Tìm kiếm

Tư thế nằm nào giúp giảm Đau bụng kinh? Nên nằm Nghiêng hay Ngửa?

Các tư thế nằm đau bụng kinh

Với đông đảo chị em phụ nữ, đau bụng kinh chính là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất. Những cơn co thắt dữ dội không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, chị em nên lưu ý rằng, chỉ cần thay đổi tư thế nằm, ngồi, di chuyển, những cơn đau bụng kinh sẽ dịu đi đáng kể. Qua bài viết này, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ những tư thế giúp chị em giảm đau bụng kinh khi đến tháng và vượt qua kỳ kinh một cách nhẹ nhàng.

1. Đôi nét về đau bụng kinh và các tư thế giảm đau bụng kinh

1.1. Tổng quan về tình trạng đau bụng kinh

Đau bụng kinh, còn được gọi là thống kinh, là hiện tượng thường gặp ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi đến kỳ, tử cung sẽ co bóp liên tục để đẩy máu kinh ra ngoài, từ đó tạo nên các cơn đau gò tại bụng dưới.

Đau bụng kinh thường xảy ra vào 2 thời điểm là trước kỳ kinh và trong kỳ kinh. Ở 1 số trường hợp, các chị em có thể bị đau đồng thời cả 2 thời điểm. Các mức độ đau ở mỗi thời điểm có thể được mô tả như sau:

  • Trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 ngày, cơ thể phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau âm ỉ nhẹ, gián đoạn.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các biểu hiệu đau như: Đau nhẹ, đau co thắt với tần suất ngắt quãng hoặc liên tục ở từng thời điểm. Đôi khi, cơn đau có thể trở nên mạnh hơn và lan sang các bộ phận khác như từ bụng sang lưng. Cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần vào giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt.

Thông thường, đau bụng kinh xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt và đi kèm với một số triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn,… Những triệu chứng này có thể làm tăng mức độ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng kinh, có thể là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể, nguyên nhân bệnh lý hoặc những nguyên nhân như chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng các dụng cụ tránh thai,…

1.2. Sơ lược về các tư thế giảm đau bụng kinh

Tư thế nằm được đánh giá là một trong những phương pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho chị em trong thời kỳ kinh nguyệt như:

  • Giảm căng cơ, giảm đau lưng khi đến tháng và đau nhức các bộ phận như cổ, vai gáy.
  • Giảm áp lực và tăng tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Giúp tâm lý thoải mái, thư giãn cơ thể, ngủ ngon, sâu giấc.
  • Duy trì đường cong tự nhiên của cơ thể, giảm áp lực lên đĩa đệm.
  • Dễ dàng hô hấp và giảm tình trạng ngủ ngáy.
  • Một vài tư thế ngủ khoa học có thể giúp giảm trào ngược dạ dày, giảm áp lực lên tử cung, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về sai tư thế khi ngủ như tê bì tay chân, đau lưng, đau cổ, đau vai gáy, đau đầu,..
Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh
Nằm đúng tư thế giúp giảm tình trạng đau bụng kinh

1.3. Nguyên tắc chung của tư thế đúng

Khi nằm, bạn cần đảm bảo đầu và vai luôn thẳng hàng, đồng thời vai và hông cần được giữ ở vị trí thẳng hàng với nhau. Trong tư thế nằm này, cột sống sẽ được duy trì ở trạng thái cong tự nhiên theo hình chữ “S”, từ đó giảm áp lực lên lưng và cổ. Còn khi ngồi hoặc đứng, bạn nên giữ cho đầu thẳng hàng với hông và luôn nhìn thẳng về phía trước để duy trì tư thế tốt nhất. 

Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý: mặc dù giữ tư thế đứng đúng giúp giảm áp lực lên cơ thể và cải thiện tình trạng đau bụng kinh, nhưng nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tư thế nằm thẳng đứng
Tư thế đứng thẳng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

2. Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

Các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh này không chỉ áp dụng riêng cho kỳ kinh nguyệt mà còn có hiệu quả tích cực cho giấc ngủ hàng ngày của chị em chúng mình. Dựa vào tình trạng đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng nhiều tư thế nằm khác nhau để tìm ra tư thế thoải mái nhất cho bản thân. Dưới đây là một vài tư thế để chị em tham khảo: 

2.1. Tư thế nằm nghiêng

Nằm nghiêng sang một bên

Tư thế nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng về bên trái không chỉ hỗ trợ giảm đau lưng, giảm áp lực lên vùng bụng mà còn hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, làm dịu đi những cơn đau co thắt vùng bụng dưới. Ngoài ra, ngủ nghiêng còn giúp giảm tình trạng ngủ ngáy, trào ngược axit dạ dày, khó thở, đau lưng. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý vì nằm nghiêng quá lâu dễ khiến bạn bị tê cứng vai, hàm bên bị tì đè gây nên những nếp nhăn trên da.

Nằm nghiêng co người, đặt gối giữa hai chân

Các chuyên gia đánh giá đây là tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất. Bởi khi nằm nghiêng, vùng bụng sẽ được giữ ấm tốt hơn và giảm được những cơn đau quặn thắt. Tư thế này cũng hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu lên các cơ quan nội tạng và giúp các bó cơ vùng bụng được thư giãn hơn. Từ đó, chị em sẽ dễ dàng có giấc ngủ sâu, không bị thức giấc giữa đêm do các cơn đau thắt tử cung. 

Tư thế nằm đau bụng kinh
Đặt gối giữa hai chân giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp kẹp một chiếc gối giữa hai chân để giảm áp lực lên phần hông và lưng dưới, đồng thời giữ cho cột sống luôn thẳng. Việc sử dụng gối kẹp cũng giúp giảm triệu chứng đau lưng khi tới tháng. Cách thực hiện như sau:

  1. Đặt vai xuống giường trước, sau đó đặt phần còn lại của cơ thể lên giường.
  2. Co đầu gối một chút và kẹp gối giữa 2 đùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê thêm 1 chiếc gối phía dưới thắt lưng để tư thế nằm được vững hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tư thế em bé. Tư thế này giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng nhờ vào việc giải phóng áp lực ở lưng dưới và làm giảm co thắt tử cung. Khi bạn gập người về phía trước và chân hướng lên trên, cơ bụng sẽ được thư giãn, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Hình ảnh cô gái đang nằm tư thế em bé
Tư thế em bé giúp giảm đau bụng kinh nhanh chóng

Tư thế bào thai

Cô gái đang nằm tư thế bào thai
Tư thế bào thai

Với tư thế này, bạn cần nằm nghiêng và co đầu gối lên ngực để cơ thể tạo thành chữ “C”. Đây cũng là tư thế nằm của bào thai trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, tư thế bào thai không chỉ giúp thư giãn các nhóm cơ vùng bụng mà còn giảm thiểu đáng kể cơn đau bụng kinh.  Ngoài ra, chị em có thể kết hợp sử dụng gối ôm để giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng. Khi cơ bụng được thả lỏng, các cơ quan nội tạng cũng ít bị ảnh hưởng, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn.

2.2. Tư thế nằm ngửa

Tư thế nằm giảm đau bụng kinh này là một trong những tư thế ngủ tốt nhất giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể, giảm áp lực lên cột sống, xương chậu và nhanh chóng thư giãn, phục hồi các cơ. Từ đó, tình trạng đau lưng và đau bụng dưới cũng được cải thiện rõ rệt. Không chỉ vậy, nằm ngửa còn có các tác dụng: 

