Tìm kiếm

“Bỏ túi” 7 Mẹo giảm Đau bụng kinh [Dữ dội, Kéo dài] nhanh nhất tại nhà

Các mẹo giảm đau bụng kinh

Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ. Những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt ở bụng dưới kèm theo mệt mỏi, đau lưng và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Điều này khiến chị em không thể tập trung vào công việc và cuộc sống.

Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ cho chị em những mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả, giúp lấy lại sự thoải mái và tự tin. Với những phương pháp dân gian đơn giản như ăn uống, chườm ấm hoặc thực hiện các động tác yoga nhẹ nhàng, các nàng sẽ nhanh chóng xua tan cơn đau và duy trì cuộc sống bình thường trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau bụng kinh xuất hiện nghiêm trọng và kéo dài, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo vệ sức khỏe. 

1. Đôi nét về đau bụng kinh và mẹo giảm đau bụng kinh

1.1. Tổng quan về tình trạng đau bụng kinh

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh – một hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong giai đoạn này, các cơn đau quặn thắt ở vùng bụng dưới xuất hiện do sự co bóp mạnh của tử cung để đẩy lớp niêm mạc tử cung (máu kinh) ra ngoài. Trong quá trình này, hormone Prostaglandin được sản sinh ra và chính là “thủ phạm” gây ra những cơn đau khó chịu, kèm theo đó là tình trạng buồn nôn, tiêu chảy,… Khi lớp niêm mạc tử cung bong hết ra, lượng hormone Prostaglandin giảm dần. Các cơn co thắt tử cung và đau ở vùng bụng dưới cũng theo đó giảm dần.

Triệu chứng đau bụng kinh thường xuất hiện trước và trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên vài chị em có thể bị đau đồng thời cả 2 thời điểm. Mỗi thời điểm sẽ có mức độ đau bụng kinh khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 ngày, chị em có thể cảm thấy những cơn đau bụng âm ỉ, nhẹ nhàng.
  • Khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, chị em sẽ gặp tình trạng đau bụng nhẹ, đau co thắt theo từng cơn. Đôi khi, cơn đau bụng kinh có thể trở nên dữ dội hơn, lan rộng ra sau lưng và kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt tiêu chảy, đau đầu,… Những triệu chứng này có xu hướng giảm dần vào giai đoạn cuối kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng kinh còn do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể, nguyên nhân bệnh lý hoặc những nguyên nhân như chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng các dụng cụ tránh thai,…

Cô gái đau bụng kinh
Nhiều chị em luôn gặp khó khăn vì những cơn đau bụng trong kỳ kinh.

1.2. Đôi nét về các mẹo giảm đau bụng kinh

Mẹo dân gian là những phương pháp hay kinh nghiệm được truyền lại từ đời này sang đời khác, thường được sử dụng để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hoặc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Từ xa xưa, các bà, các mẹ đã truyền lại cho nhau những mẹo dân gian giúp giảm thiểu cơn đau bụng kinh. Những mẹo này thường là:

  • Sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được cho là an toàn.
  • Các phương pháp không cần dược liệu mà tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm co thắt tử cung. 

Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý những điều này trước khi áp dụng các mẹo dân gian:

  • Không phải mẹo giảm đau bụng kinh nào cũng hiệu quả với tất cả: Hiệu quả của mẹo dân gian có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ đau bụng kinh ở từng người. Thông thường, các mẹo này được áp dụng trong các trường hợp đau nhẹ, không có các biểu hiện nghiêm trọng đi kèm.
  • Cần tìm hiểu kỹ: Chị em nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng các mẹo dân gian để đảm bảo an toàn.
  • Đến gặp bác sĩ: Khi cơn đau bụng kinh kéo dài, chị em đã áp dụng các mẹo dân gian nhưng không thuyên giảm.
  • Kết hợp với phương pháp y học hiện đại: Các mẹo giảm đau bụng kinh dân gian có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị, nhưng không nên thay thế hoàn toàn cho phương pháp điều trị bằng thuốc. Chị em nên kết hợp mẹo với các phương pháp điều trị khác để đảm bảo đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
Các mẹo giảm đau bụng kinh
Chị em nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng các mẹo giảm đau bụng kinh

2. 7 Mẹo sử dụng dược liệu làm các bài thuốc dân gian giảm đau bụng kinh

Những thảo dược tự nhiên dưới đây không chỉ được biết đến rộng rãi với khả năng làm dịu cơn đau bụng kinh mà còn rất dễ tìm và chế biến ngay tại nhà. Chúng sẽ giúp chị em nhanh chóng xua tan những cơn đau quặn thắt trong ngày “đèn đỏ”.

