh.
  • Viêm vùng chậu: Bệnh lý nhiễm trùng tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Đây là do vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục gây tình trạng viêm nhiễm và xuất hiện cơn đau.
  • Viêm lộ tuyến tử cung: Tình trạng mô tuyến nội mạc tử cung nằm phía trong cơ của thành tử cung.
  • Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung có kích thước quá nhỏ và hẹp sẽ làm chậm dòng chảy kinh nguyệt. Từ đó, áp lực tử cung tăng và gây hiện tượng đau bụng.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể dễ dàng bị thay đổi nội tiết tố bên trong. Do đó, các cơn đau bụng kinh sẽ xuất hiện thường xuyên.

Đau bụng kinh thứ phát thường không kèm theo các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.

Hình ảnh về tử cung đang có vấn đề
Có nhiều bệnh lý gây ra tình trạng đau bụng kinh

2.3. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên đau bụng kinh còn có thể là:

  • Do chế độ ăn uống không khoa học: Sử dụng các loại thực phẩm như rượu bia, các loại mỡ động vật, sản phẩm từ bơ sữa, thực phẩm chứa nhiều đường, các loại đồ ăn mặn, thức ăn đóng hộp hoặc tiêu thụ Caffeine vượt quá mức thông thường. 
  • Sử dụng cụ tránh thai: Vòng tránh thai được đặt trong tử cung, giúp trứng không thể bám và phát triển sau khi thụ tinh. Đây là nguyên nhân khiến cơn đau bụng nghiêm trọng và kéo dài hơn, chủ yếu là trong các tháng đầu sau khi chèn vòng. 

3. Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chính vì thế việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết cách chẩn đoán và điều trị đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý trong nội dung dưới đây nhé.

3.1. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh, bao gồm: 

  • Tiền sử của bệnh lý hiện tại, và tiền sử kinh nguyệt đầy đủ: tuổi bắt đầu có kinh, thời gian và lượng kinh ở các kỳ kinh, thay đổi thời gian và các dấu hiệu hoặc triệu chứng xuất hiện. Tiếp đó các bác sĩ sẽ rà soát toàn thân, bao gồm kiểm tra các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, đầy bụng, mệt mỏi và tiêu chảy.
  • Tiền sử bệnh trước đây như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc sử dụng các phương pháp tránh thai khác, đặc biệt là việc sử dụng dụng cụ tử cung (IUD),… để xác định các nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Tiền sử phẫu thuật trước đây như phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung, cắt bỏ niêm mạc tử cung,.. để xác định cụ thể các nguy cơ gây tăng đau bụng kinh.

Khám thực thể

Tập trung khám vùng chậu để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng thứ phát. Kiểm tra cổ tử cung xem có ấn đau, tiết dịch, hẹp cổ tử cung, hoặc polyp sa xuống hoặc u xơ tử cung hay không. Thực hiện khám bằng hai tay để kiểm tra các khối ở tử cung và độ đặc của tử cung, độ dày vách trực tràng – âm đạo, các khối phần phụ, độ cứng túi cùng và nốt ở dây chằng tử cung – xương cùng. Khám bụng để kiểm tra các dấu hiệu xảy ra bất thường, bao gồm dấu hiệu bị viêm phúc mạc.

Xét nghiệm huyết học và chẩn đoán hình ảnh

Việc xét nghiệm nhằm loại trừ những rối loạn phụ khoa về cấu trúc. Các bệnh nhân cần phải xét nghiệm thai và siêu âm vùng chậu. Đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh nở bị đau vùng chậu sẽ được thực hiện xét nghiệm thai trước. Nếu nghi ngờ bị viêm vùng khung chậu, bệnh nhân cần làm nuôi cấy dịch cổ tử cung. Đối với các khối ở vùng chậu (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, tuyến – cơ tử cung) sẽ có độ nhạy cao khi siêu âm vùng chậu và dễ xác định vị trí bất thường của IUD.

Nếu chưa kết luận được bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang tử cung, vòi trứng hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung. Ngoài ra, để mô tả đầy đủ các dị tật bẩm sinh có thể chụp MRI.

Khi tất cả các xét nghiệm trên vẫn chưa xác định được nguyên nhân, cần tiến hành nội soi ổ bụng.

3.2. Phương pháp Tây Y

Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của các cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc và can thiệp y tế khác. Phương pháp điều trị gồm:

Nội khoa là phương pháp điều trị bằng thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố. 

Lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc và chỉ được phép sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoại khoa là phương pháp sử dụng những dụng cụ, thiết bị kỹ thuật can thiệp cụ thể giúp điều trị triệt để các bệnh lý gây ra tình trạng nóng trong người ở phụ nữ.

Hình chụp người bác sĩ đang thăm khám bệnh cho bệnh nhân
Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của các cơn đau mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp

3.3. Phương pháp Đông Y

Tuỳ theo nguyên nhân gây đau bụng kinh mà trong Đông y, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau. Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh thường do khí trệ, huyết hư, hàn khí kết, khí huyết hư nhược, mỗi thể sẽ có các bài thuốc riêng để điều trị. 

