Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp trong những ngày hành kinh của phụ nữ. Tình trạng đau bụng kinh ở mỗi người khác nhau, có người chỉ đau ở mức độ nhẹ, nhưng có người đau dữ dội làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày. Do đó, nhiều người tìm đến thuốc nam chữa đau bụng kinh để giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong ngày “đèn đỏ”. Vậy có những loại thảo dược, bài thuốc nam nào dùng để chữa đau bụng kinh? Mời bạn đọc theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết hôm nay của Dược Bình Đông để có lời giải đáp.
1. Đôi nét về đau bụng kinh
Đau bụng kinh là tình trạng xuất hiện những cơn co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới khi tử cung co bóp, xảy ra vào trước hoặc trong thời kỳ hành kinh ở phụ nữ. Khi tử cung co bóp càng nhiều, các cơn đau bụng kinh sẽ càng nhiều và càng dữ dội, thậm chí chúng có thể lan ra cả vùng thắt lưng và đùi. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi trong người, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không tiêu, táo bón,…
Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh có thể do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể hoặc có thể do các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hẹp cổ tử cung, bệnh tuyến tử cung hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, đau bụng kinh cũng có thể do một số nguyên nhân khác như sử dụng dụng cụ tránh thai hoặc do chế độ ăn uống không khoa học.
Theo Y học cổ truyền, đau bụng kinh là sự vận hành của huyết và khí bị ngăn trở. Bởi vì, kinh nguyệt do huyết hóa ra, mà huyết lại dựa vào khí để vận hành, lưu thông. Do đó, khi khí huyết bị hư kém, ứ trệ sẽ làm kinh xuống không thông, gây ra tình trạng đau bụng kinh ở người phụ nữ. Các nguyên nhân đau bụng kinh trong Đông y là do khí trệ, huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt, thận hư, can khí uất, hàn thực, hư hàn.
2. Cây thuốc nam chữa đau bụng kinh
Hiện nay, có nhiều người lựa chọn dùng cây thuốc nam chữa đau bụng kinh. Đây là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ, có hiệu quả cao trong điều trị các nguyên nhân đau bụng kinh theo Đông y. Những cây thuốc nam được lựa chọn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, giúp cải thiện các triệu chứng rong kinh, bế kinh,… Tuy nhiên, để sử dụng cây thuốc một cách an toàn, có hiệu quả cao thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Ích mẫu
Cây Ích mẫu hay Ích mẫu thảo có tên khoa học là Leonurus japonicus, cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Đây là một vị thuốc nam quý được sử dụng phổ biến trong dân gian. Loại dược liệu này có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, trục huyết cũ, sinh huyết mới, giải độc, tiêu thủy. Do đó, đây là vị thuốc nam chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều rất hiệu quả.
Một số đặc điểm của vị thuốc Ích mẫu:
- Tính vị: Vị cay, đắng, tính hơi hàn.
- Quy kinh: Tâm, Can.
- Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết khử ứ, lợi thủy tiêu phù.
- Chủ trị: Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, rong kinh, rong huyết, khí hư bạch đới, đau bụng sau sinh, té ngã chấn thương huyết ứ, đau do xung huyết, phù thũng, tiểu tiện không lợi, lở ngứa, chốc đầu,…
Ngải cứu
Cây Ngải cứu (còn được gọi là cây Ngải diệp hoặc Thuốc cứu) có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., cây thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm được dùng để làm món ăn hoặc làm thuốc. Ngải cứu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của người phụ nữ. Trong đó, công dụng được đánh giá cao là điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ, thúc đẩy tuần hoàn và lưu thông máu. Do đó, đây cũng là vị thuốc trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
Một số đặc điểm của vị thuốc Ngải cứu theo Đông y:
- Tính vị: Tính ấm, vị đắng.
- Quy kinh: Can, Tỳ, Thận.
- Công dụng: Chỉ huyết, điều kinh, trừ hàn thấp, an thai.
