Ngải diệp, hay còn được gọi là Ngải cứu, là loại cây được người Việt sử dụng phổ biến trong nấu ăn cũng như để làm thuốc. Ngải diệp có công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với sức khỏe của phụ nữ. Cụ thể về thành phần cũng như công dụng của vị thuốc này sẽ được Dược Bình Đông chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về loài thảo dược kỳ diệu này nhé!
1. Giới thiệu đôi nét về Ngải diệp
Ngải diệp có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Asteraceae (Cúc). Tại Việt Nam, loài thảo dược này còn có các tên gọi khác như: Thuốc cứu, Nhả ngải, cỏ Linh ly, Quá sú, Ngỏi,… và phổ biến nhất là Ngải cứu.
Ngải diệp là cây thân thảo sống lâu năm và có chiều cao trung bình từ 40 – 100cm. Lá chẻ hình lông chim, mọc so le và hai mặt lá có màu khác nhau (mặt trên có màu xanh đậm và mặt dưới lá màu trắng có lông). Hoa Ngải diệp mọc ở đầu các cành và ngọn thân tạo thành chùm kép, có màu vàng lục nhạt, đầu mọc chúc xuống cùng phía. Quả Ngải diệp là dạng quả bế không có túm lông.
Cây Ngải diệp mọc hoang tại nhiều nơi ở nước ta. Ngoài ra, người dân còn chủ động trồng loại cây này nhưng thường ở quy mô nhỏ. Mùa thu hoạch của cây thường vào tháng 6 hàng năm. Bộ phận thu hái là lá và cành. Sau khi hái về, các bộ phận sẽ được rửa sạch, thái nhỏ và phơi trong bóng râm cho khô.
Cách bào chế Ngải diệp:
- Phơi khô, giã nát, bỏ gân xanh và cho vào một ít bột Lưu hoàng (Lưu hoàng ngải), dùng để cứu; hoặc cho một ít bột gạo để dễ giã nhỏ và dùng để uống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
- Theo dân gian, Ngải diệp hái về cần rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng Ngải để cứu (Ngải nhung) thì phải sao qua, tán bột bỏ xơ.
- Ngoài ra, nếu dùng tươi thì rửa sạch và giã vắt lấy nước uống. Hoặc có thể dùng Ngải diệp tươi để nấu ăn cũng rất tốt cho sức khỏe.
2. Công dụng của Ngải diệp
Trong Y học, Ngải diệp có nhiều tác dụng dược lý nên được sử dụng phổ biến trong cả Đông y và Tây y.
2.1. Công dụng của Ngải diệp theo Tây Y
Trong cây Ngải diệp chứa khoảng 0,2 – 0,34% tinh dầu, chủ yếu là monoterpen và sesquiterpene. Loài thảo dược này sẽ đem lại những tác dụng khác nhau tùy thuộc vào cách bào chế:
- Cao Ngải diệp có tác dụng diệt ký sinh trùng, tẩy giun và trị côn trùng. Cao nước Ngải diệp giúp kìm hãm, ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương.
- Đồng thời, trong Ngải diệp có chứa tinh dầu có khả năng kháng nấm Aspergillus flavus tới 67% và kháng một số vi sinh vật khác như Proteus vulgaris, Staphylococcus aureus,…
- Ngoài ra, nước sắc Ngải diệp còn có tác dụng lợi tiểu cũng như ức chế giải phóng histamin và acetylcholin ở cơ trơn ruột.
2.2. Công dụng của Ngải diệp theo Đông Y
Theo Y học cổ truyền, Ngải diệp là vị thuốc có:
- Tính vị: Tính ấm, vị đắng
- Quy kinh: Can, Tỳ và Thận
- Tác dụng: Chỉ huyết, điều kinh, trừ hàn thấp, an thai
- Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong huyết, băng huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột,…
3. Gợi ý một số bài thuốc từ Ngải diệp
Ngải diệp tuy không có tính độc nhưng cũng cần chú ý liều lượng khi sử dụng để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả. Mỗi tình trạng sức khỏe sẽ có các bài thuốc khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
3.1. Trị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhức do khí huyết, bụng sườn đầy trướng (bài Ngải Tiễn Hoàn)
- Chuẩn bị: 80g Đương quy, 80g Ngải diệp, 240g Hương phụ.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
3.2. Trị chứng kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng khi hành kinh (bài Giao Ngải Thang)
- Chuẩn bị: 12g Ngải diệp, 10g Sinh địa, 10g Đương quy, 5g Bạch thược, 3g Xuyên khung.