Các thảo dược được sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe phụ nữ, trong đó có giảm đau bụng kinh điển hình như Ích mẫu, Hồng hoa, Đào nhân,…

Sau đây là một số bài thuốc đông y chữa đau bụng kinh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Ôn Kinh Thang được dùng để trị đau bụng thể phong hàn do vùng bụng dưới của người bệnh bị lạnh, đau nhiều, ra máu cục màu đen

  • Triệu chứng: Đau bụng kinh đi kèm với đau lưng, sợ lạnh, đau cứng cổ gáy. Khi càng lạnh thì vùng bụng càng đau, khi được chườm nóng thì giảm cảm giác đau .
  • Thành phần: Quế chi, Sinh khương, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Ngưu tất, Đơn bì, Cam thảo.
  • Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia ra uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói hoặc trước khi ăn.

Đào Hồng Tứ Vật Thang

  • Triệu chứng: Thống kinh, bụng dưới đau, sau khi sinh ác huyết không ra hoặc ra ít, nơi đau có thể thấy hòn cục.
  • Thành phần: 21g Thục địa, 15g Bạch thược, 12g Đương quy, 10g Hồng hoa, 8g Đào nhân, 6g Xuyên khung.
  • Cách dùng: Sắc uống.
Hình chụp các bài thuốc hỗ trợ điều trị đau bụng kinh
Một số bài thuốc chữa đau bụng kinh phổ biến

Bên cạnh các bài thuốc giảm đau bụng kinh, bạn cũng có thể kết hợp các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.

Lưu ý khi chữa bệnh thống kinh theo Đông y: Cần kiên trì sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.; Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc phối hợp các bài thuốc khác nhau; Cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Cùng tìm hiểu thêm phương pháp điều trị tình trạng thống kinh (Đau bụng kinh) bằng đông Y tại bài viết

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông để xoa dịu những cơn đau bụng kinh. Sản phẩm được kế thừa các tinh hoa của bài thuốc cổ Tứ Vật Thang giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt tự nhiên, hạn chế bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh kéo dài, trễ kinh ra máu ít, bị bế kinh, giảm đau bụng kinh hiệu quả,… Ngoài ra, Song Phụng Điều Kinh còn tăng cường bổ khí huyết, phù hợp sử dụng cho phụ nữ khi có tình trạng thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt. 

Hình chụp sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông

4. Phương pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc và các biện pháp y tế, có nhiều phương pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống trong những ngày hành kinh.

4.1. Thuốc giảm đau bụng kinh

Nếu trường hợp cơn đau bụng kinh nặng nề, chị em có thể cân nhắc mua và dùng thuốc để hỗ trợ giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, với cách này thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng đủ liều lượng, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ hay lờn thuốc.

  • Paracetamol,
  • Diclofenac kali,
  • Naproxen,
  • Ibuprofen

4.2. Mẹo dân gian giảm đau bụng kinh

Các mẹo dân gian từ lâu đã được sử dụng để giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên. Những biện pháp này không chỉ dễ thực hiện tại nhà mà còn giúp giảm bớt sự khó chịu mà không cần sử dụng thuốc. Một số mẹo dân gian hay giúp giảm đau bụng kinh mọi người có thể áp dụng là:

  • Trà thảo mộc: trà gừng, trà hoa cúc, trà quế mật ong, trà thì là, trà xanh,…
  • Chườm thảo dược: Các loại thảo dược như Ngải diệp, Gừng, Quế có thể được đun sôi và sử dụng như một loại túi chườm nóng tự nhiên.

Lưu ý: Mẹo chữa tại nhà chỉ hỗ trợ giảm đau, không thay thế cho việc điều trị y tế.

4.3. Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng đau bụng kinh. Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm cơn đau bụng và cải thiện sức khỏe tổng thể trong những ngày hành kinh.

  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, trái cây, đậu, rau xanh…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Bông cải xanh, Bí đỏ, Bơ, Cải bó xôi, Đậu phộng, Hạnh nhân…
  • Thực phẩm giàu sắt: Rau lá xanh đậm, ngũ cốc, các loại hạt, thịt bò,..
  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: Rau bina, Cam, Quả mọng, Củ cải đường…
  • Thực phẩm giàu axit béo thiết yếu do có tính giảm viêm như: Cá mòi, Cá hồi, Cá trích, hạt Chia, Óc chó…
  • Uống nước: nước Dừa, nước ép Cần tây, Socola nóng. Để tìm hiểu thêm về Đau bụng kinh nên uống gì tốt cho sức khỏe ngày hành kinh mời bạn xem thêm tại bài viết: Người bị đau bụng kinh uống nước gì cho đỡ đau, giảm nhiều?

Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý một số loại thực phẩm nên tránh trong kỳ kinh nguyệt dưới đây để giảm triệu chứng đau bụng:

  • Thức uống có cồn (Rượu bia), Caffeine, Nước ngọt, nước ngọt có gas, nước lạnh
  • Thức uống chứa Caffeine
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, mặn, chế biến sẵn,…
Các loại thực phẩm giúp bổ khí huyết giàu vitamin giúp cho sức khỏe
Bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh

4.4. Các phương pháp giảm đau nhanh khác tại nhà

Những phương pháp này dễ thực hiện và có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày hành kinh.