2.1. Gừng

Theo Đông y, Gừng tươi có tính ấm, vị cay, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết. Từ đó giúp quá trình lưu thông máu ở tử cung được diễn ra thuận lợi hơn, giảm các cơn co thắt tử cung gây đau bụng kinh.

Các hoạt chất như Zingerone và Gingerol trong Gừng có tác dụng ức chế sản sinh Prostaglandin – hormone gây viêm và co thắt cơ trơn, nhờ đó làm dịu cơn đau. Cineole trong Gừng còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi trong kỳ kinh.

Hình ảnh về lát gừng tươi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, Gừng có tác dụng tương tự như Ibuprofen – một loại thuốc giảm đau được sử dụng trong kỳ kinh nguyệt.

Các nàng có thể sử dụng Gừng để giảm đau bụng kinh bằng những cách sau:

  • Uống nước Gừng. Chuẩn bị một củ Gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ hoặc thái lát mỏng. Cho Gừng vào ấm trà, rót nước sôi vào và hãm trong khoảng 15 phút. Để hương vị đậm đà hơn, hãy thêm một ít Mật ong hoặc đường. Uống trà Gừng ấm hằng ngày, đặc biệt là vào những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra bạn có thể xem thêm: “Uống Trà gì để giảm Đau bụng kinh [Dữ dội, Kéo dài] nhanh chóng?”
  • Ăn hoặc ngậm Gừng trực tiếp. Cắt một lát Gừng mỏng, ngậm từ từ để tinh chất Gừng thấm vào miệng. Bạn có thể nhai nhẹ để tăng cường hiệu quả.
  • Đắp Gừng tươi lên bụng. Giã nhỏ một củ Gừng tươi, bọc vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng bụng dưới. Giữ nguyên trong khoảng 15-20 phút để cảm nhận cơn đau dịu dần. Sau khi đủ thời gian, rửa sạch bụng và lau khô vùng da.
  • Tắm nước Gừng. Thêm một nắm Gừng tươi giã nhỏ vào bồn nước ấm. Ngâm mình trong bồn khoảng 20 phút để thư giãn cơ thể và giảm đau.
  • Chế biến món ăn từ Gừng: Thêm Gừng tươi vào các món súp, canh, hoặc xào để tăng hương vị và giảm đau bụng kinh.

2.2. Nghệ

Nghệ từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm đau nhờ hoạt chất Curcumin quý giá. Chất Curcumin này không chỉ giúp làm dịu các cơn co thắt tử cung, thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau bụng kinh mà còn có khả năng cân bằng nội tiết tố nữ. Bên cạnh đó, Nghệ còn góp phần cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Điều này giúp chị em phụ nữ luôn cảm thấy khỏe mạnh, đặc biệt trong những ngày đến tháng.

Hình ảnh củ nghệ
Nghệ chứa Curcumin giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả

Chị em có thể áp dụng mẹo giảm đau bụng kinh từ Nghệ bằng cách:

  • Uống nước Nghệ ấm: Hòa tan một thìa cà phê tinh bột Nghệ vào nước ấm, uống hàng ngày, đặc biệt là trước và trong kỳ kinh nguyệt. Cách làm này không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Kết hợp Nghệ vào bữa ăn: Thêm Nghệ vào các món ăn hàng ngày như cà ri, súp hoặc các món xào. Không chỉ làm tăng hương vị, Nghệ còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của kỳ kinh.

2.3. Ngải cứu

Trong Đông y, Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, vừa giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn vừa là “vị cứu tinh” cho những cơn đau bụng kinh. Thành phần đặc biệt trong Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu, giảm viêm và co thắt cơ trơn, giúp giảm sự khó chịu khi đau bụng kinh.