- Cách dùng: Sắc các dược liệu với 800ml nước cho tới khi cô đặc còn 300ml. Đem lọc bỏ bã, thêm 12g A giao vào khuấy đều. Nước này chia thành 3 lần uống trong ngày.
3.3. Dùng cho phụ nữ tử cung lạnh, huyết trắng (đới hạ), kinh nguyệt không đều, bụng đau, khó thụ thai
- Chuẩn bị: 120g Bạch thược, 120g Đương quy, 120g Hoàng kỳ, 240g Hương phụ, 120g Ngải diệp, 120g Ngô thù du, 20g Quan quế, 40g Sinh địa, 180g Tục đoạn, 120g Xuyên khung.
- Cách dùng: Làm thành viên hoàn, mỗi ngày uống 12 – 14g, chia thành 3 lần.
3.4. Thuốc dưỡng thai, an thai
- Chuẩn bị: 16g lá Ngải diệp, 16g Tía tô và 600ml nước.
- Cách dùng: Đem sắc Ngải diệp, Tía tô với nước cho đến khi hỗn hợp cô đặc còn khoảng 100ml. Mỗi ngày uống từ 3 – 4 lần, có thể thêm chút đường cho dễ uống.
3.5. Điều trị ho
- Chuẩn bị: Lá Ngải diệp, lá Nguyệt bạch, cây Bọ mắm (mỗi thứ một nắm); trà ngon đủ để pha một ấm và 3 lát Gừng.
- Cách dùng: Sắc các nguyên liệu với nhau rồi dùng mỗi ngày 1 thang.
3.6. Trị chứng đau lưng
- Chuẩn bị: 250g Ngải diệp tươi, 150ml dấm gạo.
- Cách dùng: Rửa sạch Ngải diệp, giã nát và trộn với dấm đã đun nóng. Cho hỗn hợp vào một miếng vải mềm, đem xoa dọc theo chiều xương sống khoảng 15 phút. Trong quá trình xoa nên hâm nóng thuốc thường xuyên. Thực hiện trong vòng 15 ngày, vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, liên tục trong 3 – 5 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
3.7. Thuốc xoa bóp chỗ phong thấp
- Chuẩn bị: lá Ngải diệp và phèn chua.
- Cách dùng: Đem 2 nguyên liệu sao lẫn rồi đắp vào vị trí bị đau.
4. Một số lưu ý khi sử dụng Ngải diệp
Khi sử dụng Ngải diệp, người dùng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Loài thảo dược này có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như Hoa cúc, Ragweed, Cỏ bạch dương, Cà rốt hoặc Cần tây.
- Không dùng cho người bị âm hư, huyết nhiệt.
- Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì có khả năng gây sảy thai.
- Không dùng cho những người có vấn đề về gan và những người bị rối loạn đường ruột.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc từ Ngải diệp, đặc biệt với những người có bệnh nền. Khi sử dụng cũng cần tuân thủ theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ và thầy thuốc.
- Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng và có một sức khỏe toàn diện, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và rèn luyện thể chất thường xuyên.
5. Tổng kết
Qua bài viết trên, Dược Bình Đông đã chia sẻ đến bạn những lợi ích của Ngải diệp đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những vấn đề của phụ nữ. Chị em nào đang bị rối loạn kinh nguyệt, bị bế kinh, bị rong kinh, nhiều khí hư, đau bụng khi đến kỳ,… thì đây sẽ là dược liệu chắc chắn không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, đối với những chị em bận rộn để tự chế biến dược liệu và các bài thuốc tại nhà thì có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông.
Kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp với công nghệ và các nghiên cứu hiện đại, Song Phụng Điều Kinh ra đời và được xem là giải pháp hiệu quả cho những vấn đề về kinh nguyệt của phụ nữ. Trong Song Phụng Điều Kinh, Ngải diệp được sử dụng kết hợp với các dược liệu như: Đương Quy, Xuyên Khung, Bạch Thược, Thục Địa kết, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Bạch phục linh,… giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ khí thông huyết, giảm các triệu chứng đau bụng, mệt mỏi chán ăn khi đến kỳ,…
Liên hệ với công ty Dược Bình Đông qua hotline (028)39 808 808 hoặc tham khảo sản phẩm qua website binhdong.vn để sở hữu ngay giải pháp hiệu quả cho những ngày kinh nguyệt không còn lo lắng.