  • Giúp ngủ sâu giấc hơn.
  • Nằm ngửa khi ngủ là tư thế ngủ tận dụng tối đa trọng lực để giữ cho cơ thể thẳng hàng với cột sống. Từ đó, cơ thể sẽ giảm được áp lực không cần thiết lên lưng hoặc khớp, giữ cho lưng được thẳng.
  • Giữ trạng thái thả lỏng cho cột sống và cổ.
  • Giữ cho làn da luôn tươi trẻ bởi chị em sẽ không bị gối hoặc nệm đè lên mặt gây ra nếp nhăn.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý rằng nằm ngửa không phù hợp với các trường hợp bị trào ngược axit dạ dày, ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Một vài trường hợp bị đau lưng sẽ cảm thấy không thoải mái khi nằm ngửa. Vậy nên chị em cần chọn đúng tư thế nằm giảm đau bụng kinh vừa thoải mái cho cơ thể, vừa hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Dưới đây là các tư thế nằm ngửa phổ biến các nàng có thể thử để cải thiện cơn đau bụng kinh:

Nằm ngửa kê gối dưới đầu gối hoặc dưới chân

Tư thế nằm ngửa với gối kê dưới đầu gối hoặc chân giúp cho cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn. Chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi các cơn co thắt và đau bụng kinh được giảm thiểu. Ngoài ra, tư thế này còn giữ cho cột sống thẳng hàng, giảm áp lực lên lưng dưới và khớp. Cơ thể cũng theo đó được thư giãn hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Các tư thế nằm đau bụng kinh
Nằm kê gối dưới chân giúp cột sống thẳng hàng

Hướng dẫn tư thế nằm đúng:

  1. Nằm ngửa, đặt một chiếc gối dưới đầu để nâng đỡ vùng đầu cổ.
  2. Đặt một hoặc hai chiếc gối ở dưới đầu gối của bạn và điều chỉnh gót chân ở tư thế thoải mái

Nằm ngửa và đặt gối ở dưới thắt lưng

Khi nằm tư thế này, lưng và bụng dưới của nàng sẽ được thư giãn, từ đó làm giảm áp lực lên tử cung và các cơ quan nội tạng. Kết quả cuối cùng là giúp dịu đi các cơn đau bụng kinh.

Hướng dẫn tư thế nằm đúng: 

  1. Nằm ngửa, đặt một chiếc gối dưới đầu để nâng đỡ vùng đầu cổ.
  2. Chuẩn bị một chiếc gối mỏng hoặc khăn tắm, đặt dưới thắt lưng để giữ xương chậu ở vị trí cân bằng thoải mái.
  3. Chị em có thể kết hợp kỹ thuật này với tư thế đặt một chiếc gối ở dưới đầu gối nếu cảm thấy tư thế đó thoải mái hơn.
Các tư thế nằm đau bụng kinh
Kết hợp kê gối dưới lưng giúp thư giãn cơ và cột sống

Lưu ý, các tư thế nằm giảm đau bụng kinh này mặc dù hỗ trợ chị em rất nhiều trong việc giảm đau bụng kinh, tăng lưu thông tuần hoàn máu và giữ cho cột sống thẳng tự nhiên. Nhưng khi áp dụng, chị em cũng cần quan sát xem cơ thể có thoải mái hay không để điều chỉnh tư thế phù hợp. 

3. Các tư thế khác cần lưu ý để giảm tình trạng đau bụng trong kỳ hành kinh

Ngoài việc lựa chọn tư thế nằm để giảm đau bụng kinh, các tư thế khi ngồi, đứng, đi lại, nâng đồ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tình trạng đau bụng thời kỳ hành kinh. Nếu duy trì tư thế đúng trong suốt cả ngày, chị em sẽ giảm tình trạng căng thẳng, tăng lưu thông tuần hoàn máu và giúp cơ thể thoải mái hơn trong những ngày đèn đỏ.