- Chủ trị: Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, động thai, khí hư bạch đới, viêm ruột,…
Hương phụ
Hương phụ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Cỏ gấu, Cỏ gú, Sa thảo. Loài cây này có tên khoa học Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói (Cyperaceae). Vị thuốc Hương phụ (Rhizoma cyperi) là phần thân rễ đã phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng tốt trong việc trị đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt,…
Sau đây là một số đặc điểm của vị thuốc Hương phụ:
- Tính vị: Vị cay, hơi đắng, ngọt ít, tính bình.
- Quy kinh: Can, Tỳ, Tam tiêu.
- Công dụng: Giải uất điều kinh, kiện vị tiêu thực, hành khí chỉ thống.
- Chủ trị: Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, ăn không ngon, can vị bất hòa, kiện tỳ vị, tiêu hóa kém, nôn mửa,…
Xuyên khung
Cây Xuyên khung hay Dược cần, Xà ty thảo, Hương thảo,… có tên khoa học là Rhizoma Ligustici wallichii, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Vị thuốc Xuyên khung là phần thân rễ đã được phơi khô của cây Xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch), có tác dụng lưu thông khí huyết, phát tán phong hàn,…rất tốt. Vậy nên loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị các bệnh phụ khoa, trị các chứng đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều và các bệnh khác.
Một số đặc điểm của vị thuốc Xuyên khung theo Đông y:
- Tính vị: Vị cay, tính ôn.
- Quy kinh: Can, Đởm, Tâm bào.
- Công dụng: Hành khí hoạt huyết, giảm đau, khu phong táo thấp.
- Chủ trị: Đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, đau đầu, đau nhức xương khớp, đau quặn bụng,…
Bạch thược
Vị thuốc Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) là phần rễ đã được cạo vỏ, sấy khô của cây Thược dược. Cây này có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall, thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Trong y học, vị thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, giảm đau, dưỡng gan. Bạch thược cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đau bụng kinh, băng huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, giảm đau, xích bạch đới, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó,….
Một số đặc điểm của vị thuốc Bạch thược theo Đông y:
- Tính vị: Vị đắng, chua, tính hơi hàn.
- Quy kinh: Tỳ, Can, Phế.
- Công dụng: Bổ huyết, bình can, dưỡng ẩm, thư cân, chi thống.
- Chủ trị: Đau bụng kinh, huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng do can khắc tỳ, da xanh xao, ra mồ hôi trộm, âm hư phát sốt, đau tức sườn ngực, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút.
Gừng (Sinh khương)
Cây Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Củ của cây Gừng là phần được dùng để làm thuốc, củ Gừng tươi được gọi là Sinh khương, củ Gừng sấy khô được gọi là Can khương.
Dù theo Đông y hay theo Y học hiện đại thì Gừng tươi đều có những công dụng tuyệt vời như thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể và lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, kháng viêm, giảm đau, chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh,…Vị thuốc này cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau bụng kinh, đau bụng và khí trệ do trúng khí hàn.
Sau đây là một số đặc điểm của Gừng tươi theo Đông y:
- Tính vị: Vị cay nồng, không có độc, tính ấm.
- Quy kinh: Phế, Tỳ, Vị, Tâm, Trường.
- Công năng: Lưu thông khí huyết, làm ấm tỳ vị, giải biểu, giải độc, giảm ho, làm ấm phế, tán phong hàn, khử mùi hôi, chống buồn nôn, kích thích tiêu hóa và vị giác.
- Chủ trị: Đau bụng kinh, nghẹt mũi, cảm lạnh, ho lâu ngày không khỏi, nhiễm phong hàn, hen suyễn, tỳ vị hư hàn, rượu bia, đàm thủy khí đầy, nhiễm độc thức ăn,…
3. Bài thuốc Đông y chữa đau bụng kinh
Tuỳ theo nguyên nhân gây đau bụng kinh mà trong Đông y, bệnh được chia thành nhiều thể khác nhau, mỗi thể sẽ có các bài thuốc riêng để điều trị. Sau đây là một số bài thuốc chữa đau bụng kinh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Ôn Kinh Thang trị đau bụng thể phong hàn
- Triệu chứng: Khi hành kinh, vùng bụng dưới của bệnh nhân bị lạnh, đau nhiều, ra máu cục màu đen. Đau bụng kinh kèm theo đau lưng, đau cứng cổ gáy, sợ lạnh. Khi càng lạnh thì bụng càng đau, cảm giác đau giảm bớt khi chườm nóng.