  • Thói quen tốt cho sức khỏe: Ngủ đúng giờ, sinh hoạt hợp lý, không hút thuốc
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Miếng dán hoặc Túi chườm ấm vùng bụng dưới giúp tăng cường lưu thông máu.
  • Xoa bóp, Massage vùng bụng trong khoảng 10-15 phút giúp tử cung co bóp đều.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, căng cơ để giải phóng hormone Endorphin (có tác dụng như thuốc giảm đau tự nhiên)
  • Thay đổi tư thế nằm giảm đau như tư thế trẻ em, nằm ngửa hoặc tư thế bào thai. Tìm hiểu thêm về “Tư thế nằm ngủ đúng để có những giấc ngủ ngon cải thiện sức khỏe phụ nữ“.
  • Sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt để hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Hình chụp người phụ nữ đang uống nước để phòng ngừa đau bụng kinh
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giảm đau bụng kinh nhanh tại nhà

Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Ngải cứu, Phục linh, Đại hoàng, Hương phụ mang đến tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, đồng thời còn hỗ trợ làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

5. Phòng ngừa tình trạng đau bụng kinh tại nhà

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến nhưng có thể được giảm nhẹ và phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa đau bụng kinh hiệu quả.

  • Tránh sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên, vì nó có thể gây rối loạn hormone.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có lợi cho sức khỏe phụ nữ
  • Tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức khỏe tim mạch, hô hấp, giảm stress, 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần
  • Luôn giữ tinh thần ở trạng thái vui vẻ, thoải mái.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Vệ sinh vùng kín, sinh hoạt tình dục hợp lý. Đau bụng kinh có thể xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa. Do đó cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín, nhất là trong kỳ kinh nguyệt; sinh hoạt tình dục lành mạnh; thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
Hình chụp người phụ nữ đang ăn các món ăn hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có lợi cho sức khỏe phụ nữ

6. Tổng kết

Đau bụng kinh là một tình trạng sinh lý bình thường mà nhiều phụ nữ phải trải qua trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Dù cơn đau thường biến mất sau vài ngày, nhưng nó có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc nhận biết các dấu hiệu bất thường và biết khi nào cần gặp bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Các phương pháp giảm đau như sử dụng thuốc, áp dụng mẹo dân gian, điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, việc phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.

Bên cạnh các phương pháp giảm đau bụng kinh trên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Bình Đông Cao Ích Mẫu. Đây là sản phẩm được biết đến với công dụng giảm đau bụng kinh, điều kinh, bổ huyết. Bình Đông Cao Ích Mẫu được kế thừa từ bài thuốc cổ phương nổi tiếng “Tứ vật thang” với các thảo dược từ thiên nhiên như Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Thục địa và được gia thêm các vị thuốc như Ích mẫu, Ngải cứu, Phục linh, Hương phụ, Đại hoàng giúp mang đến tác dụng giảm tình trạng đau bụng kinh cũng như các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Sản phẩm này sẽ phù hợp cho chị em phụ nữ thường bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt và phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh. 

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu
Bình Đông Cao Ích Mẫu hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả

Với hơn 70 năm kinh nghiệm trong ngành dược phẩm, thương hiệu Dược Bình Đông đã tạo được chỗ đứng nhất định trong quá trình nghiên cứu và bào chế các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn GMP–WHO của Bộ Y tế. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu hay sản phẩm nào khác của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ đến số hotline (028)39 808808 để được tư vấn tận tình, nhanh chóng.

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Trả lời: Khi đến kỳ kinh nguyệt, hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn giúp tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Chính chất này gây ra cảm giác đau bụng kinh ở chị em. Nếu bạn đau bụng kinh nhưng không ra máu, nên thăm khám bác sĩ phụ khoa để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trả lời: Đau bụng kinh thường sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và đặc biệt dữ dội, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Trả lời: Có thể giảm đau bụng kinh bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng vùng bụng dưới, massage bụng, thay đổi tư thế nằm, hoặc uống trà gừng ấm. Bên cạnh đó,  Sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu từ Dược Bình Đông cũng giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau.

Trả lời: Nếu thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám để có phương pháp giảm đau phù hợp. Trong một số trường hợp, liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật có thể được cân nhắc để điều trị các nguyên nhân cụ thể như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ.

Song Phụng Điều Kinh giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: https://tamanhhospital.vn/dau-bung-kinh/

2. Hello Bacsi: https://hellobacsi.com/suc-khoe-phu-nu/chu-ky-kinh-nguyet/dau-bung-kinh/

3. Dysmenorrhea: painful periods. (n.d.). ACOG. https://www.acog.org/womens-health/faqs/dysmenorrhea-painful-periods

4. Wikipedia contributors. (2024, February 8). Dysmenorrhea. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Dysmenorrhea

5. Dysmenorrhea. (2019, May 13). Johns Hopkins Medicine. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/dysmenorrhea

6. Professional, C. C. M. (n.d.). Dysmenorrhea (Menstrual cramps). Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
10 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)