3.1. Tư thế ngồi

Kết hợp với tư thế nằm hỗ trợ giảm đau bụng kinh, việc ngồi đúng tư thế vừa giúp giảm căng thẳng cho cột sống, vừa hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Khi ngồi, hãy đảm bảo rằng cột sống của nàng luôn được giữ ở vị trí thẳng, đầu và hông nằm trên cùng một đường thẳng, hai chân đặt chắc chắn trên mặt đất. Dưới đây là các tư thế ngồi hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả:

Tư thế 1: Ngồi thẳng lưng vai hơi kéo về phía sau và đảm bảo phần lưng dưới được hỗ trợ tốt bởi tựa lưng ghế. Đầu gối nên tạo thành góc 90 độ so với sàn nhà, với bàn chân đặt phẳng trên mặt đất. Tư thế này giúp giảm áp lực lên lưng dưới và vùng bụng, giúp giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu.

Tư thế ngồi thẳng lưng làm việc
Ngồi thẳng lưng khi làm việc giúp giảm áp lực vùng bụng

Tư thế 2: Ngồi chéo chân (Cross-Legged Sit) giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng cho phần hông. Khi ngồi cần lưu ý giữ cho lưng thẳng và không nghiêng về phía trước để tránh làm căng cơ.

Tư thế ngủ chéo chân
Ngồi chéo chân, thẳng lưng giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng cơ

Tư thế 3: Ngồi với chân nâng cao (Elevated Legs). Bạn ngồi trên ghế và gác chân lên 1 chiếc ghế khác hoặc một bề mặt cao khác. Tư thế ngồi này giúp giảm áp lực lên lưng dưới và hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn. Trong ngày đèn đỏ, tư thế này còn giúp giảm căng thẳng ở vùng bụng dưới và lưng.

Tư thế ngồi gác chân lên ghế
Tư thế ngồi kê chân lên cao giúp thư giãn cơ thể

Lưu ý khi áp dụng các tư thế ngồi: Chị em nên tránh ngồi gập người về phía trước quá nhiều, vì điều này có thể gây áp lực lên bụng và làm tăng cơn đau bụng kinh. Thay vì điều đó, chị em nên điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái, tự nhiên, lưng thẳng để phát huy hiệu quả tối đa.

3.2. Tư thế đứng

Ngoài các tư thế ngồi và tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, Dược Bình Đông khuyến khích chị em tìm hiểu thêm các tư thế đứng tốt cho những ngày đèn đỏ. Tương tự 2 tư thế đã giới thiệu, duy trì tư thế đứng đúng giúp hạn chế tình trạng căng cơ và dây chằng, tăng cường lưu thông khí huyết. Cụ thể hơn, các lợi ích chị em nhận được khi có tư thế đứng đúng chính là:

  • Giữ cho xương khớp ở đúng vị trí.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
  • Giảm căng dây chằng vùng cột sống.
  • Giảm nguy cơ lệch cột sống.
  • Tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.
  • Ngăn ngừa đau lưng, đau cơ.

Tư thế đứng đúng có tác dụng lớn trong việc giảm đau bụng kinh bởi tác dụng phân bổ đều trọng lượng cơ thể, lưu thông khí huyết. Giúp chị em thuận lợi sinh hoạt và làm việc trong những ngày đèn đỏ. 

Hướng dẫn đứng đúng tư thế:

  • Đứng thẳng, để chân cách nhau khoảng rộng bằng hông.
  • Chia trọng lượng đều cho cả hai chân, đầu gối cong nhẹ, giữ cho cột sống lưng ở tư thế cong tự nhiên, đầu nhìn thẳng.
  • Tránh tư thế đứng chân thấp chân cao, lưng khom, đầu chúi về trước.
Tư thế đứng đúng khi đau bụng kinh
Đứng thẳng, phân bổ trọng lượng đều hai chân

3.3. Tư thế đi

Trong những ngày rụng dâu, chị em nên đứng dậy và đi lại 1-2 phút mỗi giờ để cải thiện tình trạng cứng cơ, tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể và giảm bớt các cơn đau bụng khó chịu.