- Thành phần: Quế chi, Sinh khương, Đương quy, Xuyên khung, Thược dược, Ngưu tất, Đơn bì, Cam thảo.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia ra uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói hoặc trước khi ăn.
Tiêu Thống Phương trị đau bụng kinh thể can uất khí trệ, huyết ra không thông:
- Triệu chứng: Vào trước hoặc đang trong kỳ kinh, bệnh nhân bị đau bụng dưới, có cảm giác nặng bụng dưới, kinh ra nhiều hoặc ít, máu kinh màu tím tối, vón cục, hai bên mạn sườn nhói đau. Trước khi ra kinh, vú căng đau, đau đầu hoặc đau nửa đầu, mạch huyền.
- Thành phần: 12g Bạch thược, 12g Khổ luyện tử, 12g Huyền hồ sách, 12g Hương phụ (chế), 12g Ngũ linh chi, 12g Đương quy, 12g Bồ hoàng, 8g Uất kim, 6g Sài hồ.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia ra uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói hoặc trước khi ăn.
Hoạt Huyết Tán Ứ Thang trị đau bụng kinh do khí trệ huyết ứ lâu ngày
- Triệu chứng: Ra nhiều máu kinh, máu màu đen, bị vón cục, đau bụng dữ dội.
- Thành phần: 12g Quy vĩ, 12g Lưu ký nô, 12g Tô mộc, 12g Xích thược, 12g Huyền hồ sách, 12g Ô dược, 8g Đan bì, 8g Xuyên khung, 8g Sinh địa, 6g Nhục quế.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia ra uống 3 lần trong ngày, uống vào lúc đói hoặc trước khi ăn.
Lý Khí Hoá Ứ Thang trị đau bụng kinh kiếm chứng âm hư huyết nhiệt
- Triệu chứng: Nóng trong người, nóng lòng bàn tay bàn chân, khô miệng, khát nước, uể oải, mệt mỏi, đoản khí, nói yếu, dễ chịu khi day ấn ở bụng.
- Thành phần: 24g Phúc bồn tử, 24g Nữ trinh tử, 24g Hạn liên thảo, 18g Thích tật lê, 12g Sinh bạch thược, 12g Giới bạch, 10g Đương quy, 10g Câu đằng, 10g Sinh bồ hoàng, 10g Huyền hồ sách, 10g Sinh địa, 10g Ngũ linh chi, 10g Giá trùng, 6g Xuyên khung, 6g Thuỷ điệt, 6g Tân lang.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia ra uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói hoặc trước khi ăn.
Điền Thất Thống Kinh Giao trị đau bụng kinh do hàn ngưng tụ
- Triệu chứng: Lạnh bụng dưới, đau bụng nhiều, máu kinh bị vón cục màu đen.
- Thành phần: 12g Tam thất bột, 12g Ngũ linh chi, 12g Đại mạch, 12g Tiểu hồi hương, 12g Huyền hồ sách, 12g Bồ hoàng, 8g Xuyên khung, 6g Mộc hương.
- Cách làm: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia ra uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói hoặc trước khi ăn.
Ôn Trung Điều Lý Phương trị đau bụng kinh do trung tiêu hư hàn
- Triệu chứng: Đau bụng, chướng bụng, mỏi lưng, ăn uống kém, buồn nôn, ra ít máu kinh.
- Thành phần: 30g Huyền hồ sách, 30g Ích mẫu, 15g Hồng hoa, 12g Hương phụ (chế), 10g Hậu phác, 10g Tam lăng, 10g Nhũ hương, 10g Một dược, 10g Đào nhân, 10g Nga truật, 10g Ô dược, 10g Trầm hương, 9g Chỉ thực, 9g Xuyên khung, 9g Mộc hương, 6g Nhục quế, 5g Can khương.
- Cách làm: Mỗi ngày sắc 1 thang, uống 3 lần trong ngày vào lúc đói hoặc trước khi ăn.
Bát Trân Thang
- Triệu chứng: Dùng cho những người khí huyết hư, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiếu máu có triệu chứng như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, da khô sạm, tóc rụng nhiều, da mặt trắng bệch, sợ lạnh, chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi, hụt hơi, ngại nói, ăn kém khó tiêu.