Trà ngải cứu giúp giảm đau bụng kinh
Nước Ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh

Chị em có thể áp dụng mẹo giảm đau bụng kinh bằng Ngải cứu bằng cách:

  • Uống nước Ngải cứu: Rửa sạch Ngải cứu, giã nát và lọc lấy nước cốt. Uống nước cốt Ngải cứu nguyên chất hoặc pha loãng với nước ấm, thêm chút đường hoặc nước để dễ uống hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy uống nước cốt nguyên chất để đạt hiệu quả cao nhất trong việc giảm đau bụng kinh. 
  • Chườm nóng bằng ngải cứu: Rang nóng Ngải cứu đã rửa sạch cùng 3 thìa muối hạt, khi lá Ngải cứu đã vàng và nóng, cho vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng bụng bị đau. Nhiệt lượng từ Ngải cứu sẽ giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu.

Lưu ý: Để phòng ngừa và giảm thiểu các cơn đau bụng kinh, bạn có thể uống nước Ngải cứu đều đặn khoảng một tuần trước kỳ kinh. Mỗi ngày, hãy sắc một lượng Ngải cứu vừa đủ, chia thành 3 lần uống.

2.4. Quế

Quế là một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp, là “vị cứu tinh” cho những chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh. Với khả năng giảm co thắt và chống viêm vượt trội, Quế trở thành một liệu pháp tự nhiên hiệu quả để giảm đau bụng kinh.

Mẹo giảm đau bụng kinh từ Quế chị em có thể tham khảo:

  • Uống nước Quế ấm: Hòa tan một thìa cà phê bột Quế vào nước nóng, có thể thêm chút mật ong để tăng hương vị. Việc uống nước Quế ấm giúp làm dịu các cơn co thắt tử cung, giảm đau bụng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Kết hợp Quế vào món ăn: Thêm một chút bột Quế vào các món ăn hàng ngày như canh hầm súp, chè, hoặc các món ngọt như bánh, trà sẽ giúp bạn vừa thưởng thức hương vị thơm ngon, vừa giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của kỳ kinh.
Sử dụng Quế làm trà cũng là mẹo giảm đau bụng kinh
Sử dụng Quế làm thức uống giảm đau bụng kinh

2.5. Rau má

Rau má là một loại thảo dược quen thuộc, không chỉ mang đến tác dụng làm mát, giải nhiệt mà còn là “bạn đồng hành” của chị em phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”. Với hàm lượng giàu Kẽm, Kali và Magie, Rau má giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình thải độc và làm dịu các cơn co thắt tử cung. Nhờ đó, uống Rau má giúp thúc đẩy quá trình đưa máu kinh ra ngoài cơ thể, giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh do máu bị vón cục.

Với mẹo giảm đau bụng kinh này, chị em chỉ nên uống khoảng 1 ly nước ép Rau má mỗi ngày (tương đương khoảng 40g Rau má tươi). Việc sử dụng quá nhiều có thể gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, đau bụng,…

Hình ảnh nước rau má
Rau má giúp thanh nhiệt, giải độc và làm dịu cơn đau thắt tử cung hiệu quả

2.6. Đường đỏ

Theo Đông y, Đường đỏ là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, phục hồi sức khỏe và đặc biệt hữu ích cho phái đẹp. Đường đỏ không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh mà còn cải thiện làn da, mang lại vẻ đẹp tươi tắn, hồng hào.

Hai mẹo giảm đau bụng kinh với Đường đỏ đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Cách 1: Nước Đường đỏ nấu cùng gừng và táo đỏ 

Công dụng: Giúp điều hòa kinh nguyệt, làm ấm cơ thể, phù hợp cho phụ nữ thường đau bụng kinh và thường bị nám da.

Nguyên liệu: 30g Gừng khô hoặc Gừng tươi; 30g Táo đỏ; 30g Đường đỏ.

Cách thực hiện:

  1. Rửa sạch gừng và táo đỏ, cắt gừng thành từng miếng nhỏ, táo đỏ bỏ hạt;
  2. Cho táo, gừng và Đường đỏ vào nồi, thêm nước rồi đun sôi;
Mẹo giảm đau bụng kinh bằng đường đỏ và táo đỏ
Kết hợp Đường đỏ với Gừng và Táo đỏ giúp điều hòa kinh nguyệt
  • Cách 2: Nước Đường đỏ nấu cùng Sơn tra (Táo mèo), Nhãn nhục

Công dụng: Điều hòa kinh mạch, thông mạch máu, làm mờ các vết bầm, giảm đau, đặc biệt dành cho những chị em thường xuyên đau bụng kinh, da mặt tái nhợt, thiếu sức sống nên áp dụng cách làm này để cải thiện vấn đề hiệu quả.