Tương tự với tư thế đứng, khi đi lại vận động, chị em cũng nên chú ý phân bố trọng lượng đều trên 2 bàn chân để giảm áp lực lên cơ thể. Cách đi đúng như sau:

  • Luôn giữ cho lưng thẳng, không cúi đầu về phía trước hoặc ngả người về phía sau.
  • Đi tiếp đất bằng gót chân trước tiên rồi mới đến phần còn lại của bàn chân.
  • Vai thả lòng, tay vung nhẹ nhàng theo nhịp chân.
  • Mắt nhìn thẳng, không cúi đầu.
  • Hít thở đều.
Tư thế đi đúng khi bị đau bụng kinh
Đi bộ đúng giúp lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh

Đi đúng tư thế giúp từng chuyển động của cơ thể nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn. Đồng thời giúp lưu thông khí huyết, giãn cơ và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên các nàng cũng nên lưu ý, nên đi bộ nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh trong thời gian hành kinh để tránh tình trạng đau bụng nặng hơn.

3.4. Cúi người khiêng đồ

Việc cúi người khiêng đồ sai tư thế dễ khiến chị em bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm,… Đặc biệt còn khiến chị em đau bụng hơn trong những ngày đèn đỏ. Dưới đây là tư thế khiêng đồ đúng chị em cần áp dụng: 

  • Khi nâng vật từ mặt đất: Cúi người xuống ngang với vật, sau đó khuỵu đầu gối xuống, không được cong lưng. 
  • Sau khi nâng vật lên: Giữ vật gần ngực và duỗi chân đứng dậy. Trong quá trình này, đừng quên điều hòa nhịp thở để cơ bụng được kích hoạt. Nếu thực hiện đúng cách, chị em sẽ giảm nguy cơ bị đau bụng kinh nặng hơn.
Tư thế nâng vật nặng đúng cách
Nâng vật nặng đúng cách để giảm đau lưng trong ngày đèn đỏ

4. Những thông tin cần biết về các tư thế giảm đau bụng kinh

Khi lựa chọn tư thế nằm đỡ đau bụng kinh hiệu quả, có một số lưu ý quan trọng. Chị em cần nhớ để nâng cao hiệu quả và đảm bảo giấc ngủ chất lượng trong ngày đèn đỏ. Bạn cần nắm rõ một số thông tin dưới đây:

4.1. Lưu ý về tư thế giảm đau bụng kinh

Ngoài lựa chọn các tư thế đúng giúp giảm đau bụng kinh, chị em cũng cần tránh xa một số tư thế không tốt và chú ý đến những điều sau để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ khi đến tháng: 

  • Tránh nằm sấp: Khi nằm sấp, cơ thể sẽ đè lên vùng bụng, gây áp lực lên tử cung đang co thắt. Điều này không chỉ khiến các cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn mà còn cản trở quá trình diễn ra tự nhiên của kinh nguyệt. Việc tử cung bị chèn ép sẽ làm hạn chế hoạt động co bóp, gây khó khăn cho việc đào thải máu kinh ra ngoài. Nằm sấp không chỉ làm tăng cường cơn đau bụng kinh do chèn ép tử cung mà còn gây hại cho cột sống, ảnh hưởng đến tư thế đi đứng và cản trở sự phát triển tự nhiên của ngực, đặc biệt ở trẻ đang dậy thì.
  • Chọn đúng tư thế nằm hỗ trợ giảm đau bụng kinh: Việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn hồi phục năng lượng nhanh chóng.
Hình ảnh người phụ nữ đang nằm ngủ trên giường
Nằm đúng tư thế giúp ngày đèn đỏ dễ thở hơn

Thỉnh thoảng thay đổi tư thế nằm để tránh bị mỏi cơ, tê tay chân hay chuột rút. Khi ngủ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh, cơ thể thường dễ bị mỏi, tê nhức. Việc thay đổi tư thế thường xuyên sẽ giúp các nhóm cơ được thư giãn luân phiên, giảm tình trạng căng cứng, mỏi cơ và hạn chế các cơn chuột rút khó chịu.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nằm nghiêng về bên trái, sau đó chuyển sang nằm nghiêng về bên phải, hoặc nằm ngửa với gối kê chân.

