Tục đoạn là một vị thuốc Đông y có nhiều công dụng quý giá, được sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc bổ Can ích Thận, chữa đau nhức xương khớp, an thai, trị rong kinh, băng huyết,… Để tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông!
1. Giới thiệu về Tục đoạn
Tục đoạn (Radix Dipsaci) là rễ được phơi hoặc sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq), họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Một số tên gọi khác của cây Tục đoạn là Sâm nam, Sơn cân thái, Oa thái, Đầu vù,…
Đặc điểm của cây Tục đoạn:
- Cây thảo, cao khoảng 1,5-2m. Thân cây có 6 cạnh và trên mỗi cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên gai càng dày và gai quặp xuống.
- Lá mọc đối, không có cuống, bẹ lá ôm lấy cành hoặc thân. Lá non sẽ có răng cưa dài và phần phiến lá nhỏ, đầu nhọn và thuôn dài. Lá già sẽ có răng cưa mau hơn lá non, phiến xẻ sâu. Gân của lá có gai nhỏ.
- Cụm hoa có hình trứng hoặc hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, có lông cứng. Hoa màu trắng hoặc tím nhạt, lá bắc dài từ 1- 2cm.
- Quả bế màu xám trắng nhỏ, còn đài sót lại, có 4 cạnh và dài khoảng 5-6mm.
- Rễ hình trụ, hơi cong, đầu dưới thì thuôn nhỏ, còn đầu trên to dần. Mặt ngoài rễ màu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn, rãnh dọc, lỗ bi nằm ngang. Rễ dễ bẻ gãy, mặt bẻ lởm chởm. Mặt cắt có các bó mạch xếp theo đường xuyên tâm. Mùi nhẹ, nếm có vị đắng, hơi ngọt.
Tục đoạn có xuất xứ từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang ở các vùng núi miền Bắc, nhiều nhất là ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La…
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tục đoạn là rễ, thường được thu hoạch vào cuối năm, khoảng tháng 11-12. Sau khi đào về, rễ được rửa sạch đất cát rồi cắt bỏ rễ con xung quanh, phơi trong bóng râm hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Tục đoạn còn thường được bào chế theo 2 cách phổ biến sau đây:
- Chế rượu (Tim Tục đoạn): Phun đều 1 lít rượu vào 10kg Tục đoạn thái lát, ủ trong 30 phút đến 1 tiếng cho thấm đều rượu. Sau đó đem sao ở nhiệt độ vừa phải đến khi dược liệu có màu hơi đen.
- Chế muối (Diêm tục đoạn): Hòa tan 0,2kg muối vào 0,5 lít nước. Phun nước muối vào 10kg Tục đoạn thái lát, ủ trong 30 phút đến 1 tiếng cho nước muối thấm vào lõi. Sau đó đem sao ở nhiệt độ vừa phải đến khi khô.
Dược liệu sau khi bào chế cần được bảo quản ở túi kín và để nơi khô ráo, nhằm tránh ẩm mốc và sâu mọt.
2. Công dụng của Tục đoạn
Tục đoạn là thảo dược được đánh giá cao về mặt dược tính với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ở phần này, Dược Bình Đông mời bạn tìm hiểu về công dụng cụ thể của vị thuốc này trong Đông y và Tây y:
2.1. Công dụng của Tục đoạn theo Tây y
Theo ghi nhận từ các nghiên cứu, trong Tục đoạn có chứa các thành phần hóa học là: Tinh dầu, Tanin, Saponin, Sucrose, Daucosterol, 0x-sitosterol,… Các hoạt chất này mang đến những công dụng cho sức khỏe như:
- Giúp thuyên giảm các cơn đau, cầm máu, làm lành vết thương.
- Chữa ung nhọt
- Kích thích, làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh.
- Giúp gây mê.
- Hỗ trợ sức khỏe cho người bị huyết áp thấp.
2.2. Theo Đông y
Trong Đông y, Tục đoạn có các đặc điểm như sau:
- Tính vị: Vị đắng, ngọt, cay; tính ấm
- Quy kinh: Can, Thận
- Tác dụng: Bổ can thận, cường cân cốt, liền xương, an thai.
- Chủ trị: Đầu gối và thắt lưng đau yếu, sang chấn, gãy xương, đứt gân, di tinh, động thai, trị rong kinh, băng huyết, đới hạ.