- Thành phần: 8g Đảng sâm, 8g Phục linh, 8g Bạch truật, 8g Xuyên khung, 8g Đương quy, 8g Thục địa hoàng, 8g Bạch thược, 6g Cam thảo.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc một thang sắc làm 3 lần, lấy 3 nước sắc uống sau 3 bữa ăn.
Đào Hồng Tứ Vật Thang
- Triệu chứng: Thống kinh, bụng dưới đau, sau khi sinh ác huyết không ra hoặc ra ít, nơi đau có thể thấy hòn cục.
- Thành phần: 21g Thục địa, 15g Bạch thược, 12g Đương quy, 10g Hồng hoa, 8g Đào nhân, 6g Xuyên khung.
- Cách dùng: Sắc uống.
Ngoài các cây thuốc và bài thuốc nam chữa đau bụng kinh ở trên, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Đông Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông. Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc “Tứ Vật Thang” nổi tiếng với công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt. Được bào chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính như Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Ích mẫu, Ngải diệp, Bạch phục linh, Đại hoàng, Hương phụ mang đến tác dụng giảm đau bụng kinh, bổ khí, tăng lưu thông máu, hỗ trợ làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Sản phẩm này sẽ giúp phụ nữ thường bị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hay phụ nữ tiền mãn kinh vượt qua kỳ kinh một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
4. Lưu ý khi dùng cây thuốc và bài thuốc trị đau bụng kinh
4.1. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc và bài thuốc
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và nghiêm túc sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc phối hợp các bài thuốc khác nhau.
- Chữa đau bụng kinh bằng thuốc nam đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới có hiệu quả.
- Ngừng dùng thuốc ngay nếu bạn nhận thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.
- Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
- Tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá,…
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng quá mức, kéo dài.
- Tham khảo phương pháp giảm đau bụng kinh khác tại nhà khác như sử dụng các loại thực phẩm giúp làm giảm đau bụng kinh, chườm ấm bụng, massage bụng,…
4.2. Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến mà bất cứ chị em nào cũng có thể gặp phải, nhưng nếu tình trạng đau bụng kinh thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám:
- Đau bụng dữ dội, làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
- Các triệu chứng đau bụng kinh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Tổng kết
Qua bài viết này, Dược Bình Đông đã cung cấp những thông tin cơ bản về đau bụng kinh cũng như giới thiệu một số loại thảo dược, bài thuốc nam chữa đau bụng kinh hiệu quả cho bạn đọc tham khảo. Để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hơn nữa, nếu triệu chứng đau bụng kinh có dấu hiệu tăng nặng, ảnh hưởng đến công việc, học tập hàng ngày thì bạn nên tới thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ có tác dụng bổ huyết điều kinh, giảm đau bụng kinh như Bình Đông Cao Ích Mẫu. Đây là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, giúp chị em thường xuyên bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều hay ở trong giai đoạn tiền mãn kinh vượt qua những ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.
Dược Bình Đông là đơn vị đã có hơn 70 năm nghiên cứu, bào chế ra các sản phẩm bảo vệ sức khỏe dựa trên sự kế thừa nền Y học cổ truyền Việt Nam. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên, có độ an toàn cao nên bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Bình Đông Cao Ích Mẫu hay các sản phẩm khác của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ đến số hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề Đau bụng kinh:
- Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc nam chữa đau bụng kinh hiệu quả, an toàn
- Đau bụng kinh nên ăn gì? Các loại thực phẩm giảm đau bụng kinh ngày “đèn đỏ”
- Đau bụng kinh uống gì? TOP 14 loại nước uống giúp giảm đau ngày “đèn đỏ”
- Top 9 loại trà tốt nhất giảm đau bụng kinh
- “Bỏ túi” 7 Mẹo giảm Đau bụng kinh [Dữ dội, Kéo dài] nhanh nhất tại nhà
- Tư thế nằm nào giúp giảm Đau bụng kinh? Nên nằm Nghiêng hay Ngửa?
- Bài tập giảm đau bụng kinh đơn giản, hiệu quả tại nhà
- Thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Các loại thuốc giảm đau khi đến kỳ