Tìm kiếm

Kinh nguyệt là gì? Những điều cần làm để có kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh

Hình chụp về chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường diễn ra định kỳ hằng tháng và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vậy nên chị em cần nắm rõ kiến thức về kinh nguyệt để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để chị em nhận biết được sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và cách để có một kỳ kinh khỏe mạnh, giảm sự khó chịu vào những ngày hành kinh.

1. Đôi nét về kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới, xuất hiện hàng tháng và có tính chu kỳ, đây được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Dựa vào đặc điểm của chu kỳ mà chị em sẽ nắm được tình trạng sức khỏe tổng thể và đặc biệt là sức khỏe sinh sản.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu vào độ tuổi dậy thì và kết thúc vào độ tuổi mãn kinh. 

  • Tuổi dậy thì: Kinh nguyệt thường bắt đầu từ 13 – 15 tuổi. Nhưng hiện nay, các bé gái bắt đầu dậy thì sớm hơn, khoảng 9 – 13 tuổi.
  • Tiền mãn kinh và mãn kinh: Độ tuổi bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh là 40 tuổi. Tuy nhiên, có người gặp phải tình trạng tiền mãn kinh sớm ở độ tuổi 30.

Khi sắp đến kỳ kinh, do sự thay đổi hormone mà cơ thể có những thay đổi đáng kể mà chị em có thể cảm nhận được như: cảm giác đầy hơi, chướng bụng, tâm trạng dễ cáu gắt, mất ngủ, nổi mụn,…

Trong quá trình hành kinh, chị em thường sẽ có cảm giác khó chịu trong người như: người mệt mỏi; bụng dưới căng tức, đau nhói; mặt nổi mụn (thường là mụn trứng cá); thèm ăn đồ ngọt;…

Bạn có thể tìm hiểu thêm về dấu hiệu sắp tới kỳ kinh nguyệt để có sự chuẩn bị tốt tại bài viết Dấu hiệu sắp tới kỳ kinh nguyệt 

2. Sinh lý kinh nguyệt bình thường

2.1. Chu kỳ kinh

Mỗi tháng, nội tiết tố nữ có sự thay đổi đáng kể, buồng trứng sẽ giải phóng 1 trứng (được gọi là sự rụng trứng), đồng thời làm dày lên lớp niêm mạc tử cung. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể qua đường âm đạo. Quá trình này diễn ra đều đặn hàng tháng nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt và một chu kỳ thường sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày.

2.2. Thời gian hành kinh

Thông thường, thời gian hành kinh hay thời gian chảy máu sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa mỗi người.

2.3. Màu của máu kinh

Đối với cơ thể nữ giới khỏe mạnh, máu kinh sẽ có màu đỏ tươi, đen hoặc nâu. Cụ thể, vào đầu chu kỳ, màu máu thường đỏ tươi và chuyển dần sang màu nâu hoặc đen vào cuối chu kỳ. 

Hình chụp về màu máu kinh của phụ nữ
Máu kinh khỏe mạnh có máu đỏ tươi vào đầu chu kỳ

Đọc thêm: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bất thường? Tìm hiểu 8 sắc màu kinh nguyệt

2.4. Lượng máu mất đi

Trung bình mỗi kỳ rụng dâu, chị em sẽ mất ít hơn 80ml máu, dao động vào khoảng 50 – 80 ml.

2.5. Mùi của máu kinh

Đối với một chu kỳ bình thường, máu kinh sẽ có mùi tanh của máu. Nhưng máu kinh sẽ không có mùi gắt, khi ngửi bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hay buồn nôn. 

2.6. Tính chất của máu kinh

Máu kinh thường lỏng, không đông đặc. Khi được đẩy ra ngoài cơ thể thường kéo theo chất nhầy trong tử cung và các mảnh vụn của niêm mạc tử cung.

3. Yếu tố ảnh hưởng & biểu hiện bất thường của kinh nguyệt

3.1. Yếu tố ảnh hưởng 

Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kỳ rụng dâu của bạn trở nên bất thường, bạn cần xem xét và điều chỉnh các yếu tố này để đảm bảo sức khỏe sinh sản và cơ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội tiết gây ra sự bất thường của kỳ kinh gồm: 

Tuổi tác: Ở tuổi dậy thì, nội tiết tố nữ chưa ổn định làm ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Ngoài ra, khi bước vào tuổi tiền mãn kinh (từ khoảng 40 tuổi hoặc có thể sớm hơn), do sự dao động của lượng hormone Estrogen mà chu kỳ kinh của phụ nữ có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.