Nguyên liệu: 30g Đường đỏ, 15g Sơn tra; 5g Nhãn nhục khô; .

Cách thực hiện:

  1. Tách thịt quả Sơn tra, cho vào nồi cùng Nhãn nhục khô và thêm hai chén nước.
  2. Nấu với lửa liu riu cho đến khi nước cạn còn khoảng một chén, sau đó thêm Đường đỏ.
  3. Dùng khi ấm hay lạnh đều được.

2.7. Rau kinh giới

Với khả năng giảm đau tự nhiên, rau Kinh giới giúp xoa dịu những cơn co thắt tử cung, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho chị em phụ nữ. 

Tham khảo 2 mẹo giảm đau bụng kinh với rau Kinh giới dưới đây

  • Cách 1: Uống nước sắc rau Kinh giới. Rau Kinh giới rửa sạch, có thể đun sôi với một ít Gừng để tăng hiệu quả giảm đau. Nước sắc rau Kinh giới có thể uống ấm hoặc lạnh đều tốt.
  • Cách 2: Ăn rau Kinh giới tươi. Thái nhỏ rau Kinh giới và trộn chung với các loại rau sống khác để làm salad hoặc ăn kèm với các món ăn hằng ngày.
Cây kinh giới
Rau kinh giới giúp xoa dịu những cơn co thắt tử cung

2.8. Các loại dược liệu khác có công dụng giảm đau bụng kinh tại nhà

Bên cạnh các mẹo giảm đau bụng kinh đã nêu, thiên nhiên cũng ban tặng cho chúng ta nhiều loại thảo dược quý giá, có khả năng làm dịu các cơn đau bụng kinh một cách tự nhiên. Chị em có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng ngay tại nhà:

  • Hương phụ.
  • Tía tô.
  • Nước Nhân Trần.
  • Lá Trầu không.
  • Lá cây Húng quế.
  • Hạt Thì là, hạt Chia.
  • Nước Đậu đen.
  • Nước Đậu đỏ.
  • Cây chó đẻ (diệp hạ châu). 
  • Nước Ích mẫu chừng 20g nếu lá khô, nấu cùng một lít nước để uống.
  • Mật ong: Có thể sử dụng kèm để cải thiện khẩu vị và giảm đau bụng kinh vì đây là nguyên liệu chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như: Kali, Magie, Canxi,… Có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và làm giảm các cơn đau bụng kinh.
  • Nước Trinh nữ hoàng cung 20g lá khô, sau đó đun sôi dược liệu này, uống ngày 3 lần.

3. Mẹo dân gian khác giúp giảm đau bụng kinh

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược, bạn có thể áp dụng nhiều cách đơn giản khác để xoa dịu cơn đau bụng kinh. Những phương pháp này dễ thực hiện ngay tại nhà và mang lại hiệu quả bất ngờ. Dưới đây là những cách cải thiện:

  • Chườm ấm bằng một chiếc khăn thấm nước nóng lên vùng bụng dưới trong khoảng 15-20 phút. 
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • Vuốt môi trên: Đây là mẹo dân gian đơn giản được nhiều bạn nữ áp dụng. Việc dùng tay vuốt nhẹ môi trên, đặc biệt ở phần rãnh giữa môi trên và sống mũi (tương ứng với huyệt Nhân Trung). Huyệt Nhân Trung còn được gọi là huyệt Thủy Câu, huyệt đạo này có tác dụng cân bằng tinh thần, ổn định cảm xúc, điều hòa nhiệt độ cơ thể và tăng khả năng lưu thông máu.
  • Tắm nước ấm.
  • Ngâm chân với nước ấm hoặc thảo dược.

Lưu ý: Với phương pháp chườm ấm, bạn nên chườm ấm bằng nước nóng ở nhiệt độ vừa phải để tránh bị bỏng. 

