Tìm kiếm

Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân, Cách điều trị và chăm sóc

Hình ảnh người phụ nữ đang ôm bụng do bị đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới mỗi khi “tới tháng” và mức độ đau từ nhẹ đến nặng sẽ khác nhau ở mỗi người. Trong đó, đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Công ty Đông y Dược Bình Đông mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội, cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả nhé!

1. Đôi nét về tình trạng đau bụng kinh

1.1. Tìm hiểu về đau bụng kinh

Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt thường gặp của phụ nữ. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), có đến hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh trong khoảng 1 – 2 ngày mỗi tháng.

Khi đến ngày có kinh, thành tử cung sẽ co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung đã bị bong tróc ra ngoài cơ thể cùng với tổ hợp máu và chất nhầy. Hoạt động co bóp này là cần thiết nhưng lại vô tình chèn ép các mạch máu ở niêm mạc tử cung khiến cho các mô trong tử cung bị thiếu oxy và giảm lưu lượng máu nên gây ra các cơn đau bụng kinh. Đồng thời, trong vài ngày đầu, cơ thể còn tăng sinh Prostaglandin gây viêm gây đau, chất trung gian hóa học này thúc đẩy tử cung co bóp nhiều hơn. Đây chính là lý do phái nữ thường bị đau nhiều trong 1-2 ngày đầu hành kinh, sau đó cơn đau sẽ giảm dần và hết hẳn.

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau bụng dữ dội
Một số chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội mỗi khi “rụng dâu”

1.2. Phân loại đau bụng kinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng đau bụng kinh được chia thành hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Cụ thể:

  • Đau bụng kinh nguyên phát được hiểu là những cơn đau bình thường, lặp lại theo chu kỳ hàng tháng và không phải là triệu chứng liên quan đến các bệnh lý khác. Cơn đau bụng có thể bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 – 2 ngày hoặc diễn ra trong kỳ kinh và thường kéo dài từ 1 – 3 ngày tùy theo cơ địa của từng người. Biểu hiện thường gặp là vùng bụng dưới đau âm ỉ, có thể kèm theo đau cơ lưng hoặc đùi, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Đau bụng kinh thứ phát thường do các bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, chẳng hạn như: u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu,… Cơn đau thường xuất hiện rất sớm, kéo dài và dữ dội hơn so với đau bụng kinh thông thường. Đau bụng kinh thứ phát thường không đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.

1.3. Mức độ đau bụng kinh 

Dựa vào mức độ của cơn đau, có thể chia đau bụng kinh thành 3 cấp độ đau như sau:

Đau bụng kinh nhẹ

Cơn đau thường kéo dài từ 1 – 1,5 ngày và không gây khó chịu, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Chị em sẽ cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ, lưng hơi mỏi và cơ thể uể oải. Các cơn đau bụng kinh nhẹ không xảy ra đều đặn, có tháng sẽ đau nhưng có tháng thì không.

Đau bụng kinh vừa phải

Đây là mức độ đau bụng kinh thường gặp nhất ở các chị em. Cơn đau thường xuất hiện từ ngày đầu của kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong khoảng 3 ngày. Mức độ đau sẽ giảm dần khi càng về những ngày gần cuối. Khi hành kinh, vùng bụng dưới sẽ đau âm ỉ, tần suất đau có lúc ngắt quãng, có lúc liên tục tùy thời điểm. Chị em thỉnh thoảng sẽ cảm thấy bụng đau thắt do tử cung co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài. Khi đó, vùng bụng có thể to hơn bình thường, có cảm giác chướng khí, dễ đầy hơi, khó tiêu.