Tâm trạng: Tâm trạng căng thẳng, lo âu kéo dài,… sẽ tác động vào vùng não điều khiển các hormone tuyến yên, làm cho quá trình tiết dịch và rụng trứng mất cân bằng, làm cho kinh nguyệt không đều. Khi tâm trạng ổn định thì kinh nguyệt có thể trở lại bình thường. 

Dinh dưỡng không hợp lý: Ăn quá nhiều, dư thừa dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể tăng cân quá mức, từ đó tác động đến các hormone và insulin. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ, gây ra rối loạn kinh nguyệt. Ngược lại, giảm cân quá nhiều, dinh dưỡng thiếu hụt cũng cản trở cơ thể sản sinh các hormone liên quan đến quá trình rụng trứng.

Nội tiết tố không ổn định: Tình trạng nội tiết tố bị mất cân bằng trong cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra ở một vài giai đoạn như dậy thì, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh. 

Giảm cân: Tập thể dục với cường độ cao, quá sức có thể gây mất kinh. Cùng với đó, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và có thể rụng tóc. 

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới kỳ rụng dâu như thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, thuốc aspirin,… 

  • Lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu, thức khuya,… đều là tác nhân ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.  
  • Môi trường: Thời tiết thất thường, khí hậu thay đổi, ô nhiễm môi trường,… có thể ảnh hưởng tới kỳ kinh. 

Bệnh lý phụ khoa: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung, hội chứng đa nang buồng trứng,… 

3.2. Biểu hiện bất thường của kinh nguyệt

Kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu báo động rằng bạn đang có vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bạn cần quan sát kỹ chu kỳ để biết được tình trạng sức khỏe bản thân. Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu liệt kê dưới đây để quan sát sự ổn định của chu kỳ: 

  • Chu kỳ bất thường: Vòng kinh dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 22 ngày hoặc không có kinh từ 6 tháng trở lên (chu kỳ bình thường kéo dài khoảng 28-30 ngày).
  • Máu kinh bất thường: Máu kinh ở trạng thái bình thường có màu đỏ tươi vào đầu chu kỳ và nâu hoặc đen vào cuối chu kỳ. Khi kinh nguyệt bất thường, máu sẽ có màu thâm đen và lẫn với máu cục.

Đọc thêm: 

Hình chụp về kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ
Kinh nguyệt vón cục là dấu hiệu bất thường chị em cần lưu ý
  • Lượng máu kinh bất thường: Như đã nói, lượng máu trung bình của một kỳ kinh là 50 – 80ml. Vậy nên, một kỳ kinh bất thường thường có dấu hiệu như lượng máu nhiều hơn 80ml hoặc rất ít, chỉ khoảng 20ml 
  • Máu kinh có mùi khó chịu: Nếu máu kinh có mùi khó chịu, hôi tanh nồng nặc thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: Thống kinh – đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi, đau lưng,… mỗi khi đến kỳ; hội chứng tiền kinh nguyệt – những biểu hiện khó chịu của cơ thể khi sắp đến tháng.

3.3. Khi nào cần gặp bác sĩ

Khi có những dấu hiệu báo động dưới đây, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời: 

  • Đột nhiên không có kinh hơn 60 ngày nhưng không mang thai.
  • Chu kỳ kinh không còn đều đặn, thời gian có kinh thất thường.
  • Thời gian rụng dâu kéo dài hơn 7 ngày.
  • Máu kinh ra quá nhiều, thường phải thay liên tục băng vệ sinh sau 1 – 2 giờ. 
  • Giữa các kỳ kinh xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường.
  • Đau bụng dữ dội, buồn nôn và có tình trạng nôn ói trong thời gian hành kinh.
  • Đột nhiên bị sốt cao hoặc trong người mệt mỏi sau khi dùng tampon hoặc băng vệ sinh.
  • Vùng kín có tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ hoặc tiết dịch, khí hư bất thường. 
Người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng đau bụng kinh
Cần gặp bác sĩ nếu gặp tình trạng đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh

4. Làm gì giảm nhẹ triệu chứng khó chịu khi có kinh nguyệt

4.1. Nên làm gì để giảm triệu chứng khó chịu ngày đèn đỏ? 

Chị em có thể áp dụng một số cách dưới đây để cơ thể dễ chịu hơn trong những ngày đèn đỏ như:  

  • Tắm nước ấm để kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, thư giãn các cơ và giảm đau bụng kinh.
  • Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. 
  • Chườm bụng dưới bằng túi nước ấm để giảm đau.
  • Vận động nhẹ nhàng với các hoạt động như thiền, đi bộ, yoga,…
  • Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tích cực; hạn chế tối đa stress, áp lực;…
  • Dành thời gian để thư giãn, chăm sóc bản thân: đọc sách, nghe nhạc, xem phim,…
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày, các thực phẩm giàu sắt, vitamin, canxi,…
Chế độ ăn uống đầy đủ tốt cho kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày

Ngoài ra, chị em có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bài thuốc Đông y hoặc thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau. Khi những ngày đèn đỏ được ổn định, các tình trạng khó chịu sẽ giảm đi đáng kể.