Mẹo giảm đau bụng kinh bằng cách ngâm chân thảo dược
Ngâm chân thảo dược giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

4. Những thông tin cần biết khi áp dụng mẹo giảm đau bụng kinh

Để thực hiện những mẹo giảm đau bụng kinh tại nhà một cách hiệu quả, tránh gặp phải những rủi ro, chị em cần nắm rõ một số thông tin dưới đây:

4.1. Lưu ý khi dùng mẹo giảm đau bụng kinh

Mặc dù các phương pháp này thường được coi là an toàn và dễ thực hiện, nhưng vẫn có những yếu tố cần cân nhắc để tránh tác dụng phụ không mong muốn và đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là những lưu ý bạn cần ghi nhớ:

  • Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, hãy đảm bảo bạn không bị dị ứng với thành phần của chúng.
  • Nguồn gốc rõ ràng: Lựa chọn các loại thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và không bị ô nhiễm.
  • Sử dụng tươi mới: Nên sử dụng các loại thảo dược tươi hoặc đã được phơi khô đúng cách. Tránh sử dụng các loại thảo dược ẩm mốc hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Liều lượng phù hợp: Sử dụng với liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng.
  • Lắng nghe cơ thể: Luôn theo dõi cơ thể sau khi sử dụng. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không thay thế thuốc chữa bệnh: Các phương pháp tự nhiên chỉ hỗ trợ giảm đau, không thể thay thế thuốc điều trị các bệnh lý.

4.2. Thăm khám và dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài quá mức hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên đến khám phụ khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu cần quan tâm:

  • Cơn đau kéo dài: Nếu cơn đau kéo dài hơn 3 ngày hoặc không giảm dần theo thời gian, bạn cần chú ý.
  • Cường độ đau tăng: Đau bụng kinh quá mức, đau dữ dội hơn so với bình thường.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc bất thường (đen, nâu), gặp tình trạng vón cục, rong kinh, chậm kinh,…
  • Nếu xuất hiện cơn đau mà không thấy kinh: có thể bạn đã gặp phải tình trạng tắc kinh, khí hư không bình thường, hoặc ra máu giữa chu kỳ.
  • Các triệu chứng khác: Sốt, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng lan tỏa, đau lưng dữ dội.

4.3. Các phương pháp giảm đau tại nhà khác

Ngoài các mẹo dân gian giúp giảm đau bụng kinh, bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau bụng kinh hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh gồm:

Thực phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh nên ưu tiên:

    • Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất xơ giúp ổn định đường huyết và giảm viêm.
    • Trái cây tươi: Đặc biệt là các loại quả mọng, Chuối, Dứa chứa nhiều Vitamin và khoáng chất.
    • Rau xanh: Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng và khó tiêu.
    • Các loại hạt: Hạnh nhân, Óc chó giàu Omega-3 giúp giảm viêm.
    • Cá béo: Cá hồi, Cá trích cung cấp Omega-3 có tác dụng chống viêm.
    • Sữa chua: Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
Các loại thực phẩm tốt cho người đau bụng kinh
Chế độ ăn lành mạnh bao gồm thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt

Thức uống hỗ trợ giảm đau bụng kinh nên ưu tiên:

    • Nước lọc: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm đầy bụng.
    • Trà thảo dược: Gừng, Hoa cúc, Bạc hà giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.
    • Nước ép trái cây: Cung cấp vitamin và khoáng chất.

Thực phẩm nên hạn chế:

    • Đồ uống có ga.
    • Đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu, bia, cùng với thuốc lá.
    • Đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng.

Chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ đủ: giúp cơ thể tái tạo năng lượng và giảm thiểu căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập giảm đau bụng kinh nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái: Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, nghe nhạc, đọc sách.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Giữ vùng kín luôn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

Các phương pháp vật lý:

  • Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm hoặc khăn ấm chườm lên bụng dưới để giảm co thắt cơ.
  • Massage: Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ để thư giãn cơ bắp.
  • Tắm nước ấm: Hỗ trợ thư giãn cho cơ thể và giảm cơn đau.

Thuốc giảm đau bụng kinh: Các thuốc không kê đơn như: Paracetamol, Ibuprofen có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng.

Sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Dược Bình Đông. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên an toàn và thân thiện với sức khỏe như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Đại hoàng, Hương phụ. Đây đều là những nguyên liệu có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm căng thẳng hiệu quả.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu
Bình Đông Cao Ích Mẫu – Sản phẩm hỗ trợ bổ huyết, điều kinh 

Tuy nhiên bạn nên lưu ý:

  • Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, các phương pháp trên có thể hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Để đạt kết quả tốt, bạn nên áp dụng nhiều phương pháp với nhau.
  • Cần kiên trì thực hiện các phương pháp trong một thời gian dài để thấy được kết quả.
  • Nếu cơn đau quá nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên theo dõi chu kỳ kinh bằng cách ghi lại các triệu chứng và thời gian xuất hiện kinh nguyệt để theo dõi được sự thay đổi của cơ thể. Đồng thời, bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bất thường và điều trị kịp thời.