Chọn lựa những bộ đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát. Bên cạnh đó, chị em nên lựa chọn đồ lót loại thấm hút tốt. Vải cotton là một lựa chọn tuyệt vời vì nó thấm hút mồ hôi tốt, giúp bạn luôn khô thoáng. Tránh mặc quần áo quá chật hoặc bó sát, vì chúng có thể gây ra sự khó chịu và cản trở quá trình tuần hoàn máu.

4.2. Thăm khám và dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đau bụng kinh thường là một phần không thể tránh khỏi của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá 3 ngày (72 giờ) mặc dù đã áp dụng các phương pháp giảm đau nhưng vẫn đau dữ dội hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Chị em không nên chủ quan, hãy đến phòng khám phụ khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

  • Đau bụng kinh dữ dội (đau quá mức bình thường), không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau.
  • Đau bụng kinh kéo dài liên tục suốt kỳ kinh nguyệt.
  • Máu kinh bất thường: Lượng ít hoặc nhiều, kinh màu đen, nâu, vón cục, rong kinh hoặc chậm kinh.
  • Đau bụng dưới nhưng không có kinh nguyệt hoặc trường hợp bị tắc kinh, ra khí hư và máu bất thường giữa chu kỳ.
  • Sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

4.3. Các phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà khác

Ngoài việc tập luyện và áp dụng các tư thế hỗ trợ giảm đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác để giảm thiểu cơn đau bụng kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống trong những ngày “đèn đỏ”.

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học trong những ngày rụng dâu:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại rau xanh,…
  • Bổ sung các loại hạt, cá béo và thực phẩm giàu vitamin D.
  • Hạn chế hút thuốc, đồ uống có cồn, caffeine, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Đau bụng kinh nên ăn gì?” và “Đau bụng kinh nên uống gì?” để cải thiện chế độ ăn uống của mình.

Thư giãn và giảm stress:

  • Ngủ đủ giấc và tạo thói quen đi ngủ – thức dậy đúng giờ.
  • Luyện tập các bài tập hỗ trợ giảm đau bụng kinh nhẹ nhàng, thư giãn như: Yoga, thiền định,…
  • Ngâm mình trong nước ấm hoặc chườm ấm bụng dưới.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách để tâm hồn được thư thái.
Hình ảnh cô gái đang ngồi thiền
Thiền định giúp giảm căng thẳng, giảm đau hiệu quả

Mẹo dân gian giảm đau bụng kinh:

Thay đổi tư thế nằm:

  • Thay đổi tư thế nằm giảm đau như tư thế trẻ em, nằm ngửa hoặc tư thế bào thai,..

Sử dụng thuốc giảm đau:

  • Nếu các cơn đau bụng kinh kéo đến dồn dập và nặng nề, chị em có thể cân nhắc mua và dùng thuốc giảm đau như: Paracetamol, Diclofenac kali, Naproxen, Ibuprofen,… Tuy nhiên, với cách này thì chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng đủ liều lượng, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ hay lờn thuốc.

Sản phẩm hỗ trợ:

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu
Cao Ích Mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt – bồi bổ khí huyết

Bình Đông Cao Ích Mẫu là sản phẩm được kế thừa và phát triển từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” gồm thành phần là Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa. Đây là bài thuốc được cha ông ta chuyên dùng để bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới những ngày hành kinh.

Ngoài bài thuốc Tứ vật thang, Bình Đông Cao Ích Mẫu còn được gia thêm các vị như Ngải diệp, Ích mẫu, Bạch phục linh, Đại hoàng, Hương phụ với tác dụng:

  • Trừ hàn, giúp giảm đau bụng kinh.
  • Hoạt huyết, thanh huyết nhiệt.
  • Bổ khí, giúp khí lưu thông tốt hơn.