3. Bài thuốc sử dụng với Tục đoạn
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm dược lý và công dụng, dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng Tục đoạn mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Bài thuốc trị động thai
- Chuẩn bị: 80g Tục đoạn (tẩm rượu), 80g Đỗ trọng (tẩm nước gừng cho đứt tơ), thịt Đại táo (lượng vừa đủ)
- Cách thực hiện: Trộn đều Tục đoạn và Đỗ trọng, tán thành bột mịn. Sau đó trộn vào thịt Đại táo, vo viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên uống cùng với nước cơm.
3.2. Bài thuốc trị Can Thận suy nhược
- Chuẩn bị: 20g Thục địa, 12g Tục đoạn, 12g Phòng phong, 12g Ngưu tất, 12g Bạch truật, 12g Ý dĩ nhân, 12g Ngũ gia bì, 12g Tỳ giải, 8g Khương hoạt.
- Cách thực hiện: Trộn đều các dược liệu, nghiền thành bột mịn rồi làm thành viên hoàn. Mỗi lần uống khoảng 12g, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối loãng để uống. Mỗi ngày dùng 2-3 lần.
Dùng khi phong thấp, các khớp xương đau buốt; chân tay, sống lưng và thắt lưng đau dữ dội.
3.3. Bài thuốc chữa đau nhức tay chân do phong thấp
- Chuẩn bị: 20g Tục đoạn, 20g Phòng phong, 20g Tỳ giải, 20g Ngưu tất, 20g Chế xuyên ô.
- Cách thực hiện: Trộn đều các dược liệu rồi tán thành bột mịn. Tiếp đến, luyện với mật để làm hoàn. Mỗi lần lấy 8g chiêu với nước sôi ấm để uống. Mỗi ngày dùng 2 lần.
3.4. Trị đau lưng và chân (thể hư và hàn thấp), mỏi gối, gân xương co cứng
- Chuẩn bị: 80g Tục đoạn, 80g Tỳ giải, 80g Đỗ trọng, 80g Mộc qua, 80g Ngưu tất (sao).
- Cách thực hiện: Nghiền bột mịn, luyện mật làm thành viên hoàn, mỗi viên 10g. Mỗi lần uống 1 viên với nước nóng hoặc rượu nóng, ngày uống 2-3 lần.
3.5. Bài thuốc bồi bổ Can Thận, trị mỏi gân cốt ở người cao tuổi
- Chuẩn bị: 10g Tục đoạn, 10g Tang ký sinh, 10g Ngưu tất, 10g Đỗ trọng, 5g Đương quy, 5g Câu kỷ tử, 5g Hà thủ ô.
- Cách thực hiện: Cho vào ấm rồi thêm 500ml nước. Sắc lấy nước đặc rồi bỏ bã, mỗi ngày uống 1 thang.
3.6. Phục cốt đại bổ thang
- Chuẩn bị: 40g Sinh địa hoàng, 30g Thiên niên kiện, 30g Tang ký sinh, 30g Kê huyết đằng, 30g Đương quy, 30g Phục linh, 30g Cốt toái bổ, 30g Phòng phong, 30g Đỗ trọng, 30g Bạch thược, 30g Quyết minh tử, 30g Cẩu tích, 30g Đảng sâm, 30g Hoàng kỳ, 30g Dạ giao đằng, 20g Tục đoạn, 20g Bạch chỉ, 20g Đông trùng hạ thảo, 20g Xuyên khung, 20g Ngưu tất, 20g Ngũ gia bì, 20g Mộc qua, 20g Khương hoạt, 20g Cam thảo, 20g Hồng hoa, 20g Uy linh tiên, 20g Độc hoạt, 20g Tần giao, 20g Diên hồ sách, 20g Bạch truật và 5 lít rượu trắng.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên cho vào bình sành rồi đổ ngập rượu. Sau 30 ngày là có thể đem ra dùng. Mỗi lần dùng 20-30ml vào sau bữa ăn, ngày dùng 2-3 lần. Để đỡ đắng, có thể pha với mật ong hay đường phèn. Ngoài ra, với người không dùng được rượu, có thể chưng cách thủy 15 phút để rượu bay hơi rồi uống.
3.7. Bài thuốc chữa phong thấp ở người già
Tục đoạn có thể kết hợp với các vị thuốc khác để chữa chứng phong thấp ở người cao tuổi. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến và hiệu quả sau:
Bài thuốc 1: Dùng khi khớp gối đau mỏi kèm biểu hiện cứng khớp, chân tay lạnh, đi đứng khó khăn, cơ thể suy nhược.