Đau bụng kinh dữ dội

Đau bụng kinh dữ dội có thể xuất phát từ những bệnh lý tiềm ẩn. Mức độ này khiến chị em khó chịu và cảm thấy đau đớn nhiều nhất. Các cơn đau âm ỉ kéo dài liên tục cộng với những cơn đau thắt bụng xuất hiện nhiều lần khiến cơ thể bị mất sức. Bên cạnh đó, thời gian hành kinh cũng diễn ra lâu hơn, từ 5 – 6 ngày và có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác như buồn nôn, mất ngủ, bệnh rong kinh, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…

Chị em cần lưu ý tình trạng đau bụng kinh dữ dội. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, khi đau bụng kinh dữ dội đi kèm với những triệu chứng sau đây thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám kỹ lưỡng:

  • Cơn đau tiền kinh nguyệt kéo dài bất thường từ 10 – 15 ngày trước khi đến thời điểm bắt đầu hành kinh.
  • Cơn đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu đựng được mà phải sử dụng thuốc giảm đau để xoa dịu.
  • Cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài từ 2 – 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
  • Máu kinh vón thành cụcmáu kinh có màu đen bầm.
  • Tay chân lạnh, cơ thể bủn rủn và có cảm giác buồn nôn.

2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội

2.1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát

Một số chị em cứ đến kỳ kinh nguyệt lại đau bụng kinh dữ dội. Nguyên nhân có thể là do nồng độ Prostaglandin trong cơ thể tăng cao khiến lực co thắt của tử cung trở nên mạnh hơn và gây đau dữ dội hơn. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác có thể gây nên tình trạng đau bụng kinh dữ dội như:

  • Cấu tạo lỗ cổ tử cung rất hẹp nên máu kinh khó thoát ra ngoài, buộc tử cung phải co bóp mạnh hơn.
  • Nếu mẹ, bà, cô, dì trong gia đình có tiền sử đau bụng kinh dữ dội thì bạn cũng có thể gặp phải triệu chứng này.
  • Nữ giới có tuổi bắt đầu hành kinh càng sớm thì nguy cơ đau bụng kinh càng nhiều.
  • Ít vận động, nghỉ ngơi không điều độ, ăn uống không đủ chất,… 

2.2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát

Khi tình trạng đau bụng kinh dữ dội không có dấu hiệu thuyên giảm theo độ tuổi hoặc sau sinh đẻ thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:

  • U xơ tử cung: Đây là tình trạng xuất hiện khối u trong cơ tử cung với kích thước từ rất nhỏ đến rất lớn tùy theo từng người bệnh. U xơ có thể phát triển đơn lẻ hoặc nhiều thành một khối. Phụ nữ bị u xơ tử cung sẽ cảm thấy đau đớn hơn mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt và có biểu hiện bị rong kinh.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các tế bào nội mạc không chỉ phát triển ở tử cung mà còn xuất hiện bên ngoài tử cung như tại ống dẫn trứng, buồng trứng, bên trong cơ tử cung hoặc trên bàng quang. Các niêm mạc tử cung xuất hiện ở những vị trí này đều có đặc điểm tương tự như niêm mạc tử cung bình thường, đó là chịu sự tác động của hormone và gây chảy máu. Điều này gia tăng cảm giác đau bụng của phái nữ khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • U nang buồng trứng: Bệnh xảy ra khi cơ thể xuất hiện một khối bất thường chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu bên trên hoặc trong buồng trứng. Các khối u lớn dần chèn ép lên các cơ quan ở vùng bụng, vùng chậu và gây ra các cơn đau, nhất là khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Viêm nhiễm vùng chậu: Khi bị viêm vòi trứng, viêm nhiễm tử cung hoặc cổ tử cung,… phụ nữ sẽ bị đau bụng kinh dữ dội vào mỗi kỳ đèn đỏ.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội khác như: dính buồng tử cung, dị tật tử cung bẩm sinh, đau do gặp vấn đề về tâm lý,… Tuy nhiên, những trường hợp này thường ít phổ biến hơn.

3. Hướng dẫn chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, khám phụ khoa, khai thác tiền sử bệnh của bạn và gia đình để xác định các yếu tố nguy cơ. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra để phát hiện bất thường (nếu có) tại cơ quan sinh sản.

Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng đau bụng kinh dữ dội xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể được chỉ định thực hiện các kỹ thuật cần thiết như:

  • Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát được tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và các cơ quan khác trong ổ bụng.
  • Chụp CT, MRI hoặc X-quang: Các kỹ thuật này sẽ được áp dụng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  • Nội soi ổ bụng: Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung và mang thai ngoài tử cung.
Nội soi ổ bụng giúp phát hiện tình trạng bệnh

4. Điều trị và chăm sóc đau bụng kinh dữ dội

Lời khuyên tốt nhất nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội đó là nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với các cơn đau dữ dội không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện và xoa dịu cơn đau:

4.1. Thuốc giảm đau

Thông thường, thuốc giảm đau bụng kinh dữ dội là các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin giúp xoa dịu cơn đau và giảm tình trạng ra nhiều máu kinh.

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến có thể kể đến như: 

  • Diclofenac kali 
  • Ibuprofen 
  • Naproxen 
  • Paracetamol kết hợp với Ibuprofen 

Ngoài ra có thể kết hợp thuốc giảm đau với các thuốc giảm co thắt cơ trơn như Alverin, Spasmaverin, Drotaverin,… để tăng hiệu quả giảm đau.

Lưu ý: Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Các loại thuốc giảm đau khi đến kỳ

4.2. Bài thuốc Đông y

Theo Đông y, đau bụng kinh là do khí huyết không lưu thông, bị cản trở, ứ tắc nên gây ra tình trạng đau. Tùy vào từng thể trạng sẽ có những bài thuốc điều trị phù hợp.

Bài thuốc trị đau bụng kinh dữ dội do khí huyết hư nhược

  • Thành phần: 16g Hoài sơn, 16g Kê huyết đằng, 16g Ngưu tất, 12g Đẳng sâm, 12g Hà thủ ô, 12g Long nhãn, 12g Kỳ tử, 12g Ý dĩ, 12g Bạch biển đậu, 10g Bạch truật.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các vị thuốc và cho vào ấm với 700ml nước. Sắc cho đến khi nước thuốc cạn còn 200ml thì chia làm 3 lần, uống khi còn nóng và uống hết trong ngày. Nên uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 3 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị đau bụng kinh dữ dội do hàn thấp, khí trệ, huyết ứ

  • Thành phần: 12g Ích mẫu, 12g Ngưu tất, 8g Hương phụ, 8g Ô dược, 6g Sa nhân, 6g Thanh bì.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm và đun sôi cùng với 500ml nước. Chia nước thuốc thu được làm 3 lần uống trong ngày. Nên uống liên tục trong vòng 3 ngày trước khi đến kỳ hành kinh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc nam chữa đau bụng kinh hiệu quả, an toàn

4.3. Biện pháp giảm đau bụng kinh

Có nhiều cách hỗ trợ giảm đau bụng kinh dữ dội như:

  • Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc chỉ đơn giản là một chai nước ấm để chườm lên vùng bụng vào mỗi kỳ “dâu rụng”. Khi được chườm ấm, các cơn co thắt ở tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, máu lưu thông thuận lợi hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau bụng kinh. Một cách khác là rang Ngải cứu và muối trắng rồi chườm lên bụng với tác dụng tương tự.
  • Massage vùng bụng: Massage giúp thư giãn cơ cũng là biện pháp giảm đau hữu hiệu. Nếu được, bạn có thể xoa một lớp tinh dầu hoa hồng, đinh hương hoặc quế lên vùng bụng và massage đều tay để gia tăng hiệu quả.
  • Bấm huyệt: Một số huyệt vị có khả năng giảm tình trạng đau bụng kinh là: huyệt huyết hải, huyệt tam âm giao, huyệt thái xung và huyệt tử cung. Bạn nên xoa bóp mỗi huyệt từ 2 – 3 phút ngay cả trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Hình ảnh một người phụ nữ đang được massage bụng
Massage giúp thư giãn cơ và hỗ trợ giảm đau bụng kinh hữu hiệu

4.4. Một số mẹo vặt giúp giảm đau bụng kinh

Bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản, dễ thực hiện như sau:

  • Nước ấm: Uống nước ấm vào những ngày hành kinh có khả năng làm giảm cơn đau bụng âm ỉ. Bạn có thể bỏ thêm vài lá bạc hà hoặc vài lát chanh để tạo vị. Đặc biệt, bạn cần kiêng uống bia rượu vào những ngày “đèn đỏ” vì sẽ khiến cơ thể nhanh mất nước.
  • Trà gừng: Theo Đông y, gừng có tính ấm và giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết cũng như giảm đau hiệu quả. Trong Tây y, gừng có tác dụng ức chế quá trình sản xuất Prostaglandin, nguyên nhân khiến tử cung co thắt mạnh làm bụng đau quặn thắt. Do đó, uống một ly trà gừng ấm là một cách giảm đau hiệu quả, đơn giản mà chị em có thể thực hiện ngay tại nhà.
  • Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm, ức chế sản sinh Prostaglandin và tăng cường lưu thông máu để đào thải máu kinh ra ngoài dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng các loại trà hoa cúc dạng túi lọc để tiện sử dụng ngay khi đến kỳ kinh nguyệt.
Hình ảnh về trà hoa cúc chữa đau bụng ở phụ nữ
Trà hoa cúc giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt

5. Phòng tránh đau bụng kinh dữ dội

Nâng cao sức khỏe để cân bằng chu kỳ kinh nguyệt chính là chìa khóa quan trọng để phòng ngừa cơn đau bụng kinh dữ dội. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bổ sung các món ăn tốt cho chu kỳ kinh nguyệt kết hợp với việc tập luyện thể dục thường xuyên, trước những ngày “đèn đỏ”, bạn có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ thư giãn, yoga hoặc các động tác căng cơ để cơ thể tiết ra endorphin – hormone có công dụng như một liều thuốc giảm đau tự nhiên. 
  • Có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, tránh hoạt động quá sức sẽ khiến cơ thể cảm thấy đau nhiều hơn khi đến kỳ hành kinh. 
  • Không nên để tinh thần quá căng thẳng bởi đây cũng là yếu tố gia tăng đau bụng kinh. Thay vào đó, hãy áp dụng các biện pháp thư giãn cơ thể và loại bỏ căng thẳng như thiền, đọc sách,… 
  • Kiêng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác như cà phê,…
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc nội tiết, thuốc tránh thai, thuốc điều hòa kinh nguyệt… theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều lượng cũng như sử dụng vượt quá thời gian cho phép.
  • Chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào những ngày hành kinh. Nên thay băng vệ sinh định kỳ sau 4 – 5 tiếng và hạn chế quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm trùng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như thăm khám phụ khoa để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Hình ảnh người phụ nữ đang tập thể dục để phòng ngừa tình trạng đau bụng kinh dữ dội
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm tình trạng đau bụng kinh dữ dội 

6. Tổng kết

Bài viết trên đã cung cấp phần nào cho bạn thông tin về tình trạng đau bụng kinh dữ dội mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng như: máu kinh vón cục có màu đen sẫm, chân tay bủn rủn, buồn nôn, sau khi kết thúc kỳ kinh vẫn còn đau,… thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và được chỉ định những phương pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh dữ dội, bạn có thể tham khảo sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Công ty Đông y Dược Bình Đông. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ được bào chế từ Thục địa, Ngải diệp, Xuyên khung, Bạch thược, Hương phụ, Ích Mẫu, Đương quy, Bạch phục linhXuyên đại hoàng. Sự kết hợp của 9 loại thảo dược thiên nhiên này giúp đem lại công dụng bổ huyếtđiều hòa kinh nguyệt tự nhiên. Đặc biệt, Song Phụng Điều kinh hỗ trợ giảm đau bụng kinh dữ dội, kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít giúp phái nữ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong mỗi kỳ “rụng dâu”.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của Dược Bình Đông
Song Phụng Điều Kinh hỗ trợ giảm đau bụng kinh dữ dội

Với hơn 70 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Công ty Đông y Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng. Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu và cải tiến để cho ra đời những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 hoặc gửi yêu cầu về email info@binhdong.vn để được Công ty Đông y Dược Bình Đông tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn nhé!

Xem thêm:

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu. Nếu cơn đau kèm theo triệu chứng như máu kinh vón cục, chân tay lạnh, buồn nôn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng.