4.4. Điều trị nguyên nhân gây ra đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân, chị em cần đến thăm khám bác sĩ khi gặp tình trạng bất thường trong thời gian hành kinh. Có hai phương pháp điều trị nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là Tây Y và Đông Y, tùy thuộc vào mong muốn và tình trạng của mỗi người mà đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Phương pháp Tây Y: Nguyên tắc điều trị đau bụng kinh theo Tây Y chủ yếu dựa vào việc giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây ra cơn đau. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc và can thiệp y tế khác. 

Phương pháp điều trị

    • Nội khoa: Là phương pháp điều trị bằng thuốc giúp cân bằng nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt.
    • Ngoại khoa: Là phương pháp sử dụng những thiết bị kỹ thuật và dụng cụ can thiệp cụ thể. Phương pháp này giúp điều trị triệt để các bệnh lý gây ra tình trạng đau bụng kinh.

Phương pháp Đông Y: Tuỳ theo nguyên nhân gây đau bụng kinh mà trong Đông y, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau, mỗi thể sẽ có các phương pháp riêng để điều trị.

Các phương pháp Đông Y khác bao gồm:

    • Dùng thuốc bằng những bài thuốc cổ phương hoặc thuốc dân tộc theo kinh nghiệm thường sử dụng các bài thuốc cổ truyền. Các loại thuốc này thường được bào chế từ các loại thảo dược như Ích mẫu, Xuyên khung, Đương quy,… để điều hòa khí huyết và giảm cơn đau.
    • Ngoài ra còn có các phương pháp vật lý trị liệu như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, xông tắm thảo dược, ngâm chân,… giúp kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu và giảm các triệu chứng đau bụng kinh.
kết hợp đông y và tây y trong việc điều trị
Điều trị đau bụng kinh bằng Đông Y và Tây Y

Lưu ý: 

  • Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên kết hợp cả hai phương pháp Đông Y và Tây Y.
  • Không tự ý mua thuốc uống và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Bên cạnh việc điều trị, chị em nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện thể dục đều đặn để cải thiện tình trạng sức khỏe.

5. Tổng kết

Việc lựa chọn tư thế nằm giảm đau bụng kinh có tác dụng rất lớn giúp chị em giảm đau bụng kinh. Trong đó, các tư thế như nằm nghiêng về bên trái, co chân lại,… sẽ giúp giảm áp lực lên bụng và thư giãn cơ bắp. Từ đó làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng kinh và co bóp tử cung trong những ngày đèn đỏ. 

Ngoài các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, chị em cũng có thể tìm hiểu và kết hợp với nhiều phương pháp khác như: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giữ cho tinh thần thư giãn, thoải mái (thiền, nghe nhạc, đọc sách,..); sử dụng các biện pháp dân gian (uống trà thảo dược, chườm ấm,…); sử dụng thuốc giảm đau,… Đặc biệt là sử dụng sản phẩm Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. 

Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông là sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả được Dược Bình Đông nghiên cứu và cho ra đời dựa trên bài thuốc “Tứ vật thang”; gồm các thảo dược như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu,… Trong hơn 70 năm hình thành và phát triển, Dược Bình Đông đã không ngừng cập nhật công thức sản phẩm để phù hợp với thể trạng thực tế của người dùng qua từng giai đoạn. Chúng tôi hy vọng, sản phẩm Cao Ích Mẫu sẽ giúp các chị em phụ nữ trải qua những ngày đèn đỏ dễ dàng hơn nhờ các thành phần thảo dược lành tính, đạt chuẩn GMP-WHO theo quy định của Bộ Y Tế.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu
Lựa chọn ngay Bình Đông Cao Ích Mẫu để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh tại nhà

Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với kinh nghiệm hơn 70 năm trong lĩnh vực phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu chị em cần tư vấn sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline (028)39808808 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Song Phụng Điều Kinh giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Nhà thuốc An Khang: https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/5-tu-the-nam-giup-giam-dau-bung-kinh-dau-lung-khi-1523943

2. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cac-tu-nam-giup-giam-dau-bung-kinh-vi

3. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/mach-chi-em-cac-tu-the-nam-giup-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua-bat-ngo-62698.html

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)