Đọc thêm:

4.2. Không nên làm gì khi tới tháng?

Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý những điều không nên làm trong ngày đèn đỏ để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, dưới đây là một số lưu ý: 

  • Không đấm lưng vào ngày hành kinh: Điều này sẽ khiến máu ra nhiều hơn, thời gian hành kinh cũng kéo dài và tình trạng đau lưng sẽ nặng hơn. 
  • Không để cơ thể bị lạnh quá lâu: Tắm quá lâu bằng nước lạnh, không giữ ấm cơ thể trong những ngày đến tháng sẽ dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. 
  • Không mặc đồ quá chật: Nếu mặc đồ quá chật trong những ngày này sẽ tăng thêm áp lực lên hệ thống mao mạch tại vùng kín, từ đó ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu. Ngoài ra việc này cũng làm tăng ma sát âm đạo và gây ra cảm giác phù nề, khiến chị em cảm thấy khó chịu hơn. 
  • Hạn chế lao lực: Vào những ngày rụng dâu, cơ thể thường sẽ mệt mỏi. Nếu làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản sau này. 
  • Không nên ăn các loại thực phẩm như: Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ; các đồ ăn dễ gây đầy bụng như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ; các loại chất kích thích như cà phê, trà, bia, rượu;…
Hình chụp các loại gia vị cay từ ớt
Không nên ăn các loại thực phẩm cay nóng trong thời gian hành kinh

5. Những điều cần quan tâm để có một kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh

5.1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt tại nhà

Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình trong vòng 3 tháng theo các chỉ dẫn sau:

  • Thời gian kỳ dâu rụng bắt đầu và kết thúc.
  • Lượng máu kinh ít hay nhiều.
  • Tính chất máu kinh, có kèm theo cục máu đông hay không.
  • Các triệu chứng trong chu kỳ.
  • Tần suất thay băng vệ sinh trong ngày.
  • Giữa các kỳ kinh có máu chảy bất thường hay không.
Hình chụp về chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp nắm được tình trạng sức khỏe

Nếu những hạng mục đã nêu nằm ở mức ổn định chứng tỏ bạn đang có sức khỏe tốt, còn nếu có sự sai lệch và có các dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. 

5.2. Hoạt động hàng ngày

Ngoài việc theo dõi chu kỳ, bạn cũng nên chăm sóc sức khỏe hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh và có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Để bản thân khỏe mạnh, hàng ngày bạn cần làm những điều sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh: ăn ngủ đúng giờ, bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như thịt đỏ, trứng, đậu hũ, sữa tươi, ngũ cốc,… và hạn chế ăn các thực phẩm không tốt tiêu biểu là đồ cay, chua, nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu bia, đồ đóng hộp,…
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái, tránh xa các thông tin và cảm xúc tiêu cực.
  • Bạn cần thường xuyên vệ sinh vùng kín (2 lần 1 ngày) và thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần.
  • Tối thiểu 6 tháng 1 lần, bạn nên đi khám phụ khoa để sớm phát hiện các bệnh lý phụ khoa và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có tác dụng bảo vệ sức khỏe phụ nữ như: bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và phòng tránh các triệu chứng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh Bình Đông – sản phẩm được kế thừa từ bài Đông y “Tứ vật thang” gồm Đương quy, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung và được gia thêm Hương phụ, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giữ cho chu kỳ diễn ra đều đặn và hạn chế tối đa các dấu hiệu bất thường. Từ đó, chị em có một cơ thể khỏe mạnh và không còn lo lắng trước những dấu hiệu bất thường khi tới ngày đèn đỏ.

6 . Tổng kết

Để đảm bảo chất lượng cuộc sống cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên theo dõi và duy trì chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn hiểu rõ cơ thể mình hơn, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản. 

Hình chụp sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông
Song Phụng Điều Kinh Bình Đông – giải pháp hữu hiệu duy trì kinh nguyệt ổn định

Đối với các chị em đang muốn duy trì chu kỳ kinh nguyệt ổn định hoặc các chị em đang có các dấu hiệu bất thường trong những ngày đèn đỏ thì sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe. Song Phụng Điều Kinh Bình Đông là sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ của Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – đơn vị có hơn 70 năm kinh nghiệm. Sản phẩm hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, kỳ kinh kéo dài, đau bụng dữ dội mỗi lần đến kỳ,… từ đó bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe thể chất của các chị em. 

Để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, bạn vui lòng truy cập website hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline: 028.39.808.808. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Dược Bình Đông luôn túc trực và sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)