Trả lời: Buồn nôn có thể xuất hiện khi đau bụng kinh dữ dội do cơ thể tạo ra lượng lớn Prostaglandin, không chỉ khiến tử cung co bóp mạnh mà còn kích thích đến hệ thống tiêu hóa và thần kinh, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Điều này càng trở nên rõ ràng trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, khi mức độ Prostaglandin cao nhất.

Bạn nên đến gặp bác sĩ về tình trạng đau bụng kinh của mình nếu gặp phải một hoặc nhiều trong các triệu chứng sau đây, vì chúng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

  • Đau dữ dội: Đau bụng kinh đến mức gây cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc đau đến độ không thể chịu đựng được.
  • Đau kéo dài: Đau bụng kinh kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, hoặc đau kéo dài sau khi kỳ kinh đã kết thúc.
  • Thay đổi đột ngột: Sự thay đổi lớn trong cường độ hoặc tính chất của cơn đau bụng kinh so với trước đây.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá nặng hoặc quá nhẹ so với bình thường.
  • Xuất huyết âm đạo nặng: Mất máu nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ trong nhiều giờ liên tục.
  • Cục máu đông lớn: Xuất hiện cục máu đông lớn (lớn hơn đồng xu) trong kỳ kinh.
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy kèm theo đau bụng kinh.
  • Đau trong quan hệ tình dục: Đau kéo dài sau khi quan hệ tình dục.
  • Các triệu chứng khác: Sự xuất hiện của các triệu chứng không liên quan trực tiếp đến kỳ kinh, như đau lưng dưới, đau hông, hoặc đi tiểu gấp và đau.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt là nếu chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc bạn cảm thấy lo lắng về những thay đổi trong cơ thể, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp. Không nên chần chừ vì việc chẩn đoán sớm các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến việc điều trị hiệu quả hơn và ngăn chặn các biến chứng.

Trả lời: Có, việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ có thể giúp giảm đau bụng kinh. Hoạt động này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cơn đau thông qua việc tiết ra endorphin, một loại hormone tự nhiên có tác dụng giảm đau.

Trả lời: Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơn đau bụng kinh. Dưới đây là một số hướng dẫn về việc nên ăn gì để giảm đau và những thực phẩm nên tránh vì chúng có thể làm cho cơn đau nặng hơn.

Thức ăn giúp giảm đau

  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, chia seeds, hạt lanh, và óc chó là các nguồn omega-3 tốt, có tác dụng giảm viêm và có thể giảm đau bụng kinh.
  • Rau lá xanh đậm: Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác giàu vitamin E, canxi và magiê, có thể giúp giảm cơn đau.
  • Trái cây và rau củ: Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể giảm đau tự nhiên.
  • Thực phẩm giàu magiê: Quinoa, chuối, hạt bí ngô và sô cô la đen có thể giúp giãn cơ tử cung và giảm đau.
  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa chua, sữa và phô mai có thể giúp giảm cơ bắp co thắt.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, hạt, và đậu giúp cải thiện chức năng đường ruột và có thể giảm sự khó chịu.

Các thức ăn cần tránh

  • Caffeine: Caffeine có thể làm tăng căng thẳng, huyết áp và có thể làm tăng cơ bắp co thắt, từ đó làm tăng cơn đau.
  • Đồ uống có ga và đường: Đồ uống ngọt có thể làm tăng viêm và gây đau.
  • Chất béo trans và bão hòa: Thực phẩm chiên và thực phẩm chế biến sẵn có thể gây viêm và tăng cơn đau.
  • Alcohol: Alcohol có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin và gây mất nước, làm tăng cơn đau.
  • Thực phẩm chứa natri cao: Thức ăn mặn có thể gây giữ nước và bloat, từ đó làm tăng áp lực và đau bụng.
  • Thịt đỏ và thực phẩm giàu chất béo: Có thể làm tăng sản xuất các prostaglandin, gây đau và viêm.

Điều chỉnh chế độ ăn uống không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tức thì, nhưng việc duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm sự xuất hiện và mức độ của cơn đau bụng kinh theo thời gian. Nếu bạn đang gặp phải đau bụng kinh dữ dội, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được lời khuyên cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Song Phụng Điều Kinh giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)