- Chuẩn bị: 16g Tục đoạn, 16g Kinh giới, 16g Huyết đằng, 16g Bưởi bung, 12g Cà gai leo, 12g Xuyên khung, 12g Tế tân, 12g Cẩu tích, 12g Chích thảo, 10g Phòng phong, 10g Quế chi.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng 1 thang. Sắc lấy nước đặc, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Dùng khi đau khớp chạy từ khớp này sang khớp khác, có dấu hiệu sốt, đau tức ngực, khó thở đi kèm
- Chuẩn bị: 16g Tục đoạn, 16g Hoài sơn, 16g Ngũ gia bì, 16g Độc hoạt, 16g Hy thiêm, 16g Kinh giới, 12g Cẩu tích, 12g Liên nhục, 12g Hà thủ ô chế, 12g Đơn hoa, 10g Phòng phong.
- Cách thực hiện: Đem sắc 3 lần để lấy nước đặc, bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang
3.8. Bài thuốc trừ ho tiêu đờm
- Chuẩn bị: 20g Tục đoạn, 20g Tang diệp, 16g lá Xương sông, 16g Lá lốt, 12g Cát cánh, 12g Trần bì, 12g Cam thảo, 12g Bách hộ, 10g Xa tiền, 10g Bán hạ, 10g Tế tân, 10g Thiên niên kiện, 8g Sinh khương, 6g Quế nhục.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước đặc, bỏ bã rồi chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
3.9. Bài thuốc trị kinh nguyệt ra nhiều hoặc kinh có màu nhạt
- Chuẩn bị: 12g Thục địa, 10g Tục đoạn, 10g Đương quy, 3g Xuyên khung, 3g Ngải diệp.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước đặc, bỏ bã rồi chia nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
4. Một số lưu ý để sử dụng Tục đoạn an toàn
Tục đoạn là dược liệu lành tính và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để vị thuốc này phát huy hết tác dụng và tránh bị tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc để nắm bắt được chính xác liều lượng cũng như cách dùng để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Người có chứng âm hư hỏa thịnh tuyệt đối không nên dùng.
- Dùng Tục đoạn làm vị thuốc trừ phong thì có thể dùng sống nhưng nếu dùng làm vị thuốc cầm máu thì cần phải sao lên.
- Tục đoạn dễ ẩm mốc khi bảo quản không đúng cách. Vì thế, bạn không được dùng dược liệu khi có dấu hiệu hư hỏng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Tổng kết
Tục đoạn mang lại nhiều công dụng quý giá đối với sức khỏe, đặc biệt trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc tốt cho phụ nữ với tác dụng an thai, trị rong kinh, băng huyết. Hy vọng, với những thông tin mà Dược Bình Đông đã mang đến trong bài viết trên, bạn có thể sử dụng Tục đoạn đúng cách để điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe.
Để tham khảo thêm về các cây thuốc, vị thuốc khác bạn đọc có thể truy cập trực tiếp vào website của Dược Bình Đông. Dược Bình Đông đã trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, mang sứ mệnh đưa những bài thuốc từ các loại thảo dược tự nhiên giúp chăm sóc sức khỏe và không ngừng cải tiến mỗi ngày để tạo nên những sản phẩm phù hợp hơn theo cơ địa của khách hàng. Hiện nay, Dược Bình Đông sở hữu nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhiều gia đình tin dùng, nổi bật như:
Thảo Linh Tiên – Giảm đau nhức xương khớp do viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp, phong thấp
Thảo Linh Tiên được chiết xuất từ các thành phần thảo dược như Dây đau xương, Đảng Sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Mộc qua, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Độc Hoạt, Cốt toái bổ. Đây được xem là một giải pháp hiệu quả giúp xoa dịu và giảm nhẹ các cơn đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra.
Song Phụng Điều Kinh – Giải pháp bổ huyết, điều kinh cho phụ nữ
Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” và được gia thêm một số thành phần giúp xua tan nỗi lo rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, bị trễ kinh, bế kinh, đau bụng kinh, mệt mỏi chán ăn,…
Các sản phẩm của Dược Bình Đông được đều có thành phần thảo dược tự nhiên an toàn lành tính. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm thì vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được đội tư vấn viên hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!