 4.4. Điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ra đau bụng kinh

Đối với phương pháp Tây Y, các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc và can thiệp y tế khác.

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm các triệu chứng đau và điều hòa kinh nguyệt. Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Điều trị ngoại khoa: Áp dụng cho các trường hợp đau bụng kinh do các bệnh lý phức tạp như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung. Các phương pháp phẫu thuật sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
kết hợp đông y và tây y trong việc điều trị
Kết hợp Đông Y và Tây Y mang lại hiệu quả vượt trội

Phương pháp Đông Y

Theo Đông Y, đau bụng kinh kéo dài (thống kinh) là do khí huyết ứ trệ, kinh mạch không thông, gây đau bụng, khó chịu. Các phương pháp điều trị thường tập trung vào việc phục hồi sự cân bằng này, bao gồm:

  • Thảo dược: Sử dụng các bài thuốc cổ phương từ các loại thảo dược như Xuyên khung, Đương quy, Ích mẫu,… để giảm thiểu cảm giác đau bụng kinh và giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
  • Châm cứu: Kích thích các huyệt đạo để giảm đau, thư giãn cơ bắp và điều hòa kinh nguyệt.
  • Bấm huyệt: Tương tự như châm cứu, nhưng thay vì dùng kim, người ta sử dụng các đầu ngón tay để tác động lên các huyệt đạo.

Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp cả Tây Y và Đông Y sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nữ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

5. Tổng kết

Đau bụng kinh là nỗi lo chung của rất nhiều chị em phụ nữ. May mắn thay, chị em vẫn có được nhiều mẹo dân gian đơn giản, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả để áp dụng tại nhà. Bên cạnh các loại thuốc giảm đau, các mẹo dân gian như chườm ấm, uống trà thảo dược luôn mang lại hiệu quả đáng kể. Đồng thời, Dược Bình Đông khuyên các chị em nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc kết hợp nhiều phương pháp không chỉ giúp giảm đau mà còn mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái tinh thần trong kỳ kinh.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu
Bình Đông Cao Ích Mẫu – sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh, co thắt tử cung 

Chị em có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Bình Đông Cao Ích Mẫu là sản phẩm kế thừa tinh hoa của bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” với các thành phần như: Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa kết hợp với Ích Mẫu,… Ích mẫu có tính hàn, vị đắng, có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết. Thảo dược này thường được dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh, bế kinh, rong kinh và các bệnh phụ khoa khác. Kết hợp với những nghiên cứu hiện đại, Dược Bình Đông mang đến một sản phẩm chất lượng, không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, bổ huyết, tăng cường sức khỏe sinh sản cho phái nữ.

Dược Bình Đông được thành lập từ những năm 1950, tính đến nay đã có hơn 70 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt. Với mục tiêu kế thừa và phát triển những giá trị quý báu của y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp với công nghệ hiện đại, Dược Bình Đông đã cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả, phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Dược Bình Đông, bạn có thể gọi đến hotline 02839808808 hoặc tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc.

Song Phụng Điều Kinh giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh: https://tamanhhospital.vn/meo-giam-dau-bung-kinh-tai-nha/

2. The Healthline Editorial Team. (2023, February 7). What helps menstrual cramps: 6 Home Remedies and OTC options to manage pain. Healthline. https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies

3. Tesch, D. (2024, February 8). 13 ways to stop period cramps. HealthPartners Blog. https://www.healthpartners.com/blog/13-ways-to-stop-period-pain/

4. Landau, M. D. (2023, November 14). 10 Home Remedies for Menstrual or period cramp relief. EverydayHealth.com. https://www.everydayhealth.com/treatment/womens-health/ways-to-relieve-period-cramps/

5. Menstrual cramps – Diagnosis & treatment – Mayo Clinic. (2022, April 30). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/diagnosis-treatment/drc-20374944

6. Landau, M. D. (2023, November 14). 10 Home Remedies for Menstrual or period cramp relief. EverydayHealth.com. https://www.everydayhealth.com/treatment/womens-health/ways-to-relieve-period-cramps/

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)